intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân biệt thuốc phòng và trừ nấm bệnh hại cây trồng

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

193
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay khi sử dụng thuộc Bảo vệ thực vật nói chung cũng như thuốc trừ nấm bệnh hại cây trồng nói riêng, phần lớn bà con chúng ta vẫn làm theo cảm tính và sự hướng dẫn của các đại lý; Sau đây xin giới thiệu với bà con phân biệt một số loại thuốc phòng và trừ nấm bệnh hại cây trồng, từ đó có thể có cách sử dụng hữu hiệu hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân biệt thuốc phòng và trừ nấm bệnh hại cây trồng

  1. Phân biệt thuốc phòng và trừ nấm bệnh hại cây trồng Hiện nay khi sử dụng thuộc Bảo vệ thực vật nói chung cũng như thuốc trừ nấm bệnh hại cây trồng nói riêng, phần lớn bà con chúng ta vẫn làm theo cảm tính và sự hướng dẫn của các đại lý; Sau đây xin giới thiệu với bà con phân biệt một số loại thuốc phòng và trừ nấm bệnh hại cây trồng, từ đó có thể có cách sử dụng hữu hiệu hơn. Thuốc phòng bệnh: Thuốc phòng bệnh được phun phủ lên toàn bộ bề mặt cây trồng (thân, lá, hoa, quả... trong một vài trường hợp phun thuốc cả hạt giống và đất gieo trồng), để vô hiệu hoá nấm bệnh khi chúng xuất hiện trên bề mặt cây trồng. Phần lớn thuốc
  2. phòng bệnh có cơ chế tác động dạng tiếp xúc (contact action). Các loại thuốc phòng bệnh về cơ bản không có tác dụng khi nấm bệnh đã xâm nhiễm vào trong cây trồng, vì thế không cho hiệu quả như ý muốn nếu sử dụng muộn, khi bệnh đã phát. Thuốc phòng bệnh thường không mang tính chọn lọc cao đối với từng loại nấm bệnh mà có hiệu quả phòng ngừa phổ rộng trên nhiều loại mầm bệnh (tác động không hạn chế trên hàng loạt chức năng trao đổi chất của chúng), do vậy cũng hiếm khi có nòi nấm kháng có thể xuất hiện. Thuộc nhóm thuốc phòng bệnh có thể kể ra một số loại theo tên chung (hoạt chất) như: các hợp chất của đồng, Chlorothalonil; Mancozeb; Propineb... Thuốc trừ bệnh: Thuốc trừ bệnh tác động lên mầm bệnh ngay cả khi chúng đã xâm nhiễm và gây bệnh trên các mô của cây trồng và có hiệu quả chữa bệnh. Vì thế, các thuốc thuộc loài này ức chế không cho bệnh tiếp tục phát triển. Các thuốc trừ bệnh đều có cơ chế tác động dạng nội hấp (systemic action). Do hiệu lực của thuốc trừ bệnh có thể
  3. xác định bởi tác động chọn lọc trên từng mặt trao đổi chất của mỗi loại mầm bệnh nhất định nên có thể giảm liều lượng thuốc đáng kể. Tuy nhiên, chúng có những hạn chế trong sử dụng do đặc tính chọn lọc và đặc trưng. Phổ tác dụng hay phạm vi các loại bệnh mà thuốc trừ bệnh có hiệu lực cũng hẹp hơn so với thuốc phòng bệnh. Các thuốc trừ bệnh thường chỉ có hiệu lực cao đối với một số loại bệnh cụ thể. Khi có thêm những bệnh khác loại cùng xuất hiện, phải kết hợp phòng trừ bằng các biện pháp khác (như phun kèm thêm các loại thuốc đặc trị bệnh mới đó). Chẳng hạn như các thuốc nhóm phenylamides có hiệu lực trừ bệnh cao với nhóm bệnh phytophthora hay mốc sương, nhưng tỏ ra kém hiệu lực với nhóm bệnh thối xám và thán thư... Ngoài ra do tính chọn lọc của thuốc, nên cũng dễ làm nảy sinh các nòi nấm kháng nếu sử dụng một loại thuốc liên tục trong thời gian dài. Sử dụng có hiệu quả thuốc phòng và trừ bệnh: Từ các đặc điểm khác nhau nêu trên, bà con có thể phân biệt để sử dụng hữu hiệu nhất các loại thuốc phòng, trừ bệnh hại cây trồng. Nên sử
  4. dụng thuốc phòng bệnh khi thấy có những điều kiện phù hợp cho nấm bệnh phát triển (thường là sau khi có mưa kéo dài và độ ẩm không khí cao hoặc những ruộng bên cạnh đã nhiễm bệnh). Khi thấy bệnh vừa chớm xuất hiện, cũng có thể ngắt những lá bị bệnh đem đốt đi và phun thuốc phòng để bệnh không lan sang cây khác. Với những cây có giá trị kinh tế cao, nên phun thuốc phòng bệnh theo định kỳ. Khi bệnh có dấu hiệu lan rộng thì nên phun thuốc trừ bệnh, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến cán bộ kỹ thuật ở địa phương để chọn loại thuốc trị bệnh hữu hiệu nhất cho loại bệnh cần trừ. Trong một số trường hợp, có các tổ nấm cùng xuất hiện một lúc nên một loại thuốc trừ bệnh có thể không loại bỏ được hết chúng; Để khắc phục có thể phun hỗn hợp hai loại thuốc phòng và trừ một lúc (như Metalaxyl+Mancozeb; Carbendazim + Sulfur...) bằng cách sử dụng các thuốc tổng hợp đã có sẵn ở thị trường hoặc tự mua từng loại riêng rẽ về và pha hỗn hợp trong bình phun. Thuốc trừ bệnh không như trừ sâu và cỏ dại, cần được sử dụng ở giai đoạn sớm vì không thể cứu cây trồng khi đã bị bệnh làm héo, thối,...
  5. Báo Nông nghiệp Việt Nam số 65/2003  0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2