intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" được thực hiện nhằm đo lường các nhân tố ảnh hưởng chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM. Mẫu khảo sát gồm 265 cá nhân là đại diện lãnh đạo của các DN FDI tại TP.HCM. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Công Luận* Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Hội Tư vấn và Đại lý thuế Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: luanphan@nguoitroly.com. TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường các nhân tố ảnh hưởng chi phí tuân thủ thuế (CPTTT) của các doanh nghiệp (DN) FDI trên địa bàn TP.HCM. Mẫu khảo sát gồm 265 cá nhân là đại diện lãnh đạo của các DN FDI tại TP.HCM. Thông qua việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng bằng việc sử dụng mô hình định lượng nhân tố khám phá (EFA), kết quả cho thấy các nhân tố Quy định thuế của Nhà nước về chính sách thuế; Công tác quản lý thuế của CQT; Quy trình, quy chuẩn của DN; Đội ngũ nhân viên của DN làm việc liên quan đến thuế tác động ngược chiều đến CPTTT và chỉ có 1 nhân tố Ngân sách hoạt động của DN tác động cùng chiều đến CPTTT của các DN. chi phí tuân thủ thuế; doanh nghiệp FDI; thành phố Hồ Chí Minh. 1. Giới thiệu Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì chi phí tuân thủ thuế (CPTTT) có vai trò hết sức quan trọng, quyết định kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí tuân thủ thuế là những chi phí mà người nộp nộp thuế (NNT) phát sinh do thực hiện việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế. Chi phí này bao gồn cả thời gian và tiền bạc mà NNT phải bỏ ra để hoàn thành các quy định của pháp luật thuế yêu cầu. Về thời gian bao gồm thời gian tiêu tốn để hoàn thành các báo cáo thuế, thời gian nộp hồ sơ khai thuế, thời gian nghiên cứu chính sách pháp luật thuế; Về tiền bạc bao gồm chi phí thuê nhân viên kế toán, thuê chuyên gia tư vấn thuế, chi phí nộp thuế, nộp tiền phạt do không thực hiện theo quy định của pháp luật thuế,... Chi phí tuân thủ thuế là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tuân thủ của NNT. Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, nơi có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, thu hút các nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ khoa học đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo đánh giá tình hình kê khai, nộp thuế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM vẫn còn thấp, chưa phản ánh đúng thực tế hoạt động kinh doanh, chưa tương xứng với quy mô cũng như kỳ vọng nộp thuế vào NSNN. 2. C s thu t 2.1 Khái niệm về chi phí tuân thủ thuế Trên thế giới, có khá nhiều khái niệm về CPTTT, trong đó có một số khái niệm phải kể tới như sau: Theo Sandford, Godwin và Hardwick (1989), CPTTT được nảy sinh ra do khu vực công, và nó sẽ không xảy ra nếu thuế không tồn tại (hay nói cách khác CPTTT sẽ không xuất hiện nếu thuế bị bãi bỏ). Vì vậy, họ định nghĩa CPTTT là những chi phí phát sinh bởi những 270
  2. NNT hoặc các bên thứ ba (ví dụ như các DN) để đáp ứng những yêu cầu đặt ra với họ nhằm tuân thủ luật thuế với quy định và mức độ đã đưa ra. Sandford (1995), CPTTT là chi phí phát sinh bởi NNT để đáp ứng những yêu cầu của luật thuế và CQT. Những chi phí này vượt ra khỏi số tiền thuế phải chi trả và những chi phí do những biến dạng vốn có trong bản chất của thuế. Theo Chris Evans (2006), mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về việc xác định chi phí được đưa vào tính toán CPTTT nhưng có thể xác định những chi phí cốt lõi không thể phủ nhận được để tuân thủ các yêu cầu của thuế như sau: - Những chi phí của lao động hoặc thời gian sử dụng để hoàn thành các hoạt động liên quan đến thuế. Ví dụ, thời gian để một nhân viên đạt được những hiểu biết cần thiết để xử lý các quy định về thuế như thuế TNCN, thuế GTGT ... thời gian cần thiết để thu thập chứng từ, ghi chép số liệu để có thể hoàn thành việc hoàn thuế … - Những chi phí thuê chuyên gia bên ngoài để hỗ trợ việc hoàn thành các hoạt động về thuế. Ví dụ như, phí trả cho chuyên gia tư vấn thuế. - Những chi phí không thường xuyên phát sinh trong khi hoàn thành các hoạt động về thuế, bao gồm phần mềm máy tính, cước bưu điện, phí đi lại ... Ngoài những chi phí chủ yếu kể trên, còn có một số chi phí cần phải kể đến như chi phí tâm lý do hệ thống thuế. NNT chịu áp lực, lo lắng, thất vọng là kết quả của việc cố gắng tuân thủ các quy định của thuế. Tuy nhiên, những chi phí tâm lý này khó đo lường được. Vì vậy, một số chi phí xã hội khác khó đo lường cũng được lờ đi khỏi nghiên cứu. Tóm lại, CPTTT là những chi phí mà NNT (bao gồm cả cá nhân và DN) phát sinh do việc tuân thủ các quy định về luật thuế gây ra. Chi phí này bao gồm thời gian và tiền bạc mà NNT bỏ ra để hoàn thành các yêu cầu theo quy định của luật thuế. Về tiền bạc, phải kể đến chi phí thuê nhân viên kế toán, chi phí thuê chuyên gia tư vấn bên ngoài, chi phí tiền phạt do thực hiện không đúng quy định, chi phí tìm hiểu pháp luật thuế liên quan, chi phí hối lộ lót tay ... Về thời gian, có thể liệt kê một số thời gian tiêu tốn như: thời gian hoàn thành các báo cáo theo quy định, thời gian tìm hiểu luật thuế, thời gian nộp hồ sơ thuế ... Ngoài ra, còn có chi phí tâm lý do lo lắng, căng thẳng khi tuân thủ luật thuế. 2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước Nghiên cứu Jackson và Million (1986) tổng hợp các nghiên cứu trước đó và xác định được 14 yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Những yếu tố này đã được Fischer và cộng sự tổng hợp thành 4 nhóm yếu tố trong mô hình mở rộng của ông bao gồm các yếu tố tác động đến cơ hội không tuân thủ, quan điểm và nhận thức của người nộp thuế, các yếu tố liên quan đến hệ thống thuế và các yếu tố nhân khẩu học. Evans (2003) đã nghiên cứu về chi phí vận hành thuế và cho rằng mặc dù mục đích nghiên cứu khác nhau, thành phần của CPTTT được phân tích khác nhau, một hay nhiều sắc thuế khác nhau, các tác giả khác nhau ... nhưng tựu trung lại có cùng các kết luận: (1) CPTTT có ý nghĩa thống kê, có tính lũy thoái, đặc biệt là gánh nặng đối với các DNNVV; (2) CPTTT có tính hồi quy (theo từng sắc thuế khác nhau, từng quy mô DN khác nhau ...); (3) CPTTT không phải lúc nào cũng giảm. Ernc Loo và Jatta (2009) nghiên cứu hành vi tuân thủ của người nộp thuế cá nhân tại Malaysia bằng cách sử dụng phương pháp hỗn hợp. Mục đích của bài này là trình bày những phát hiện từ một nghiên cứu phương pháp hỗn hợp vào ảnh hưởng của sự ra đời của tự đánh giá về hành vi tuân thủ của người nộp thuế cá nhân tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu đã xác định sự ra đời của tự đánh giá có ảnh hưởng tích cực đối với hành vi tuân thủ. Đặc biệt, tiếp thu kiến thức thuế có ảnh hưởng đáng kể hành vi tuân thủ. Người nộp thuế đã được tìm thấy là nhạy cảm với kiểm toán thuế và tiền phạt. Eichfelder và Kegels (2012) nghiên cứu về chi phí tuân thủ phát sinh bởi hành động đại diện. Ngiên cứu cho rằng CPTTT không chỉ bị ảnh hưởng bởi chính pháp luật về thuế, mà còn chịu ảnh hưởng thông qua việc công tác quản lý thuế của cơ quan thuế và sự hiểu biết về kế toán và thuế, ý thức chấp hành tuân thủ thuế của bản thân các DN cũng như nhân 271
  3. viên của họ làm việc liên quan đến công tác thuế. Theo tính toán của họ, quản lý thuế không thân thiện làm tăng CPTTT trung bình của DN khoảng 25%. Bayu Agatyan (2013) nghiên cứu về các yếu tố kiểm tra ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại quận Aceh, Indonesia. Tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thực hiện đề tài. Kết quả cho thấy, một số yếu tố đã được xem là quan trọng để giải thích sự tuân thủ thuế: mức thu nhập thực tế, thuế suất, thuế, thanh tra thuế, xác suất kiểm toán, tiền phạt và hình phạt. Phạm Anh Tài (2017), “Biện p áp nâng c o tín tuân t ủ t uế củ do n ng iệp trên đị bàn Quận 12 – P. Hồ C í Min ”. Đây là đề tài luận văn thạc sĩ, nghiên cứu này xem xét tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Quận 12 - TP Hồ Chí Minh. Mẫu gồm 35 biến quan sát nghiên cứu dữ liệu khảo sát của 285 doanh nghiệp trong giai đoạn 2013 - 2015. Mô hình nghiên cứu được xây dựng bởi 9 yếu tố ảnh hưởng: uế suất; ín đơn giản củ việc ê i t uế; Hiệu quả oạt động củ Cơ qu n uế; Công tác iểm tr t uế; Kiến t ức t uế; N ận t ức tíc cực về tín công bằng củ t uế, N ận t ức tíc cực về c i tiêu C ín p ủ; Hìn p ạt; ìn trạng tài c ín . Mô hình nghiên cứu được thực hiện hồi quy bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. 3. Mô hình nghiên cứu và giả thu t nghiên cứu 3.1 Mô hình nghiên cứu Kế thừa các công trình nghiên cứu trước liên quan và kết quả nghiên cứu chuyên gia, tác giả đã tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức như sau: Công tác quản lý thuế của Cơ quan thuế Quy định của Nhà nước về chính sách thuế Đội ngũ nhân viên của DN làm việc Chi phí tuân thủ thuế của các liên quan đến thuế DN FDI trên địa bàn TP.HCM Ngân sách hoạt động của DN Quy trình, quy chuẩn của DN Hình 2. Mô hình nghiên cứu chính thức (Nguồn ác giả xây dựng) 3.2 Các giả thuyết nghiên cứu Giả t uyết 1 (H1): Công tác quản lý thuế của cơ quan thuế có tác động ngược chiều (-) đến CPTTT của các DN FDI trên địa bàn TP.HCM. Giả t uyết 2 (H2): Quy định của Nhà nước về chính sách thuế có tác động ngược chiều (-) đến CPTTT của các DN FDI trên địa bàn TP.HCM. Giả t uyết 3 (H3): Đội ngũ nhân viên trong DN làm việc liên quan đến thuế có tác động ngược chiều (-) đến CPTTT của các DN FDI trên địa bàn TP.HCM. Giả t uyết 4 (H4): Ngân sách hoạt động của DN có tác động cùng chiều (+) đến CPTTT của các DN FDI trên địa bàn TP.HCM. Giả t uyết 5 (H5): Quy trình, quy chuẩn của DN có tác động ngược chiều (-) đến CPTTT của các DN FDI trên địa bàn TP.HCM. 4. Ph ng ph p nghiên cứu 4.1 Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu Nghiên cứu được thực hiện qua thông qua 01 bảng câu hỏi với thang đo cấp bậc Likert với 5 điểm bởi đây là thang đo sử dụng một dãy số dương. Các chỉ báo được đánh giá với lựa 272
  4. chọn số 1 là hoàn toàn không đồng ý với phát biểu, lựa chọn số 5 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu và mức độ đồng ý phát biểu tăng dần từ 1 đến 5. Phương pháp chọn mẫu được lựa chọn là phương pháp chọn mẫu phân tầng, sau khi xác định cỡ mẫu phù hợp sẽ được phân bổ theo từng tiêu chí khác nhau như giới tính, độ tuổi và đặc điểm nghề nghiệp cán bộ công nhân viên của các DN. Theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng của các biến độc lập. Theo đó, nghiên cứu này có 26 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 26x5 = 130. Để đạt được tối thiểu 130 quan sát, tác giả đã gửi 290 bảng câu hỏi từ tháng 11/2023 đến tháng 12/2023 cho lãnh đạo của các DN FDI trên địa bàn TP.HCM gồm đại diện ban giám đốc, trưởng, phó các bộ phận và công nhân viên có kinh nghiệm làm làm việc lâu năm tại các DN. Kết quả thu về 274 phiếu, trong đó 9 phiếu bị loại do không hợp lệ (chủ yếu là do thiếu thông tin). Do đó số lượng quan sát đưa vào phân tích là 265 phiếu thỏa yêu cầu kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu. 4.2 Phương pháp nghiên cứu 4.2.1 Ng iên cứu địn tín Tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính, đó là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc thu thập, tìm hiểu, đánh giá và tổng hợp tài liệu, tham khảo các thang đo và có điều chỉnh để phù hợp với điều kiện hoạt động hiện tại của các DN FDI trên địa bàn TP.HCM.. Việc điều chỉnh thang đo được thực hiện dựa trên kết quả của các cuộc phỏng vấn sâu với chuyên gia và thảo luận nhóm với 7 cá nhân là giảng viên, cán bộ có sự am hiểu về CPTTT trong DN. 4.2.2 Ng iên cứu địn lượng Nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua việc thu thập dữ liệu điều tra bảng câu hỏi và xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0 để phân tích dữ liệu bằng các kỹ thuật: phân tích mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá EFA, phân tích hồi quy bội. 5. Phân tích dữ iệu nghiên cứu 5.1 Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo được thể hiện tại bảng 2 cho thấy các thang đo này đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng > 0.3. Vì vậy điều này cho thấy tất cả các thang đo và biến quan sát đều đạt độ tin cậy và được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Bảng 1. K t quả kiểm định hệ số Cronbach’s A pha c c thang đo Số bi n Crobach’ Thang đo Ghi chú quan sát s Alpha Công tác quản lý thuế của cơ quan 5 0.911 Đạt thuế - QL Quy định của Nhà nước về chính 5 0.934 Đạt sách thuế - QD Đội ngũ nhân viên trong DN làm 4 0.866 Đạt việc liên quan đến thuế - NV Ngân sách hoạt động của DN – NS 5 0.919 Đạt Quy trình, quy chuẩn của DN – QT 4 0.897 Đạt Chi phí tuân thủ thuế của các DN 3 0.924 Đạt FDI trên địa bàn TP.HCM- TTT (Nguồn Kết quả p ân tíc t p ần mềm SPSS 26.0) 5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (a) Kết quả p ân tíc EFA t ng đo các nhân tố là biến độc lập: Kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO = 0.867 > 0.5, kiểm định Batlett có p-value bằng 0.000 < 0.05, phương sai trích bằng 77.115% > 50%, các hệ số factor loading đều lớn hơn 0.5, các biến quan sát hình thành 5 nhân tố. Như vậy các tiêu chuẩn khi sử dụng phân tích khám phá nhân tố đều phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu. 273
  5. (b) Kết quả p ân tíc EFA t ng đo củ n ân tố là biến p ụ t uộc Kết quả phân tích EFA cho thấy hệ số KMO = 0.737 > 0.5, kiềm định Bartlett có p- value bằng 0.000 < 0.05, phương sai trích bằng 86.491% > 50%, các biến quan sát chỉ hình thành duy nhất một nhân tố. Như vậy sử dụng phân tích EFA là phù hợp và thang đo biến phụ thuộc (CPTTT của các DN FDI trên địa bàn TP.HCM) chỉ là thang đo đơn hướng. Như vậy sau khi tiến hành phân tích khám phá nhân tố từ tập hợp các biến quan sát xây dựng được, không có nhân tố nào thay đổi. Vì vậy mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu vẫn được giữ nguyên như mô hình ban đầu. 5.3 Kết quả phân tích hồi quy Từ kết quả của bảng 2 ta thấy, có 5 nhân tố tố có ý nghĩa về mặt thống kê. Các nhân tố bao gồm: công tác quản lý thuế của cơ quan thuế; quy định của Nhà nước về chính sách thuế; quy trình, quy chuẩn của DN; Đội ngũ nhân viên của DN làm việc liên quan đến thuế và nhân tố ngân sách hoạt động của DN. Vì vậy phương trình hồi quy được xác định như sau: TTT = - 0.278*QD – 0.259*QL – 0.238*QT – 0.150*NV + 0.130*NS Bên cạnh đó thống kê F của phân tích phương sai có p-value bằng 0,000 cho thấy kết quả ước lượng là phù hợp. Giá trị R 2 hiệu chỉnh = 0.648 cho biết rằng các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 64.8% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Hay nói cách khác, giá trị R2 hiệu chỉnh giải thích được 64.8% sự phù hợp của mô hình. Hệ số VIF của các biến phụ thuộc trong mô hình đều nhỏ hơn 10 vì vậy cho thấy không có sự tồn tại của hiện tượng đa cộng tuyến. Cũng căn cứ vào kết quả của bảng 2, ta có thể nhận thấy các giả thuyết đều được chấp nhận doc giá trị p-value đều nhỏ hơn (
  6. hợp với thời gian hiệu lực của hành vi đang xem xét, có thể nói là khá nặng và phức tạp làm tăng CPTTT, DN cần có nhân lực phụ trách riêng việc cật nhật kịp thời chính sách pháp luật này. Vốn tính chất hoạt động phức tạp trên nhiều khía cạnh, do vậy việc kê khai hồ sơ thuế của DN FDI mất khá nhiều công đoạn thực hiện, thời gian, CP tuân thủ và tuân thủ chính sách đúng tại thời điểm kê khai. Theo đó, tác giả gợi ý vài kiến nghị về quy định pháp luật về chính sách thuế như sau: Quy định thuế đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng và nhất quán; Thủ tục quyết toán thuế là phù hợp; Quy định thuế cụ thể hóa về thành phần biểu mẫu, thời hạn khai nộp thuế và thời gian lưu trữ hồ sơ; Quy định thuế có tham khảo ý kiến doanh nghiệp trước khi ban hành hoặc thay đổi; Quy định thuế có những khoảng thời gian hợp lý (từ khi ban hành đến khi áp dụng) khi có thay đổi để doanh nghiệp tìm hiểu và thích nghi. 6.2.2 Đối với công tác quản lý thuế củ cơ qu n t uế Sửa đổi chính sách như ở gợi ý trên cũng đi đôi nâng cao áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế để giảm thời gian kê khai thuế, tra cứu, lưu trữ hồ sơ thuế... từ đó nâng cao ý thức tự nguyện đóng góp, tuân thủ, NNT tin tưởng vào quản trị của cơ quan chức năng. Theo đó, tác giả cơ quan thuế cần thực hiện các công việc sau: Cơ quan thuế xử lý vi phạm chuẩn xác và công khai; Cán bộ thuế trả kết quả (hoặc đưa ra câu trả lời) rõ ràng, chính xác, nhất quán, không có mâu thuẫn; Cán bộ thuế trả kết quả đúng thời hạn; Việc thông tin, tuyên truyền các quy định thuế được thực hiện kịp thời; hình thức cung cấp dịch vụ công của Cơ quan thuế phù hợp với nhu cầu của DN. 6.2.3 Đối với Quy trình, quy chuẩn của doanh nghiệp Hầu hết các DN FDI trên địa bàn TP.HCM luôn tồn tại sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh, con người, vận hành hệ thống, tuân thủ chính sách pháp lý cồng kềnh hiện nay của ta. Những điểm này nếu quản lý không tốt rất dễ mất kiểm soát và tạo ra nhiều rủi ro tiềm tàng lớn, tăng đột biến CPTTT. Do vậy, để giảm thiểu và quản lý tốt CPTTT, các DN này cần có các qui trình, quy chuẩn chuẩn hướng dẫn thực hiện, vận hành đơn giản, thống nhất và tuân thủ chính sách pháp luật. Theo đó, tác giả đề xuất vài kiến nghị như sau: các DN cần xây dựng quy trình, quy chuẩn rõ ràng xúc tích dễ hiểu, hướng dẫn từng bộ phận, phòng ban, chức năng và tuân thủ theo chính sách pháp luật; Thường xuyên cật nhật quy trình, quy chuẩn, bám sát theo thực tiễn hoạt động; Định kỳ giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy trình chuẩn. 6.2.4 Đối với Đội ngũ n ân viên của DN làm việc liên qu n đến thuế Đối với đội ngũ nhân viên của DN làm việc liên quan đến thuế được tốt và hiệu quả, tác giả đề xuất một số gợi ý kiến nghị như sau: các DN tạo điều kiện cho nhân viên có kỹ năng, trình độ, kiến thức chuyên môn; nhân viên cập nhật kịp thời những thay đổi chính sách thuế và kế toán của Bộ Tài chính; nhân viên có trách nhiệm, giải quyết thỏa đáng yêu cầu trong công việc. 6.2.5 Đối với ngân sách hoạt động của doanh nghiệp Việc xây dựng và triển khai kế hoạch ngân sách rất quan trọng cho các DN, được phòng tài chính của bên vùng kiểm soát trực tiếp, từ đó họ có kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn theo thực tế của tập đoàn và phân bổ về các công ty con ở các nước. Việc quản lý ngân sách cũng sẽ có những qui định được phép điều chỉnh trong một số trường hợp chiến lược kinh doanh trong năm thực hiện có thay đổi, ảnh hưởng lớn, thì những trường hợp này cũng được phép điều chỉnh ngân sách, và báo cáo về phòng tài chính của công ty, nhưng với thời lượng hạn chế. Do vậy, tính chất quản lý tiền rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, tác giả đề xuất một số gợi ý, kiến nghị về quản lý ngân sách như sau: Xây dựng ngân sách dựa vào ngân sách năm trước và điều chỉnh theo các thay đổi chiến lược bán hàng, kế hoạch sản xuất, nguồn nhân lực; Lập kế hoạch chi phí theo chiến lược hoạt động, kinh doanh từ tất cả các phòng ban; Kế hoạch đóng góp chi phí tuân thủ thuế vào ngân sách nhà nước, thuế khấu trừ/ thuế phải trả, dự báo, trích trước các khoản truy thu, phạt..., rủi ro doanh nghiệp đã dự báo và chấp nhận được theo tỷ lệ Lợi Nhuận đạt được; Dự toán ngân sách được kiểm soát thực hiện từng hạng mục doanh thu, chi phí, từng đội ngũ phòng ban; Trong quá trình phòng Kiểm soát và hệ thống giám sát thực hiện ngân sách báo hạng mục đề xuất chi ảnh 275
  7. hưởng vượt ngân sách đã phê duyệt, thì có thể xem xét tiến hành điều chỉnh ngân sách phù hợp, sát thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agatyan, Bayu, Examination Factors Affected the Personal Income Tax Compliance In Aceh Province, Indonesia (April 9, 2013). Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=2247242 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.2247242 2. Bollen, K.A. (1989) Structural Equations with Latent Variables. John Wiley and Sons, Inc., New York. 3. Christina M.Ritsema (2003), Economic and Behavioral Determinants of Tax Compliance: Evidence from the 1997 Arkansas Tax Penalty Amnesty Program. 4. Evans (2003), “Studying the Studies: an overview of recent research into taxaton operating costs”, eJITAX 4, 1(1) eJournal of Tax Research 64. 5. Eichfelder, S. & Kegels, C., 2012, Compliance costs caused by agency action? Empirical evidence and implications for tax compliance.Ernc Loo và Jatta (2009), “Understanding the compliance behaviour of Malaysian individual taxpayers using a mixed method approach”, US National Library of Medicine, National Institutes of Health 6. Evans (2003), “Studying the Studies: an overview of recent research into taxaton operating costs”, eJITAX 4, 1(1) eJournal of Tax Research 64. 7. Jackson and Million (1986), Second Annual Research Conference, March 23 – 26, 1986, Proceedings, U.S. Department of Commerce BUREAU OF THE CENSUS. 8. Phạm Anh Tài (2017), “Biện pháp nâng cao tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn quận 12 – TP. Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ trường ĐH 9. Sandford, Godwin và Hardwick (1989), “The compliance costs of excise duties in Croatia”, danijela kuliš institute of public finance 10000 zagreb croatia. 10. Sandford, C. (ed.) (1995). Taxation Compliance Costs: Measurement and Policy, Bath: Fiscal Publications. 276
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2