intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nguyên tắc khi đàm phán lương bổng

Chia sẻ: Huynh Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3.007
lượt xem
2.512
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi đi xin việc vấn đề lương bổng vừa là vấn đề rất quan trọng nhưng lại tế nhị và nhạy cảm. Vậy chúng ta nên làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất khi đàm phán lương bổng với nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số nguyên tắc bạn có thể giúp ích cho bạn trong đàm phán lương, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nguyên tắc khi đàm phán lương bổng

  1. Các nguyên tắc khi đàm phán lƣơng bổng Khi đi xin việc vấn đề lương bổng vừa là vấn đề rất quan trọng nhưng lại tế nhị và nhạy cảm. Vậy chúng ta nên làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất khi đàm phán lương bổng với nhà tuyển dụng. Dưới đây là 4 nguyên tắc bạn có thể thấy có ích. Nghệ thuật nói về mức dao động lƣơng bổng Hãy cẩn thận khi bạn đàm phán mức dao động lương mong muốn với nhà tuyển dụng. Ví dụ, nếu bạn mong muốn mức lương của mình ít nhất là 400 USD và nhiều nhất là 500 USD, bạn sẽ đưa ra mức lương dao động như thế nào? Nhiều ứng viên chưa có kinh nghiệm thương lượng lương sẽ nêu ra mức dao động là 400 - 500 USD/tháng, và nhà tuyển dụng ngay lập tức (nếu họ “chấm” ứng viên này) đồng ý với mức lương cho ứng viên là 400 USD. Trong khi trên thực tế, ứng viên có thể hưởng mức tối đa là 500 USD. Vì vậy, khi thương lượng lương bổng, bạn phải tự tin đề ra mức dao động hợp lý với mình nhất. Nếu bạn muốn mức lương xứng đáng nhất là X, bạn nên nói với nhà tuyển dụng rằng mức dao động lương mà bạn mong muốn là X – Y, nghĩa là bắt đầu từ mức cao nhất mà bạn mong muốn có được. Nghệ thuật làm hài lòng nhà tuyển dụng Nếu bạn đã từng bán một chiếc ô tô hay một đồ vật tương tự, bạn có thể gặp tình huống như sau: Bạn ra giá chiếc xe 60.000 USD. Ai đó đến rồi đi. Một lát sau, anh ta quay lại và nói rằng sẽ mua nó với giá 60.000 USD. Bây giờ bạn cảm thấy tiếc vì bạn nghĩ rằng mình ra giá như thế là quá rẻ. Nhưng nếu anh ta quay trở lại và nói chỉ lấy nó với giá 55.000 USD, bạn không đồng ý, và nói: Phải ít nhất 60.000 USD bạn mới bán. Cò cưa mãi rồi anh chàng cũng chấp nhận
  2. mức giá bạn đưa ra. Như vậy trong cả hai trường hợp, bạn đều bán ô tô của mình với giá 60.000 USD. Nhưng trong trường hợp đầu, bạn cảm thấy mình bị hớ, còn trường hợp thứ hai bạn lại cảm thấy mình bán được giá. Trường hợp này cũng tương tự như khi bạn đàm phán lương với nhà tuyển dụng. Bạn có thể nâng mức lương lên cao hơn mức nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn (nhưng đừng nhiều quá nhé). Nếu nhà tuyển dụng đồng ý với mức này, thì còn gì bằng. Nếu không, bạn có thể hạ mức lương mong muốn xuống bằng với mức nhà tuyển dụng đưa ra. Khi đó nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng. Hãy để công ty đề xuất về lƣơng trƣớc Trong vòng sơ tuyển, phòng nhân sự có thể yêu cầu bạn đưa ra một con số chính xác về mức lương mong muốn của bạn. Đừng trả lời ngay mà hãy yêu cầu thêm thời gian để suy nghĩ. Hoặc bạn có thể nói “Có lẽ trước khi bàn về lương bổng của tôi, tôi muốn biết một chút về mức lương của công ty dành cho vị trí này.” Trong mọi trường hợp, đừng bao giờ đưa ra một con số cụ thể. Thay vào đó hãy nói: “Tôi muốn tìm hiểu thêm về công việc với Quý công ty trước khi quyết định mức lương phù hợp nhất với công việc này.” Đặc biệt, đừng đả động gì về lương cho đến khi cuộc phỏng vấn đã tiến xa và bạn biết khả năng thành công là rất cao. Đừng tỏ ra quá khiêm tốn khi đƣa ra mức lƣơng mong muốn Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đưa ra mức lương mong muốn, bạn đừng đưa ra mức quá thấp. Như thế, họ có thể sẽ nghi ngờ năng lực làm việc của bạn. Hãy đưa ra mức lương tương đối khá sau khi đã chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp nhất với vị trí công việc đó.
  3. Lương là một trong những yếu tố quan trọng quyết định công việc cũng đời sống của bạn. Vì vậy, hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi đàm phán với nhà tuyển dụng để có thể đạt được mức lương lý tưởng nhất mà vẫn không làm mếch lòng các sếp. Tránh nói đến tiền bạc ngay khi ngƣời phỏng vấn vừa nêu ra vấn đề này Trong vòng sơ tuyển, phòng nhân sự có thể yêu cầu bạn đưa ra một con số chính xác về mức lương trước đây hay mức lương mong muốn của bạn. Đừng trả lời thẳng mà hãy lịch sự, yêu cầu thời gian suy nghĩ, đặt lại cho họ một vài câu hỏi ngược liên quan đến vấn đề tiền lương. Đừng nên đưa ra một con số cụ thể. Thay vào đó là câu nói: “Tôi muốn có mức lương phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của tôi”. Hãy để công ty đề xuất về lƣơng trƣớc Trong mọi trường hợp, đừng đả động gì về lương cho đến khi việc thoả thuận tiến xa và khả năng nhận được công việc là chắc chắn. Trong vòng phỏng vấn đầu không nên đề cập ngay đến vấn đề tài chính. Hãy để đến khi bạn đã thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn là người tốt nhất cho công việc thì lúc đó hãy bàn về vấn đề lương. Hoặc bạn có thể trả lời: “Có lẽ trước khi bàn về lương của tôi, tôi muốn biết một chút về mức lương của công ty của vị trí này”. Biết đƣợc mức lƣơng tối thiểu của mình Bạn cần biết mức lương thấp nhất mà mình sẽ nhận được khi được nhận vào công ty vì đây là một trong những điều quyết định bước ngoặt trong công việc của bạn. Hãy bắt đầu với những câu gợi ý như: “Với một công việc như vậy, ông nghĩ nên trả bao nhiêu thì xứng
  4. đáng?” hoặc: “Tôi hoàn toàn không thể làm việc ở vị trí này với mức lương dưới (…)”. Luôn nói mức lƣơng dao động Bí quyết này sẽ tạo cho nhà tuyển dụng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn khi quyết định mức lương của bạn. Tuy nhiên, đừng nói mức dao động quá nhỏ, kiểu như “Tôi có thể chấp nhận mức từ 800.000 đến 3 triệu đồng”. Nhà tuyển dụng ngay lập tức sẽ nghĩ rằng họ có thể làm hài lòng bạn với khoản tiền 900.000 đồng/tháng. Đừng tỏ ra quá khiêm tốn khi đƣa ra mức lƣơng mong muốn Nếu nhà tuyển dụng vẫn yêu cầu bạn đưa ra mức lương mong muốn, bạn đừng đưa ra mức quá thấp. Như thế, họ có thể sẽ nghi ngờ năng lực làm việc của bạn. Hãy đưa ra mức lương tương đối khá sau khi đã chứng minh cho nhà tuyển dụng biết bạn là người phù hợp nhất với vị trí công việc đó. Như thế, họ sẽ đánh giá cao khả năng làm việc của bạn mà bạn lại đạt được mức lương mong muốn. 3 SAI LẦM LỚN NHẤT KHI ĐÀM PHÁN LƢƠNG BỔNG Nhiều người thấy rằng một trong những phần khó khăn nhất của bất kỳ hành trình tìm kiếm việc làm là nói chuyện về tiền bạc. Khi cuộc nói chuyện quay sang vấn đề lương, nhiều ứng viên cảm thấy lo lắng hay khó chịu vì không muốn nói chuyện về các loại lương và lợi ích mà họ mong đợi cho một vị trí. Những sai lầm có thể khiến bạn công việc mơ ước trong suốt sự nghiệp của mình. Dưới đây là ba cái phổ biến nhất và những lời khuyên để tránh mắc phải những sai lầm này. Sai lầm thứ 1: Nói về tình trạng cá nhân Bạn cần lưu ý rằng mức lương chỉ là một con số trong khi điều quan trọng là phải hiểu được giá trị của những kỹ năng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà bạn mang đến một vị
  5. trí đó. Mark Jaffe, chủ tịch của Wyatt & Jaffe ở Minneapolis cho rằng nhiều người có xu hướng đàm phán cá nhân vì họ đang phản ứng với nó từ những cảm xúc cá nhân. Jaffe khuyến cáo rằng người nộp đơn ngừng suy nghĩ về một mức lương cụ thể và chỉ đơn giản nhận ra rằng đó là một số tiền để trả các hóa đơn và phục vụ các nhu cầu cần thiết. Nếu mức lương nằm dưới những gì bạn đang dự định, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu về việc những lợi ích kèm theo hoặc chế độ phúc lợi để đạt được điều bạn mong muốn. Sai lầm thứ 2: Chỉ dựa trên trao đổi trực tiếp Bạn cho rằng việc yêu cầu một công ty đưa các thỏa thuận miệng thành văn bản và xác nhận của hai bên tạo cảm giác rằng bạn không tin tưởng họ hoặc bạn coi trọng tiền bạc. Trong thực tế, đây là một phần quan trọng trong quá trình đàm phán lương vì điều đó cho thấy cả hai bên thực sự nghiêm túc trong công việc.
  6. Khi công ty đám phán các điều khoản về lương và chế độ phúc lợi, bạn nên yêu cầu họ gửi bằng văn bản và nói rằng bạn muốn một ngày hoặc thời gian lâu hơn để suy nghĩ về lời đề nghị. Bạn cũng có thể trò chuyện với bạn bè hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để có được thông tin chi tiết và cụ thể hơn. Việc không chấp nhận hoặc từ chối đề nghị được coi là một tín hiệu cho thấy bạn cần thời gian để để xem xét nó. Nhà tuyển dụng sẽ hiểu điều này và có quyết định của mình. Sai lầm thứ 3: Đồng ý ở lời đề nghị đầu tiên hoặc Từ chối để đàm phán con số bạn muốn Nhiều người khi tiến hành đám phán lương thường quá lo lắng về việc nói chuyện, chính vì vậy họ luôn làm một trong hai điều: Họ từ chối thương lượng ở tất cả các điều khoản hoặc chấp nhận ngay từ lời đề nghị đầu tiên của công ty. Bạn cần phải học hỏi một chút từ một người chơi poker. Trước khi đám phán, bạn nên tham khảo các thông tin để chắc chắn rằng những gì họ đang đề nghị nằm trong phạm vi cho phép. Ngoài ra, có ba hoặc bốn thành phần cho mỗi điều khoản về lương: lương cơ bản, tiền thưởng (nếu có), ngắn hạn và vốn chủ sở hữu lâu dài. Bạn cần nắm được điều này để đạt được con số xứng đáng với khả năng của mình Trong các cuộc đàm phán, nếu được hỏi, hãy trung thực về mức lương hiện tại của bạn. Đừng làm tròn lên hoặc nâng quá cao con số. Điều này tạo cảm giác bạn quá tự cao tự đại và không có sự chuẩn bị trước. Đặc biệt, trong quá trình đám phán, việc giao tiếp và “kéo đẩy” rất quan trọng. Nếu bạn không chấp nhận mức lương họ đưa ra, bạn có thể khéo léo đưa ra con số mình muốn, đồng thời chứng tỏ rằng bạn xứng đáng với mức lương đó. Đừng từ chối thẳng thừng mà hãy cân nhắc để hài họa lợi ích của cả hai bên. Khi nhà tuyển dụng tiến hành đàm phán về lương, điều đó có nghĩa họ mong đợi sự có mặt của bạn trong công ty. Nắm được các sai lầm lớn nhất trên, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong quá trình đàm phán lương và có được con số bạn mong đợi. Chúc bạn thành công.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2