intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các tên gọi của Đao

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

98
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ðao thuộc về loại Binh Khí Sắc Bén, có lưỡi bản rộng hơi cong và gồm có Ðơn Ðao (單 刀) và Song Ðao (双 刀). A – Song Ðao, thì được chia ra hai loại: Song Ðao (双 刀 và Song Đoản Ðao (双 短 刀).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các tên gọi của Đao

  1. Các tên gọi của Đao Ðao thuộc về loại Binh Khí Sắc Bén, có lưỡi bản rộng hơi cong và gồm có Ðơn Ðao (單 刀) và Song Ðao (双 刀). A – Song Ðao, thì được chia ra hai loại: Song Ðao (双 刀 và Song Đoản Ðao (双 短 刀). B – Ðơn Ðao được chia ra nhiều loại: Trường Đao (長 刀), Ðoản Ðao (短 刀), Yêu Ðao (腰 刀):
  2. 1) Trường Đao (長 刀) gồm có hai loại: a – Khi Lưỡi Ðao được tra cán dài vào, thì được người Việt gọi là “Giáo Đao” hoặc “Phác Ðao” (撲 刀); đó là một loại binh khí rất thông dụng trong Bộ binh Đại Việt thủơ xưa, mà ngày nay chúng ta vẫn còn thường thấy minh họa trên những tranh ảnh và những tấm sơn mài. Naginata của Nhật Bản là một loại Phác Ðao gắn lưỡi bản hẹp. b – Khi lưỡi Đao được tra cán ngắn bằng tầm lưỡi Đao để Kỵ binh sử dụng thì được gọi đó là “Ðoản Bính Trường Ðao” (短 柄 長 刀); dưới thời Nhà Minh (1368 – 1644), họ gọi là “Hổ Đầu Đao” (虎 頭 刀). 2) Ðoản Ðao (短 刀), thì đó là một trong những loại binh-khí đã được rạng danh trong binh-đội của nghĩa-quân Nhà Tây-Sơn (1788-1802) qua cuộc chiến thắng quân Mãn-Thanh. 3) Yêu Ðao (腰 刀) là loại Đao người ta đeo bên hông. Sabre của Âu-Châu và Cận Ðông là một loại Yêu Ðao gắn lưỡi bản hẹp và cong. Yêu Đao
  3. Ngày nay còn có nhiều môn sinh lẫn lộn giữa Đao và Mã Tấu. Ðao là một loại Gươm, có một bề bén và lưỡi cong, thuộc về loại ” Yêu Ðao” (腰 刀). Khi Đao có lưỡi bản rộng thì được gọi là “Ðại Ðao” (大 刀). Hiện nay vẫn còn có người Việt nhầm lẫn gọi “Siêu Ðao” (超 刀) là “Ðại Ðao” (大 刀) theo lối các Trường Phái Võ Thuật Trung Hoa thường gọi. Mã Tấu thuộc về loại Trường Đao (長 刀), có lưỡi bản rộng hơn và cân lượng nặng hơn Ðao; cán dài khoảng 40 cm tới 60 cm. Đó là loại binh khí phôi thai từ Hổ Đầu Đao (虎 頭 刀). Khi xưa người Trung Hoa dùng loại Ðao bản rộng này để đánh trên ngựa nên gọi là Mã Đao (馬 刀), người Việt Nam đọc chệch ra là Mã Tấu; về sau này, Mã Tấu được sử dụng đánh dưới đất và còn được gọi là Trảm Mã Đao (斬 馬 刀). Hoàn Đao (環 刀), Bối Ðao (背 刀), Quỷ Ðầu Ðao (鬼 頭 刀), v.v. của Trung Hoa thuộc về loại Mã Tấu. Trảm Mã Đao
  4. “Trảm Mã Đao” thời kỳ nhà Tống năm 1072. Loại đao pháp dài này dùng trong chiến trận cổ, để chặt chân ngựa, và thảo phạt tướng lĩnh mặc giáp trụ nặng. Chuôi đao dài 37cm, lưỡi đao dài 114cm. Trảm Mã Đao là loại đao dài nặng, là tiền đề cho “Miêu Đao” rất nổi tiếng của các môn phái võ thuật Bắc Trung Hoa sau này. Và cũng là tiền đề cho Đao Nhật Bản (Katana) về sau, thế kỷ 16 – 17. Mã Tấu được sử dụng bằng một tay hoặc bằng hai tay, trong khi Đao chỉ được sử dụng bằng một tay. “Đại Đao Quan Vũ”, là tên được đặt cho loại binh khí lớn, lấy theo tên của Danh tướng sống ở thời Tây Hán – Tam Quốc, thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Tương truyền cây “Đại đao” của Quan Công nặng 82 cân Trung Hoa = 18.263 kg bây giờ. (Vào thời thuộc Tây Hán thì theo đơn vị đo lường 1 cân TQ = 222.72 grams). Đại Đao Quan Vũ gồm 36 đường công thủ đã trở nên nổi tiếng suốt hàng nghìn năm. Nhờ thế, Quan Vũ Đao còn được sử dụng trong hầu hết các phái võ thuật có xuất sứ gốc từ Thiếu Lâm và Võ Đang của Trung Hoa. “Bát Trảm Đao”, hay còn gọi tên khác là “Đao cánh bướm”, “Hồ Điệp song Đao”, thường thấy ở các môn dòng Nam Quyền – Trung Hoa như : Vĩnh Xuân, Hồng Gia, Thái Gia, Mạc Gia, Lý Gia, Châu Gia,…. Điểm đặc biệt của loại đao này là không làm đồng loạt, mỗi người sẽ có 1 kích thước chuẩn là lấy theo “Kiều” của từng người. Nếu lấy “Kiều” không chuẩn, không thể dùng các phép đánh “hoa đao”, “xoay đao”, “lật đao”
  5. Siêu Đao được mệnh danh là Bá Binh Chi Súy 百 兵 之 帥 vì được so sánh với vị Nguyên Soái giữa ba quân ngoài trận mạc.
  6. Hiện nay vẫn còn có người Việt nhầm lẫn gọi Siêu Ðao (超 刀) là Ðại Ðao (大 刀) theo lối các Trường Phái Võ Thuật Trung Hoa thường gọi. Siêu Đao là loại Đao có ngạnh trên sống Đao và được tra cán dài từ 1m trở lên để sử dụng bằng hai tay, gồm có định thủ dài 20cm ngay sau chắn hộ thủ và thuộc về môn binh khí chuyên dùng để đánh trên ngựa ; còn Đại Đao là loại Đao bản rộng không có ngạnh gọi là “Mã Tấu”, hay là “Trảm Mã Đao” và cán ngắn hơn nhiều, thường được dùng đánh trên bộ (Xin xem bài Khảo Luận về Đao). Khi Siêu Ðao không có chắn hộ thủ mà có đầu rồng ngậm lưỡi Siêu Ðao thì gọi là Thanh Long Yển Nguyệt Ðao (青 龍 弇 月 刀), thường gọi tắt là Thanh Long Ðao (青 龍 刀). Dưới thời Nhà Minh (1368- 1644), Siêu Ðao được khắc chạm hình Rồng nằm trên
  7. bản lưỡi nên được gọi là Thanh Long Yển Nguyệt Ðao (青 龍 偃 月 刀), hay là Quan Ðao (關 刀), tức là cây “Thanh Long Ðao” của Ðức Quan Vũ (Kuan Yu 關 羽) thời Tam Quốc Chiến (220 280 sau CN). Vì quan ngài thường thích đọc “sách Xuân Thu” của Ðức Khổng Phu Tử, nên cây “Thanh Long Ðao” còn được người Trung Hoa gọi là “Xuân Thu Ðại Ðao” (春 秋 大 刀). Bàn luận về “Siêu Đao”, phải nói đến những danh tướng Đại Việt uyên thâm về Siêu pháp, trong đó có Đại Tướng Lý Thướng Kiệt dưới triều Nhà Lý (1010 – 1225), Đại Tướng Phạm Ngũ Lão thời Nhà Trần (1225 – 1400). Chúng ta cũng phải nhắc đến thanh Siêu Đao của Hùng Tướng Lê Đại Cang dưới triều Tây Sơn (1788 _ 1802), người đã dẹp yên giặc Miên bình định Trấn Tây Thành và nhất là phải nói đến Ba Siêu Đao nổi tiếng thời Nhà Tây Sơn (1788 – 1802), đó là: 1. Ô Long Ðao của Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ; 2. Huỳnh Long Ðao của danh tướng Trần Quang Diệu; 3. Xích Long Ðao của danh tướng Lê Sĩ Hoàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2