YOMEDIA
ADSENSE
Triệt quyền đạo: đặc điểm và luyện tập
649
lượt xem 182
download
lượt xem 182
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Môn võ của Lý Tiểu Long hiện nay thường đưuợc nhắc tới dưới hai tên gọi khác nhau là Triệt Quyền Đạo hoặc Công Phu Trấn Phiên theo tên thật của anh.Theo sự kể lại của những người thân cận với Lý Tiểu Long thì anh chính thức nhắc tới tên Triệt Quyền Đạo khi thực hiện phim “Longstreet”, là cuốn phim mà anh thủ một vai phụ do sắp xếp của Silliphant, người viết truyện phim và cũng là võ sinh của anh lúc đó. ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Triệt quyền đạo: đặc điểm và luyện tập
- Triệt quyền đạo: đặc điểm và luyện tập Môn võ của Lý Tiểu Long hiện nay thường đưuợc nhắc tới dưới hai tên gọi khác nhau là Triệt Quyền Đạo hoặc Công Phu Trấn Phiên theo tên thật của anh.Theo sự kể lại của những người thân cận với Lý Tiểu Long thì anh chính thức nhắc tới tên Triệt Quyền Đạo khi thực hiện phim “Longstreet”, là cuốn phim mà anh thủ một vai phụ do sắp xếp của Silliphant, ng ười viết truyện phim và cũng là võ sinh của anh lúc đó. Lý Tiểu Long
- Trong phim có một pha đối đáp giữa vai của Lý Tiểu Long với một vai khác và vai của Lý Tiểu Long đã nói : - “Muốn vớ được tôi, anh phải di chuyển về phía tôi và tôi sẽ triệt sự di chuyển đó.” Thế rồi, đấu pháp này được giới thiệu với cái tên là Triệt Quyền Đạo. Nếu hồi ức đó hoàn toàn chính xác thì chắc chắn Lý Tiểu Long đã phải nghĩ đến ba tiếng Triệt Quyền Đạo một thời gian trước đó đã phổ biến cái tên này trong một phạm vi tưuơng đối. Riêng cái tên Công Phu Trấn Phiên thì chỉ là sự tiếp nối của một thói quen do sự việc những võ đường đầu tiên của Lý Tiểu Long mở ra tại nước Mỹ đều được anh đặt tên là Viện Công Phu Trấn Phiên. Khi mở các võ đường kia, Lý Tiểu Long chủ yếu dạy môn Vịnh Xuân, nhưng đã quen với mấy tiếng Công Phu Trấn Phiên nên mọi người tiếp tục dùng tên này để gọi môn võ mới do anh lập ra về sau. Như thế, để diễn tả chính xác, ta sẽ gọi môn võ của anh qua chính cái tên anh đặt là Triệt Quyền Đạo. Vậy Triệt Quyền Đạo có ý nghĩa gì và gồm các đặc điểm gì ?
- Dưới đây là lời giải thích của chính Lý Tiểu Long : - “Trước hết hãy nói về nghĩa chữ. Triệt có ý nghĩa là ngăn lại, chận đứng. Quyền là nắm đấm, là quyền pháp. Đạo là đường đi hay thực tại tối hậu. Triệt Quyền Đạo là cách thế của quyền pháp ngăn chặn. Về đặc điểm, thật ra chẳng có g ì huyền bí trong môn võ của tôi cả. Các động tác đều đơn giản, trực tiếp và phi cổ điển. Có thể bảo Triệt Quyền Đạo là môn võ duy nhất hiện nay không thuộc các hệ phái cổ điển. Đặc tính chủ yếu của môn võ này là không có những đòn đỡ thông thưường nhuốm nhiều tiêu cực tính. Theo tôi, đòn đỡ là những đòn kém hiệu quả nhất. Vì thế, Triệt Quyền Đạo là tấn công”. Lý Tiểu Long đã từng viết : “Triệt Quyền Đạo là sự rèn luyện và kỷ luật để hướng tới thực tại tối hậu trong chiến đấu. Thực tại tối hậu đó là sự quay về với tự do nguyên thuỷ qua các đặc điểm đơn giản, trực tiếp và phi cổ điển.” Lý Tiểu Long còn thường nhắc : ”Sự quan sát đích thực chỉ bắt đầu có khi không còn những khuôn mẫu định sẵn và sự tự do diễn đạt chỉ xảy ra khi người ta vượt qua những môn phái, phương pháp, hệ thống và các tổ chức.
- Như vậy đặc điểm của môn Triệt Quyền Đạo nằm trong hai tiếng “ Tự do “. Nói một cách khác, võ sinh Triệt Quyền Đạo không thể bị ràng buộc vào một môn phái, hệ thống hay phương pháp cá biệt nào. Vì tất cả những thứ đó, tự bản chất, luôn luôn cố định nên thiếu khả năng uyển chuyển, thích nghi trong khi Chân Lý không nằm trong một khuôn mẫu khô cứng. Như thế, Triệt Quyền Đạo là môn võ không đòi hỏi võ sinh phải tuân thủ một cách tuyệt đối với phương pháp của chính mình. Đòi hỏi này sẽ trở nên khó hiểu đối với bất kỳ ai khi vừa nghe nhắc tới, nhưng sẽ là một thích thú khi người ta có thời gian làm quen lâu với quan điểm võ thuật của Lý Tiểu Long . Bởi thật ra, Triệt Quyền Đạo vẫn đòi hỏi võ sinh của mình phải tuân thủ một điều là sự tự do tuyệt đối thể hiện cá nhân mình. Như Lý Tiểu Long đã nói, mọi hình thức khuôn mẫu đều cần thiết cho giai đoạn vỡ lòng, nhưng phải vượt khỏi nó để dành lại tự do biểu lộ trọn vẹn năng lực của mình. Nó cần thiết cho người ta tránh tình trạng loạn đả nhưng nó sẽ bóp chết năng lực của người ta bằng những giới hạn của chính nó. Điều này có nghĩa là Triệt Quyền Đạo chấp nhận mọi hình thức kỹ thuật của mọi môn phái nhưng luôn luôn đặt mình vào hướng vươn lên khỏi vòng chi phối của những hình thức kỹ thuật đó. Đã có nhiều ngưười dựa vào đây để cho rằng đặc điểm môn võ Triệt Quyền Đạo là tính chiết trung, tức tổng hợp tinh hoa của mọi võ phái. Thật ra, trong Triệt Quyền Đạo không bao giờ có đặc điểm này. Sự thông hiểu hình thức kỹ thuật của các môn phái khác không phải là một đòi hỏi bắt buộc đối với một võ sinh Triệt Quyền Đạo và các võ sư Triệt Quyền Đạo không bao giờ đào bới trong kho tàng kỹ thuật của các môn võ khác lấy các đòn thế tinh diệu để dạy cho võ sinh của mình. Sự đào bới chỉ diễn ra theo chiều hướng tìm biết chân tướng của mọi hình thức kỹ thuật để có thể từ đó nâng cao hiệu năng của động tác chiến đấu mà không bị lệ thuộc vào ý định xây dựng những hình thức khuôn mẫu mới. Với Lý Tiểu Long, khuôn mẫu nào cũng có thể chấp nhận với điều kiện khi sử dụng nó phải đạt tới hiệu quả cao nhất mà ít tốn sức nhất. Điều kiện này đôi khi
- được gọi là chân lý hoặc là sợi dây chung nhất nối kết các võ phái. Lý Tiểu Long đã đưa ra một hình tượng để diễn tả quan niệm của mình như sau : - ”Để nắn một bức tượng, nhà điêu khắc không phải cứ đắp mãi đất sét vào chủ đề. Trái lại ông ta sẽ phải tiếp tục đẽo gọt những chỗ thừa th ãi, cho tới khi nào chân lý sáng tạo của ông ta hiển lộ ra. Cùng một cách thế ấy, môn võ của tôi không thêm thắt, tài bồi để có thể được tiếng là lịch duyệt, uyên thâm. Trái lại, chúng tôi nỗ lực giảm tới mức tối thiểu. Nói tóm lại, đặc điểm môn v õ Triệt Quyền Đạo là tiếp tục gọt đẽo cho kỳ hết những cái không cần thiết. Đối với chúng tôi, quá trình tăng tiến từng ngày tức là quá trình cắt giảm từng ngày. Đường đi của Triệt Quyền Đạo là một quá trình rơi rụng, lột bỏ. Chúng tôi hài lòng với đôi tay trần của mình, không cần điểm trang màu mè với những thứ bao tay sặc sỡ chỉ tổ làm cản trở chức năng tự nhiên của bàn tay.” Cái quá trình rơi rụng mà Lý Tiểu Long đề ra ở trên có thể bao gồm nhiều phạm vi, trong đó không những chỉ có sự tiết giảm tinh thần nô lệ các khuôn mẫu mà còn có cả sự tiết giảm những dạng thức của các khuôn mẫu hoặc chính số lưuợng của các khuôn mẫu nữa. Ba tính chất cốt tuỷ trong quan điểm võ thuật của Lý Tiểu Long là trực tiếp, đơn giản và phi cổ điển đã hiện hình trong môn võ Triệt Quyền Đạo dưới những đặc điểm sau : Giải trừ mọi nguyên tắc, không tự trói buộc trong bất kỳ khuôn mẫu nào. Không cần thiết phải tô điểm thêm màu sắc cho các kỹ thuật hoặc sắp xếp theo một hệ thống. Đáp ứng tức khắc cho yêu cầu thể hiện bản thân trước thực tại bằng phưương thế hữu hiệu nhất.
- Nói một cách khác thì Triệt Quyền Đạo là môn võ không tự ghép mình vào một hệ thống, không tạo ra những khuôn thức mẫu mực và luôn thúc đẩy võ sinh phải tiếp tục rèn luyện để dành lấy “ sự tự do nguyên thuỷ “. Trước những đặc điểm này, người ta không khỏi băn khoăn phải làm thế nào để trau luyện môn võ Triệt Quyền Đạo ?
- Chính Lý Tiểu Long đã phát biểu : “Không có một mớ lý thuyết bơi cạn lý tưởng nào chuẩn bị nổi cho việc xuống nước của bạn. Cách tập bơi lội tốt nhất là bơi lội. Triệt Quyền Đạo thuộc về võ thuật là một nghệ thuật chiến đấu nên cách tốt nhất để rèn tập là chiến đấu thật sự.” Trong phim “Longstreet”, Lý Tiểu Long đã nói : “Tôi không tin ở hệ thống, phưương pháp hoặc là phi hệ thống, phi phưương pháp thì biết dạy cái gì đây ? “. Nhưng sau đó, anh vẫn nhận dạy và đã dạy đưuợc. Cho nên, phủ nhận hiệu lực của việc học bơi trên cạn, Lý Tiểu Long vẫn cố gắng truyền đại môn võ của mình bằng hai cách. - Thứ nhất, anh không đề ra những hạn chế về cách đánh trong võ đưuờng của mình. Võ sinh sẽ nhập cuộc như bất kỳ một cuộc chiến đấu thực sự nào và tìm ra từ đó những phưuơng thức thích hợp nhất cho mình. - Thứ hai, anh tiếp tục diễn giảng quan điểm võ thuật của mình để các võ sinh có thể nắm lấy các điểm cốt tuỷ và thể hiện mình một cách hoàn toàn tự do. Tuy nhiên anh vẫn nói : “Môn Triệt Quyền Đạo không thể truyền dạy đ ược. Người thầy chỉ giữ vai trò của ngón tay chỉ đường. Chính mỗi cá nhân võ sinh sẽ tự dạy lấy mình sau khi đã nhận đưuợc đúng cái hưướng người thầy chỉ.” Dan Inosanto nói: ”Triệt Quyền Đạo là một môn nghệ thuật giải quyết vấn đề với tính cá nhân hoá cao độ. Do đó, nó không thể đồng nhất khi đến với mọi ngưười. Con hổ không thể chiến đấu nh ư con chim ưng và ngược lại con chim ưng không thể chiến đấu như con hổ. Cho nên, mỗi ngưười phải tìm cho ra chỗ mạnh, chỗ yếu của chính bản thân mình rồi khởi đi từ đó.”
- Cho nên, nguyên tắc quan yếu nhất trong việc luyện Triệt Quyền Đạo là sự phân tích, đặt trên nền tảng thực tế do sự quan sát tự do mà chính Lý Tiểu Long vẫn nhắc nhở mọi người. Cả sự quan sát lẫn sự phân tích này không thể gom vào một giới hạn nào, nhưng luôn luôn cần những giới hạn khi giải quyết vấn đề. Chẳng hạn, người ta có thể khuôn vào trong các phạm vi như các khuôn mẫu kỹ thuật, các ưu khuyết điểm của đối tượng, các ưu khuyết điểm của bản thân, những điều kiện thực tế của môi trường, các hoàn cảnh chiến đấu… Chính trong các giới hạn đó, mỗi võ sinh sẽ dễ dàng nhìn rõ thực tế hơn và cân nhắc giải pháp của mình. Theo Dan Inosanto thì sự phân tích càng trở nên cần thiết hơn trong việc cân nhắc giải pháp. Một cầu thủ chỉ có khuynh h ướng giữ vai trò hậu vệ mà cứ nhất quyết chọn cho mình vai trung phong thì sự biểu hiện mình như thế nào? Cũng thế, bạn chỉ cân nặng 72Kg còn đối thủ của bạn cân nặng 130Kg thì chắc chắn không hay ho gì khi bạn tự chọn cho mình đối pháp là khoá tay anh ta hoặc quăng anh ta xuống đất. Trong những trưường hợp như thế này, anh cầu thủ cứ tiếp tục làm hậu vệ, còn bạn tốt nhất là nên tìm cách xỉa ngón tay vào mắt đối thủ. Dù vậy Dan Inosanto cũng chia sẻ quan điểm của Lý Tiểu Long đặt võ sinh trưước đòi hỏi cần nắm vững các nguyên tắc căn bản trước đã. Muốn lập luận cách nào thì một võ sinh cũng phải đạt tới trình độ căn bản trước khi tính tới việc vươn cao. Vì vậy nên nhớ một nguyên tắc của môn phái Triệt Quyền Đạo là : “ học nguyên tắc, theo nguyên tắc và giải trừ nguyên tắc “. Dan Inosanto vẫn luôn luôn chuẩn bị tinh thần cho các võ sinh mới nhập môn bằng lời nhắc nhở sau : ”Khi tìm đến một võ sư với ý định tìm học một kỹ thuật nào chẳng khác gì kiếm người để xin một con cá. Chẳng mấy chốc, bạn sẽ lệ thuộc vào người cho cá. “
- Lời nhắc nhở này minh giải rõ ràng cho không khí các võ đường của Lý Tiểu Long trước đó, không khí đã khiến nhiều võ sinh ngạc nhiên, thậm chí khó chịu vì không được Lý Tiểu Long dạy cho điều gì mà luôn luôn bị anh đòi hỏi phải đạt tới điều này hay điều khác. Chỉ một số người như Dan Inosanto và một số ít khác thông cảm được ý nghĩ của Lý Tiểu Long về nhữn g đòi hỏi đặt ra cho các võ sinh. Những kinh nghiệm đó đã khiến Dan Inosanto hiện nay có thể mạnh dạn nói với các huấn luyện viên trong các võ đường của mình như sau :”Chúng ta cần dạy cho mỗi võ sinh biết tìm cách bắt lấy con cá của mình, thay vì cho họ một con cá”. Tóm lại, Triệt Quyền Đạo là một cách thế diễn đạt cá nhân do mỗi cá nhân chủ động theo những gì thực sự có trong bản thân. Do đó, không thể có sự truyền dạy rốt ráo môn võ này. Cái cần và có thể dạy được là những ý niệm dẫn dắt mọi người đi tới chỗ giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của các môn phái các hệ thống. Bởi vì, trong khi hình thành như một bộ phận của môn nghệ thuật chiến đấu là võ thuật, Triệt Quyền Đạo còn tự thể hiện là một cách thế sống. Đó chính là con đường dẫn đến cuộc hành trình của một con người để khám phá chính bản thân mình và bao trùm ở trong đó cuộc hành trình của một võ sinh mang cùng tính chất tự khám phá bản thân để dành lại sự tự do nguyên thuỷ.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn