Các rào cản trong chuỗi giá trị nông nghiệp tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trong bối cảnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp
lượt xem 4
download
Nghiên cứu này có mục tiêu phân tích những rào cản trong quá trình phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp ở miền núi phía Bắc của Việt Nam. Với khảo sát bằng bảng hỏi, nghiên cứu này chỉ ra rằng, yếu tố thông tin thị trường và chất lượng cơ sở hạ tầng đang là những điểm nghẽn trong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp. Từ đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những hướng thay đổi chính sách phù hợp với giai đoạn tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các rào cản trong chuỗi giá trị nông nghiệp tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trong bối cảnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 50. CÁC RÀO CẢN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP ThS. Mai Quốc Bảo* ThS.NCS. Nguyễn Văn Đại** Ngô Bá Long*** Tóm tắt Các nghiên cứu về chuỗi giá trị trong thời gian gần đây đang chuyển dần sang hướng phân tích về chuỗi giá trị toàn cầu của ngành nông nghiệp. Trong khi đó, chuỗi giá trị trong nước lại ít được quan tâm. Nghiên cứu này có mục tiêu phân tích những rào cản trong quá trình phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp ở miền núi phía Bắc của Việt Nam. Với khảo sát bằng bảng hỏi, nghiên cứu này chỉ ra rằng, yếu tố thông tin thị trường và chất lượng cơ sở hạ tầng đang là những điểm nghẽn trong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp. Từ đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những hướng thay đổi chính sách phù hợp với giai đoạn tới. Từ khóa: Chuỗi giá trị, nông nghiệp, miền núi phía Bắc 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi dân số thế giới tiếp cận 8 tỷ người và tiếp tục tăng cao, nó gia tăng áp lực lên các chuỗi giá trị nông nghiệp nhằm cung cấp sản xuất, phân phối và tiêu dùng lương thực bền vững, đồng thời với trách nhiệm tăng cường phúc lợi cho con người và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm (Gómez và cộng sự, 2011; FAO, 2017a). Kết quả là các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức phát triển, các tổ chức xã hội dân sự và các doanh nghiệp tư nhân đang quan tâm đến việc xem xét vai trò của thị trường nông sản và thực phẩm trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững mang lại lợi ích cho con người (OECD - FAO, 2018). Các chuỗi giá trị nông nghiệp đang trải qua những chuyển đổi sâu sắc và đang phải đối mặt * Khoa Kế hoạch và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ** Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân *** Sinh viên Lớp Anh 3, Chương trình tiên tiến, Khoa Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Ngoại thương 658
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 với nhiều thách thức về môi trường và xã hội. Nhiều người vẫn bị loại khỏi việc tham gia vào thị trường và việc cân bằng nhu cầu đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm (ví dụ, đất và nước). Thay đổi chế độ ăn uống và sở thích của người tiêu dùng, và thực tế của biến đổi khí hậu, cả hai đều làm tăng thêm thách thức trong việc cung cấp thực phẩm có chất lượng cho một quy mô dân số tăng lên toàn cầu. Trái lại, ngành nông nghiệp của nhiều nước đang phát triển tiếp tục bị chi phối bởi sản xuất quy mô nhỏ, manh mún. Thương mại hóa chăn nuôi quy mô nhỏ tự cung tự cấp là một phần không thể thiếu của tăng trưởng kinh tế và cần thiết để nuôi dân số đô thị ngày càng tăng (Carletto và cộng sự, 2017). Sự tham gia thị trường của các nông hộ nhỏ thường cao, ngay cả trong các nhóm yếu thế như phụ nữ làm chủ hộ và các hộ gia đình đặc biệt thiếu vốn (Carletto và cộng sự, 2017). Mức độ thương mại hóa thường thấp; và hầu hết, nông dân bán cây lương thực theo mùa tại các chợ địa phương, với tỷ suất lợi nhuận tương đối nhỏ (Carletto và cộng sự, 2017; Pingali, 2001). Thật vậy, nhiều nông dân ở các nước đang phát triển bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn của thu nhập thấy (do thặng dư thị trường nhỏ) nguồn lực hạn chế để mua đầu vào nâng cao năng suất, và một lần nữa, thặng dư và thu nhập thị trường nhỏ. Vòng luẩn quẩn này có thể khó phá vỡ, đặc biệt là khi đối mặt với những thất bại của thị trường và yếu kém của Chính phủ (ví dụ, đầu tư không hiệu quả vào hàng hóa công cộng như đường sá và cơ sở hạ tầng, hạn chế tiếp cận thông tin và dịch vụ khuyến nông, thị trường tín dụng và bảo hiểm yếu kém) (theo Barrett, 2008). Kết quả là việc tiếp cận các thị trường có giá trị cao hơn và sản xuất thương mại thường chỉ khả thi đối với những nông dân lớn hơn, khá giả hơn, làm gia tăng bất bình đẳng xã hội. Trong trường hợp xấu nhất, người nghèo có thể bị bần cùng hóa trong quá trình thương mại hóa nông nghiệp. Ví dụ, áp lực đối với đất đai và tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng có thể tăng lên khi sự tham gia của thị trường tăng lên, có khả năng ảnh hưởng không tương xứng đến những người đặc biệt nghèo (Dawson và cộng sự, 2019; Rasmussen và cộng sự, 2018). Vào những năm 1980, Việt Nam là một quốc gia trải qua tình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm. Dưới áp lực của tình trạng thiếu lương thực, Chính phủ đã phân bổ phần lớn đầu tư công cho ngành nông nghiệp (nghiên cứu và khuyến nông), cơ sở hạ tầng và thủy lợi nông nghiệp, và các cơ sở sản xuất đầu vào nông nghiệp. Từ đó, năng suất nông nghiệp tăng nhanh, góp phần quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia và cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế với các loại thực phẩm thô và rẻ. Trong hơn 30 năm qua, ngành nông nghiệp của Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về năng suất, sản lượng và xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này đi kèm với các vấn đề về sử dụng tài nguyên không hiệu quả và không bền vững, thiệt hại về phúc lợi nông dân, thực phẩm kém chất lượng và không an toàn. Những người hưởng lợi lớn nhất từ sự phát triển của ngành không phải là nông dân hoặc người tiêu dùng trong nước, mà là người tiêu dùng nước ngoài và các tập đoàn nông nghiệp đa quốc gia lớn, những người được hưởng lợi từ chi phí 659
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA lao động thấp và các quy định môi trường lỏng lẻo. Do đó, nông nghiệp khai thác tài nguyên đang làm gia tăng khoảng cách thu nhập giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp và trong khu vực nông thôn. Mối quan tâm về an toàn thực phẩm và suy thoái môi trường ở Việt Nam cũng đang xuất hiện. Trước thực tế này, cơ cấu lại ngành nông nghiệp của Việt Nam là một nhu cầu thiết yếu, đòi hỏi trách nhiệm và nỗ lực của các bên liên quan mà đứng đầu là các cơ quan nhà nước. Nghiên cứu này tập trung phân tích chuỗi giá trị nông nghiệp trong bối cảnh cơ cấu lại nhóm ngành nông nghiệp trong trường hợp điển hình tại khu vực miền núi phía Bắc, Việt Nam. Các câu hỏi đặt ra khi nghiên cứu về chuỗi giá trị nông nghiệp bao gồm: 1) Các rào cản trong quá trình tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp là gì? 2) Những gợi ý chính sách nào có thể đưa ra nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị trong bối cảnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp hiện nay? Đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này là chuỗi giá trị nông nghiệp. Phạm vi nghiên cứu bao gồm: - Phạm vi thời gian: Dữ liệu sơ cấp về chuỗi giá trị nông nghiệp được thu thập bằng bảng hỏi sẽ được thực hiện năm 2021 - 2022. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu sử dụng bối cảnh của một số tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam để phân tích chuỗi giá trị trong phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu này làm rõ những rào cản tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp trong một bối cảnh miền núi phía Bắc – nơi có lợi thế về nông nghiệp và đang hình thành những chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản theo tiêu chuẩn Vietgap. Từ kết quả của nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo và quan tâm hơn tới mục tiêu kép khi hoàn thiện các chính sách về cơ cấu lại nhóm ngành nông nghiệp. Theo đó, các ưu tiên chính sách có thể hướng tới tăng chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất và thương mại hóa nhóm ngành nông nghiệp, đầu tư có trọng điểm vào nhóm ngành và liên kết giá trị nông nghiệp, vừa đảm bảo được nâng cao năng suất, vừa tăng tính liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong ngành nông nghiệp và giữa ngành nông nghiệp với ngành khác. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 2.1. Tổng quan về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị nông nghiệp Quá trình nghiên cứu chuỗi giá trị giúp thu nhận kiến thức hiểu biết về quá trình vận hành của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, từ quá trình mua sắm cho đến người tiêu dùng cuối cùng. Khái niệm “chuỗi giá trị” có nguồn gốc từ “chuỗi cung ứng”, tuy nhiên, khái niệm “chuỗi giá trị” giúp làm sáng tỏ giá trị được tạo ra ở mỗi giai đoạn của chuỗi có vai trò quan trọng 660
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 như thế nào đối với việc thỏa mãn người tiêu dùng. Khách hàng được xác định là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp; tạo động lực cho doanh nghiệp nhằm tạo ra các giá trị độc đáo đáp ứng nhu cầu của họ. Sự sẵn lòng của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, hoạch định chiến lược sản xuất ưu tiên của doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp tiến hành tạo ra các sản phẩm/dịch vụ. Một chuỗi giá trị bao gồm đầy đủ các hoạt động và dịch vụ cần thiết để đưa một sản phẩm/dịch vụ từ giai đoạn hình thành đến giai đoạn hoàn chỉnh cuối cùng và được tiến hành tiêu thụ tại thị trường cuối cùng, bất kể đó là thị trường địa phương, quốc gia, quốc tế hay toàn cầu. Vai trò của chuỗi giá trị là thực hiện các mục đích phát triển sản phẩm, phân bổ lại rủi ro, cung cấp lợi ích và dịch vụ từ doanh nghiệp tới khách hàng. Vì vậy, do tính chất đặc thù, trong thực tế khó hoặc không thể có được bất kỳ cách tiếp cận cụ thể nào cho một chuỗi giá trị phù hợp với mọi hoàn cảnh. Trách nhiệm hàng đầu của doanh nghiệp là cung cấp giá trị vượt trội cho khách hàng và chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp phân biệt hàng hóa/dịch vụ của mình vượt trội với các đối thủ bằng một lợi thế cạnh tranh bền vững và sự trung thành của khách hàng. Michael Porter là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “chuỗi giá trị” trong “Lợi thế cạnh tranh: Tạo và duy trì hiệu suất vượt trội” (Porter, 1985). Porter định nghĩa chuỗi giá trị là đại diện cho các hoạt động gia tăng giá trị của một công ty, dựa trên chiến lược định giá và cấu trúc chi phí, đồng thời nêu bật mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và mối liên kết giữa các tác nhân theo chiều liên kết dọc trong việc tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Trong các nghiên cứu đó, khái niệm chuỗi giá trị đã được mở rộng để kết hợp các mối quan hệ quản trị giữa các bên trong chuỗi giá trị (Gereffi và Korzeniewicz, 1994) và được áp dụng rộng rãi hơn để nhấn mạnh mối liên kết/mối quan hệ giữa và bên trong của các tác nhân ở mỗi giai đoạn sản xuất (Dolan và Humphrey, 2000; Kaplinsky, 2000, 2004; Giuliani và cộng sự, 2005; Gibbon, 2008; Gibbon và cộng sự, 2008). Cấu trúc chuỗi giá trị bao gồm 5 yếu tố: (1) thị trường cuối cùng, (2) môi trường kinh doanh, (3) liên kết dọc, (4) thị trường hỗ trợ và (5) liên kết ngang. Thị trường cuối cùng có vai trò riêng trong cấu trúc chuỗi giá trị; nó đại diện cho người sử dụng cuối cùng của sản phẩm/dịch vụ và không phải là thị trường thực. Thị trường cuối cùng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng, số lượng, giá cả và thời gian cho sự thành công của sản phẩm/dịch vụ đối với bất kỳ doanh nghiệp nào; đồng thời cũng giúp tạo ra nhu cầu về sản phẩm. Môi trường kinh doanh bao gồm: các chính sách, hiệp định thương mại, các quy tắc, quy định… Để mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần đến nhiều yếu tố, trong đó hiệp định thương mại và tiêu chuẩn chất lượng có vai trò đáng kể. Mối liên kết giữa các công ty cũng ảnh hưởng đến chuỗi giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Chuỗi liên kết dọc giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị được đánh giá là yếu tố hiệu quả nhất, giúp tăng khả năng cạnh tranh tổng thể của các doanh nghiệp. Thị trường hỗ trợ có vai trò riêng trong việc tạo ra chuỗi giá trị hiệu quả hơn, trong đó bao gồm tư vấn pháp lý, dịch vụ viễn thông… Lợi nhuận của 661
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong quản lý các hoạt động khác nhau trong chuỗi giá trị. Lợi nhuận tạo ra khi mức giá mà khách hàng sẵn sàng trả cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cao hơn chi phí tương đối của các hoạt động diễn ra trong chuỗi giá trị. Phân tích chuỗi giá trị giúp khám phá các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế. Đây là một bổ sung hữu ích cho phân tích dòng nguyên liệu hoặc vòng đời sản phẩm với khả năng ứng dụng rất rộng rãi. Phân tích chuỗi giá trị giúp cung cấp bức tranh tổng thể và nhất quán về ngành thông qua việc tập trung vào nghiên cứu và liên kết trong các giai đoạn của chuỗi và các tác nhân khác nhau trong một chuỗi (D. Kristina và E. Paul, 2005). Chuỗi giá trị bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô, di chuyển theo mối liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh, lắp ráp, chế biến khác... Việc phân tích chuỗi giá trị chịu ảnh hưởng đồng thời của yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh, từ đó giúp nghiên cứu từng khía cạnh của các ngành hoặc các lĩnh vực. Yếu tố nội sinh bao gồm: sản xuất, tiếp thị… và các yếu tố ngoại sinh được xác định như: công nghệ, hệ sinh thái, xu hướng phát triển… Yếu tố công nghệ thông tin cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cập nhật quy trình sản xuất. Ngành nông nghiệp với đặc điểm có chu kỳ sản xuất kéo dài, liên kết với hệ thống cây trồng theo những cách phức tạp. Thêm đó, hệ số nhân việc làm và giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp cùng với tính nhạy cảm với các cú sốc bên ngoài như: các sự kiện khí hậu và rào cản thương mại có động cơ chính trị làm cho tác động của các biện pháp can thiệp đối với ngành nông nghiệp có thể mang lại tác động tiêu cực và khó xác định trước. Bức tranh bối cảnh phát triển của ngành nông nghiệp là phức tạp, tổng hòa của các yếu tố đặc điểm trên cùng với các thành phần về tài nguyên và môi trường cộng với sự cạnh tranh ở cấp độ địa phương và khu vực. Chuỗi giá trị nông nghiệp có đặc điểm rất nhạy cảm về thời gian, có nghĩa là cần có khả năng điều phối phát triển cao trong các chuỗi này. Ví dụ đối với chuỗi hoa ở Hà Lan, nơi hoa từ các quốc gia trên thế giới phải được phân phối thông qua các phòng đấu giá ở Hà Lan cho tất cả khách hàng ở châu Âu và phần còn lại của thế giới trong một khung thời gian rất hạn chế (Vollebregt và cộng sự 2010). Tổ chức đấu giá (một hợp tác xã trồng trọt ở Hà Lan) là điều phối viên chuỗi giá trị toàn cầu về mặt này. Phân phối giá trị gia tăng qua các tác nhân khác nhau liên quan chặt chẽ đến hình thức quản trị của chuỗi; phụ thuộc vào quyền lực và vị thế thương lượng của các tác nhân; sự bất cân xứng thông tin giữa các khâu trong chuỗi và cả công nghệ sản xuất được sử dụng. Mặc dù việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thường mang lại tỷ trọng giá trị gia tăng lớn hơn cho các nước đang phát triển (Nadvi 2004), giá cả sản phẩm ở các thị trường phương Tây không tự động chuyển thành giá cho các nhà cung cấp ở các nước đang phát triển. Fitter và Kaplinsky (2001) đã chỉ ra sự khác biệt ngày càng tăng của giá cà phê tại các cửa hàng bán lẻ hoặc cửa hàng đặc sản không đồng nghĩa với việc gia tăng phương sai giá trả tại cửa nông trại. Sự khác biệt về sức mạnh thị trường và các mối quan hệ phụ thuộc có tác động rõ ràng đến việc lựa chọn hình thức quản 662
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 trị trong các mối quan hệ thương mại. Chuỗi giá trị nông nghiệp được xác định là con đường thoát nghèo tiềm năng cho các nước đang phát triển. Sự phát triển phức tạp, mạnh mẽ và đa chức năng của nông nghiệp toàn cầu đòi hỏi phải mở rộng phân tích chuỗi giá trị theo hướng tích hợp hơn với các kỹ thuật phân tích định lượng thích hợp. 2.2. Phân tích chuỗi giá trị Từ sau khi được Porter (1985) sử dụng thuật ngữ “chuỗi giá trị” lần đầu tiên, đã có một quá trình xây dựng lý thuyết sâu rộng trong lĩnh vực chuỗi giá trị (Lazzarini và cộng sự 2001), được phản ánh trong nhiều định nghĩa và cách tiếp cận phân tích. Phân tích chuỗi giá trị theo phương pháp truyền thống được thực hiện thông qua sự kết hợp của các phương pháp định tính và định lượng, bao gồm sự kết hợp của các cuộc khảo sát sơ cấp, làm việc nhóm tập trung, phỏng vấn bán cấu trúc và tìm nguồn cung cấp dữ liệu thứ cấp. Các thông tin được cung cấp này rất hữu ích để hiểu các mối liên kết và cấu trúc của chuỗi giá trị và là cơ sở để xác định nhiều ràng buộc chính và các vấn đề chính sách cần được giải thích thêm. Phân tích chuỗi giá trị có ba thành phần gồm: cấu trúc mạng lưới, giá trị gia tăng và cấu trúc quản trị. 2.2.1. Cấu trúc mạng lưới Cấu trúc mạng lưới bao gồm: liên kết dọc và liên kết ngang. Trong nghiên cứu của mình, Grunert và cộng sự (2005) nhận thấy rằng, việc cung cấp nguyên liệu thô cho chuỗi giá trị càng không đồng nhất và năng động thì càng có nhiều hoạt động định hướng thị trường được mong đợi diễn ra ở thượng nguồn trong chuỗi giá trị. Ngược lại, từ góc độ thị trường – người tiêu dùng cuối cùng, họ thấy rằng, mức độ không đồng nhất và tính năng động của thị trường người tiêu dùng cuối cùng là yếu tố quyết định mức độ định hướng thị trường trong chuỗi. Cấu trúc mạng lưới/chuỗi giá trị về nguyên tắc là động. Đối với tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, toàn cầu hóa đã dẫn đến mạng lưới tìm nguồn cung ứng, sản xuất và phân phối ngày càng hoàn thiện trên phạm vi toàn cầu. Nghiên cứu năm 1999, Gereffi đã chỉ ra trong ngành công nghiệp may mặc, cách mà mạng lưới tìm nguồn cung ứng toàn cầu phát triển, từ mối liên kết giữa các nhà sản xuất với giá nhân công thấp ở châu Á và các nhà sản xuất giá trị gia tăng phương Tây, đến các mối liên kết giữa các nhà sản xuất thương hiệu phương Tây và các nhà sản xuất giá trị gia tăng ở châu Á. Các nhà sản xuất châu Á đã tiến thêm một bước trong việc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng và phát triển mạng lưới tìm nguồn cung ứng toàn cầu nhiều lớp cho chính họ, sao cho việc lắp ráp với mức lương thấp có thể được thực hiện ở các khu vực khác của châu Á. Điều này tương tự với sự phát triển trong ngành công nghiệp may mặc ở Mexico, nơi ngành công nghiệp này được nâng cấp từ sản xuất đơn thuần lên R&D và thiết kế (Gereffi và cộng sự, 2005). Trong lĩnh vực nông nghiệp, đối với sản phẩm là cà phê (Kaplinsky, 2004), một ví dụ điển hình về sự khác biệt hóa trong những thập kỷ qua đã dẫn đến mạng lưới phân phối và bán hàng chuyên biệt hơn trên toàn thế giới. Tự do hóa thương mại và sự phát triển của các cửa hàng cà phê đặc sản giúp cho thị phần giao dịch cà phê ngày càng tăng. 663
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Liên kết dọc phản ánh dòng sản phẩm và dịch vụ từ nhà sản xuất sơ cấp đến người tiêu dùng cuối cùng (tức là chuỗi giá trị hoặc chuỗi cung ứng). Liên kết ngang phản ánh mối quan hệ giữa các tác nhân trong cùng một chuỗi liên kết (giữa nông dân, giữa các nhà chế biến...). Trong các cộng đồng có cấu trúc xã hội mạnh mẽ, lòng tin, số lượng và cường độ của các mối quan hệ đóng một vai trò quan trọng trong các thỏa thuận hợp tác giữa các liên kết ngang và sự gia tăng sức mạnh thương lượng sau đó. Việc các nhà sản xuất quy mô nhỏ tham gia vào mạng lưới các mối quan hệ xã hội có thể cung cấp cho họ vốn xã hội để củng cố vị trí của mình trong chuỗi giá trị (Gulati 1997; Coleman 1990). Niềm tin có thể đóng một vai trò quan trọng trong các mối quan hệ trong liên kết ngang và liên kết dọc. Sự tin cậy phụ thuộc vào thời gian của mối quan hệ, tính nhất quán của trao đổi giữa các bên và danh tiếng (kinh tế và xã hội). Trong nhiều chuỗi giá trị, niềm tin và danh tiếng thay thế cơ chế quản trị tích hợp như một biện pháp bảo vệ, chống lại các hành vi cơ hội và giữ cho chi phí giao dịch thấp. Tuy nhiên, các yếu tố như: quy định và luật pháp quốc tế cũng tác động lớn đến việc hình thành mạng lưới phân phối. Nghiên cứu của Gibbon (2001) cho thấy, vai trò quan trọng của các quy định thương mại quốc tế đối với việc định hình cấu trúc phân phối quốc tế, bằng cách thảo luận về tác động của Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng châu Phi (AGOA) của Mỹ đối với việc di dời các cơ sở sản xuất ở các nước đang phát triển. AGOA trao quy chế miễn thuế và hạn ngạch, từ năm 2000 đến năm 2008, cho các mặt hàng quần áo được nhập khẩu trực tiếp vào Mỹ từ các nước thụ hưởng đáp ứng các điều kiện kinh tế và chính trị nhất định. Điều này dẫn đến việc chuyển các hoạt động sản xuất quần áo gần như ngay lập tức từ các nước như Nam Phi và Mauritius sang Lesotho và Tanznia. 2.2.2. Giá trị gia tăng Giá trị gia tăng được tạo ra ở các giai đoạn khác nhau và bởi các tác nhân khác nhau trong toàn bộ chuỗi giá trị. Giá trị gia tăng có thể liên quan đến chất lượng, chi phí, thời gian giao hàng, tính linh hoạt trong giao hàng, tính đổi mới... Quy mô giá trị gia tăng được quyết định bởi mức độ sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng cuối cùng. Cơ hội để một doanh nghiệp gia tăng giá trị phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như đặc điểm thị trường (quy mô và sự đa dạng của thị trường) và khả năng công nghệ của các tác nhân. Hơn nữa, thông tin thị trường về các yêu cầu của sản phẩm và quy trình là chìa khóa để có thể tạo ra giá trị phù hợp cho đúng thị trường. Về mặt này, việc tìm kiếm các cơ hội gia tăng giá trị không chỉ liên quan đến việc nới lỏng các hạn chế tiếp cận thị trường ở các thị trường sẵn có mà còn liên quan đến việc tìm kiếm cơ hội ở các thị trường mới và thiết lập các kênh thị trường mới để thâm nhập các thị trường này. Giá trị gia tăng trong nông nghiệp đặc biệt tập trung vào tính an toàn và chất lượng của sản phẩm. Chất lượng có thể được chia thành các đặc điểm nội tại của chính sản phẩm (ví dụ: màu sắc, mùi vị, độ mềm) và các đặc điểm bên ngoài của sản phẩm không thể 664
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 đo lường trên sản phẩm (ví dụ: sản xuất hữu cơ hoặc tự do thương mại). Để bảo vệ chất lượng và sự an toàn của sản phẩm cuối cùng, từ những năm 1990, các nhà bán lẻ phương Tây đã xác định nhiều tiêu chuẩn khác nhau cho sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chẳng hạn như British Retail Consortium (BRC), Gobal GAP, Safe Quality Food (SQF). Các tiêu chuẩn này hiện đã được các siêu thị và nhà nhập khẩu trên khắp thế giới áp dụng để điều phối các hoạt động của chuỗi cung ứng và kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm. Bên cạnh các tiêu chuẩn chất lượng chung tập trung vào chất lượng và an toàn thực phẩm, hiện nay, trên thế giới ngày càng phát triển các tiêu chuẩn kết hợp các đặc điểm nội tại với các đặc tính bên ngoài, ví dụ: cà phê “Utz” chất lượng cao (và bền vững) hoặc chuối “liên minh rừng nhiệt đới” của Chiquita. Mặc dù ban đầu các thuộc tính của các tiêu chuẩn cụ thể này tập trung vào các thị trường ngách ở các nước phương Tây, nhưng hiện nay, chúng đang được tích hợp nhanh chóng trong các tiêu chuẩn công nghiệp và bán lẻ cơ bản như đã nêu ở trên. Điều này giúp các nhà sản xuất tiếp cận với thị trường bán lẻ hiện đại (Jahn và cộng sự 2004). Tuy nhiên, cũng do các tiêu chuẩn này nên việc tiếp cận thị trường đối với các nhà sản xuất quy mô vừa và nhỏ là khó khăn và trong nhiều trường hợp là không thể (Dolan và Humphrey 2000). 2.2.3. Cấu trúc quản trị công Trong cấu trúc quản trị công ở các nước phát triển tồn tại thực trạng các mối quan hệ kinh doanh chịu nhiều bất ổn do cơ sở hạ tầng vật chất kém (cơ sở lưu trữ, đường sá, viễn thông…), cơ sở hạ tầng thể chế yếu kém (hỗ trợ của Chính phủ, hệ thống xử phạt…) và các điều kiện xã hội và chính trị không thuận lợi, dẫn đến những bất ổn và rủi ro cho các nhà sản xuất ở những nước đang phát triển. Từ góc độ giao dịch (chi phí), các giao dịch giữa các doanh nghiệp được điều chỉnh theo các điều kiện về tính hợp lý và cơ hội nhất định của các bên liên quan. Đặc điểm giao dịch phần lớn giải thích cho cấu trúc quản trị trong chuỗi giá trị. Theo Williamson (1995, 1999), đầu tư chung, khả năng đo lường hiệu quả hoạt động của đại lý và sự không chắc chắn là những yếu tố quyết định đối với chi phí giao dịch. Nếu chi phí giao dịch thấp, các tác nhân sẽ ủng hộ quản trị thị trường. Nếu cao, họ ưu tiên ký hợp đồng hoặc tích hợp, do đó hạ thấp các chi phí này. Các hình thức quản trị bao gồm mối quan hệ thị trường, thông qua các hình thức quản trị kết hợp (ví dụ: hợp đồng) đến tích hợp dọc hoặc hệ thống phân cấp (nghĩa là tập hợp các hoạt động của các công ty khác nhau trong một pháp nhân). Các giao dịch được kích hoạt và cần được hỗ trợ bởi trao đổi thông tin về đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ và điều kiện giao hàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc trao đổi thông tin giữa các công ty ở các nước đang phát triển bị cản trở bởi sự bất cân xứng thông tin giữa các đối tác trong chuỗi, thiếu cơ sở hạ tầng truyền thông và cấu trúc kênh thị trường lan tỏa. Điều này làm cho việc giám sát các giao dịch trở nên khó khăn (David và Han, 2004; Grover và Malhotra, 2003). Một điểm sáng trong giản thiểu khó khăn giao dịch hiện nay là việc nhà sản xuất ở các nước đang phát triển sử dụng ngày càng nhiều điện thoại di động, 665
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA cho phép họ chuyển thông tin về nhu cầu thị trường và cơ hội bán hàng nhanh gọn và chính xác hơn (Trienekens và Willems, 2007; Ruben và cộng sự, 2007). 2.3. Các rào cản chuỗi giá trị Mặc dù các phân tích chuỗi giá trị đã cung cấp một số hiểu biết quan trọng về các mối liên kết và mối quan hệ vốn có ở thị trường các nước đang phát triển, nhưng vẫn có một số hạn chế trong các cách tiếp cận hiện tại. Đặc biệt, những điều này hạn chế tiềm năng đầy đủ của chuỗi giá trị trong việc xác định và định lượng lợi ích của các can thiệp phát triển thành công trong nông nghiệp. Mục tiêu chính của chuỗi giá trị là sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ giá trị gia tăng cho thị trường, bằng cách chuyển đổi nguồn lực và sử dụng cơ sở hạ tầng – trong những cơ hội và hạn chế của môi trường thể chế của nó. Do đó, các hạn chế đối với phát triển chuỗi giá trị liên quan đến tiếp cận thị trường (địa phương, khu vực, quốc tế) và định hướng thị trường (Grunert và cộng sự, 2005), các nguồn lực sẵn có và cơ sở hạ tầng vật chất (Porter, 1990) và thể chế (Scott, 1995). 2.3.1. Tiếp cận và định hướng thị trường Nhu cầu chất lượng, quốc tế hóa và sự khác biệt hóa thị trường đã dẫn đến sự xuất hiện của các tiểu hệ thống sản phẩm nông nghiệp riêng biệt với các yêu cầu về chất lượng và an toàn cụ thể, dựa trên các kênh thị trường khác nhau, ví dụ: thị trường địa phương, quốc gia và quốc tế. Khả năng tiếp cận thị trường phụ thuộc vào năng lực công nghệ của người sản xuất, cơ sở hạ tầng sẵn có, khả năng thương lượng, kiến thức và định hướng thị trường. Định hướng thị trường và hiểu biết về thị trường là điều kiện để tiếp cận thị trường. Grunert và cộng sự (2005) xác định định hướng thị trường của chuỗi giá trị là thế hệ thông minh của các thành viên trong chuỗi liên quan đến nhu cầu của người tiêu dùng cuối ở hiện tại và tương lai; từ đó phổ biến thông tin này cho các thành viên trong chuỗi và gia tăng khả năng đáp ứng rộng rãi của chuỗi đối với nhu cầu đó. Thị trường cuối cùng càng không đồng nhất, thì các hoạt động hướng tới thị trường càng được các bên thượng nguồn trong chuỗi dự kiến sẽ diễn ra nhiều hơn. Điều này ngụ ý, đặc biệt đối với các sản phẩm phi hàng hóa có giá trị gia tăng cao, định hướng thị trường cần có mặt ở nhiều bên trong chuỗi. Do đó, để có thể tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng giá trị cao, các bên khác nhau trong chuỗi cho đến nhà sản xuất chính phải có kiến thức và sẵn sàng tuân thủ các nhu cầu trong thị trường cuối cùng của chuỗi giá trị (Grunert, 2006). Điều kiện quan trọng để các nhà sản xuất được tham gia vào chuỗi giá trị thành công là họ có khả năng tiếp cận thông tin thị trường và có khả năng dịch thông tin đó sang trí tuệ thị trường. Thông tin thị trường thượng nguồn sâu hơn về chất lượng sản phẩm và các thuộc tính sản phẩm khác được yêu cầu khi thâm nhập vào chuỗi giá trị. Bằng cách này, các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển có thể đa dạng hóa danh mục sản xuất của mình và thu được giá trị gia tăng lớn hơn từ các kênh thị trường khác biệt. 666
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 2.3.2. Tài nguyên và cơ sở hạ tầng Tiếp cận thị trường không phải là điều kiện đủ để các nước đang phát triển chuỗi giá trị có thể bán sản phẩm của họ. Cơ sở hạ tầng hỗ trợ, nguồn lực bao gồm kiến thức và năng lực là điều kiện để các chuỗi này thành công. Theo Porter (1990), các điều kiện yếu tố liên quan đến sự ưu đãi của quốc gia với các nguồn lực như: vật chất, con người, tri thức, công nghệ và cơ sở hạ tầng. Những yếu tố này cho phép hoặc hạn chế việc nâng cấp chuỗi giá trị. Những hạn chế điển hình mà các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển phải đối mặt bao gồm: thiếu kỹ năng chuyên môn và khó tiếp cận với công nghệ, đầu vào, thị trường, thông tin, tín dụng và các dịch vụ bên ngoài (Giuliano và cộng sự, 2005). Thứ nhất, mức độ thấp của các nguồn lực vật chất sẵn có như: nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và các nguồn cung cấp đầu vào khác (ví dụ như năng lượng và nước) hạn chế nâng cấp chuỗi giá trị (ví dụ: chi phí năng lượng cao ở nhiều nước Đông Phi hạn chế khả năng tăng trưởng cho các công ty và chuỗi giá trị). Thứ hai, vị trí địa lý của doanh nghiệp hoặc chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng vị trí cạnh tranh của nó, chẳng hạn nếu nó nằm xa các thị trường có giá trị cao (các quốc gia và khu vực ở Trung Phi). Thứ ba, sự sẵn có của lao động được đào tạo và sự sẵn có của kiến thức (sản xuất, phân phối và tiếp thị) là điều kiện quan trọng cho hành vi đổi mới của các bên tham gia chuỗi giá trị. Thứ tư, mức độ và sự sẵn có của công nghệ có thể được sử dụng cho các hoạt động sản xuất và phân phối trong chuỗi giá trị. Bên cạnh sự sẵn có của các nguồn lực, sự hiện diện của cơ sở hạ tầng truyền thông và phân phối đầy đủ là điều kiện cơ bản để phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị. Cơ sở hạ tầng yếu kém cản trở dòng chảy hiệu quả của sản phẩm đến thị trường và trao đổi thông tin thị trường thượng nguồn trong chuỗi giá trị. 2.3.3. Lỗ hổng thể chế Thành phần thứ ba có thể gây cản trở sự phát triển của chuỗi giá trị là yếu tố thể chế. Scott (1995) đã phân biệt giữa các thể chế quy định, quy chuẩn và nhận thức. Các thể chế quản lý bao gồm: luật pháp và các quy định, chính sách của Chính phủ mà các doanh nghiệp có thể sử dụng và/hoặc phải tuân thủ. Các thể chế quy phạm được gắn vào thực tiễn kinh doanh, chính sách kinh doanh và các tiêu chuẩn đạo đức. Các thiết chế nhận thức phản ánh cách con người giải thích và hiểu thế giới xung quanh dựa trên cơ sở các quy tắc. Do đó, các hệ thống niềm tin, giá trị và bản sắc văn hóa đa dạng cung cấp thông tin cho mọi người (trong các vai trò khác nhau như: người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà hoạch định chính sách, công dân…). Các nước đang phát triển thường bị đặc trưng bởi những khoảng trống về thể chế, được định nghĩa là “tình huống mà các thỏa thuận thể chế hỗ trợ thị trường thường thiếu vắng, yếu kém hoặc không hoàn thành được vai trò mong đợi” (Mair và Marti, 2008). Luật pháp, quy định và chính sách của Chính phủ có thể hạn chế việc nâng cấp chuỗi giá trị, bằng cách đặt ra các rào cản thương mại đối với nguyên liệu sản xuất và công nghệ sản xuất, hạn chế luồng thông tin trong nước cũng như quốc tế, hay bằng cách áp đặt các loại thuế bất lợi và từ chối các khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng có thể mang lại lợi ích cho chuỗi giá trị. Hơn nữa, thực tiễn 667
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA kinh doanh và đặc điểm của các mối quan hệ kinh doanh có thể hạn chế việc gia tăng giá trị và định hướng lợi nhuận trong chuỗi giá trị. Ví dụ, các mối quan hệ giữa các cá nhân và giữa các doanh nghiệp có thể nâng cao vốn xã hội của một doanh nghiệp, nhưng cũng bao hàm các ràng buộc quan hệ hạn chế dòng chảy tự do của hàng hóa và thông tin (Lu và cộng sự, 2008). Hơn nữa, các thiết chế nhận thức có thể ngăn cản những đổi mới trong sản phẩm hoặc quy trình và có thể hạn chế luồng thông tin và kiến thức tự do, sự di chuyển của lao động và các mối quan hệ giữa các cộng đồng. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định do các nhà bán lẻ và các ngành công nghiệp phương Tây đặt ra, được hỗ trợ và thực thi bởi các chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ định hình môi trường thể chế của các nhà sản xuất các nước đang phát triển (Perez-Aleman và Sandilands, 2008; Rissgaard, 2009; Muradian và Pelupessy, 2005; Dolan và Humphrey, 2000). 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 3.1. Phương pháp tiếp cận Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng khung phân tích các rào cản chuỗi giá trị nông nghiệp của Jacques H. Trienekens (2011). Theo đó, các rào cản của chuỗi giá trị (thông tin và tiếp cận thị trường, nguồn lực và cơ sở hạ tầng; thể chế) sẽ được làm rõ trong nghiên cứu này. Trong nghiên cứu này, các biến về “Tiếp cận thông tin thị trường” (MI); “Định hướng thị trường” (MO); “Thể chế” (LS) và “Chất lượng cơ sở hạ tầng” (IQ) là biến độc lập… được đưa vào mô hình phân tích. MI được đo lường bằng 5 biến quan sát dựa theo nghiên cứu của Song và cộng sự (2010). Biến “Định hướng thị trường” (MO) được đo lường theo Ajay và cộng sự (1993) và có điều chỉnh để giảm bớt số biến quan sát từ 20 xuống thành 7. Biến “Thể chế” trong nghiên cứu này được đại diện bằng đánh giá của chủ doanh nghiệp đối với các hỗ trợ từ chính quyền địa phương (LS). Biến “Cơ sở hạ tầng” được đo lường bằng nhận định về sự cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng (đường bộ) trên địa bàn tỉnh (IQ). Ngoài ra, các biến kiểm soát bao gồm: “Quy mô doanh nghiệp”; “Số năm thành lập”. 3.2. Thông tin/dữ liệu sẽ được sử dụng trong nghiên cứu Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng khung phân tích chuỗi giá trị nông nghiệp được Trienekens đưa ra năm 2011, áp dụng cho các nước đang phát triển. Theo đó, nhóm nghiên cứu sẽ phát triển thước đo cho từng nội dung trong phân tích chuỗi giá trị. Ví dụ, về giá trị gia tăng, về cấu trúc mạng lưới và hình thức quản trị của các chủ thể tham gia nghiên cứu, các phương án ưu tiên trong hợp tác và lựa chọn phát triển chuỗi giá trị. Các rào cản sẽ được tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu để phát triển thước đo cho các biến đo lường khả năng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp. Đơn vị phân tích ở nghiên cứu này là cá nhân (các chủ thể là cá nhân tham gia khảo sát). 668
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 3.3. Phương phân tích thông tin/dữ liệu đã thu thập được Nghiên cứu này sẽ phân tích dữ liệu thu được nhờ bảng hỏi, sau khi các thước đo được phát triển dựa trên khung phân tích chuỗi giá trị. Phần mềm SPSS sẽ được sử dụng để hỗ trợ các phân tích về độ tin cậy và sự phù hợp của thước đó, sau đó phân tích hồi quy đa biến ảnh hưởng của các rào cản tới khả năng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Trong nghiên cứu này, 97 quản lý doanh nghiệp của 97 doanh nghiệp đã tham gia khảo sát. Theo đó, chủ yếu là các doanh nghiệp mới thành lập ở giai đoạn 3 - 5 năm. Lĩnh vực cây trồng có số lượng lớn hơn đáng kể so với nhóm doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi ở mẫu nghiên cứu này. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ. Bảng 1. Tóm lược một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu Số doanh nghiêp % Dưới 3 năm 21 21,65 Số năm thành lập Từ 3 - 5 năm 44 45,36 Trên 5 năm 32 32,99 Trồng trọt 62 63,92 Lĩnh vực Chăn nuôi 35 36,08 Nhỏ 75 77,32 Loại hình doanh nghiệp (quy mô) Vừa 22 22,68 Nguồn: Nhóm nghiên cứu Kết quả từ Bảng 2 cho thấy các thước đo đều có độ tin cậy. Hệ số Cronbach’Alpha đều có giá trị lớn hơn 0,7. Vì vậy, các biến quan sát trong thước đo được sử dụng cho kiểm định tiếp theo về sự phù hợp của thước đo. Bảng 2. Kiểm định độ tin cậy của thước đo Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số tải nhân tố Cronbach’s Alpha = 0.77 MI01 3.49 0.36 0.53 MI02 3.28 0.31 0.71 MI MI03 3.62 0.62 0.69 MI04 3.16 0.82 0.76 MI05 3.62 0.79 0.88 669
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số tải nhân tố Cronbach’s Alpha = 0.82 MO01 3.51 0.99 0.80 MO02 3.49 0.82 0.62 MO03 3.43 0.83 0.68 MO MO04 3.28 0.97 0.73 MO05 3.52 0.92 0.70 MO06 4.12 0.63 0.59 MO07 3.91 0.72 0.66 Cronbach’s Alpha = 0.79 LS1 3.81 0.68 0.82 LS LS2 3.64 1.04 0.58 LS3 3.82 0.91 0.71 LS4 3.44 1.12 0.80 Cronbach’s Alpha = 0.91 IQ01 3.15 0.69 0.73 IQ IQ02 3.82 0.84 0.61 IQ03 3.93 1.11 0.57 Cronbach’s Alpha = 0.73 EP1 3.86 0.84 0.74 AVC EP2 3.62 1.05 0.75 EP3 3.49 0.91 0.84 KMO 0.6926 Total Variance 69.26% (*): Statistics for Independent Variables Nguồn: Nhóm nghiên cứu Bảng 2 và Bảng 3 cho thấy, các biến quan sát đang được sử dụng để đo lường các khái niệm là phù hợp. Giá trị KMO = 0,6926 (> 0,5). Đối với biến MO, vì giá trị hệ số tải của MO01 và MO03 khi xoay nhân tố đều đạt > 0,5 (giá trị ngưỡng) trong khi độ lệch < 0,3. Vì vậy, hai biến quan sát này được lược bỏ nhằm đảm bảo sự phù hợp của thước đo. 670
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Bảng 3. Ma trận xoay nhân tố Các nhân tố 1 2 3 4 MI01 0.53 MI02 0.71 MI03 0.69 MI04 0.76 MI05 0.88 MO01 0.56 0.80 MO02 0.62 MO03 0.51 0.68 MO04 0.73 MO05 0.70 MO06 0.59 MO07 0.66 LS1 0.82 LS2 0.58 LS3 0.71 LS4 0.80 IQ01 0.73 IQ02 0.61 IQ03 0.57 Nguồn: Nhóm nghiên cứu Kết quả của Bảng 4 và Bảng 5 cho thấy, mặc dù ảnh hưởng của biến “Thông tin thị trường” không có ý nghĩa thống kê nhưng hệ số lại mang dấu âm. Điều này có thể hàm ý rằng, những thông tin về kinh doanh trong chuỗi giá trị nông nghiệp ảnh hưởng không tích cực lên quá trình tham gia chuỗi này. Mặt khác, chất lượng cơ sở hạ tầng (giao thông đường bộ) ảnh hưởng tiêu cực tới sự tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp. Sự hỗ trợ của địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với sự tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp. Bảng 4. Tóm tắt mô hình Adjusted R Model R R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson Square 1 .582a .491 .412 .5219 1.284 a. Predictors: (Constant), MI, MO, LS, IQ b. Dependent Variable: AVC Nguồn: Nhóm nghiên cứu 671
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 5. Kết quả hồi quy Unstandardized Standardized Model t Collinearity Statistics Coefficients Coefficients Sig. B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constant) .129 .214 .332 .195 MI -1.521 .029 -1.320 2.100 .119 .383 1.327 1 MO 0.824 .120 .744 1.287 .032 .731 1.971 LS 0.679 .055 .509 2.617 .005 .839 1.553 IQ -0.663 .278 -0.488 3.098 .000 .388 1.851 a. Dependent Variable: AVC Nguồn: Nhóm nghiên cứu 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Các mô hình quản lý chuỗi cung ứng không hiệu quả như mong muốn và tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông vẫn là một yêu cầu mở để hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên kinh doanh nông nghiệp. Những thách thức đối với quản lý chuỗi cung ứng và kinh doanh nông sản có thể được nhìn nhận từ ba khía cạnh chính. Thứ nhất, việc thiếu khả năng tiếp cận với các thị trường được điều tiết dẫn đến khó khăn trong việc thiết lập các giải pháp chuỗi giá trị nông nghiệp được tiêu chuẩn hóa. Thứ hai, việc thiếu các phát triển có sự tham gia, đồng nghĩa với việc thiếu các phát triển công nghệ thông tin và truyền thông hiệu quả cho các bên liên quan trong chuỗi giá trị nông nghiệp, đặc biệt là nông dân. Thứ ba, việc thiếu các quy định tiêu chuẩn để hiểu được các cấp vi mô của chuỗi giá trị, dẫn đến sự kém hiệu quả giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị. Trong bối cảnh nêu trên, từ tổng quan nghiên cứu và các kết quả phân tích thu được, các đề xuất sau đây được đưa ra nhằm hỗ trợ giải quyết các thách thức hiện tại và đưa ra những giải pháp để nâng cao quá trình ra quyết định theo chuỗi giá trị nông nghiệp: - Sử dụng tốt hơn các cách thức truyền thông: Một khi chuỗi giá trị nông nghiệp được hình thành và để đạt được các mục tiêu mong muốn một cách hiệu quả, việc chia sẻ thông tin là rất cần thiết, do đó cần phải có các cách thức hợp tác, đặc biệt để theo dõi và truy tìm thông tin giữa các bên liên quan. - Thiết lập cấu trúc tiêu chuẩn hóa: Thông qua cấu trúc tiêu chuẩn hóa sẽ có thể đạt được hiệu quả hơn mức hiệu quả mong muốn. Trong bối cảnh hiện nay, các tiêu chuẩn có thể đi theo hai cách tiếp cận: (i) xem xét về cách sản phẩm nông nghiệp được sản xuất, đóng gói, vận chuyển và phân phối; (ii) sử dụng các hệ thống giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông trong toàn bộ chuỗi giá trị. Các phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn này sẽ cho phép các bên liên quan quản lý hiệu quả cũng như tương tác tốt hơn với nhiều hệ thống có sẵn trong các chuỗi giá trị nông nghiệp. 672
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 - Chú trọng tới nâng cao nhận thức: Từ những thay đổi và sự phát triển về nhu cầu thị trường, các chủ thể trong cấu trúc chuỗi giá trị nông nghiệp sẽ hiểu được sự đa dạng cao của cấu trúc chuỗi giá trị là cần thiết. Do đó, việc đào tạo, huấn luyện, tư vấn và cố vấn có thể được mở rộng cho tất cả các bên trong chuỗi cung ứng. Theo cách này, giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông hợp tác có thể được áp dụng tốt hơn ở một số cấp độ của chuỗi giá trị. - Cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng trở thành yếu tố then chốt: Trong điều kiện về chất lượng cơ sở hạ tầng hiện nay, mặc dù đã được chú trọng phát triển nhưng với địa hình đặc thù của khu vực miền núi phía Bắc, cơ sở hạ tầng vẫn là một trong những rào cản trong quá trình phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Coleman J.S. (1990), Foundations of social theory, Cambridge, MA: Harvard University Press. 2. David, R.J., and S. H. Han (2004), “A systematic sssessment of the empirical support for transaction cost economics”, Strategic Management Journal 25(1), 39 - 58. 3. D. Kristina and E. Paul (2005), “Combining economic and environmental dimensions: Value chain analysis of UK iron and steel flows”, Ecological Economics 58 pp. 507 - 519. 4. Dolan, C., Humphrey, J. (2000), “Governance and trade in fresh vegetables: the impact of UK supermarkets on the African horticulture industry”, J. Dev. Stud. 37 (2), 147 - 176. 5. Fitter, R., and R. Kaplinsky (2001), “Who gains from product rents as the coffee market becomes more differentiated?”, A value chain analysism, IDS Bulletin 32(3): 69 - 82. 6. Gereffi, G., Korzeniewicz, M. (Eds.) (1994), Commodity chains and global capitalism. Praeger, London. 7. Gereffi, G. (1999), “International trade and industrial upgrading in the apparel commodity chain”, Journal of International Economics 48: 37 - 70. 8. Gereffi, G., J. Humphrey, and T. Sturgeon (2005), “The governance of global value chains”, Review of International Political Economy, 12(1): 78 - 104. 9. Gibbon P. (2001), “Upgrading primary production: A global commodity chain approach”, World Development 29(2): 345 - 363. 10. Gibbon, P. (2008), “Governance, entry barriers, upgrading: A re-interpretation of some GVC concepts from the experience of African clothing exports”, Compet. Change 12 (1), 29 - 48. 673
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 11. Gibbon, P., Bair, J., Ponte, S. (2008), “Governing global value chains”, Econ. Soc. 37 (3), 315 - 338. 12. Giuliani, E., Pietrobelli, C., Rabellotti, R. (2005), “Upgrading in global value chains: lessons from Latin American clusters”, World Dev. 33 (4), 549 - 573. 13. Grover, V. and M.K. Malhotra (2003), “Transaction cost framework in operations and supply chain management research: theory and measurement”, Journal of Operations Management, 21(4): 457 - 473. 14. Grunert, K., J. Fruensgaard, L. Risom, K. Jespersen and A. Sonne (2005), “Market orientation of value chains; a conceptual framework based on four case studies from the food industry”, European Journal of Marketing 39(5/6): 429 - 455. 15. Grunert, K.G. (2006), “How changes in consumer behaviour and retailing affect competence requirements for food producers and processors”, Economia Agraria y Recursos Naturales 6(11). 16. Gulati, R. (1998), “Alliances and Networks”, Strategic Management Journal 19: 293 - 317. 17. Jahn, G., M. Schramm and A. Spiller (2004), “The trade-off between generality and effectiveness in certification systems: A conceptual framework”, In: Dynamics in Chains and Networks. Proceedings of the sixth international conference on chain and network management in agribusiness and food industry. Edited by H. J. Bremmers, S. W. F. Omta, J. H. Trienekens and E. F. M. Wubben. , 335 - 343. The Netherlands: Wageningen Academic Publishers, Ede. 18. Kaplinsky, R. (2000), “Globalisation and unequalization: what can be learned from value chain analysis?”, J. Dev. Stud. 37 (2), 117 - 146. 19. Kaplinsky, R. (2004), “Competitions policy and the global coffee and cocoa value chains”, Unpublished paper prepared for the united nations conference on trade and development. 20. Lazzarini, S.L., F. R. Chaddad and M. L. Cook (2001), Integrating supply chain and network”, Journal on Chain and Network Science 1(1): 7 - 22. 21. Lu, H., J. H. Trienekens, S.W.F. Omta and S. Feng (2008), “The value of guanxi for small vegetable farmers in China. British Food Journal, 110(4 - 5): 412 - 429. 22. Martí, I. and J. Mair (2008), Bringing change into the lives of the poor: Entrepreneurship outside traditional boundaries, In Institutional Work. Edited by Lawrence, T., R. Suddaby and B. Leca, Spring. Cambridge University Press. 23. Muradian, R. and W. Pelupessy (2005), “Governing the coffee chain: The role of voluntary regulatory systems”, World Development 33(12): 2029 - 2044. 674
- KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 24. Nadvi, K. (2004), “Globalization and Poverty: How can global value chain research inform the policy debate?”, IDS Bulletin 35(1): 20 - 30. 25. Porter, M.E. (1985), “Competitive strategy: Techniques for analyzing industries and competitors”, The Free Press, New York. 26. Porter, M.E. (1990), The competitive advantage of nations. Simon & Schuster. 27. Perez-Aleman, P. and M. Sandilands (2008), Building value at the Top and the Bottom of the global supply chain: MNC-NGO Partnerships”, California Management Review 51(1): 24 - 48. 28. Riisgaard, L. (2009), “Global value chains, labor organization and private social standards: Lessons from east african cut flower industries”, World Development 37(2): 326 - 340. 29. Ruben R., M. van Boekel, A. van Tilburg, and J. Trienekens (eds.) (2007), Governance for quality in tropical food chains, 309. The Netherlands: Wageningen Acadamic Publishers. 30. Scott, W.R. (1995), Institutions and organizations, London: Sage. 31. Song, M., Wang, T. and Parry, M. (2010), “Do market information processes improve new venture performance?”, Journal of Business Venturing, 25(6), 556 - 568. 32. Trienekens J.H., and S. Willems (2007), “Innovation and governance in international food supply chains: The cases of ghanaian pineapples and South African grapes”, International Food and Agribusiness Management Review 10 (4), 42 - 63. 33. Williamson, O.E. (1985), “The economic institutions of capitalism: Firms, markets, relational contracting”, Free press: New York. 34. Williamson O.E. (1999), “Strategy research: Governance and competence perspectives”, Strategic Management Journal 20, 1087 - 1108. 675
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
cây ca cao ở Đắk lắk và lâm Đồng: những thách thức trong phát triển bền vững ở việt nam
73 p | 101 | 9
-
Đánh giá các phương án giảm chi phí giao thông và cải thiện việc tiếp cận thị trường cho các chủ trang trại nhỏ tại Đông Nam Á
3 p | 93 | 6
-
Phân tích mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị dừa tại Bến Tre
6 p | 102 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn