intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp thương mại khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp thương mại khu vực thành phố Hồ Chí Minh" đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp nhà quản lý đưa ra việc lựa chọn dịch vụ kế toán bên ngoài một cách đúng đắn, đồng thời giúp các đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán có những chính sách bán hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp thương mại khu vực thành phố Hồ Chí Minh

  1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Nhƣ Ý* Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: nynguyen29099x@gmail.com. TÓM TẮT Trong nền kinh tế hội nhập, công tác kế toán có vai trò này càng quan trọng đối với DN nhằm đảm bảo cung cấp thông tin kế toán được kịp thời, hiệu quả trên cơ sở tuân thủ pháp luật, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững cho đơn vị. Theo Luật kế toán DN có thể tự tổ chức công tác kế toán hoặc có thể thuê các dịch vụ kế toán cho DN. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê ngoài thực hiện công tác kế toán sẽ tiết kiệm được chi phí đồng thời cũng đảm bảo kịp thời và đúng luật. Việc sử dụng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng, tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp nhà quản lý đưa ra việc lựa chọn DVKT bên ngoài một cách đúng đắn, đồng thời giúp các đơn vị, cá nhân cung cấp DVKT có những chính sách bán hàng phù hợp với nhu cầu của KH. h dịch vụ kế toán; doanh nghiệp thương mại; sự lựa chọn; thành phố Hồ Chí Minh. 1. Đặt vấn đề Theo Luật kế toán Việt Nam (2015), DN hoàn toàn có thể lựa chọn DVKT với chi phí thấp mà hiệu quả chấp nhận được, do vậy trong thời gian gần đây các DN nói chung, đặc biệt là các DNTM thường tìm đến công ty dịch vụ kế toán như là một nhu cầu thiết yếu đối với họ. Hơn nữa, theo xu hướng hiện nay, đối với các DN việc sử dụng DVKT trong tổ chức công tác kế toán mà không phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán đang là xu hướng phổ biến ở tất cả các nước phát triển mà các DN đang triển khai thực hiện ngày càng nhiều mà Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Theo Carl L. Saxby và cộng sự (20004) đã dùng mô hình năm nhân tố SERVQUAL để khám phá ra các nhân tố tác động đến chất lượng DVKT bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia. Mặt khác, để đo lường mối liên hệ giữa chất lượng DVKT đến sự hài lòng của khách hàng bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát với thang đo dựa trện mô hình SERVQUAL. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty DVKT có thể nâng cao sự hài lòng khách hàng bằng cách tập trung vào tiêu chí bằng cấp ― chứng chỉ kế toán công chứng‖ với nhân tố sự tin cậy và năng lực phục vụ, đồng thời kiến thức chuyên môn kế toán viên thực hiện dịch vụ cũng là một trong những thành phần quan trọng của tác động đến sự hài lòng khách hàng và sự lựa chọn dịch vụ sử dụng của các DN. Tiếp tục kế thừa nghiên cứu trước liên quan đến công cụ SERVQUAL đo lường chất lượng dịch vụ, Maja Zaman Groff, Neza Stumberger, Sergeja Slapnicar (2012) đã xác định ảnh hưởng của trình độ chuyên môn của đơn vị cung cấp DVKT trong nhận thức của khách hàng về lựa chọn dịch DVKT của họ. 323
  2. Trong nghiên cứu với tựa đề của tác giả Nguyễn Vũ Việt (2013), tác giả xác định các yếu tố thuộc về môi trường và các tiêu chí đánh giá các yếu tố này ảnh hưởng đến thị trường DVKT bao gồm: kinh tế, pháp lý và văn hóa xã hội. Các quy định khung pháp lý về quản lý kinh tế tài chính và về lĩnh vực kế toán gắn liền với sự tồn tại và phát triển của thị trường DVKT. Các tiêu chí đo lường và đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường là cơ sở để đánh giá yếu tô môi trường kinh tế ảnh hưởng tới sự phát triển của DVKT. Những khía cạnh của văn hóa xã hội trực tiếp ảnh hưởng đến thị trường DVKT gồm: quan điểm của xã hội về ý nghĩa của thông tin tài chính và tính minh bạch của thông tin, thói quen và phương thức truyền thống ảnh hưởng sâu sắc đến mức độ chấp nhận DVKT của các DN. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1 Khái quát về dịch vụ kế toán Khái niệm dịch vụ kế toán Theo luật kế toán Việt Nam năm 2015 được Quốc Hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015 thì hoạt động kinh doanh DVKT là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Hành nghề kế toán là hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán của tổ chức hoặc cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện dịch vụ kế toán. DVKT là loại dịch vụ nhằm trợ giúp, tư vấn cho các nhà đầu tư, các DN về luật pháp, chế độ, thể chế tài chính kế toán của nhà nước, cũng như việc lập, ghi sổ kế toán, tính thuế và lập báo cáo tài chính. Hiện nay, các dịch vụ tài chính kế toán phổ biến thường là dịch vụ làm kế toán, lập báo cáo tài chính, các dịch vụ thuế như hướng dẫn và tư vấn thuế, lập tờ khai thuế,… và các dịch vụ về kế toán quản trị như phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh và lập chiến lược kinh doanh cho các DN. Các sản phẩm củ dịch vụ ế toán Tại Điều 55, Luật kế toán Việt Nam (2015) có quy định, tổ chức và cá nhân có đăng ký kinh doanh DVKT được thực hiện các dịch vụ kế toán sau: Làm kế toán; Làm kế toán trưởng; Thiết lập cụ thể hệ thống kế toán cho đơn vị kế toán; Cung cấp và tư vấn áp dụng công nghệ thông tin về kế toán; Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức kế toán; Tư vấn tài chính; Kê khai thuế; Các dịch vụ khác về kế toán theo quy định của pháp luật. 2.2 Khái quát về hoạt động thương mại và doanh nghiệp thương mại Trải qua 30 năm thực hiện đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại Việt Nam đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế trong nước và thế giới, góp phần cải thiện sức cạnh tranh cũng như tăng trưởng kinh tế. Ông Phạm Nguyên Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại cho biết hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian qua không ngừng được mở rộng cả về thị trường và danh mục hàng hóa, dịch vụ với giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng nhanh, cơ cấu và chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được cải thiện theo hướng gia tăng các mặt hàng chế biến, giá trị gia tăng cao. Cùng với đó, thương mại trong nước cũng chuyển biến mạnh mẽ theo cơ chế thị trường với tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội thường xuyên đạt ở mức 2 con số, tỷ trọng bán lẻ hàng hóa qua các loại hình thức thương mại hiện đại tăng nhanh. Vì vậy, trong giai đoạn 2016-2025, Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tham gia ngày càng nhiều vào các quá trình hợp tác khu vực và thế giới, đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực; trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực trọng tâm. Theo Luật DN năm 2014, DNTM là DN thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời. Hoạt động thương mại hiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại như: mua bán hàng hóa, đại diện cho 324
  3. thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hóa lý gửi, gia công trong thương mại, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, khuyến mại quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, hội chợ triển làm thương mại. Theo Luật này, những hành vi thương mại trên thể hiện qua ba hoạt động chủ yếu là: hoạt động mua bán hàng hóa; hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại (những dịch vụ gắn liền với việc mua bán hàng hóa) và xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, hoạt động thương mại hiểu theo quan điểm của Tổ chức thương mại thế giới WTO bao gồm bốn lĩnh vực: Thương mại hàng hóa; Thương mại dịch vụ; đầu tư và sở hữu trí tuệ. Căn cứ vào đặc điểm của quá trình lưu chuyển hàng hóa, hoạt động thương mại được biểu hiện qua sơ đồ sau: Hình 1. Quá trình luân chuyển hàng hóa và hoạt động thƣơng mại (Nguồn: Tác giả tổng hợp). Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh, nhu cầu hàng hóa, DNTM tiến hành lập phương án và tổ chức mua hàng về phục vụ nhu cầu của thị trường; có thể là bán thẳng, giao tay ba hoặc dự trữ để chuẩn bị bán ra số hàng hóa mua và chưa bán ra được trong kỳ là hàng tồn kho; hàng tồn kho đó sẽ được xem xét, tính toán trong phương án mua hàng của chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Hoạt động mua vào có thể từ nguồn hàng trong nước hoặc nhập khẩu và được bán ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu. Tóm lại, DNTM với chức năng chủ yếu là thực hiện các công việc mua bán hàng hóa, là đơn vị tham gia thị trường thực hiện giá trị của háng hóa, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, DNTM có những đặc điểm sau: Đối tượng lao động của DNTM là những sản phẩm, hàng hóa hoàn chỉnh; Hoạt động của DNTM bao gồm nhiều quá trình mang tính chất kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, … trong đó tính chất kinh tế là chủ yếu; Mục tiêu của DNTM là phụ vụ tốt nhất cho khách hàng, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để tạo ra được lợi nhuận cao nhất; DNTM là cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và thế giới. 2.3 Các lý thuyết nền Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng Theo Brander, K.M. & Bennett D.B (1989), hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay 325
  4. dịch vụ. Theo đó, hành vi người tiêu dùng là cách thức các cá nhân, nhóm và tổ chức chọn lựa, mua hàng, sử dụng và loại bỏ sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc trải nghiệm nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ. Như vậy có thể thấy rằng hành vi người tiêu dùng là một tiến trình dưới sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích bên ngoài kết hợp với các đặc điểm của người tiêu dùng diễn ra trong một quy trình tâm lý bên trong để đưa đến quyết định lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/ dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ. Mô hình mua dịch vụ do Philip Kotler (2013) Mô hình mua dịch vụ do Philip Kotler (2013) đề xuất, theo đó hành vi mua dịch vụ là toàn bộ hoạt động mà khách hàng bộc lộ ra trong quá trình nhận diện, mua sắm, sử dụng, đánh giá dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu. Để có một giao dịch, người mua phải trải qua 5 giai đoạn. Quá trình mua bắt đầu, khi khách hàng nhận diện nhu cầu có khả năng được đáp ứng bằng việc mua dịch vụ. Xác định mục tiêu của việc mua dịch vụ để làm cơ sở cho việc đánh giá và lựa chọn cho các giai đoạn tiếp theo. Thông tin về dịch vụ được tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau như qua bạn bè,đồng nghiệp, khách hàng đánh giá các khả năng thay thế. Quyết định mua là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình mua, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu, đem lại lợi ích cho khách hàng sẽ được lựa chọn. Sự hài lòng hoặc không hài lòng sau khi mua và sử dụng dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến thái độ và hành vi mua tiếp theo và khi họ truyền bá thông tin cho người khác. Hình 2. Quy trình mua dịch vụ của Philip Kotler (2013) 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1 Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu Để phục vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập gồm cả dữ liệu thứ cấp để tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng các DVKT thuê ngoài của các DNTM khu vực TP.HCM và dữ liệu sơ cấp nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp sưu tầm tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia và các nhà quản lý của các đơn vị. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp và sử dụng phần mềm Google Documents. Nội dung các câu hỏi là các biến quan sát đo lường các loại trung tâm trách nhiệm và sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng hỏi: 1 – hoàn toàn đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Đối tượng khảo sát là thành viên hội đồng quản trị, Ban giám đốc của các DNTM tại Tp.HCM. Để sử dụng kiểm định EFA, kích thước mẫu phải lớn. Theo Tabachnick, B.G., & Fidell, L.S. (1996) thì quy mô mẫu có thể xác định theo công thức: n >= 50 + 5k, với k là số biến độc lập của mô hình. Trong nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 5 với 31 biến quan sát. Như vậy cỡ mẫu tối thiểu phải là n = 50 + 8*5 = 90. Đề tài sử dụng 182 mẫu lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu là phù hợp. Giả thuyết v m h nh nghiên cứu 326
  5. Căn cứ vào tổng quan các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứu chuyên gia, tác giả đã xây dựng năm giả thuyết nghiên cứu như sau: Giả thuyết H1 được đưa ra là: Đội ngũ nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ có tác động cùng chiều (+) đến sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM. Giả thuyết H2 được đưa ra là: Yêu cầu của người sử dụng có tác động cùng chiều (+) đến sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM. Giả thuyết H3 được đưa ra là: Lợi ích chuyên môn có tác động cùng chiều (+) đến sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM. Giả thuyết H4 được đưa ra là: Chất lượng DVKT có tác động cùng chiều (+) đến sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM. Giả thuyết H5 được đưa ra là: Giá phí dịch vụ có tác động cùng chiều (+) đến sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM. Giả thuyết H6 được đưa ra là: Sự tin cậy của nhà cung cấp dịch vụ có tác động cùng chiều (+) đến sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM. Giả thuyết H7 được đưa ra là: Dịch vụ sau bán hàng có tác động cùng chiều (+) đến sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM. Từ các giả thuyết trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: Hình 3 M h nh nghiên cứu tác giả đề uất 3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu Căn cứ số liệu khảo sát, tác giả thực hiện việc xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả để xác định trọng số và tầng suất của các biến trong mô hình nghiên cứu. Mặt khác, dữ liệu thu thập qua bước phương pháp định lượng sẽ được xử lý trên phần mềm SPSS Statistics 22.0 để phân tích độ tin cậy của các nhân tố cũng như các tiêu chỉ đo lường nhân tố, đồng thời áp dụng phương pháp thống kê để tổng hợp, so sánh nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM, cụ thể tác giả thực hiện như sau: - Đánh giá độ tin cậy các thang đo. - Phân tích nhân tố khám phá: nhằm đảm bảo mô hình EFA đảm bảo khả năng tin cậy, đòi hỏi phải thực hiện các kiểm định: Kiểm định tính thích hợp EFA; kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện. 327
  6. - Phân tích hồi quy đa biến: để mô hình đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, đòi hỏi thực hiện các bước kiểm định: Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy; mức độ phù hợp của mô hình; hiện tượng phương sai phần dư thay đổI 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Thống kê mô tả về các biến trong mô hình nghiên cứu qu n sát Giá trị nh nhất Giá trị l n nhất Giá trị trung nh Độ lệch chu n DN 182 1,00 5,00 3,5461 ,63765 YC 182 1,00 5,00 3,7474 ,71596 TC 182 2,00 5,00 3,4868 ,65921 LI 182 2,00 5,00 3,8684 ,62153 GP 182 2,60 5,00 3,5386 ,61551 CL 182 1,50 5,00 3,6623 ,67097 DV 182 1,00 5,00 3,4444 ,67351 LC 182 2,00 5,00 3,6053 ,70056 Valid N 182 (listwise) Bảng 1 ết quả th ng ê m tả các iến độc lập và phụ thuộc Nguồn tác giả t nh toán, tổng hợp). Số liệu bảng 1 cho thấy, torng số 182 quan sát của các biến độc lập có giá trị trung bình từ 3,4444 đến 3,8684, điều này cho thấy kết quả khảo sát có sự tập trung cao và đáng tin cậy. Đối với biến phụ thuộc, trong 114 biến quan sát, giá trị trung bình là 3,6053, giá trị lớn nhất là 5,0 và giá trị nhỏ nhất 2,0 với độ lệch chuẩn 0,70056. Kết quả thống kê cho thấy khoảng cách giữa giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn nhỏ cho thấy không có sự khác biệt về sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM. 4.2 Kết quả kiểm định mô hình Kiểm định chất lượng thang đo STT Nhóm biến S biến quan sát Cronbach Alpha 1 Đội ngũ nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ 6 0,888 2 Yêu cầu của người sử dụng 5 0,875 3 Lợi ích chuyên môn 4 0,879 4 Chất lượng dịch vụ kế toán 4 0,896 5 Giá phí dịch vụ 5 0,901 6 Sự tin cậy của nhà cung cấp dịch vụ 4 0,919 7 Dịch vụ sau bán hàng 3 0,896 Sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực 8 3 0,852 TP.HCM Bảng 2. Kết quả phân tích chất lƣợng th ng đo ằng hệ s Cronbach Alpha (Nguồn: tính toán của tác giả). Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 5 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.6. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 8 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 34 biến quan sát đặc trưng. 328
  7. Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập Kiểm định tính thích hợp EFA: Ta thấy KMO = 0,746 thoả mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế. Kiểm định tương quan giữa các biến quan sát: kết quả kiểm định cho thấy KMO and Bartlett's Test, ta thấy Sig. < 0,01, các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Kiểm định mức độ giải thích các biến quan sát đối với các nhân tố: sau khi chạy Fixed number of factors ta thấy phương sai trích là 74,52% > 50% đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 7 nhân tố được rút trích ra từ các biến quan sát. Điều này cũng có nghĩa 7 nhân tố rút trích ra thể hiện khả năng giải thích được 74,52% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Kết quả mô hình EFA : Kết quả phân tích EFA cho thấy các biến được gom thành 7 nhóm. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) của các biến đều lớn hơn 0,5 và hiệu số giữa các thành phần trong cùng yếu tố đều lớn hơn 0,3. Kết quả các nhóm yếu tố được gom lại gồm 7 nhóm với 31 biến quan sát. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc Biến phụ thuộc ―Sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM‖ với 3 biến quan sát, kết quả phân tích EFA cho thấy tất cả các điều kiện về phân tích nhân tố khám phá đều đáp ứng, hệ số KMO = 0,731 > 0,5 ; Sig. = 0,000 < 0.05; hệ số tải nhân tố > 0.5; giá trị trích Eigenvalue = 2.633 > 1 (yêu cầu lớn hơn 1); và tổng phương sai trích đạt khá cao 72,214% > 50% và đạt yêu cầu. Ph n t ch h i quy ội Phát hiện từ bước nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM và kết quả phân tích EFA cho thấy các nhân tố (1) Đội ngũ nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ; (2) Yêu cầu của người sử dụng; (3) Sự tin cậy của nhà cung cấp dịch vụ; (4) Lợi ích chuyên môn, (5) Giá phí dịch vụ; (6) Chất lượng dịch vụ, (7) Dịch vụ sau bán hàng ảnh hưởng đến sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM. Phương trình hồi quy: LC = β1 ĐN + β2 YC+ β3 TC+ β4 LI + β5 GP + β6 CL + β7 DV + ε Kiểm định sự phù hợp của mô hình Th ng ê th y đổi Hệ s is Hệ s Hệ s Mô Hệ s chu n Hệ s Hệ s R2 - hình R R2 hiệu củ ƣ c 2 sau F khi Bậc tự Bậc tự Durbin- R do 1 do 2 Watson lƣợng đổi chỉnh hi đổi 1 .812a ,716 ,729 ,45983 ,596 22,326 7 106 1,952 a Biến độc lập: (Constant) : DN, YC, TC, LI, GP, CL, DV b Biến phụ thuộc: LC Bảng 3. Kiểm tr độ phù hợp của mô hình - Model Summaryb Nguồn h n t ch dữ iệu củ tác giả Bảng trên cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.812 > 0,5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0,729. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 72,9%. Điều này cho biết khoảng 72,9%. sự biến thiên của biến 329
  8. phụ thuộc (LC) là do tác động của các biến độc lập (ĐN, YC, TC, LI, GP, CL, DV), các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 1,952 trong khoảng 1< D < 3 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. Hệ s chƣ Hệ s Th ng ê đ cộng chu n hó chu n hó tuyến is Hệ s Mô hình B Beta t Sig. Hệ s VIF chu n Tolerance (Constant) ,615 ,333 1,847 ,068 DN ,311 ,093 ,293 2,150 ,034 ,529 1,991 YC ,370 ,078 ,375 3,342 ,001 ,605 1,852 TC ,470 ,097 ,449 3,723 ,000 ,461 2,271 LI ,294 ,085 ,273 2,161 ,033 ,671 1,890 GP ,317 ,104 ,292 1,995 ,049 ,459 2,080 CL ,316 ,091 ,297 2,255 ,026 ,498 2,108 DV ,337 ,097 ,329 2,355 ,020 ,442 2,162 Biến phụ thuộc: (LC) Bảng 4. Th ng kê trong mô hình h i qui bằng phƣơng pháp Enter (Nguồn: Phân tích dữ liệu củ tác giả). Trong bảng số liệu khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 5%. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Phương trình hồi quy: LC = 0,44TC + 0,375YC + 0,329DV + 0,297CL + 0,2983DN + 0,292GP + 0,273LI Để so sánh mức độ ảnh hưởng từng nhân tố độc lập đối với sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM ta căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa. Ta thấy, ở phương trình hồi quy, trong 7 nhân tố ảnh hưởng sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM thì nhân tố Sự tin cậy của nhà cung cấp dịch vụ ảnh hưởng mạnh nhất với hệ số beta chuẩn hóa = 0,4499; nhân tố Yêu cầu của người sử dụng dịch vụ ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta chuẩn hóa = 0,375; nhân tố Dịch vụ sau bán hàng ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số Beta chuẩn hóa = 0,329; nhân tố tiếp theo nhân tố Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng thứ tư với hệ số Beta chuẩn hóa = 0,297; nhân tố Đội ngũ nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ ảnh hưởng thứ năm với hệ số Beta chuẩn hóa = 0,293; nhân tố Giá phí dịch vụ ảnh hưởng thứ sáu với hệ số Beta chuẩn hóa = 0,292 và cuối cùng là nhân tố Lợi ích chuyên môn ảnh hưởng thứ bảy với hệ số Beta chuẩn hóa= 0,273. 5. Kết luận và chính sách hàm ý Thông qua các kiểm định của mô hình nghiên cứu, có thể khẳng định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: Biến độc lập Giá trị tuyệt đ i Sự tin cậy của nhà cung cấp dịch vụ 0,449 Yêu cầu của người sử dụng 0,275 Dịch vụ sau bán hàng 0,329 Chất lượng dịch vụ 0,297 Đội ngũ nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ 0,293 330
  9. Giá phí dịch vụ 0,292 Lợi ích chuyên môn 0,273 Xuất phát từ kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ở trên, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm giúp nâng cao hiệu quả trong việc lựa chọn DVKT của các DNTM khu vực TP.HCM như sau: Đ i v i sự tin cậy củ nh cung cấp dịch vụ Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt ở lĩnh vực cung cấp DVKT hiện nay, việc xây dựng hình ảnh của nhà cung cấp nhằm nâng cao sự tin cậy đối khách hàng là yếu tố có ý nghĩa sống còn. Theo đó, nhà cung cấp DVKT cần có tổ chức nhiều hơn nữa các đợt hội thảo, những khóa đào tạo cho khách hàng về các loại dịch vụ. Thông qua những hoạt động này nhà cung cấp có thể tiếp xúc nhiều hơn với khách hàng, vừa có thể giới thiệu về kinh nghiệm hoạt động, các loại DVKT có thể cung cấp cho khách hàng, vừa có thể lắng nghe những ý kiến, đề xuất của khách hàng để cải thiện sản phẩm của mình và hình ảnh của DN. Đồng thời, DN DVKT tăng cường những buổi giới thiệu về các tính năng vượt trội của các dịch vụ cũng như những ưu điểm cạnh tranh so với các đơn vị cung cấp dịch khác vốn khá đa dạng hiện nay. Đ i v i lợi ch chuyên m n v đáp ứng yêu cầu củ hách h ng Thông qua các DVKT, các chuyên gia kế toán của các công ty DVKT, sẽ tư vấn cho các chủ DN lựa chọn mô hình tổ chức quản lý kinh doanh phù hợp, hiệu quả cũng như những vận dụng chính sách kinh tế, tài chính, thuế trong hoạt động của mình nhằm làm giảm chi phí, tăng thu nhập, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo hiệu suất kinh tế cao nhất. Việc tiếp cận các dịch vụ kế toán, tư vấn là giải pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để doanh nghiệp nhận được những ý kiến tư vấn tốt nhất. Các DN DVKT cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động kế toán bằng các quy định, quy trình nghiệp vụ đối với người hành nghề và hoàn thiện các quy trình kiểm soát chất lượng như: quy trình tuyển dụng nhân viên có đầy đủ chứng chỉ hành nghề, có trình độ cao và có phẩm chất đạo đức; quy trình đào tạo định kỳ, tập huấn nghiệp vụ; quy trình cung cấp dịch vụ từ đầu vào đến thực hiện đến đầu ra của sản phẩm dịch vụ cung cấp phải đúng quy trình và có kiểm soát chất lượng dịch vụ; Xây dựng được các chính sách động viên nhân viên và khuyến khích sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp vì đặc thù dịch vụ kế toán gắn bó lâu dài với khách hàng nên duy trì ổn định nhân viên có trình độ chuyên môn cao giúp khách hàng càng tin tưởng và gắn bó với các công ty DVKT. Đ i v i dịch vụ s u án h ng Nhà cung cấp cần phải quan tâm và luôn có chính sách nâng cao, cải thiện các dịch vụ sau bán hàng thông qua việc cam kết thực hiện các dịch vụ bảo trì sản phẩm, huấn luyện cho người sử dụng những dịch vụ mới, sẵn sàng giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình khai thác dịch vụ của khác hàng một cách kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh đó, nhà cung cấp cần xây dựng hệ thống các kênh thông tin hỗ trợ khách hàng từ xa như trả lời trực tuyến qua mail, điện thoại, … để mang đến cho khách hàng những tiện ích tốt nhất nhằm tạo sự tin tưởng và giữ chân khách hàng. Đ i v i chất lƣợng dịch vụ Để có thể duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện tại, tạo ấn tượng cũng như sự đột phá đối với những khách hàng tiềm năng, cạnh tranh với dịch vụ của các công ty dịch vụ kế toán khác, trước hết các công ty dịch vụ kế toán cần tăng cường tính năng, đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm và nâng cao tiện ích của dịch vụ kế toán. Trong tình hình thị trường dịch vụ kế toán hiện nay thì sản phẩm/ dịch vụ của hầu hết các công ty DVKT đều khá tương đồng với nhau, không khác biệt lớn. Tuy nhiên đơn vị nào có những sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết, đặc thù của khách hàng thì chắc chắn sẽ thành công trong vấn đề khai thác thị trường riêng này. Các nhà quản trị cần không ngừng tìm hiểu cập nhật tình hình hoạt động của các ngành kinh tế, đặc biệt là các DN trẻ, mới chưa có sản phẩm/dịch vụ kế toán cung ứng để đưa ra các sản phẩm/dịch vụ cung ứng riêng biệt. 331
  10. Đ i v i chất lƣợng đội ngũ nh n viên củ đơn vị cung cấp dịch vụ Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong lĩnh vực dịch vụ là rất cần thiết, để có được đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ năng lực chuyên môn tốt đòi hỏi công ty phải có chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo và chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Đ i v i giá phí dịch vụ: Các công ty dịch vụ kế toán cũng cần phải thu thập thông tin về giá cả sản phẩm dịch vụ của các công ty đối thủ cạnh tranh, để đưa ra mức giá phù hợp, cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời cần theo dõi sát sao biến động giá trên thị trường để có thể chiến lược phản ứng giá nhanh chóng, kịp thời để giữ chân khách hàng hiện hữu cũng như thu hút khách hàng mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.S.Jadhav, R.M.Sonar (2009), Evaluating and selecting software packages: A review, Software Tech, Volume 51. 2. Apena Hedayatnia (2011), An exploratory study of strategic approach to target marketing segmentation of Australian and international students marketing strategy in higher education, Journal of International Marketing and Exporting Vol 16 No.1 201 3. Brander, K.M. & Bennett D.B (1989), Norway lobsters in the Irish Sea: modeling one component of a multispecies resource. In: J.F. Caddy (Ed). Marine Invertebrate Fisheries: Their Assessment and Management, John Wiley and Sons, New York. 4. Lai, W., Chen, C. (2010). Behavioral intentions of public transit passengers—The roles of service quality, perceived value, satisfaction and involvement. Transport Policy, Vol. 18, (2), Pp. 318-325. 5. Lee (2009), Treatment-effect bounds for nonrandom sample selection, the Stata Journal Volume 14 Number 4: pp. 884-894 6. Luật số 88/2015/QH13, Luật Kế toán do Quốc Hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015. 7. Maja Zaman Groff, Neza Stumberger, Sergeja Slapnicar (2012), The Influence of rofession Qu ific tion on Customers’ erceived Qu ity of Accounting Services nd Retention Decision. 8. Nguyễn Phước Bảo Ấn và cộng sự (2012), Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp, ĐH Kinh tế Tp.HCM. 9. Nguyễn Vũ Việt (2013), Nhân tố môi trường và tiêu ch đánh giá ảnh hưởng đến thị trường dịch vụ kế toán, Nghiên cứu tài chính kế toán - Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 10. Parry et al (2010), Understand customers and relationships in software technology SMEs”, Bangor Business School Working Paper. 11. Philip Kotler & Kevin Keller (2013), Marketing Management, Publishing as prentice Hall, One Lake Street. 12. Saxby, Carl L., Craig R. Ehlen, and Timothy R. Koski, (2004), Service Quality in Accounting Firms: The Relationship of Service Quality to Client Satiosfaction and Firm/Client Conflict, Journal of Business and Economics Research, Volume 2, Number 11 (November 2004), 75-87. 13. Tabachnick, B.G., & Fidell, L.S. (1996), Using multivariate statistics (ấn bản lần 3), New York, Mỹ: HarperCollins. 14. Thông tư 72/2007/TT-BTC v/v Hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán do BTC ban hành ngày 27/62007. 332
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2