intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) nhằm nâng cao thành quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) nhằm nâng cao thành quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Việt Nam", ý nghĩa và tác dụng của phương pháp thẻ điểm cân bằng Balanced Scorecard (BSC) trong việc đánh giá thành quả hoạt động trong các công ty niêm yết được thảo luận và phân tích. Để thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định nhằm xác định mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) nhằm nâng cao thành quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC) NHẰM NÂNG CAO THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM FACTORS AFFECTING THE APPLICATION OF BALANCED SCORECARD (BSC) TO IMPROVE THE PERFORMANCE OF LISTED COMPANIES IN VIETNAM PGS.TS. Trần Văn Tùng, ThS. Ngô Ngọc Nguyên Thảo Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, ý nghĩa và tác dụng của phương pháp thẻ điểm cân bằng Balanced Scorecard (BSC) trong việc đánh giá thành quả hoạt động trong các công ty niêm yết được thảo luận và phân tích. Để thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định nhằm xác định mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định có bảy nhân tố đều có tác động cùng chiều đến việc vận dụng phương pháp BSC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam, trong đó nhân tố Nhận thức của nhà quản lý ảnh hưởng mạnh nhất, nhân tố tác động mạnh thứ hai là nhân tố Mức độ cạnh tranh, nhân tố tác động mạnh thứ ba là Chiến lược kinh doanh, thứ tư là nhân tố Đặc điểm bộ máy quản lý, thứ năm là nhân tố Trình độ công nghệ thông tin, thứ sáu là nhân tố Trình độ nhân viên công ty và cuối cùng là nhân tố phương pháp, kỹ thuật thực hiện có ảnh hưởng thấp nhất. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ có mối quan hệ tích cực và sự tác động giữa nhân tố vận dụng phương pháp BSC nhằm nâng cao thành quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Từ khóa: Thẻ điểm cân bằng (BSC), hiệu quả hoạt động, công ty niêm yết. ABSTRACT In this research, the authors focused on the meaning and impact of Balanced Scorecard (BSC) in the evaluation and improvement of performance of listed companies. The authors employed both qualitative and quantitative research methods to construct and evaluate the research model. Result of this research suggests that there are 7 factors affecting the application of BSC in listed companies in Vietnam; among those factors, Managers' awareness has the strongest impact, followed by Level of Competition, Business strategy, Characteristics of Management system, IT level, Staff skills, and Methods and Techniques applied. The research findings, on the other hand, demonstrate a positive relationship and the interaction between the elements that use the Balanced Scorecard approach to enhance the performance of listed companies in Vietnam Key words: Balanced Scorecard (BSC), performance, listed companies. 1. Đặt vấn đề Theo Atkinson, A; Kaplan, R.S et al, (2012), các công ty niêm yết ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của bất kỳ nước nào dù là nước phát triển hay đang phát triển. 1593
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Các công ty này ngoài việc tạo ra giá trị lợi nhuận, giá trị thặng dư cho đơn vị và xã hội, còn tạo ra việc làm tại các địa phương mà doanh nghiệp đặt cơ sở hoạt động. Để phát triển cũng như phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì các công ty niêm yết luôn đưa ra các quyết định liên quan đến lợi ích kinh tế và xã hội. Theo AW Ulwick (2002), quá trình ra quyết định phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết là rất quan trọng không được bỏ qua và việc đánh giá thành quả hoạt động của đơn vị dựa trên các khía cạnh tài chính, khách hàng, quản lý kinh doanh nội bộ, quá trình họfc hỏi và phát triển bằng những chỉ tiêu cụ thể và phù hợp với từng đơn vị là việc làm thật sự cần thiết trong quá trình quản lý của đơn vị. Phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) là một công cụ triển khai và đo lường thành quả hoạt động rất hữu hiệu, đảm bảo kết hợp các quan điểm trong quá trình ra quyết định, qua đó giúp nhà quản lý có cơ sở nhằm đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao thành quả hoạt động của các công ty. Phương pháp BSC không chỉ thiết lập các ưu tiên để hoàn thiện các quy trình quan trọng nhất, mà nó còn xác định được các quy trình hoàn toàn mới cần phải được thiết lập để đạt được các mục tiêu hiệu quả có tính đột phá của tổ chức đối với khách hàng và cổ đông. BSC cũng cung cấp những đơn vị đo lường – như giảm thời gian tiếp cận thị trường và những chu kỳ hoàn thành đơn hàng rút ngắn – những đơn vị đo lường có thể được sử dụng để đánh giá lợi ích của những dự án chuyển đổi và tái cơ cấu hoạt động. Những thước đo này khiến cho những dự án chuyển đổi không chỉ còn đơn thuần là những hoạt động cắt giảm chi phí. Cuối cùng, phương pháp BSC có thể hợp nhất việc lập kế hoạch chiến lược và lập kế hoạch ngân quỹ hoạt động, hai quy trình quản lý mà trước đó có tính riêng biệt và không thể kết hợp được. Với quy trình hợp nhất này, việc lập kế hoạch chiến lược dài hạn được tiến hành đồng thời với quá trình lập kế hoạch ngân quỹ hàng năm. Kết quả của quy trình này là một tập hợp các thước đo hoạt động và những mục tiêu phải đạt được nếu đơn vị kinh doanh theo đúng quỹ đạo để đạt được những kế hoạch dài hạn. Theo Otley (1999), thành quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh bao gồm mục tiêu hoạt động; chiến lược hoạt động; các chỉ tiêu thể hiện; công tác khen thưởng và hệ thống thông tin. Thành quả hoạt động của doanh nghiệp là những thông tin nhằm cung cấp cho các nhà quản trị thực hiện nhiệm vụ duy trì và phát triển các chuẩn hành vi trong hoạt động của doanh nghiệp. Theo Kaplan & Norton (1992), cấu trúc thành quả hoạt động của doanh nghiệp được phát triển để đo lường thành quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp. Thành quả được đánh giá bằng cả hai thước đo là tài chính và thước đo phi tài chính. Đối với hoạt động tài chính dùng các tiêu thức để đo lường bao gồm tổng thu nhập, thị phần, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư, …để so sánh với đối thủ cạnh tranh. Đối với các chỉ số phi tài chính được đánh giá thông qua sự hài lòng của khách hàng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phát triển và đào tạo nhân viên. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Lý thuyết dự phòng đã được phát triển và sử dụng bởi các nhà nghiên cứu kế toán quản trị giữa những năm 1970 đến những năm 1980. Lý thuyết dự phòng nghiên cứu kế toán quản trị nói chung và phương pháp BSC nói riêng trong một tổ chức trong mối quan hệ tương tác với môi trường hoạt động của tổ chức đó. Nói cách khác một hệ thống kế toán thích hợp với một tổ chức phụ thuộc vào đặc điểm và môi trường hoạt động cụ thể. Điều này có nghĩa là việc xây dựng một phương pháp BSC hiệu quả phải thích hợp với từng tổ chức, với môi trường bên trong và bên ngoài mà tổ chức đó đang hoạt động. Căn cứ vào lý thuyết dự phòng, nó cho biết cách thức các loại yếu tố thuộc đặc điểm và môi trường của doanh nghiệp tác động đến việc sử dụng các thông 1594
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tin do phương pháp BSC cung cấp. Nghiên cứu của Gordon & Miller (1976) được áp dụng cho nghiên cứu, theo đó lý thuyết dự phòng sẽ được vận dụng trong để giải thích sự ảnh hưởng của nhân tố Mức độ cạnh tranh; Chiến lược kinh doanh; Quy mô công ty; Bộ máy quản lý của công ty và Trình độ công nghệ thông tin đến hành vi vận dụng phương pháp BSC của công ty. Theo Nick and Clive (1993) lý thuyết lợi ích và chi phí khởi đầu vào năm 1808 do Albert Gallatin đề cập trong một dự án thủy lợi khi so sánh lợi ích và chi phí. Đến năm 1936, lý thuyết này chính thức được đề cập trong một đạo luật kiểm soát lũ lụt của Mỹ khi tiến hành một dự án liên quan đến thủy lợi phải cân nhắc đến lợi ích và chi phí. Sau đó, lý thuyết này đã được Eckstein (1958) nghiên cứu mở rộng cho kinh tế học về phúc lợi xã hội. Lý thuyết quan hệ lợi ích chỉ ra rằng lợi ích có được từ việc các thông tin kế toán được cung cấp phải được xem xét trong mối quan hệ với chi phí dùng để tạo ra và cung cấp thông tin đó. Xét một cách tổng thể thì lợi ích từ thông tin kế toán có thể phục vụ cho người sử dụng: là các bên có liên quan, là nhà đầu tư và ngay cả chính doanh nghiệp; còn chi phí thì do người lập báo cáo thông tin kế toán gánh chịu nhưng xét rộng ra thì chi phí này do xã hội gánh chịu. Vì vậy luôn luôn phải xem xét và cân bằng mối quan hệ này nhằm đảm bảo chi phí tạo ra không được vượt quá lợi ích mang lại. Mục đích của kế toán quản trị là nhằm hướng đến phục vụ nhu cầu quản trị doanh nghiệp, nên mỗi tổ chức khác nhau có yêu cầu về hệ thống thông tin kế toán quản trị khác nhau, vận dụng các công cụ kỹ thuật kế toán quản trị khác nhau. Lý thuyết này góp phần giải thích cho nhân tố Nhận thức của nhà quản lý; Phương pháp, kỹ thuật thực hiện; Trình độ của nhân viên kế toán cũng như trình độ công nghệ thông tin của một tổ chức khi vận dụng phương pháp kế toán quản trị như phương pháp BSC cho công ty. Kế thừa các nghiên cứu trước và việc vận dụng các lý thuyết nền ở trên, tác giả xây dựng môn hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu như sau: Nhận thức của nhà quản lý Mức độ cạnh tranh Chiến lược kinh doanh Vận dụng phương pháp BSC tại các công ty niêm Quy mô công ty yết ở Việt Nam Đặc điểm bộ máy quản lý công ty Phương pháp, kỹ thuật thực hiện Thành quả hoạt động tại Trình độ nhân viên công ty các công ty niêm yết ở Việt Nam Trình độ công nghệ thông tin Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 1595
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Để xem xét mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp BSC nhằm nâng cao thành quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Việt Nam, các giả thiết được xây dựng như sau: Giả thuyết H1: Nhân tố Nhận thức của nhà quản lý có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng phương pháp BSC nhằm nâng cao thành quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Giả thuyết H2: Nhân tố Mức độ cạnh tranh có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng phương pháp BSC nhằm nâng cao thành quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Giả thuyết H3: Nhân tố Chiến lược kinh doanh có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng phương pháp BSC nhằm nâng cao thành quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Giả thuyết H4: Nhân tố Quy mô công ty có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng phương pháp BSC nhằm nâng cao thành quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Giả thuyết H5: Nhân tố Đặc điểm bộ máy quản lý công ty có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng phương pháp BSC nhằm nâng cao thành quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Giả thuyết H6: Nhân tố Phương pháp, kỹ thuật thự chiện có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng phương pháp BSC nhằm nâng cao thành quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Giả thuyết H7: Nhân tố Trình độ nhân viên của công ty có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng phương pháp BSC nhằm nâng cao thành quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Giả thuyết H8: Nhân tố Trình độ công nghệ thông tin có tác động cùng chiều (+) đến việc vận dụng phương pháp BSC nhằm nâng cao thành quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Giả thuyết H9: Vận dụng phương pháp BSC có tác động cùng chiều (+) đến việc nâng cao thành quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 3.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Mẫu trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, thu thập dữ liệu từ 550 công ty niêm yết tại hai Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM của Việt Nam, thu về 518 phiếu, trong đó chỉ có 496 phiếu hợp lệ dưa vào phân tích (có 22 phiếu không hợp lệ chủ yếu là do thiếu thông tin hoặc trả lời không phù hợp với yêu cầu của tác giả). Đối tượng khảo sát là đại diện ban giám đốc của các doanh nghiệp phụ trách về công tác kế toán, tài chính của đơn vị. Tác giả mong muốn thu thập nhiều doanh nghiệp hơn để khảo sát nhưng không thể vì chỉ điều kiện khảo sát không cho phép. Thời gian tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu từ tháng 06/2021 đến tháng 8/2021 ở các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như ngành hàng tiêu dùng, ngành thực phẩm và ăn uống; ngành sản xuất công nghiệp; ngành công nghệ cao; ngành y khoa dược phẩm; … của các công ty thông qua công cụ google documents. Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng cho nghiên cứu này là phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM với AMOS – SPSS. Vì vậy, để đạt ước lượng tin cậy cho phương pháp này, theo George Tauchen (1986) mẫu thường phải có kích thước lớn n > 200. Dựa theo quy luật kinh nghiệm của Hair và cộng sự (2010), với 15-44 quan sát cho một biến số cần ước lượng, kích thước mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu này là 280 = 35x8, hoặc n > 50 + 8x số biến = 50 + 8x8 = 114. Kết hợp các nguyên tắc này, kích thước mẫu tối thiểu được tác giả chọn 1596
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cho nghiên cứu chính thức là n ≥ 280. Như vậy, với 496 phiếu được khảo sát để thu thập dữ liệu đưa vào phân tích đã vượt mẫu nghiên cứu tối thiểu 280 mẫu. 3.2. Phương trình hồi quy Tác giả xây dựng một phương trình hồi quy đa biến để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như sau: Trên cơ sở lý thuyết đề xuất phương trình hồi quy dự kiến phản ánh mối tương quan giữa các nhân tố tác động đến vận dụng phương pháp BSC nhằm nâng cao thành quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Theo phương trình hồi quy sau: VD = β0 + β1NT + β2CT + β3CL + β4 QM + β5BM + β6PK + β7TD + β8CN + δ Trong đó: β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 : hệ số hồi quy mô hình δ: sai số Biến phụ thuộc VD: Vận dụng phương pháp BSC. Biến độc lập: NT: Nhận thức của nhà quản lý; CT: Mức độ cạnh tranh; CL: Chiến lược kinh doanh; QM: Quy mô công ty; BM: Đặc điểm bộ máy quản lý công ty; PK: Phương pháp, kỹ thuật thực hiện; TD: Trình độ nhân viên công ty; CN: Trình độ công nghệ thông tin. 4. Kết quả nghiên cứu Kiểm định thang đo Kết quả kiểm nghiệm độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy: 43/43 biến quan sát của 10 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều đạt chuẩn, các nhân tố đều có tương quan biến với biến tổng lớn hơn 0.3; hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.7 nên có thể kết luận rằng độ tin cậy của các thang đo dùng trong mô hình đảm bảo độ tin cậy cho phép. Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả phân tích kiểm tra độ tin cậy của các thang đo sử dụng trong nghiên cứu. Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Số biến Số biến Hệ số tương ST quan sát quan sát Cronbach’s quan biến Thang đo T ban đầu sau khi Alpha tổng bé kiểm định nhất 1 Nhận thức của nhà quản lý (NT) 5 5 0.908 0.677 2 Mức độ cạnh tranh (CT) 5 5 0.878 0.665 3 Chiến lược kinh doanh (CL) 6 6 0.881 0.644 4 Quy mô doanh nghiệp (QM) 3 3 0.805 0.630 1597
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Đặc điểm bộ máy quản lý công ty 5 3 3 0.813 0.641 (BM) Phương pháp, kỹ thuật thực hiện 6 4 4 0.899 0.899 (PK) 7 Trình độ nhân viên công ty (TD) 5 5 0.865 0.612 8 Trình độ công nghệ thông tin (CN) 4 4 0.815 0.613 Vận dụng phương pháp BSC tại 9 các công ty niêm yết ở Việt Nam 4 4 0.830 0.611 (VD) Thành quả hoạt động tại các công 10 4 4 0.820 0.610 ty niêm yết ở Việt Nam (TQ) Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích SPSS Phân tích nhân tố khám phá EFA Khi phân tích EFA cho các thang đo trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có Eigenvalue > 1. Kết quả EFA cho thấy: Hệ số KMO = 0.906 và kiểm định Barlett có Sig.= .000 (< .05) cho thấy phân tích EFA là thích hợp. Bảng 4.2: Phân tích KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .906 Adequacy. Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 12552.390 Sphericity Df 990 Sig. .000 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích SPSS Tại Eigenvalue = 1.416 > 1 rút trích được từ 10 nhân tố từ 43 biến quan sát với tổng phương sai trích được là 69.452% (> 50%) và không có yếu tố mới nào được hình thành so với mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu. Như vậy, sau khi phân tích EFA thì 43 biến quan sát này đã đảm bảo được tiêu chuẩn phân tích EFA (đạt yêu cầu), không có biến nào bị loại ở giai đoạn này. Bảng 4.3: Phương sai trích các nhân tố - Total Variance Explained Rotation Extraction Sums of Squared Sums of Initial Eigenvalues Fact Loadings Squared or Loadingsa % of Cumulativ % of Cumulativ Total Total Total Variance e% Variance e% 1 11.365 25.255 25.255 10.988 24.418 24.418 7.117 2 3.716 8.258 33.513 3.325 7.388 31.806 5.462 3 2.636 5.859 39.372 2.253 5.008 36.814 5.899 1598
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4 2.548 5.662 45.034 2.172 4.827 41.640 4.853 5 2.364 5.252 50.286 1.973 4.385 46.025 5.052 6 2.174 4.832 55.118 1.834 4.075 50.100 6.308 7 1.925 4.277 59.395 1.527 3.394 53.494 7.609 8 1.599 3.553 62.948 1.232 2.739 56.233 3.450 9 1.511 3.358 66.306 1.139 2.531 58.764 3.647 10 1.416 3.147 69.452 1.002 2.226 60.990 3.863 11 .742 1.648 71.101 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích SPSS Dùng phương pháp EFA, phân tích riêng cho từng biến nhằm kiểm tra tính đa hướng của nhân tố và đánh giá thang đo cho các nhân tố. Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả phân tích EFA các thang đo Phương sai STT Thang đo KMO Eigenvalues Ghi chú trích Nhận thức của nhà quản lý 1 0.896 3.668 66.931 Chấp nhận (NT) 2 Mức độ cạnh tranh (CT) 0.880 3.365 59.219 Chấp nhận 3 Chiến lược kinh doanh (CL) 0.905 3.803 56.122 Chấp nhận 4 Quy mô công ty (QM) 0.702 2.166 58.804 Chấp nhận Đặc điểm bộ máy quản lý 5 0.713 2.194 59.869 Chấp nhận công ty (BM) Phương pháp, kỹ thuật thực 6 0.833 3.069 69.292 Chấp nhận hiện (PK) Trình độ nhân viên công ty 7 0.859 3.276 57.264 Chấp nhận (TD) Trình độ công nghệ thông tin 8 0.798 2.573 52.486 Chấp nhận (CN) Vận dụng phương pháp BSC 9 tại các công ty niêm yết ở 0.800 2.652 55.309 Chấp nhận Việt Nam (VD) Thành quả hoạt động tại các 10 công ty niêm yết ở Việt Nam 0.801 2.605 53.584 Chấp nhận (TQ) Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích SPSS 1599
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả CFA dạng các trọng số đã chuẩn hóa Estimate NT3
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Estimate BM3
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Kiểm định mô hình lý thuyết Sơ đồ 4.2: Kết quả kiểm định SEM mô hình lý thuyết Kết quả cho thấy mô hình có độ phù hợp với dữ liệu, Chi - bình phương =1178.301, bậc tự do = 823, CMIN/df =1.432 < 2, giá trị P =0.000. Các chỉ tiêu đo lường khác cũng đạt giá trị yêu cầu: TLI =0.963; CFI =0.966; GFI = 0.902 > 0.9, RMSEA = 0.030 0.5, các giá trị P = 0.000 nên có ý nghĩa thống kê. Chứng tỏ mô hình lý thuyết thích hợp với dữ liệu điều tra nghiên cứu. Kết quả cho thấy các mối quan hệ đều có tác động cùng chiều và trực tiếp đến việc vận dụng phương pháp BSC nhằm nâng cao thành quả hoạt động tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Bảng 4.6: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết Estimate S.E. C.R. P Vận dụng phương
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Estimate S.E. C.R. P ty niêm yết ở Việt Nam
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 4.8: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình lý thuyết Giả Tương quan Estimate S.E. C.R. P thuyết H1
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 quản lý công ty; Phương pháp, kỹ thuật thực hiện; Trình độ nhân viên công ty và Trình độ công nghệ thông tin tác động cùng chiều đến việc vận dụng phương pháp BSC; đồng thời việc vận dụng phương pháp phương pháp BSC có tác động tích cực đến nâng cao thành quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Qua kết quả kiểm định mô hình, theo tác giả để việc phương pháp BSC với việc nâng cao thành quả hoạt động của các công ty niêm yết tại Việt Nam, nhà quản lý công ty cần quan tâm đến các vấn đề sau: Thứ nhất, nhà quản lý công ty cần xem BSC như là công cụ cho một chiến lược duy nhất: Quá trình triển khai BSC bắt đầu từ việc phân tích tổng thể và đánh giá thực trạng công ty, từ tầm nhìn, sứ mệnh, kỳ vọng khách hàng, năng lực lõi (hay lợi thế cạnh tranh), chiến lược, hệ thống, quy trình, con người, văn hóa. Trên cơ sở phân tích bức tranh tổng thể, công ty lựa chọn 03 - 04 chiến lược để giúp đạt được tầm nhìn đã đặt ra. Các chiến lược này phải thỏa nguyên tắc giúp tận dụng hoặc xây dựng, phát triển năng lực cốt lõi (hay lợi thế cạnh tranh) riêng của công ty. Ứng với mỗi chiến lược được lựa chọn, công ty xác định các mục tiêu cần đạt được theo bốn phương diện của BSC, gồm tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển. Các mục tiêu này được liên kết chặt chẽ theo quan hệ nhân - quả, thông qua các đường kết nối dẫn từ phương diện học hỏi và phát triển, tạo thành một sơ đồ chiến lược thành phần. Mặt khác, để giúp đạt được các mục tiêu trên sơ đồ chiến lược, công ty cần xây dựng một danh mục các giải pháp chiến lược trọng tâm. Vì BSC là công cụ xây dựng, thực thi và quản trị chiến lược, do vậy quá trình rà soát tính hiệu quả và tính hợp lý của các tiêu chí đo lường cũng như việc thực thi các dự án trọng tâm cần được thực hiện thường xuyên, nhằm linh hoạt đưa ra các hiệu chỉnh kịp thời. Thứ hai, nhà quản lý cần nhận thức được sự cần thiết và sự hữu ích khi áp dụng phương pháp BSC trong việc đo lường thành quả hoạt động của đơn vị theo phạm vi toàn công ty; theo từng bộ phận thậm chí theo từng cá nhân trong đơn vị. Nhà quản trị phải có định hướng xây dựng hệ thống phương pháp BSC cho đơn vị mình đang điều hành; đồng thời phải chấp nhận bỏ ra chi phí hợp lý để triển khai việc vận dụng này. Từ đó, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt việc tập huấn đào tạo cho cán bộ nhân viên; nâng cao trình độ nhân viên công ty để có thể hiểu và đồng thuận nhằm thực hiện được các phương pháp kỹ thuật trong điều kiện sử dụng công nghệ thông tin để công việc triển khai, vận dụng phương pháp BSC được thực hiện bài bản và hiệu quả tại đơn vị. Hạn chế của đề tài chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu tác động của một số nhân tố bên trong mà chưa nghiên cứu các nhân tố bên ngoài tác động đến việc vận dụng phương pháp BSC cho các công ty. Mặt khác, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu là các một số công ty niêm yết ở Việt Nam do vậy cỡ mẫu nghiên cứu chưa đủ đại diện cho toàn bộ hình thức sở hữu này. 1605
  14. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Atkinson, A; Kaplan, R.S & et al, 2012, Management Accounting: Information for Decision-Making and Strategy Execution, 6th ed. Hoboken, NJ: John Wiley & Sons. [2] AW Ulwick (2002), Turn Customer Input into Innovatio, Harvard Business Review, pages 91-97. [3] Kaplan, R. S. và D. P. Norton. 1996. Balanced Scorecard: Kaplan, R. S. and D. P. Norton. 1996. The Balanced Scorecard: Translating Strategy into Action Boston: Harvard Business School Press (Summary by Chris Hourigan Master of Accountancy Program University of South Florida, Fall 2002). [4] Kaplan, R. S. và D. P. Norton. 1996. Balanced Scorecard: Kaplan, R. S. and D. P. Norton. 1996. The Balanced Scorecard: Translating Strategy into Action Boston: Harvard Business School Press (Summary by Chris Hourigan Master of Accountancy Program University of South Florida, Fall 2002). [5] George Tauchen, Statistical Properties of Generalized Method-of-Moments Estimators of Structural Parameters Obtained From Financial Market Data, Journal of Business & Economic Statistics, Volume 4, 1986. [6] Eckstein O., 1958. Water resource development: The Economics of Project Evaluation, Cambridge, MA, Harvard University Press. [7] Gordon, L. A., & Miller, D. (1976). A contingency framework for the design of accounting informations systems. Accounting, Organizations and Society, 1, 59-69. [8] Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., and Anderson, R. E. (2010). Multivariate Data Analysis. New Jersey: Pearson Academic. [9] Nick Hanley and Clive L. Spash, 1993. Cost – Benefits analysis and the environment, Edward Elgar Northampton, MA USA. 1606
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1