intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các phương pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ?

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

124
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã hình thành hệ miễn dịch, cần phải tăng cường dần hệ miễn dịch khi trẻ được sinh ra và lớn lên. Nếu không được hiểu và chăm sóc đúng cách, hệ miễn dịch này sẽ dần bị hao hụt, khiến trẻ có sức đề kháng kém và dễ mắc các loại bệnh nhất là về hô hấp và tiêu hóa. Sau đây sẽ là một số lời tư vấn của các chuyên gia nhi khoa và dinh dưỡng đối với việc hỗ trợ, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các phương pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ?

  1. Các phương pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ? Từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã hình thành hệ miễn dịch, cần phải tăng cường dần hệ miễn dịch khi trẻ được sinh ra và lớn lên. Nếu không được hiểu và chăm sóc đúng cách, hệ miễn dịch này sẽ dần bị hao hụt, khiến trẻ có sức đề kháng kém và dễ mắc các loại bệnh nhất là về hô hấp và tiêu hóa. Sau đây sẽ là một số lời tư vấn của các chuyên gia nhi khoa và dinh dưỡng đối với việc hỗ trợ, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
  2. - Trẻ nhỏ từ khi sinh ra đã hình thành hệ miễn dịch trong cơ thể. Hệ miễn dịch này có được và phát triển dần trong quá trình mang thai của người mẹ. Khi chào đời, hệ miễn dịch sẽ được tăng cường qua nguồn sữa mẹ và từ nguồn dinh dưỡng được bổ sung. - Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh rất cần nguồn sữa mẹ vì đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng và không có loại sữa bột nào có thể thay thế. Thực tế cho thấy, những trẻ sơ sinh được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 2 năm, sức đề kháng sẽ vượt trội hơn hẳn so với những đứa trẻ không được bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bà mẹ, do cơ địa ít sữa hoặc phải lo kiếm sống nên nguồn sữa cạn dần, phải sử dụng bổ sung nguồn sữa ngoài. Do quá lo cho con
  3. mà không ít bà mẹ khi nghe nhắc đến bất kỳ loại sữa mới nào cũng sẵn sàng đổi sữa. Lợi bất cập hại, do đổi sữa nhiều lần và liên tục, trẻ lại mắc phải các triệu chứng: nôn trớ hoặc tiêu chảy. - Kháng thể trong cơ thể trẻ do mẹ tạo ra trong quá trình mang thai đến 6 tháng tuổi sẽ dần cạn kiệt. Từ 6 tháng - 2 tuổi, sức đề kháng của trẻ rất yếu. Đây là thời điểm nhạy cảm để các loại virus nguy hiểm xâm nhập vào cơ thể khiến trẻ dễ dàng mắc bệnh. Trong giai đoạn này, trẻ thường mắc các bệnh về hô hấp, tiêu chảy, sốt. Đối với những trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch do thiếu nguồn sữa mẹ và do bệnh lý, khả năng nhiễm bệnh còn cao hơn nhiều. - Theo các chuyên gia dinh dưỡng và nhi khoa, chế độ dinh dưỡng và nguồn sữa bổ sung trong thời kỳ ăn dặm là rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Đối với trẻ hay mắc phải các bệnh lý về hô hấp, nhất là viêm phổi, các bậc phụ huynh nên theo dõi chặt chẽ đến nhịp thở của trẻ.
  4. Nếu trẻ có nhịp thở bất thường, bỏ bú hoặc chỉ bú được khoảng 1/3 so với bình thường, nên cho trẻ đi khám ngay. Vitamin A thực sự rất cần thiết cho trẻ phòng chống các bệnh về đường hô hấp. Đối với các bệnh về đường tiêu hóa, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong việc chế biến thức ăn và chăm sóc trẻ là điều kiện quan trọng hàng đầu. Đối với những trẻ hay bị tiêu chảy, nên bổ sung men tiêu hóa thường xuyên để tái tạo lại niêm mạc ruột.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2