intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An" tiến hành phân tích, xây dựng và kiểm định mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An. Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm có thể vận dụng công cụ kế toán quản trị một cách hiệu quả cho các đơn vị nhằm cung cấp thông tin phục vụ quản trị nội bộ đơn vị, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản trị của đơn vị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An

  1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC CÔNG TY XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN Trần Thị Ngọc Châu* Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: ngocchau133@gmail.com. TÓM TẮT Nghiên cứu tiến hành phân tích, xây dựng và kiểm định mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm xác định mô hình nghiên cứu và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc vận dụng này, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm có thể vận dụng công cụ kế toán quản trị một cách hiệu quả cho các đơn vị nhằm cung cấp thông tin phục vụ quản trị nội bộ đơn vị, qua đó góp phần nâng cao hiệu quản quản trị của đơn vị. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 5 nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An, đó là nhận thức của nhà quản lý công ty; quy mô công ty; đặc điểm ngành xây lắp; trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên và chi phí cho việc vận dụng kế toán quản trị. Từ khóa: kế toán quản trị; công ty xây lắp; tỉnh Long An. 1. Đ t v Với quá trình hội nhập sâu và rộng, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nói riêng đứng trước nh ng cơ hội và thách thức mới. Các công ty xây lắp tại tỉnh Long An không nằm ngoài quy luật đó, với đặc điểm sản xuất trên địa bàn rộng lớn và phân tán lại diễn ra bên ngoài trụ sở, hệ thống kế toán chưa hoàn thiện … đặc biệt là chưa quen vận dụng kế toán quản trị nên gặp nhiều bất lợi khi cạnh tranh với các công ty địa phương và tập đoàn nước ngoài. Để tồn tại và phát triển cùng với sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường thì trước hết các doanh nghiệp phải hiểu thấu đáo các quy luật kinh tế, phải biết sử dụng tốt nhất các nguồn lực sẵn có của mình, phải biết nắm bắt nh ng cơ hội và vận dụng tốt các phương pháp kỹ thuật phân tích kinh tế. Theo đó, nhà quản trị doanh nghiệp cần phải có thông tin h u ích liên quan đến cả bên trong bên trong và bên ngoài đơn vị nhằm thực thi tốt các chức năng quản trị doanh nghiệp. Áp dụng kế toán quản trị sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có được thông tin h u hiệu trong việc ra quyết định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trên thực tế hầu hết các công ty xây lắp nói chung và công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng gần như không chú trọng đến kế toán quản trị, chỉ một số ít công ty nhà nước và các công ty cổ phần hóa áp dụng quản lý chi phí xây dựng thực hiện theo quyết định số 1776/BXD ngày 16/08/2007 quy định về định mức dự toán và thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn về lập dự toán xây dựng mà ít quan tâm đến các nội dung khác, phương pháp khác của kế toán quản trị. Do vậy việc nghiên cứu vận dụng kế toán quản trị cho các công ty này là việc làm cần thiết và mang tính thời sự. 2. C s t u t 2.1 Tổng quan về kế toán quản trị 2.1.1 Khái niệm về kế toán quản trị 316
  2. Theo Luật kế toán Việt Nam (năm 2015): “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” Theo Ray H. Garrison và cộng sự (2012): “Kế toán quản trị có liên hệ với việc cung cấp tài liệu cho các nhà quản lý là nh ng người bên trong tổ chức kinh tế và có trách nhiệm trong việc điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức” Chung lại, kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp các thông tin định lượng về hoạt động của đơn vị một cách cụ thể, giúp các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị. 2.1.2 Nội dung tổ chức kế toán quản trị tại doanh nghiệp Theo Ray H. Garrison và cộng sự (2012), dù hầu hết thông tin do phương pháp kế toán quản trị cung cấp đều là thông tin tài chính, kế toán quản trị vẫn rất chú trọng với việc trình bày thông tin phi tài chính. Nhân viên kế toán quản trị cung cấp tất cả các loại thông tin cho nhà quản trị và hành động như nh ng đối tác chiến lược, giúp nhà quản trị ra quyết định và quản lý các mặt hoạt động của tổ chức. Thông tin kế toán quản trị là một trong nh ng nguồn thông tin ban đầu của quá trình ra quyết định và kiểm tra trong tổ chức, có tác dụng giúp các nhà quản trị các cấp trong tổ chức có nh ng quyết định tốt hơn, qua đó cải tiến kết quả chung của tổ chức. Thông tin kế toán quản trị là các số liệu tài chính và số liệu vật chất về các mặt hoạt động, các quá trình, các đơn vị kinh doanh, các loại sản phẩm, dịch vụ, khách hàng v.v… của một tổ chức, thí dụ như giá thành tính toán của một sản phẩm, một hoạt động, hay của một bộ phận ở kỳ hiện hành. 2.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan Theo Ahmed Belkaoui (2017) đã nhấn mạnh rằng nhân tố con người, nhân tố cá nhân đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của hệ thống kế toán quản trị vì nhà quản lý phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của đơn vị mình. Đồng quan điểm trên có nghiên cứu của Trần Văn Tùng (2016) cho rằng các nhà quản trị trong các tổ chức ở Viêt Nam chưa có sự quan tâm kịp thời và coi trọng đến hệ thống kế toán quản trị mà chỉ tập trung xây dựng phần hành kế toán tài chính, nguyên nhân chính là do sự nhận thức của nhà quản trị chưa đầy đủ về tầm quan trọng của kế toán quản trị trong tổ chức. Theo Emmanuel và cộng sự (1990), các công ty với quy mô lớn thường sẽ có phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức cồng kềnh và nhu cầu thông tin đòi hỏi cao. Do đó, nh ng công ty này cần ứng dụng đầy đủ các nội dung kế toán quản trị nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho từng bộ phận và bộ máy kế toán quản trị sẽ phức tạp hơn. Bên cạnh đó, các công ty lớn thường sẽ có nền tảng về nhân sự, khoa học kỹ thuật tốt hơn nên điều kiện áp dụng kế toán quản trị cũng sẽ thuận lợi hơn. Ngược lại, đối với các công ty nhỏ và vừa, phạm vi hoạt động tương đối hẹp hơn, cơ cấu tổ chức thường đơn giản, nhu cầu thông tin đòi hỏi không quá cao, trình độ nhân sự và ứng dụng công nghệ thông tin thường bị hạn chế. Do đó, các công ty này chưa thể áp dụng được đầy đủ các nội dung của kế toán quản trị mà chỉ nên tập trung vào một số nội dung kế toán quản trị thật sự cần thiết, bộ máy kế toán quản trị cũng sẽ đơn giản hơn. Theo Lucas, M., Prowle, M., & Lowth, G. (2013), chi phí để tổ chức một hệ thống kế toán quản trị cho doanh nghiệp là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tổ chức một hệ thống kế toán quản trị đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản lý, có thể là một hệ thống riêng biệt hoặc kết hợp với kế toán tài chính. Dối với mỗi doanh nghiệp thì tài chính hạn chế nên mức độ đầu tư cho kế toán quản trị cần phải cân nhắc. Vì vậy, nếu chi phí cho việc tổ chức này thấp thì các chủ doanh nghiệp sẽ dễ dàng chấp nhận vận dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp cho dù họ chưa có sự hiểu biết, nhận thức đầy đủ về kế toán quản trị. Còn ngược lại thì các chủ doanh nghiệp sẽ khá khó khăn trong việc vận dụng kế toán quản trị. Tuy nhiên khi xét đến nhân tố chi phí để tổ chức hệ thống kế toán quản trị thì phải đặt trong điều kiện mức độ vận dụng như thế nào cho phù hợp với từng doanh nghiệp về quy mô, loại hình, mức độ cạnh tranh. 317
  3. Theo Trần Văn Tùng (2017), mỗi doanh nghiệp đều có nh ng đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau bao gồm lĩnh vực hoạt động, đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất,...Nh ng yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc ứng dụng kế toán quản trị, việc lựa chọn nh ng nội dung và mô hình kế toán quản trị khi áp dụng vào doanh nghiệp. Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp. Tuy nhiên, đó là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt. Sản phẩm xây dựng cơ bản cũng được tiến hành sản xuất một các liên tục, từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát, đến thiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành. Sản xuất xây dựng cơ bản cũng có tính dây chuyền, gi a các khâu của hoạt động sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng trệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các khâu khác. Sản xuất ngành xây lắp có đặc điểm như (1) Sản xuất xây lắp mang tính chất riêng lẻ; (2) Sản phẩm thường có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thi công tương đối dài; (3) Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài và có bảo hành; (4) Sản phẩm được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công; (5) Sản xuất được hình thành thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công xây lắp ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. Chính nh ng đặc điểm này đòi hỏi kế toán quản trị phải được tổ chức sao cho có thể cung cấp thông tin phục quản trị phù hợp cho ngành xây lắp mà các ngành khác không có được. Các nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn là một nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự tương thích gi a việc hiện diện của các nhân viên kế toán chuyên nghiệp với mức độ hiểu biết cao về vận dụng kế toán quản trị trong đơn vị ( smail and King, 2007); hay sự hiện diện của các nhân viên kế toán chuyên nghiệp trong đơn vị giúp cho sự phát triển của việc vận dụng kế toán quản trị trong đơn vị (McChlery và cộng sự, 2004). 3. P ư g p áp g iê cứu và mô hình nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 bước: (1) Bước 1: Nghiên cứu định tính bằng xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo và các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế. (2) Bước 2: Nghiên cứu định lượng: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị tại các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An. 3.2 Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu D liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp sưu tầm tài liệu, phương pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phương pháp trả lời bảng câu hỏi được gửi trực tiếp của các đối tượng là giám đốc, trưởng các phòng ban và kế toán trưởng, kế toán viên của 50 công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An. Nội dung các câu hỏi là các biến quan sát đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An và sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ bảng hỏi: 1 – hoàn toàn không đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng. Theo đó, nghiên cứu này có 25 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 25x5 = 125. Để đạt được tối thiểu 125 quan sát, tác giả đã gửi 180 bảng câu hỏi từ tháng 10/2023 đến tháng 12/2023 cho các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An, tác giả đã gửi 250 phiếu khảo sát đến đại diện lãnh đạo của các công ty xây lắp tỉnh Long An. Kết quả nhận được 224 phiếu khảo sát, trong đó có 9 phiếu bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 215 phiếu thỏa mãn điều kiện mẫu tối thiểu là 125. 318
  4. 3.3 Mô hình nghiên cứu và phương trình hồi quy Nhận thức của nhà quản lý công ty Quy mô công ty Đặc điểm của ngành xây lắp Vận dụng kế toán quản trị tại các công ty xây lắp trên địa Trình độ chuyên môn của cán bộ công bàn tỉnh Long An nhân viên Chi phí cho việc vận dụng kế toán quản trị S ồ 1. Mô hình nghiên cứu chính thức (Nguồn: Tác giả đề xuất) Các giả thuyết nghiên cứu Giả thuy t H1: Nhận thức của nhà quản lý công ty có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng kế toán quản trị của các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An. Giả thuy t H2: Quy mô công ty có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng kế toán quản trị của các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An. Giả thuy t H3: Đặc điểm của ngành xây lắp có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng kế toán quản trị của các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An. Giả thuy t H4: Trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng kế toán quản trị của các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An. Giả thuy t H5: Chi phí cho việc vận dụng kế toán quản trị thấp có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng kế toán quản trị của các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An. 3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu Căn cứ số liệu khảo sát, bài viết sử dụng phần mềm SPSS Statistics 26.0 để phân tích độ tin cậy của các nhân tố cũng như các tiêu chỉ đo lường nhân tố, đồng thời, áp dụng phương pháp thống kê để tổng hợp, so sánh nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vận dụng kế toán quản trị tại các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An. 4. K t quả nghiên cứu và thảo luận Kiểm định chất lượng thang đo Bảng 1. K t quả phân tích ch t ượ g t a g o bằng hệ số Cronbach Alpha STT Nhóm bi n Số bi n quan sát Cronbach 1 Nhận thức của nhà quản lý 5 Alpha 0.776 2 Quy mô công ty 5 0.763 3 Đặc điểm ngành xây lắp 5 0.786 4 Trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên 5 0.833 5 Chi phí cho việc vận dụng kế toán quản trị 5 0.833 6 Vận dụng kế toán quản trị tại các công ty xây lắp 3 0.834 trên địa bàn tỉnh Long An Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.7. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 6 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 28 biến quan sát đặc trưng. Phân tích nhân tố khám phá 319
  5. Phân tích nhân tố á p á bi p ụ t u c Kết quả kiểm định Bartlett's bảng 2 cho thấy gi a các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.000 0.5), chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và d liệu phù hợp cho việc phân tích. Mặt khác, kết quả ở bảng 3 cho thấy với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 1 yếu tố được rút trích ra từ các biến quan sát. Phương sai trích là 76.7% > 50% là đạt yêu cầu. Phân tích nhân tố á p á bi c ập Ta có KMO = 0.712 thỏa điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1 nên phân tích nhân tố được chấp nhận với d liệu nghiên cứu. Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05 cho thấy kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố. Từ kết quả kiểm định cho thấy phương sai trích là 72.8% > 50% đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 5 yếu tố được rút trích ra từ 25 biến quan sát. Điều này cũng có nghĩa 5 yếu tố rút trích ra thể hiện khả năng giải thích được 72.8% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Nghiên cứu thực hiện chạy hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào một lượt, ta có: ả g 2. Thông số thống kê trong mô hình hồi qui bằ g p ư g p áp ter Hệ số c ưa c uẩ Hệ số T ố g ê a c g hóa c uẩ óa tu Mô hình Sai số t Sig. Hệ số Hệ B Beta số c uẩ Tolerance (Constant) VIF -.776 .240 -3.239 .001 NT .368 .061 .352 4.365 .000 .527 1.897 QM .464 .060 .450 6.086 .000 .530 1.888 DD .233 .061 .216 2.180 .011 .623 1.606 TD .329 .067 .304 3.433 .001 .495 2.021 CP .323 .064 .273 3.494 .001 .712 1.405 Biến phụ thuộc: (VD) Trong bảng số liệu khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập NT, QM, DD, TD và CP đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig. thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 0.05. Ngoài ra, hệ số V F của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 và hệ số Tolerance đều >0.5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến Bảng 3. Mức phù hợp của mô hình Sai số T ố g ê t a ổi Hệ số Hệ số c uẩ Mô Hệ số Hệ số R2 - của Hệ số ậc ậc Hệ số tự tự R2 hình R iệu ước Durbin- R2 F khi do 1 do 2 Watson c ỉ ượ g sau ổi khi ổi 1 .818a .735 .720 .51727 .735 83.924 5 151 1.948 a Biến độc lập: (Constant) NT, QM, DD, TD, CP b Biến phụ thuộc: VD 320
  6. Bảng trên cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.818 > 0.5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ gi a biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra hệ số xác định của mô hình hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0.720. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với d liệu 72.0%. Điều này cho biết khoảng 72.0%. sự biến thiên về vận dụng kế toán quản trị cho các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An, các phần còn lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 1.948 trong khoảng 1< D < 3 nên không có hiện tượng tự tương quan của các phần dư. P ư g trì ồi qu VD = 0.450*QM + 0.352*NT + 0.304* TD + 0.273*CP+ 0.216*DD 5. K t uậ v quản trị 5.1 Kết luận Như vậy, kết quả sau khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An cho ta thấy có 5 nhân tố đều tác động cùng chiều đến vấn đề nghiên cứu. Mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình được thể hiện như sau: ả g 4. Mức tác g của các bi c ập ả ư g bi p ụ t u c i c ập Hệ số Tỷ ệ % T ứ tự Hệ số Sig. beta tác g Nhận thức của nhà quản lý công ty 0.352 23% 2 0.00 < 0.05 Quy mô công ty 0.450 32% 1 0.00 < 0.05 Đặc điểm của ngành xây lắp 0.216 11% 5 0.01 < 0.05 Trình độ chuyên môn của cán bộ 0.304 19% 3 0.00 < 0.05 công nhân viên Chi phí cho việc vận dụng kế toán 0.273 15% 4 0.00 < 0.05 quản trị Qua số liệu ở bảng 4 cho thấy, nhân tố “Quy mô công ty” thực hiện có tác động mạnh nhất đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An; còn nhân tố tác động yếu nhất là nhân tố “Đặc điểm của ngành xây lắp”. Mặt khác, các hệ số sig của các biến đều nhỏ hơn 0.05, do vậy các giả thuyết được xây dựng ban đầu của nghiên cứu đều được chấp nhận. 5.2 Hàm ý chính sách Theo kết quả kiểm định mô hình trên, theo tác giả để có thể vận dụng được hiệu quả công cụ kế toán quản trị cho các công ty xây lắp trên địa bàn tỉnh Long An, nhà quản lý của công ty cần căn cứ quy mô của đơn vị; đặc điểm ngành nghề; trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên cũng tiềm lực của đơn vị về nhân sự, trình độ kỹ thuật cũng như điều kiện của đơn vị mà chọn nội dung, phương pháp kế toán quả trị phù hợp. Theo đó, đối với các công ty có quy mô nhỏ và vừa cần nhận thông tin để cung cấp cho nhà quản trị ra quyết định nhanh hoặc nhiều quyết định ngắn hạn nên áp dụng các nội dung, phương pháp kế toán quản trị cơ bản như quản trị chi phí, phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận; dự toán ngân sách; phân tích chi phí giá thành sản phẩm; phân biến động chi phí. Đối với các công ty có quy mô lớn đòi hỏi nhà quản trị đưa ra các quyết định gắn với việc thực hiện chiến lược dài hạn của đơn vị nên công ty cần vận dụng các nội dung, phương pháp KTQT như dự toán ngân sách; kế toán đánh giá trách nhiệm; thẻ điểm cân bằng. Mặt khác, đơn vị cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên bộ phận kế toán tham gia sinh hoạt, học tập bồi dưỡng thường xuyên và liên tục ở các hội nghề nghiệp chuyên ngành kế toán. Công ty cần chủ động mời các chuyên gia hoặc các giám đốc điều hành hoặc giám đốc tài chính đang áp dụng mô hình kế toán quản trị tại đơn vị của họ rất thành công đến giảng và nói chuyện chuyên đề nhằm tăng tính thực tế; đây chính là mô hình đào tạo gắn kết gi a lý thuyết và thực hành. 321
  7. T I I U TH M HẢO 1. Ahmed Belkaoui (2017), The Implementation of Management Accounting Practices and its Relationship with Performance in Small and Medium Enterprises. International Review of Management and Marketing, 7(1), 342-353. 2. Emmanuel, C., Otley, D., & Merchant, K. (1990). Accounting for management control. In Accounting for Management Control(pp. 357-384). Springer, Boston, MA. 3. Galbraith, J. K. (1973). Power and the useful economist. American Economic Review, 63(1), 1-11. 4. Ismail & King, Factors influencing the alignment of accounting information systems in small and medium sized Malaysian manufacturing firms, Journal of Information Systems and Small Business, 2007, vol. 1, no. 1-2, pp. 1-20. 5. Lucas, M., Prowle, M., & Lowth, G. (2013). Management accounting practices of (UK) small-medium-sized enterprises (SMEs). Improving SME performance through Management Accounting Education, 61(6), 13. 6. McChlery et al, 2004, Management Accounting Practices Among Small And Medium Enterprises, Proceedings of the 28th International Business Information Management Association Conference, 9-10. 7. Ray H. Garrison, Eric W. Noreen, Peter C. Brewer (2012), Managerial Accounting, McGraw Hill, Irwin, 13rd edition. 8. Trần Văn Tùng (2017), Kế toán chi phí giá thành, NXB Kinh tế TP.HCM, ISBN: 978- 604- 922-533-8. 322
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2