THUỐC TRỪ CỎ
lượt xem 47
download
Phân loại thực vật ra thành cỏ dại và cây trồng dựa trên quan điểm sử dụng hữu ích. Trái với cây trồng,cỏ dại là bất kỳ loại thực vật nào không được trồng mà vẫn sinh ra và phát triển trên một diện tích đất nhất định, gây ảnh hưởng tới con người dù ở bất cứ phương diện nào. Trong nông nghiệp, cỏ dại được coi là những thực vật không được trồng nhưng vẫn phát triển cùng với cây trồng trên cùng mảnh đất và gây hại cho sự phát triển của cây trồng....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THUỐC TRỪ CỎ
- Giảng viên: Phạm Thị Tuyết Mai Sinh viên: Quách Thị Hạnh Lớp: K39 - BQCB
- 1. CỎ DẠI 2. THUỐC TRỪ CỎ 3. MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ CỎ VÀ TÁC HẠI CỦA NÓ
- 1.CỎ DẠI 1.1.KHÁI NIỆM VỀ CỎ DẠI Phân loại thực vật ra thành cỏ dại và cây trồng dựa trên quan điểm sử dụng hữu ích. Trái với cây trồng,cỏ dại là bất kỳ loại thực vật nào không được trồng mà vẫn sinh ra và phát triển trên một diện tích đất nhất định, gây ảnh hưởng tới con người dù ở bất cứ phương diện nào. Trong nông nghiệp, cỏ dại được coi là những thực vật không được trồng nhưng vẫn phát triển cùng với cây trồng trên cùng mảnh đất và gây hại cho sự phát triển của cây trồng.
- Tuy nhiên, theo khái niệm này, vẫn có loài cỏ dại hữu ích, ví dụ các loài cỏ dùng làm thuốc, làm cảnh... Trong các lĩnh vực khác, cỏ dại gây ảnh hưởng tới việc sử dụng hiệu quả diện tích đất mà trên đó cỏ dại phát triển (ví dụ, cỏ dại mọc trên đường, sân tập thể thao...). Những loài thực vật được coi là cỏ dại trong nông nghiệp có rất nhiều và đa dạng, phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu, dịa lý... Nói chung, kể cả cây trồng và cỏ dại đều là những thực vật một lá mầm và hai lá mầm.
- Cỏ dại thường có sức sống mạnh hơn cây trồng, Nó phát triển dễ và nhanh hơn.
- 1.2.ĐẶC ĐIỂM CỦA CỎ DẠI Cỏ daị là loài thực vật có khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, có tính chống chịu cao với điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt của khí hậu và thổ nhưỡng,thường mọc tự nhiên trên đòng ruộng, vườn tược,ven đường, bãi đất hoang... Giữa cỏ dại và cây trồng có mối quan hệ tương hỗ, chúng có thể chuyển hóa cho nhau trong điều kiện s ống nhất định. Cỏ dại nếu được chọn lọc, chăm bón theo một quy trình nào đó sẽ thành cây tr ồng có ích,ch ẳng hạn các loài cỏgiàu dinh dưỡng như cỏ mật, cỏ gừng cỏ gà, cỏ cfhir... khi được trồng cấy,bón phân ở các nông trường, đồng cỏ sẽ cho năng suất cao,phẩm chất tốt, dùng làm thức ăn cho đại gia súc thì chúng là cây tr ồng. Nếu các loại cỏ trên xuấthieenkj hiện ngẫu nhiên trên đồng ruộng, trong vườn hay nơi đang canh tác, ngoài ý muốn của con người, gây tác hại cho cây trồng thì được gọi là cỏ dại.
- Trong quá trình chọn lọc và nhân giống cây trồng, một số loại được con người chọn lọc, cáy trồng, chăm bón và những sản phẩm của chúng (thân, rễ, quả, củ, lá...) có thể dùng làm lương thực, thực phẩm cho con người, gia súc, gia cầm; là nguyên liệu cho công nghiệp và những mục đích có lợi khác … đều là cây trồng. Những loại cây này ngày càng có những đặc tính khác xa với thể tự nhiên ban đầu của nó về hình dạng, phẩm chất, đặc tính lan truyền, tính chống chịu, năng suất do con người đã tìm tòi, nghiên cứu làm biến đổi chúng đi, nhằm thoả mãn yêu cầu của con người.
- Cây trồng tuy có năng suất phẩm chất và có một số mặt khác cao hơn so với cỏ dại nhưng mặt khác chúng có một số đặc tính kém đi như đặc tính lan truyền và chống chịu ngoại cảnh. Hạt cây trồng thường to hơn hạt cỏ dại nhưng không có những bộ phận như: lông, cánh, móc nên hạt cây trồng phát tán và lan truyền kém hơn. Mặt khác, cỏ dại do luôn sống ngoài tự nhiên, chịu sự thay đổi của thời tiết một cách trực tiếp nên tính chống chọi, thích ứng cao hơn cây trồng. Cỏ dại mọc ở ngoài đồng đều có vỏ hạt dày có thể không nảy mầm trong những điều kiện bất thuận qua một thời gian dài, cho tới khi gặp thời tiết và điều kiện thuận lợi thì vỏ hạt thay đổi, mọc mầm và vươn lên nhanh chóng.
- Ngược lại, hạt cây trồng vỏ thường mỏng nên dễ mất sức chống chọi; khi gặp nhiệt độ, độ ẩm cao rất khó nảy mầm và dễ bị sâu bệnh phá hoại. Nhìn chụng, cỏ dại ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của cây trồng, gây tốn kém trong chi phí sản xuất…
- 2.THUỐC TRỪ CỎ DẠI 2.1.ĐẶT VẤN ĐỀ Sự hiện diện của cỏ dại trong lĩnh vực trồng trọt làm cho sản lượng và chất lượng cây trồng giảm, trong các lĩnh vựckhác phát sinh thêm công đoạn loại trừ chúng. Vì vậy, việc loại trừ cỏ vô dụng là nhu cầu thường xuyên của con người.
- Theo thời gian, con người đã áp dụng nhiều biện pháp loại trừ cỏ dại. Ví dụ như đốt cháy diện tích cần trừ, cho ngập nước, hun khói hoặc trồng các loại cây khác phát triển mạnh hơn để lấn cỏ...Ngày nay, người ta sử dụng biện pháp hoá học và đã thu được kết quả rất tốt. ****Thuốc diệt cỏ dại là chất độc, dùng để diệt cỏ cho các loại cây trồng, có thể dạng bột, dịch hoặc viên.
- Các chất hoá học sử dụng để phòng trừ cỏ dại co tên là thuốc trừ cỏ dại (thuốc diệt cỏ - herbicides).
- 2.2.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THUỐC TRỪ CỎ Việc sử dụng thuốc trừ cỏ bắt đầu từ TK 19, khi người ta nhận thấy CuSO4 + CaO có khả năng diệt cỏ Sinapis arvinsis trên nhữngcánh đồng trồng nho (Bonnet, 1896). Một năm sau, một người pháp khác khám phá ra hoạt tính trừ cỏ chọn lọc của H2SO4. Cho đến nay H2SO4 vẫn còn được sử dụng như một thuốc trừ cỏ ở một số vùng thuộc Châu Âu.
- Đến năm 1900, một số chất vô cơ như amoni sulfat, natri nitrat... đã được dùng để diệt toàn bộ cỏ, cây làm sạch đất. 30 năm sau đó, có thêm những hợp chất của arsen, bo, natri clorat... Những hợp chất hữu cơ đầu tiên sử dụng như thuốc trừ cỏ dại chọn lọc là các dinitrophenol như dinitro-o-cresol, DNOC (1932), dùng để trừ cỏ lá rộng trên cây lương thực.
- • Kỷ nguyên của các thuốc trừ cỏ dại hữu cơ thật sự bắt đầu từ sau năm 1940, khi người ta khám phá ra thuốc trừ cỏ loại hormon, kích thích sinh trưởng thực vật: axit anpha-naphtylacetic và 2,4- diclophenoxyacetic. Do công nghệ sản xuất đơn giản và giá thành rẻ, cộng với phổ tác động rộng nên sản phẩm này vẫn còn được sử dụng đến ngày nay ngoài ra cũng phải ghi nhận một sự kiện quan trọng liên quan đến dãy hợp chất này: sự phát hiện ra một sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình sản xuất thuốc trừ cỏ 2,4,5-T là 2,3,7,8- tetraclodibenzo-p-dioxin (TCDD, còn gọi lá dioxin) rất độc với người. Sau đó sản phẩm 2,4,5-T đã bị cẩm sử dụng.
- Ngày nay đa số các thuốc trừ cỏ đều là các loại thuốc có tác dụng chọn lọc không ảnh hưởng tới sự phát triển của mầm và cây con.
- 2.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TÍNH ĐỘC CỦA THUỐC TRỪ CỎ Nói chung, thuốc trừ cỏ là một loại thuốc BVTV, được dùng để diệt các loài thực vật không mong muốn. Các thuốc trừ cỏ có những đặc điểm chung sau: • Độ độc với người và động vật màu nóng nói chung là thấp so với các thuốc BVTV khác.
- • Cơ chế tác động của chúng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào cấu trúc hoá học phưong thức áp dụng ... nhưng gần như tất cả đều liên quan đến những quá trình chuyển hoá thực vật. • Do đa số các thuốc trừ cỏ là những axit mạnh, amin, este hoặc phenol nên thường gây ảnh hưởng xấu tới da như mẩn ngứa, dị ứng ...
- 2.4. PHÂN LOẠI THUỐC TRỪ CỎ Các thuốc trừ cỏ rất đa dạng về thể loại, phương thức tác động cũng như cách sử dụng. Vì vậy chúng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: nếu xét về cấu trúc phân, ta có thể phân loại theo nhóm hoá chất; nếu theo thực tế áp dụng, chúng sẽ được phân biệt theo phương thức và nơi tác động ...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Định lượng thuốc trừ sâu bằng pp sắc ký khí
8 p | 725 | 200
-
7 loại thuốc trừ sâu sinh học
5 p | 594 | 160
-
GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PHẦN 10
14 p | 284 | 116
-
Đặc điểm của nhóm thuốc trừ sâu
5 p | 417 | 105
-
Đặc điểm của nhóm thuốc trừ cỏ
6 p | 422 | 92
-
Nhóm thuốc trừ sâu CARBAMATE
3 p | 743 | 74
-
Cách phun thuốc trừ cỏ cho lúa có hiệu quả
2 p | 422 | 72
-
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KHẢ NĂNG XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
6 p | 206 | 50
-
Phân biệt thuốc phòng và trừ nấm bệnh hại cây trồng
5 p | 194 | 40
-
Đặc điểm của nhóm thuốc trừ bệnh
5 p | 246 | 38
-
Thuốc trừ sâu sinh học dùng trùng diệt sâu bệnh
4 p | 163 | 33
-
Sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm cho lúa
5 p | 363 | 28
-
XÂY DỰNG CN SẢN XUẤT THUỐC TRỪ CỎ BUTACHLOR
18 p | 227 | 19
-
Phân biệt triệu chứng lúa bị thiệt hại do muỗi hành và ngộ độc thuốc trừ cỏ
6 p | 150 | 16
-
"Phun thuốc trừ cỏ, lúa không làm đòng" là do cây bị ngộ độc khi độ ẩm cao
3 p | 144 | 14
-
VAI TRÒ CỦA THUỐC TRỪ CỎ GRAMOXONE 20SL TRONG CANH TÁC ĐẤT DỐC BỀN VỮNG
9 p | 146 | 7
-
Hàm lượng thuốc trừ sâu và kim loại nặng tối đa cho tôm nuôi
2 p | 74 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn