intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các thể loại Hát Cổ truyền _P2

Chia sẻ: Huongdanhoctot_3 Huongdanhoctot_3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'các thể loại hát cổ truyền _p2', văn hoá - nghệ thuật, âm nhạc phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các thể loại Hát Cổ truyền _P2

  1. Các thể loại Hát Cổ truyền _P2 Cải lương Cải lương là loại hình sân khấu kịch hát dân tộc ra đời vào đầu thế kỷ XX. Nguồn gốc của Cải lương là những bài hát lý, ca nhạc tài tử ở miền Tây Nam Bộ. Từ những hình thức ca nhạc thính phòng, tiến tới các diễn xướng, vừa hát, vừa biểu diễn bằng động tác để minh hoạ, gọi là ca ra bộ. Ca ra bộ là cây cầu nối giữa đàn hát thính phòng và sân khấu hát kịch cải lương sau này. Khi mới ra đời cải lương gắn với người những dân Nam bộ, do đặc điểm phát âm ngọt ngào nên giọng Nam bộ ca cải lương rất "mùi mẫn". Dần dần cải lương phát triển rộng ra cả nước. Cũng như các nghệ thuật kịch hát dân tộc khác, cải lương bao gồm múa, hát, âm nhạc (không kể kịch bản tích trò). Dàn nhạc cải lương không dùng bộ gõ như Tuồng, Chèo mà đàn ghi ta phím lõm và đàn nguyệt là hai nhạc cụ chủ đạo. Mặc dù sinh sau nhưng sân khấu cải lương nhanh chóng tạo cho mình khối lượng kịch mục phong phú. Nhiều vở diễn được các tác giả cho ra đời đã nhanh chóng được công chúng đón nhận: Lục Vân Tiên, Lưu Bình - Dương Lễ, sau này chuyển từ đề tài lịch sử, xã
  2. hội mở ra các vở diễn chuyển thể từ tiểu thuyết lãng mạn đương thời có nhiều tình tiết ly kỳ, hoặc các lớp "Nhảy cửa sổ đấu giao găm"... Sân khấu cải lương hình thành, đáp ứng thị hiếu của công chúng đô thị và ngày càng pháp triển mạnh mẽ. Mặc dù còn trẻ tuổi nhưng nghệ thuật cải lương có một sức sống kỳ diệu nhiều khi muốn lấn át cả hai loại hình kịch hát dân tộc đàn anh. Trong tiến trình hoàn thiện và pháp triển, cải lương đã trải qua những thể nghiệm đổi mới về âm nhạc và một bộ môn sân khấu được công chúng mến mộ. Hát quan họ Hát Quan họ (hay Quan họ Bắc Ninh) là "đặc sản" dân ca của người Việt ở tỉnh Bắc Ninh. Nó bắt nguồn từ những lối hát đối đáp nam nữ có từ rất lâu đời. Hát Quan họ chủ yếu chỉ được tổ chức ở mỗi làng mỗi năm một lần vào dịp hội làng. Nó gắn với tục kết bạn nam nữ, kết nghĩa giữa hai làng khác nhau. Ngoài một bộ phận nhỏ mang nội dung chúc tụng, khẩn cầu, đại bộ phận các bài ca mà các anh Hai, chị Hai Quan họ (cách gọi nhau theo truyền thống) đối đáp với nhau đều mang nội dung giao duyên trữ tình rất thắm thiết. Tuy nhiên, theo tập tục cổ truyền trai gái trong các nhóm kết bạn hát với nhau lại không bao giờ lấy nhau.
  3. Các cuộc Hát Quan họ có thể diễn ra ở trong nhà cũng như ngoài trời. Phương thức sinh hoạt ở các làng khá đa dạng, song nhìn chung, ngoài một số nét khác biệt, trong Hát Quan họ chứa đựng cả những nét có ở nhiều thể loại hát đối đáp nam nữ của các tộc trên đất nước. Hát Quan họ bao giờ cũng hát đôi, trình tự hát vừa theo nội dung vừa theo làn điệu, đối lời kèm đối giọng. Trải qua một quá trình phát triển lâu đời trên một vùng đất có sự giao lưu rộng và phát triển sớm, Hát Quan họđã trở thành một điểm sáng trong dân ca Việt Nam. Dân ca Quan họ cókhoảng 180 bài khác nhau , không tính các dị bản - một trong những kỷ lục của các thể loại dân ca Việt Nam. Lời hay ý đẹp, ngôn ngữ bình dân nhưng tinh tế, ý nhị, giàu hình tượng và cảm xúc; âm điệu phong phú, trữ tình; lối hát mượt mà với kỹ thuật nảy hạt độc đáo; phong cách lịch thiệp - tất cả làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của dân ca Quan họ Bắc Ninh. Các làn điệu dân ca Dân ca của các dân tộc Việt Nam được sử dụng phổ biến trong các lễ hội, trong lao động sản xuất, đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong lời mẹ ru con êm đềm, sâu lắng. Sức sống của dân ca lớn mạnh là thế. Nó là
  4. máu thịt của người dân Việt, từ điệu ru ầu ơ của mẹ “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn” đi vào bé thơ để lớn lên thành người con hiếu thảo. Dân ca của các dân tộc Tây Nguyên như Êđê, Bana, Xơđăng ngân vang trong tiếng cồng chiêng rộn ràng, náo nức bên đống lửa lớn để “lời anh hát cùng em múa” bay cao, bay xa trong núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ; gọi con chim bay về tổ ấm, gọi mặt trời soi sáng để lúa đơm bông, để hạt nảy mầm, để trời cao nguyên mờ sương cùng với lời ca yêu thương. Bên bếp lửa, điệu hát đối đáp làm cho trai gái xích lại gần nhau. Lời hát, men rượu cần hoà quyện để đất trời, lòng người cùng ngất ngây, say đắm. Ngọt ngào biết bao những lời ca, những câu hát trao duyên tinh tế và ý nhị. Làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh tình tứ, sâu lắng như nhắn nhủ “người ơi, người ở đừng về”... Dân ca gắn liền với đời sống sinh hoạt, với lao động sản xuất bởi nó xuất phát từ đời sống lao động, từ công việc hàng ngày như giã gạo, lấy nước, bơi xuồng, đập lúa, xe dây, kéo sợi... Trong lao động, người dân vừa làm vừa hát. Lời ca, tiếng hát cất cao, bay bổng làm vơi đi nỗi nhọc nhằn, vất vả; làm cho con người hiểu nhau, xích lại gần nhau. Vì bắt nguồn từ đời sống lao động nên dân ca chỉ sống được trong lao động bởi lời hát phải gắn với điệu múa, gắn với hoạt động nhịp nhàng phối hợp khi giã gạo, khi tát nước, lúc gồng người căng sức kéo mẻ lưới đầy. Và cũng vì có cội nguồn từ đời sống lao động sản xuất mà dân ca có được sức sống bền vững. Không giống như các loại hình âm nhạc khác, đã là dân ca thì phải thấm vào máu thịt mới có thể hát được, hát hay. Dân ca là cuộc sống, bắt nguồn từ cuộc sống và làm cho cuộc sống thi vị hơn, đáng yêu hơn. Dân ca là giá trị tinh thần của nền văn hoá dân tộc do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng
  5. tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Phát hiện, sưu tầm, giới thiệu các làn điệu dân ca là sự cố gắng đầy ý thức nhằm duy trì tính đặc sắc, độc đáo của tâm hồn dân tộc được hun đúc từ quá khứ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2