intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các phản ứng bất lợi của thuốc (ADR)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của tài liệu "Các phản ứng bất lợi của thuốc (ADR)" giúp các bạn đọc nêu được định nghĩa, cách phân loại, nguyên nhân gây ra ADRs và nhóm yếu tố liên quan đến sự phát sinh ADRs; Áp dụng được việc theo dõi ADRs tại bệnh viện, Cách báo cáo ADRs và cách xử lý khi phát hiện ADRs. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các phản ứng bất lợi của thuốc (ADR)

  1. CÁC PHẢN ỨNG BẤT LỢI CỦA THUỐC (ADR) MỤC TIÊU: ­ Nêu được định nghĩa, cách phân loại, nguyên nhân gây ra ADRs và  nhóm yếu tố liên quan đến sự phát sinh ADRs. ­ Áp dụng được việc theo dõi ADRs tại bệnh viện, Cách báo cáo ADRs  và cách xử lý khi phát hiện ADRs. I. ĐẠI CƯƠNG *Tình hình chung về ADRs ­ Tỷ  lệ  ADR  ở  các nước là khá cao,  ở  Mỹ  ADR đứng hàng thứ  4 sau   các bệnh Tim mạch, Ung thư và Đột quỵ.          ­ Chi phí dành cho điều trị ADR ở một số nước Châu Âu chiếm từ 15 ­   20% ngân sách Bệnh viện. ­ Những nhóm thuốc thường hay gây ra ADR là Kháng sinh, Chống   đông, Chống co giật, Tim mạch, Thấp khớp, Dạ dày, Hô hấp, Giảm đau... ­ Trong quý I năm 2014, Trung tâm DI & ADR Quốc gia và Trung tâm DI &   ADR khu vực TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và xử lý 1723 báo cáo. Trong đó,   1477 báo cáo ADR tự nguyện được gửi từ các cơ sở khám, chữa bệnh, 98 báo cáo  từ hoạt động báo cáo tự nguyện có chủ đích và 151 báo cáo ADR xảy ra trên lãnh  thổ Việt Nam từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm. Chi tiết số lượng   báo cáo đã nhận được lũy tiến từ tháng 1 đến tháng 3 được trình bày trong hình  1
  2. Hình 1: Số lượng báo cáo ADR lũy tiến theo từng tháng 1. MỘT SỐ THUẬT NGỮ  ­  Phản   ứng   có   hại   của   thuốc   (ADR   –   Adverse   Drug   Reaction)   ộc hại ,   không định trước  và  “Phản ứng có hại của thuốc là một phản ứng đ xuất hiện  ở  li    ều thường dùng  cho người để  phòng bệnh, chẩn đoán hoặc  chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý” (định nghĩa của Tổ  chức   Y   tế   thế   giới   ­   WHO).    Định nghĩa này không bao gồm các trường hợp dùng sai thuốc hay  dùng không đúng liều chỉ định. ­  Phản  ứng có hại nghiêm trọng của thuốc (Serious Adverse Drug   Reaction): Là các phản ứng có hại dẫn đến một trong những hậu quả: tử vong; đe dọa   tính mạng; phải nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện; để lại di chứng   nặng nề  hoặc vĩnh viễn; gây dị  tật bấm sinh  ở  thai nhi; và các hậu quả  tương tự khác. ­  Tác   dụng   phụ/Tác   dụng   không   mong   muốn   (Side   effect): Là tác dụng không được định trước của một chế phẩm thuốc xảy ra  ở liều   thông thường sử  dụng  ở  người và có liên quan đến đặc tính dược lý của  thuốc. 2
  3. ­  Biến   cố   bất   lợi   liên   quan   đến   thuốc   (Adverse   Drug   Event) Là bất kỳ một biến cố nào xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc khi điều trị  nhưng không nhất thiết là do phác đồ điều trị gây ra, nguyên nhân chưa được  xác định, không chỉ do thuốc mà có thể do các yếu tố khác như sự tiến triển   nặng thêm của bệnh hay do bệnh khác phát sinh. 2. PHÂN LOẠI ADRs Tuỳ theo các tiêu chí, ADR được phân loại như sau.  2.1. Theo tần xuất gặp :     ­ Thường gặp : ADR > 1/100 cas. ­ Ít gặp : 1/1000 
  4. ­ Liên quan đến liều ­ Phổ  biến nhất (chiếm 80%  tổng số các ADR) ­Tăng   đường   huyết   do  ­   Gợi   ý   liên   quan   đến   thời  insulin gian ­Hoại   tử   gan   do­ Gi   ảm liều hoặc  ­   Liên   quan   đến   tác   dụng  paracetamol ngừng sử dụng dược lý của thuốc Type A  ­Xuất huyết do warfarin ­   Quan   tâm   đến  ­ Có thể tiên lượng được (tăng lên) ­Giảm   glucose   huyết   doả   nh   hưởng   của  ­   Mức   độ   đa   dạng,   nhưng   sulphonylureas phác   đồ   đồng  thường là nhẹ ­Đau   đầu   do   glyceryl­th   ời ­  Tỷ lệ xảy ra cao trinitrate. ­  Tỷ lệ tử vong thấp   ­  Có thể sinh sản ­Phát ban do thuốc ­Phản   ứng   quá   mẫn   với  ­ Không phụ thuộc liều peniciline ­ Không phổ biến ­Viêm gan do halothane ­   Không   liên   quan   đến   tác  ­Tăng   những   tác   động   lên  dụng dược lý của thuốc hồng   cầu   tới   tổn   thương  Type B ­ Không thể tiên lượng Ngưng   và   tránh  oxy hóa bởi một số  thuốc  (lạ) ­ Mức độ đa dạng, tỷ lệ nặng  sử dụng lần sau đối   với   những   bệnh   nhân  nhiều hơn type A thiếu   G6PD   (mục   tiêu  ­ Tỷ lệ xảy ra cao chính   của   hệ   thống   cảnh  ­ Tỷ lệ tử vong cao giác   dược   là   xác   định  ­ Khó hồi phục những ảnh hưởng như vậy  càng sớm càng tốt) ­Ức chế  trục thượng thận­ ­ Không phổ biến tuyến   yên   ­   dưới   đồi   doGi   ảm   liều   hoặc  Type C ­ Liên quan đến tích lũy thuốc corticosteroid ngưng   thuốc   từ  (mãn tính) ­ Phơi nhiễm trong thời gian  ­ Bệnh thận do dùng thuốctừ   dài giảm đau. 4
  5. ­   Tăng   nguy   cơ   ung   thư  ­ Không phổ biến màng   trong   dạ   con   với  ­ Thường liên quan đến liều tamoxifen Type D  ­   Được   xem   là   phơi   nhiễm  Thường   khó  ­   Khả   năng   quái   thai   do  (chậm) kéo   dài   tới   một   thuốc   hoặc   kiểm soát thuôc phơi nhiễm  ở  một điểm mốc  ­ Chứng rối loạn vận động  quan trọng muộn với thuốc an thần Type E  ­ Không phổ biến ­   Hội   chứng   cai   sau   khi  (ngưng sử  ­   Xảy   ra   ngay   khi   ngưngng   ừng opiote Sử   dụng   lại   và  dụng­ cai  thuốc ­ Tăng huyết áp trở  lại khigi   ảm liều từ từ thuốc)   ngừng clonidine Tăng   liều   hoặc  Type F ­ Phổ biến ­ Thuốc không hiệu quả thay đổi tác nhân  (thất bại  ­ Có thể liên quan đến liều ­ Dùng quá liều điều trị trong điều  ­Thường gây ra bởi tương tác­    Phản   ứng   sưng   tấy,Xem xét đ   ến  ảnh  trị) thuốc chống thải ghép. hưởng   của   phác  đồ đồng thời Trong số  những phản  ứng trên người ta thường chú ý đến loại B vì  thường gây hậu quả  nghiêm trọng. Một số  phản  ứng loại B quan trọng là:   Sốc phản vệ, Phản ứng giả sốc phản vệ, Bệnh gan, thận, Bệnh tủy xượng, … 3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ PHÁT SINH ADRs     Có 3 nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến ADR của thuốc: Thuốc,  Bệnh nhân và Bác sĩ 3.1. Yếu tố thuộc về thuốc bao gồm:         ­ Đặc điểm hóa lý và dược lý học của thuốc         ­ Đặc điểm bào chế         ­ Liều lượng sử dụng         ­ Tỷ lệ và đường dùng của thuốc    Ta có một ví dụ  điển hình về  nhóm yếu tố  này. Đó là Diazepam (hay   Seduxen)  truyền tĩnh  mạch.  Chúng ta  đã  gặp  phản  ứng  kết  tủa  khi tiêm  truyền Seduxen trộn lẫn với thuốc khác. Hiện tượng này là do đặc điểm bào  chế  thuốc Seduxen tiêm dùng cho các nước có thời tiết nhiệt đới như  Việt  nam chúng ta, các nhà sản xuất đã dùng Natri bisulfit để  bảo quản thuốc,  5
  6. chất này gây kết tủa khi chúng ta trộn nó với thuốc khác. Vì vậy khi dùng   Diazepam thì không được trộn với bất kì thuốc gì. Yếu tố  thuộc về thuốc như là công nghệ  bào chế  hoặc điều kiện bảo   quản  thuốc trong nhiều trường hợp đã gây ra   phản  ứng có hại của thuốc.  Điều này lí giải nguyên nhân một số  trường hợp sốc phản vệ. Tại Philipin   năm 2000, theo GS MARAMBA cho biêt: khi dùng Tetraxylin đường uống đã  gây tai biến rất nặng nề cho không ít bệnh nhân, đó là tai biến gay suy thận.  Lô thuốc này do CBM viện trợ, mặc dù thuốc vẫn còn hạn dùng, song trên  thực tế qua kiểm tra đã bị oxy hoá. Nguyên nhân có thể do bảo quản   không  đúng điều kiện quy định. Về   yếu   tố   liều   lượng   và   cách   dùng,   người   ta   tổng   kết   về   thuốc  Praziquantel, thuốc chống sán có trong danh mục thiết yếu của Bộ  Y Tế  Việt Nam. Có tới 40% số bệnh nhân bị đau bụng. Khi chia liều sử dụng làm  3 lần/ngày thì chỉ  có 5% bệnh nhân bị  đau bụng.  Vì vậy hướng dẫn bệnh  nhân dùng thuốc cẩn thận đúng quy cách là rất quan trọng. 3.2­  Yếu tố thuộc về bệnh nhân:         ­ Đặc điểm sinh lý của người bệnh         ­ Giới tính         ­ Trạng thái có thai         ­ Di truyền       Một ví dụ rất điển hình về  nhóm yếu tố  này là giới nữ  mẫn cảm hơn  so với giới nam đối với Cloramphenicol hay Fansidar, hay là thuốc  ức chế  men chuyển (thuốc hay dùng trong điều trị  tim mạch) gây quái thai và huỷ  hoại một số cơ quan chức năng của thai nhi khi người mẹ dùng chúng trong  thới kì mang thai. 3.3­ Yếu tố thuộc về bác sĩ:        ­ Kiến thức        ­ Y đức Để  có được một kiến thức đầy đủ  về  thuốc là rất khó khăn khi mà   hiện nay có quá nhiều hoạt chất mới với cơ chế phức tạp, hàng loạt các biệt   dược khác nhau được tung ra thị trường. Vì vậy, bên cạnh việc Dược sĩ phải  hướng dẫn cho bác sĩ các cảnh báo rõ ràng về tác dụng có hại của thuốc thì   còn phải kiểm tra lỗi trong việc kê đơn và hủy đơn nếu cần. 3.4. Các yếu tố khác ­ Dùng đồng thời 2 hay nhiều loại thuốc ­ Nghiện rượu, thuốc lá ­ Tác nhân môi trường 6
  7. Đặc biệt khi muốn dùng kết hợp nhiều thứ thuốc chúng ta phải loại trừ  được các tương kỵ hoá lý. Ví dụ: + Không pha lẫn Aminoglycozid (Gentamixin, Ampixilin) với Lidocain + Không pha lẫn Cephalosporin và Aminoglycozid Trường hợp bắt buộc phải dùng phối hợp, ta khắc phục bằng cách tiêm  riêng rẽ  và cách nhau một khoảng thời gian sao chochúng ta đã kịp hoà tan   vào dịch sinh học khi chúng gặp nhau. Tránh dùng phối hợp Aminoglycozid  và Furosemide vì như vậy độc tính của chúng bị tăng nặng. Một cách lưu ý khi dùng phối hợp 2 káng sinh  (KS)  cho bệnh nhân: Có 3 trường hợp xảy ra: + Kết hợp kháng sinh kìm khuẩn + kháng sinh kìm khuẩn = hiệu quả  tốt + KS diệt khuẩn + KS diệt khuẩn = Hiệu quả cộng hưởng + Phối hợp không tốt II. THEO DÕI PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC 1. Sự cần thiết phải báo cáo ADR:  Các thông tin về tính an toàn trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm   lâm sàng của 1 thuốc không thể ghi nhận tất cả các ADR có thể xảy ra do: ­  Các thử  nghiệm trên động vật không đủ  để  xác định độ  an toàn của   thuốc trên người. ­ Những bệnh nhân tham gia thử nghiệm là những đối tượng đã qua lựa  chọn, số  lượng hạn chế, điều kiện thử  nghiệm khác biệt với thực tế, thời   gian thử nghiệm ngắn, do đó chưa phản ánh đầy đủ các ADR của thuốc. ­ Tại thời điểm lưu hành thuốc các thông tin ADRs, tương tác thuốc,…   chưa có nhiều do số người sử dụng chưa lớn, khó phát hiện được các ADR  có tần suất thấp.  Việc giám sát sau khi lưu hành thuốc rất quan trọng, báo cáo ADR là   trách nhiệm của các cán bộ y tế. 2. Vai trò của báo cáo ADR: Cung cấp thông tin thu hồi thuốc có độc tính cao. Ví dụ: thalidomid, terfenadin,... Thay đổi thông tin trên sản phẩm khi đã có những thông tin mới từ  báo cáo ADRs. Ví dụ: Losartan đưa ra thị trường Mỹ năm 1995, sau đó ghi nhận và bổ  sung: viêm mạch, ban xuất huyết, dị ứng, sốc phản vệ,... 3. Theo dõi phản ứng có hại của thuốc tại bệnh viện: 7
  8. 3.1. Tại sao phải theo dõi? Hệ thông B́ ệnh viện phai là n ̉ ơi đi đầu, là côt lõi cua công tác theo dõi ́ ̉   ̉ ưng co hai cua thuôc vì:   các phan  ́ ́ ̣ ̉ ́ a.  Tầm quan trọng cua công tác này.   ̉ b.  Bệnh viện là nơi sử dụng thuôc r ́ ất lớn.   c.   Nguồn thuôc ś ử  dụng trong bệnh viện hoàn toàn co th ́ ể  xác đinh ̣   thông qua Khoa Dược Bệnh viện.   d.  Bệnh nhân được điều tri trong b ̣ ệnh viện một thời gian nhất đinh, có ̣   thể kiểm soát được các thuôc s ́ ử dụng.   e.  Co ś ự theo dõi đầy đu và h ̉ ệ thông hàng ngày, hàng gi ́ ờ cua các nhân ̉   viên y tế  (Bác si, D ̃ ược si, Đi ̃ ều dưỡng, …) dưới sự  chỉ  đao tr ̣ ực tiếp cuả   Hội đồng thuôc và đi ́ ều tri cua B ̣ ̉ ệnh viện.   3.2 Thông báo những gì? Tất cả những phản ứng có hại trầm trọng hoặc các phản ứng nghi ngờ  là do thuốc gây ra. a. Phản ứng có hại trầm trọng :   Làm cho bệnh nhân phải nhập viện hoặc kéo dài thời gian nhập   viện  Đặt bệnh nhân vào tình trạng nguy hiểm hoặc tử vong. b. Phản ứng nghi ngờ là do thuốc gây ra:  Ngay cả khi mối liên hệ không chắc chắn.  Tương tác thuốc có thể hiện về mặt lâm sàng hoặc sinh lý  Dùng thuốc sai  Phụ nữ mang thai dùng nhiều thuốc. 3.3. Báo cáo như thế nào? a. Thông tin về Bệnh nhân b. Thông tin về dược phẩm bị nghi ngờ c. Thông tin về phản ứng bất lợi về dược phẩm d. Thông tin về người báo cáo. Phải dựa trên cơ  sở  những tác dụng có hại và tác dụng phụ  nghi vấn.  Không cần thiết phải xác nhận những triệu chứng nhận xét thấy có thật sự  là tác dụng có hại hay phụ không. Ý tưởng tổng quát của việc báo cáo là thu  thập dấu hiệu, dựa trên những quan sát nghề nghiệp từ những tình huống mà  người   bệnh   dùng   thuốc,   thấy   có   phản   ứng   và   triệu   chứng   không   mong  muốn. 8
  9. Khi những phản  ứng này xảy ra, điều quan trọng là phải mô tả  kỹ  các  triệu chứng, thời gian triệu chứng xuất hiện, kết thúc và ghi chép tất cả  những thuốc mà người bệnh đã dùng. Cũng cần hỏi người bệnh về tự dùng  thuốc và thuốc cổ truyền. Cần thông tin về tình hình bệnh của người bệnh,   và thông tin về thời gian của tất cả các thuốc mà người bệnh được cho dùng   hoặc đã tự  dùng. Theo nguyên tắc, mọi phản  ứng nghiêm trọng và đặc biệt  tất cả  những phản  ứng có hại gây chết người hoặc đe dọa tính mạng phải   được báo cáo. Trong khi điều trị  với thuốc mới, có một nguyên tắc quốc tế  là phải báo cáo ngay mọi phản  ứng và triệu chứng không mong muốn phát  hiện được. 3.4 Ai là người nên báo cáo về phản ứng có hại của thuốc? Tất cả các cán bộ y tế, bao gồm: Bác sĩ Dược sĩ Y tá, điều dưỡng, nữ hộ sinh Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác Mỗi bác sĩ, cán bộ  y tế  hoặc dược sĩ có trách nhiệm nghề  nghiệp với   bệnh nhân của mình, giáo dục và cho lời khuyên nhằm mục đích hạn chế  nguy cơ. Mọi cán bộ y tế sau đó có trách nhiệm phải báo cáo về nghi vấn tác  dụng không mong muốn nếu triệu chứng xảy ra có thể chỉ ra rằng đó là một   tác dụng không mong muốn có hại. 4. Phòng ngừa ADR Nhiều phản  ứng có hại của thuốc, tương tác thuốc và tác dụng phụ có   thể phòng ngừa, nếu tuân thủ những nguyên tắc sau đây: ­  Không bao giờ kê đơn bất kỳ thuốc nào mà không có chỉ định rõ ràng   biện minh cho việc kê đơn thuốc đó. ­ Nếu người bệnh mang thai, rất hạn chế dùng thuốc. ­ Hỏi người bệnh về  dị   ứng. Dị   ứng mắc trước đó là một yếu tố  dự  đoán tin cậy về nguy cơ dị ứng với thuốc. ­ Hỏi người bệnh xem trước đó đã dùng bất kỳ thuốc nào chưa, kể cả  những thuốc tự  dùng. Sử  dụng thuốc trước đó cũng có thể  gây tương tác   thuốc nghiêm trọng và bất ngờ. ­ Tránh những phối hợp thuốc không cần thiết. Hãy dùng càng ít thuốc  nếu có thể. ­ Tuổi tác, các bệnh gan hoặc thận có thể   ảnh hưởng đến chuyển hóa  và khả  năng đào thải thuốc.  Ở  những người bệnh này, cần phải dùng liều   thấp hơn bình thường. 9
  10. ­ Cung cấp những chỉ  dẫn thật rõ ràng và giáo dục bệnh nhân, cả  về  bệnh và về cách sử dụng đúng thuốc đã kê đơn. ­ Khi có nguy cơ là các thuốc được kê đơn có thể gây phản ứng có hại,  phải giáo dục người bệnh về cách nhận biết các triệu chứng sớm, như vậy   vấn đề phản ứng có hại có thể được điều trị sớm ở mức có thể. 5. Hệ thống theo dõi ADRs Khoa Dược bệnh viện (Đơn vị Thông tin thuốc) Điều dưỡng 40 Nguồn: David Lee. “Pharmacovigilance: the role of hospitals”, Hội thảo tăng cường an toàn thuốc và cánh giác dược ở Việt Nam. Tháng 12/2010, Hà Nội. Ca lâm sàng ADR Báo cáo viên (Điền vào mẫu báo cáo) Hội đồng thuốc và điều trị (Bệnh viên) 10 Trung tâm lưu trữ tài liệu Phân tích các dữ liệu
  11. Văn phòng ADR   Hệ thống theo dõi ADR ở Philipin TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Harrison’s Principles of Internal Medicine; Edition 17th; 2008 2. Bộ Y tế (2006) , Dược thư quốc gia Việt Nam, NXB Y Học. 3. Bộ Y tế (2006) , Dược lâm sàng, NXB Y Học. 4. Trần thị thu Hằng (2007), Dược lực học, NXB Phương Đông. 5. Bộ  môn Dược lý­ Trường Đại học Y Dược Cần Thơ  (2012),  Giáo   trình DƯỢC LÂM SÀNG I. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2