intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các trường phái và khuynh hướng nghiên cứu văn hóa vùng

Chia sẻ: Đặng Khánh Hào | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:15

752
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn hóa là yếu tố của đời sống nhân loại như là một kế quả tác động với nhau giữa con người với môi trường tự nhiên , con người với nhau trong môi trường xã hội

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các trường phái và khuynh hướng nghiên cứu văn hóa vùng

  1. Bài thứ hai CÁC TRƯỜNG PHÁI VÀ KHUYNH  HƯỚNG NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ VÙNG GS.TS. Ngô Đức Thịnh    
  2. TẠI SAO PHẢI NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ VÙNG ?  Văn hoá là yếu tố của đời sống nhân loại như là một kết quả tác động với nhau giữa con người với môi trường tự nhiên, con người với nhau trong môi trường xã hội  Nghiên cứu vùng văn hoá để thấy được các sắc thái văn hoá đa dạng của các khu vực, vùng, miền, địa phương, của các cộng đồng người, thấy được sự hình thành, phát triển, biến đổi, giao lưu, tiếp thu, lan toả của văn hoá.  Từ các đặc trưng văn hoá vùng, truyền thống văn hoá vùng để tìm kiếm các biện pháp, cách thức phù hợp trong quy hoạch phát triển vùng.    
  3. I. TIẾN HOÁ LUẬN (Evolutionism) 1.Tiến hoá luận (Evolutionism) xuất phát từ luận điểm tiến  hoá của thế giới tự nhiên, như tiến hoá sinh học, tiến hoá  vô cơ, tiến háo hành tinh..., đặc biệt với thành tựu về  thuyết tiến hoá các loài của Darwin  2. Ưng dụng tiến hoá tự nhiên vào tiến hoá xã hội (social  Evolution), đại diện là : Morgan, Taylor...  Tính thống nhất của xã hội, văn hoá nhân loại  Xã hội và văn hoá phát triển theo quy luật chung  Tiến hoá đơn tuyến, từ thấp tới cao, từ lượng sang chất 3. Phê phán tính quy luật theo đơn tuyến, nhấn mạnh khía  cạnh tiến hoá, ứng dụng vào phục dựng xã hội theo  phương pháp tàn dư    
  4. II. LÝ THUYẾT KHUYẾCH TÁN VĂN HOÁ Nét đặc trưng nhất của thuyết khuyếch tán văn hoá hay truyền bá văn hoá (diffutionism) “giải thích sự phát triển của các nền văn hoá, văn minh không phải là sự tiến hoá độc lập, mà cơ bản hay thậm chí chỉ bằng những vay mượn các thành tựu văn hoá hay do các cuộc thiên di của các dân tộc tạo nên”. Lý thuyết này hình thành từ cuối thế kỷ XIX đầu XX với ba trường phái lớn :  1. Trường phái văn hoá lịch sử ở Đức Áo  2. Trường phái “age and area” Bắc Mỹ  3. Trường phái truyền bá văn hoá ở Anh    
  5. 1. Trường phái văn hoá lịch sử Đức­Áo  Hình thành cuối thế kỷ XIX, đầu XX.  Đại diện : F. Ratsel, L.Frobenius, F. Grabner, W.Schmidt ...  Nội dung: + Xem xét tất cả mối quan hệ giữa con người với tự nhiên + Văn hoá có hai thuộc tính cơ bản là tiếp xúc và truyền bá. Khẳng định tính chất sống động của văn hoá, học tập, bắt chước lẫn nhau, là động lực phát triển văn hoá    
  6. + “Vòng văn hoá”, “khu vực văn hoá” là một không gian địa lý phân bố các yếu tố văn hoá thuộc về một dân tộc hoặc một số dân tộc. Thường đó là một hiện tượng văn hoá tiêu biểu, như bumarăng, mẫu hệ, táng thức, cung, nỏ ... + Đồng quy văn hoá: hai cộng đồng người sống tại hai khu vực cách xa nhau, không có mối liên hệ với nhau nhưng lại có nhiều tương đồng về văn hoá + Sự ảnh hưởng, lan truyền của văn hoá theo từng thành tố hay tổ hơp, gắn với thiên di hay không thiên di của chủ thể văn hoá.    
  7. 2. Trường phái “Age and Area” Bắc Mỹ  Sự phát triển của văn hoá nhân loại gắn liền với sự truyền bá nhưng không nhất thiết phải phụ thuộc vào luồng dân di cư.  Nhấn mạnh vai trò của môi trường sinh thái  Khi một hiện tượng văn hoá được truyền bá thì nó nhanh chóng tập hợp quanh nó một tổ hợp hoặc làm nảy sinh những yếu tố mới kèm theo    
  8. 3.Trường phái truyền bá văn hoá ở Anh  Truyền bá văn hoá là một quá trình lâu dài và phức tạp  Thường đi vào những hiện tượng cụ thể, giải quyết các vấn đề văn hoá cụ thể.  Nghiên cứu tiếp xúc văn hoá giữa Cựu thế giới  và Tân thế giới, trong đó văn hoá Hy La và văn  hoá Ai Cập là trung tâm trong mối qaun hệ với  văn hoá châu Mỹ    
  9. III. LÝ THUYẾT VÙNG VĂN HOÁ MỸ  Ra đời đầu thế kỷ XX,  Đại diện : CL. Wissler, A.L. Kroeber ...  Văn hoá của mỗi dân tộc được hình thành trong quá trình lịch sử gắn với một môi trường tự nhiên, xã hội nhất định  Phê pháp thuyết truyền bá luận, quá  cường  điệu  vai  trò  của  trung  tâm,  lựa  chọn  đặc  trưng  vùng dựa trên tiêu chí đơn nhát    
  10.  Nghiên cứu vùng văn hoá nhất thiết phải từ nghiên cứu một tổ hợp các yếu tố  khái niệm “các bộ lạc đặc trưng”, “típ văn hoá đặc trưng”  Lý thuyết  “trung tâm văn hoá” là vùng có sức hấp thu, lan toả văn hoá lớn, ảnh hưởng đến nhiều khu vực ngoại vi    
  11. IV. LÝ THUYẾT KHU VỤC LỊCH SỬ­VĂN HOÁ  Ra đời từ nửa đầu thế kỷ XX  Các đại diện : M.G.Lêvin, N. N. Trêbôcxarốp .  Là một vùng lãnh thổ mà ở đó có các tộc người sinh sống lâu đời, có sự giao lưu ảnh hưởng qua lại mật thiết, từ đó hình thành nên các đặc trưng văn hoá chung, phân biệt với các  vùng văn hoá­lịch sử khác    
  12.  Là một phạm trù lịch sử, hình thành, biến đổi  trong những thời kỳ lịch sử khác nhau  Các cấp độ khu vực văn hoá-lịch sử : Miền,  Khu vực, tiểu khu vực, vùng, tiểu vùng  Áp dụng nghiên cứu các khu vực văn hoá-lịch sử trên thế giới, chia hành tinh thành 16 miền  văn hoá­lịch sử, như ĐNA, Đông Á, Nam Á...  So sánh Loại hình KT-VH và Khu vực VH- LS    
  13. V. LÝ THUYẾT LOẠI HÌNH KINH TẾ­VĂN HOÁ (NGA)  Ra đời đầu thế kỷ XX  Đại diện : Sp.Tônstôp, M.G. Lêvin, N.N. Trêbôcxarốp ...  Một tổng thể các đặc điểm kinh tế và văn hoá hình thành trong quá trình lịch sử của các dân tộc khác nhau, cùng ở một trình độ phát triển kinh tế - xã hội và sinh sống trong môi trường địa lý tự nhiên như nhau    
  14.  Ba nhóm loại hình kinh tế - văn hoá của xã hội loài người theo tiến trình phát triển là: - Nhóm I-các loại hình kinh tế săn bắt, hái lượm, đánh cá (sớm nhất), - Nhóm II- Các loại hình kinh tế nông nghiệp dùng cuốc và chăn nuôi, - Nhóm III- Các loại hình kinh tế nông nghiệp dùng cày với sức kéo súc vật và hệ thống thuỷ lợi.  So sánh Loại hình kinh tế­văn hoá với vùng văn  hoá­lịch sử    
  15. V.KẾT LUẬN  Lý thuyết sau luôn kế thừa thành tựu và khắc  phục những hạn chế của lý thuyết trước  Bản chất tư tưởng văn hoá vùng là sự tương  đồng và khác biệt văn hoá  Con người đã có ý niệm về sự tương đồng và  khác biệt từ xa xưa, nhưng mãi đến giữa và cuối  thế kỷ XIX mới hình thành các lý thuyết để giải  thích hiện tượng trên  Các lý thuyết về vùng văn hoá là sự kế thừa,  phát triển để dần hoàn thiện hơn    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2