intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các tác nhân gây hen suyễn

Chia sẻ: Inconsolable_1 Inconsolable_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

94
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các tác nhân gây ra cơn hen suyễn bao gồm dị ứng nguyên và các chất gây kích ứng trong môi trường có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn hay các cơn hen suyễn. Có nhiều tác nhân gây hen suyễn có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng hen suyễn, và thường khác nhau cho từng người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các tác nhân gây hen suyễn

  1. Các tác nhân gây hen suyễn
  2. Các tác nhân gây ra cơn hen suyễn bao gồm dị ứng nguyên và các chất gây kích ứng trong môi trường có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn hay các cơn hen suyễn. Có nhiều tác nhân gây hen suyễn có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng hen suyễn, và thường khác nhau cho từng người. Vì thế, không thể đem “kinh nghiệm” của người này “truyền” cho người khác. Bạn có thể góp phần ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn qua việc xác định và tránh xa các tác nhân gây hen suyễn đã được biết đối với chính mình. Trong thực tế, việc xác định và tránh các tác nhân gây hen suyễn nên là một phần của một kế hoạch chi tiết để giúp kiểm soát thành công bệnh hen suyễn của bạn. Có thể không hoàn toàn loại trừ được hết tất cả các tác nhân gây cơn hen suyễn, nhưng bạn vẫn nên cố gắng loại bỏ càng nhiều càng tốt các tác nhân gây hen suyễn ở nhà và nơi làm việc của mình. Điều này có thể giúp bạn tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh hơn với các triệu chứng ít hơn và các cơn hen suyễn ít xảy ra hơn. Các tác nhân dưới đây thường là các tác nhân gây hen suyễn, hãy tìm hiểu xem bạn có thể làm thế nào để tránh chúng:  Thuốc lá́  Bụi  Thú nuôi trong nhà  Nấm mốc trong nhà  Khói, mùi nặng và các dạng bụi nước  Phấn hoa hoặc nấm mốc ngoài trời  Vận động thể lực
  3.  Thời tiết  Một số loại thực phẩm: bò, gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển, …  Các tác nhân khác như: rượu, một số thuốc uống như thuốc chữa tăng huyết áp, thuốc chữa đau khớp, … Hút thuốc Không cho phép hút thuốc trong nhà hay xung quanh bạn, đặc biệt trong những khoảng không gian kín như phòng ngủ hoặc trong xe hơi. Tránh những nơi có nhiều khói. Vi sinh vật trong bụi bặm Vi sinh vật trong bụi bặm là những vi trùng/siêu vi trùng bé xíu không thể nhìn thấy được sống trong vải và khăn thảm.  Hãy bọc che nệm và gối trong bao không dính bụi.  Xem xét thay bỏ các gối cũ.  Giặt vải giường và chăn mỗi tuần trong nước nóng. Nước phải nóng trên 55oC (để tiêu diệt vi trùng trong bụi).  Không để thú nhồi bông trong giường và giặt chúng định kỳ trong nước nóng.  Giảm độ ẩm dưới 50%.  Nếu đã làm tất cả những điều này mà vẫn còn bị hen suyễn, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Thú nuôi trong nhà Một số người bị dị ứng với các vảy da hay nước bọt đã khô của các con thú có lông mao hay lông vũ.
  4.  Hãy tìm một nơi ở mới cho con thú của bạn hay để chúng ở bên ngoài nhà. Điều này có thể khó thực hiện nhưng có thể sẽ là cách tốt nhất để kiểm soát hen suyễn nếu bạn bị dị ứng với thú vật.  Nếu không thể nuôi các con thú ở ngoài nhà, hãy đưa chúng tránh phòng ngủ và đóng cửa phòng ngủ.  Xem xét đến việc đạt máy lọc không khí cho phòng ngủ của bạn.  Bỏ thảm hay các khăn che bàn ghế bằng vải trong nhà. Nếu không thể làm như vậy, không cho các con thú đi vào phòng có những thứ này. Gián Nhiều người bị hen suyễn có dị ứng với phân khô và những chất thải và mảnh vụn của gián.  Không để thức ăn trong phòng ngủ  Để thức ăn và rác trong các vật chứa có nắp đậy (không nên để thức ăn không được đậy đệm cần thận)  Dùng bả hay đánh bẫy gián  Nếu dùng bình xịt để diệt gián, hãy đi ra khỏi nhà cho đến khi không còn mùi Nấm mốc trong nhà
  5.  Hãy sửa chữa các vòi nước, ống nước bị rò rỉ và các nguyên nhân khác gây đổ/chảy nước  Lau nấm mốc trên các bề mặt bằng khăn lau có tẩm thuốc tẩy  Thay hoặc giặt các thảm chùi chân bị mốc  Giảm độ ẩm của phòng dưới 50% Khói, mùi nặng và các dạng bụi nước  Nếu có thể, không dung lò nấu củi hay dầu hôi  Có gắng tránh xa các mùi nặng như nước hoa, phấn rôm (talc), xịt tóc và bình phun sơn. Phấn hoa hoặc mốc ngoài trời Trong mùa bạn bị dị ứng, nên:  Cố gắng đóng kín cửa sổ  Ở trong nhà đóng cửa sổ vào buổi trưa, nếu có thể, do lượng phấn hoa và một số nấm mốc lên cao nhất vào thời điểm này.  Hỏi bác sĩ nếu cần phải điều chỉnh chế độ điều trị hen suyễn hiện tại của bạn trước khi mùa dị ứng bắt đầu. Vận động thể lực Nếu bạn kiểm soát tốt bệnh hen suyễn của mình, bạn vẫn có thể hoạt động tích cực. Còn nếu bạn bị các triệu chứng hen suyễn khi vận động tích cưc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.  Làm nóng khoảng 6 đến 10 phút trước khi tập thể dục bằng cách co duỗi tay chân hay đi bộ
  6.  Không cố thử làm việc hay chơi thể thao ngoài trời khi ô nhiễm không khí hoặc khi nồng độ phấn hoa (nếu bạn dị ứng với phấn hoa) trong không khí cao Cảm lạnh và nhiễm khuẩn Nếu cảm lạnh và nhiễm khuẩn làm bùng phát hen phế quản, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc triển khai một kế hoạch điều trị để thực hiện khi bắt đầu cảm thấy mệt. Cũng nên xem xét đến các việc sau:  Tiêm ngừa cúm hàng năm  Cố gắng thực hiện một lối sống khoẻ mạnh qua việc nghỉ ngơi nhiều, ăn một chế độ ăn cân bằng, tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước, và tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh hay bị cúm. Thời tiết  Che mũi và miệng của bạn bằng một chiếc khăn choàng khi ra ngoài vào những ngày mùa đông lạnh lẽo  Tránh đi ra ngoài lúc nồng độ phấn hoa hay nấm mốc lên cao nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa hay nấm mốc. Các tác nhân gây cơn hen suyễn khác Dị ứng thức ăn: một số loại thức ăn có thể gây kích hoạt cơn hen suyễn như: bò, gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển, …Và sulfite trong thức ăn như đồ khô, cà chua chế biến hoặc các thức ăn đóng hộp kháccũng có thể gây kích hoạt cơn hen suyễn. Một số thuốc: Cho bác sĩ của bạn biết về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả những loại thuốc bán không cần toa như aspirin, thuốc
  7. cảm, các thuốc không steroid (như ibuprofen, naproxen) và thậm chí cả thuốc nhỏ mắt. n
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2