intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng trừ một số loài sâu bệnh hại tiêu

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

163
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Trong những năm qua, do giá trị của cây tiêu cao nên diện tích trồng tiêu ở nhiều vùng đã gia tăng nhanh. Nhiều nơi, để tận dụng diện tích, bà con còn trồng tiêu xen với chuối, cao su. Đây là 2 loại cây thường lưu giữ nguồn nấm bệnh hại rễ như: Rhizoctonia sp, Fusarium sp, tuyến trùng... có thể gây chết tiêu rất nhanh. Nguyên nhân trên, cùng với những biện pháp canh tác không hợp lý, thiếu kỹ thuật đã dẫn đến sự xuất hiện thường xuyên của nhiều loại sâu bệnh hại tiêu như :...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng trừ một số loài sâu bệnh hại tiêu

  1. Phòng trừ một số loài sâu bệnh hại tiêu
  2. Trong những năm qua, do giá trị của cây tiêu cao nên diện tích trồng tiêu ở nhiều vùng đã gia tăng nhanh. Nhiều nơi, để tận dụng diện tích, bà con còn trồng tiêu xen với chuối, cao su. Đây là 2 loại cây thường lưu giữ nguồn nấm bệnh hại rễ như: Rhizoctonia sp, Fusarium sp, tuyến trùng... có thể gây chết tiêu rất nhanh. Nguyên nhân trên, cùng với những biện pháp canh tác không hợp lý, thiếu kỹ thuật đã dẫn đến sự xuất hiện thường xuyên của nhiều loại sâu bệnh hại tiêu như : Mối, rầy mềm nâu, rệp sáp giả 1 cặp đuôi ngắn, rệp sáp giả vằn, tuyến trùng v.v... Để phòng trừ những loại sâu bệnh này, nhóm nghiên cứu thuộc Bộ môn BVTV, Trường ĐHNL TP.Hồ Chí Minh đã đưa ra một số biện pháp như sau: Mối tiêu (Coptoteranes sp), thường tạo những đường hầm đất trên dây tiêu và dưới mặt đất quanh gốc tiêu để gây hại. Đối với đường hầm đất trên dây tiêu phía trên mặt đất, cần cạo bỏ sạch đường hầm rồi phun thuốc kỹ, có thể phun kép (sau 3 ngày phun lại). Loại thuốc sử dụng là : Shersol, Lannate, Diazinon... phun liều lượng 1,5 – 2,0 phần nghìn. Đối với đường hầm, tổ mối ở gốc tiêu dưới mặt đất, cần xới đất tơi xung quanh nọc tiêu, cạo bỏ đường hầm đất. Sau khi xới đất xung quanh nọc tiêu sâu khoảng 10cm, rải thuốc bột Diaphos 10H, Padan 4H (50 – 300g/nọc tùy theo tuổi tiêu), rồi lấp đất và tưới nước. Có thể tưới dung dịch thuốc trừ bệnh Bordeaux 1%, Funguran với liều lượng 150 – 500ml/nọc (tùy tuổi tiêu).
  3. Rệp sáp giả (Pseudococcidoe), thường gây hại đọt non, lá non, chùm quả, dây tiêu trên mặt đất. Để phòng trị loại này, trước hết cần phun rửa bồ hóng, bột rệp sáp bằng nước có áp suất lớn. Phun thuốc trừ sâu kỹ trên cây, mặt đất bằng các loại thuốc như: Pyrinex 20EC, Fenbis 10ND, Sevin 80 WP, Sumithion, Sherzol... ở nồng độ 1,5 – 2,0 phần nghìn. Đối với phần bị hại là gốc tiêu, dây tiêu dưới mặt đất, chữa trị tương tự như phần chữa trị tổ mối. Các loại rầy mềm Toxoptera sp), bọ xít muỗi (Diconocoris sp) thường gây hại đọt non, lá trái, dây tiêu. Phòng trị chúng bằng cách phun kỹ các loại thuốc thông dụng như: Prinex 20EC, Butyl 10WP, Sevin 80 WP, Diazinon 60 EC v.v... với nồng độ 1,5 – 2,0 phần nghìn. Bọ đầu dài đục dây (Lophobaris sp), bọ ăn lá. Thành trùng, ấu trùng của chúng thường đục từ mắt dây, dây cuống hoa, ăn lá tiêu. Dùng các loại thuốc: Phosalone 35EC, Diazinon 60EC, Bi50 – 50ND, Oncol 20EC phun kỹ với liều lượng 2 –3 phần nghìn. Trên đây là một số biện pháp trừ sâu bệnh hại tiêu bằng thuốc hóa học. Lưu ý, thuốc hóa học phải dùng luân phiên, không dùng 1 loại thuốc trong thời gian dài. Nếu có thể, khi phun thuốc cần tiến hành đồng bộ để tránh sự lây lan, phát tán sâu bệnh ra cả vùng. Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc, thường xuyên quan sát phát hiện sâu bệnh kịp thời. Tránh để tình trạng khi cây tiêu đã vàng, rụng lá mới mua thuốc về phun sẽ không tác dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2