intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRƯỜNG PHÁI NHÂN VĂN-HIỆN SINH

Chia sẻ: Batman_1 Batman_1 | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:28

1.068
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện diện trong tất cả những tư tưởng của con người về ý thức & cuộc sống. Bắt đầu từ quan điểm muốn “khách thể hóa” những trải nghiệm con người của những nhà tư tưởng như Aristotle, Newton, Descartes; cho đến các khuynh hướng hiện đại nhấn mạnh “tính chủ quan” của con người của các học giả thế kỷ 20 như Husserl, Heidegger, Sartre và Merleau-Ponty…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRƯỜNG PHÁI NHÂN VĂN-HIỆN SINH

  1. Triết học nhân văn – hiện sinh (existential-humanistic approach) • Hiện diện trong tất cả những tư tưởng của con người về ý thức & cuộc sống. Bắt đầu từ quan điểm muốn “khách thể hóa” những trải nghiệm con người của những nhà tư tưởng như Aristotle, Newton, Descartes; cho đến các khuynh hướng hiện đại nhấn mạnh “tính chủ quan” của con người của các học giả thế kỷ 20 như Husserl, Heidegger, Sartre và Merleau- Ponty…
  2. Lịch sử phát triển tư tưởng • Những người theo chủ nghĩa hiện sinh & các nhà TLH Freud, Gordon Allport, Buber, William James, các triết gia Ortega y Gasset & Pascal…quan tâm đến ý nghĩa cốt yếu của các trải nghiệm trong nội tâm con người. Trong khi đó, quan điểm nhân văn (humanistic perspective) trong TLH của Anderson, Bugental, Arthur Deikman, Erich Fromm, George Kelly, Sidney Jourard, Abraham Maslow, Carl Rogers…lại phát triển mạnh trong khoảng 4 thập niên cuối thế kỷ 20, trở nên đồng điệu với trào lưu tư tưởng hiện sinh.
  3. Tất cả những trào lưu trên ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành tham vấn.  Sự kết hợp 2 dòng tư tưởng hiện sinh & nhân văn tạo nên sự chú tâm sâu sắc đến bản chất con người: tình yêu, sự ganh ghét, tính trung thực, sự phản bội, lòng can đảm, sự giận dữ, đức hy sinh, sự toàn mỹ, tính sáng tạo, sự độc ác, và những chiều kích khác rất phong phú nhưng cũng đầy mâu thuẫn trong cuộc sống nội tâm của con người.
  4. Thập niên 1960 • Sự sụp đổ các mô hình trị liệu kém hiệu lực của phân tâm cổ điển & tầm nhìn hạn chế của các nhà trị liệu không phải phân tâm  Cần nhấn mạnh vai trò trung tâm của đời sống chủ quan con người: nhận thức, chú ý, xúc cảm… Các tác giả theo khuynh hướng nhân văn – hiện sinh đều có quan điểm chung - lòng tin vào sự thánh thiện & tiềm năng của con người. • 3 trào lưu: (1) TLH hiện sinh & triết học hiện sinh; (2) TLH nhân văn (3) PP nghiên cứu & quan điểm hiện tượng học  Cả 3 cùng tương tác & có ảnh hưởng lên quan điểm của trường phái nhân văn – hiện sinh trong tham vấn.
  5. Rollo May • Đưa quan điểm hiện sinh vào tâm lý trị liệu, với sự nhấn mạnh vào hiện tại, sự thách thức đối đầu với thực tế cuộc sống, tầm quan trọng của sự chủ tâm dự định của con người. May cũng nghiên cứu về những trải nghiệm cơ bản trong cuộc sống con người như sự lo âu, tình yêu, ý chí, sức mạnh, sự vô tội...
  6. Việc thực hành tham vấn theo hướng NV – HS rất đa dạng phong phú như chính sự phát triển của trào lưu tư tưởng này. Phạm vi ứng dụng của quan điểm này đã mở rộng từ trị liệu phân tâm truyền thống cho đến việc trị liệu ngắn hạn, tập trung vào triệu chứng (symptom- focused) và cả những thực hành các liệu pháp dài hạn hướng đến những thay đổi lâu dài trong cuộc sống.
  7. Quan điểm nhân văn – hiện sinh • Thân chủ được xem như những “chủ thể” (subject) tham gia vào tiến trình trị liệu, còn nhà trị liệu chỉ là người hỗ trợ/ cố vấn/ người đồng hành trong lúc TC đang cố gắng làm cho đời sống của mình trở nên tốt hơn. Những chủ đề trường phái NV – HS lưu tâm rất đa dạng, liên quan mật thiết đến sự phát triển cá nhân.
  8. Tiến trình liệu pháp • Quan tâm đến những trải nghiệm nội tâm của cả TC lẫn nhà tham vấn, những cảm nhận, ý nghĩ, cảm xúc ở từng người, sự thể hiện những trải nghiệm đó trong MQH sống động giữa nhà tham vấn & TC. Đây là hướng tiếp cận có tính cá nhân, dựa trên MQH giữa người với người, chú ý đến nội tâm con người (personal, interpersonal and intrapsychic ).
  9. Xác định lại quan điểm • Những nỗi khổ của con người về cơ bản có tính chủ quan, không phải là “sự trừng phạt về mặt đạo đức”, một “căn bệnh” TC mắc phải, một thất bại về tính cách/ một rối loạn về mặt hóa học/ thực thể  tiến trình làm vơi đi những nỗi khổ, cách thức loại bỏ nỗi khổ cũng có tính chủ quan tương tự  sức mạnh luôn tồn tại bên trong con người, chính sức mạnh đã gây ra nỗi đau khổ có thể được “chuyển hướng” để đưa đến sự bình phục.
  10. Quan điểm về con người • Đời sống con người – một “dòng chảy” không ngừng về tất cả mọi phương diện. • Điều quan trọng là những gì con người cảm nhận được, cảm xúc hiện tại, những dự định & toàn bộ những trải nghiệm ẩn sâu trong mỗi con người (thân chủ). • Con người trong MQH vừa tách rời khỏi người khác vừa phụ thuộc vào người khác. • Để thực sự hiện hữu, con người phải nhận biết & tham gia đầy đủ vào thực tế, sống ngay trong hiện tại, không sống tách biệt, đảm nhận các vai trò, thể hiện rõ bản ngã của mình. Mức độ hiện hữu của con người trong từng hoàn cảnh sống cụ thể luôn thay đổi.
  11. Các khái niệm công cụ cơ bản 1. Sự nhận biết (awareness) Khả năng ý thức & tự ý thức - nhận biết được mình đang tồn tại, hiểu những tác động của mình với thế giới bên ngoài, phản ánh được những gì đã trải nghiệm… 2. Sự hiện thân (embodiedness) Thân thể hữu hình của ta luôn chú tâm cả ngày lẫn đêm, tạo điều kiện và thiết lập giới hạn, nhắc nhở và điều khiển ta.
  12. 3. Tính hữu hạn (Finitude) Ta chỉ có hiểu biết giới hạn trong bất cứ lĩnh vực nào, mặc dù ta hiếm khi thực sự cảm nhận rõ điều này trong trải nghiệm chủ quan. Những xung lực bên trong vẫn thúc đẩy ta đạt đến sự toàn hảo, để có được tất cả, biết được tất cả...  thuộc tính cố hữu của con người ứng phó với khả năng giới hạn của mình  tác nhân kích thích con người tăng trưởng, triển nở, phát minh và sáng tạo.
  13. 4. Khả năng hành động (Actonable) • Con người là diễn viên trong “vở kịch cuộc đời” (drama of being), chứ không đơn giản chỉ là khán giả. Chúng ta có thể làm/ tránh không làm; quan trọng là chúng ta làm gì & không làm điều gì. Chính vì thế mà chúng ta có trách nhiệm. Từ mỗi hành động/ những khi không hành động - tạo ra những đợt sóng hệ quả có thể lan rộng ra xa. Do khả năng hữu hạn, ta không thể dự kiến được tất cả những gì có thể xảy ra, nhưng vẫn phải “đánh cược”. Những gì ta đặt cược vào chính là cuộc sống của chúng ta.
  14. 5. Tính tự chủ (Autonomy) • Để đương đầu với hoàn cảnh bấp bênh trống trải của cuộc sống, chúng ta tìm kiếm cách thức hành động có khả năng thành công cao nhất, hạn chế đến mức thấp nhất những thất bại, phiền toái; tiếp tục phải “đánh cược” mà chẳng bao giờ có thể chắc chắn được kết quả sau cùng  những lo âu  hình thành nên tính tự lập, tính sáng tạo, bản sắc cá nhân và đời sống cảm xúc của con người - nguồn lực trong mỗi người để giúp người ấy cuối cùng làm nên sự hiện hữu.
  15. 6.Tách biệt nhưng vẫn liên hệ (separate but related) Mỗi người đều sống trong thế giới chủ quan của chính mình, cố gắng làm những điều mình muốn, có thể không hiểu biết đầy đủ thế giới nội tâm của người khác. Đồng thời con người có khả năng thiết lập các MQH với những người khác, gắn bó, nối kết với họ. Những trải nghiệm phong phú nhất trong cuộc đời chính là khi ta chia sẻ những trải nghiệm của mình với những người khác qua những kết nối. Một người chỉ có thể hiểu biết bản thân mình khi
  16. 7. Phản kháng và phòng vệ (Resistance and Defenses) • Hệ thống Ngã-và-Thế giới của một người chính là cuộc sống của người ấy, nếu mang lại cho người ấy sự hài lòng và ít gây phiền muộn, chắc chắn nó sẽ được duy trì và bảo vệ chống lại bất cứ thay đổi nào, ngay cả khi hệ thống ấy không còn hoạt động hiệu quả. Vì thế nhiệm vụ của tâm lý trị liệu là phải tìm cách giúp TC tạo nên những thay đổi lâu dài cho cuộc sống  “phản kháng” và “phòng vệ” là hai mặt của một tiến trình duy trì hệ thống cũ  Không nên đối nghịch,mà phải là “đồng
  17. 8. Tìm kiếm (Searching) • Con người có hai nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống - Tìm kiếm (searching) & Học tập (learning). Học tập - khả năng cá nhân sử dụng khi đối đầu với những tình huống phải thực hành những phương thức đáp ứng. Tìm kiếm là tiến trình hỗ trợ - điều chúng ta làm khi không có sẵn những con đường đã định để đương đầu với những tình huống quan trọng, đòi hỏi cá nhân chấp nhận rủi ro với những gì chưa hiểu rõ, khám phá, thử nghiệm khả năng, sử dụng cách thức thay thế khi bế tắc, cuối cùng giải quyết được tình huống.
  18. • Quan điểm NV – HS không làm việc dựa trên sự “dán nhãn” hoặc “cho một mã số” lên một TC. Mỗi TC được xem như một trường hợp độc đáo; mỗi người phải được tiếp cận bằng một thái độ rộng mở để được khám phá. Marcel Proust đã viết: “Cuộc hành trình khám phá th ực sự không chỉ bao gồm việc nhìn thấy những lãnh địa mới mà còn phải có những tầm nhìn mới”. Sự thay đổi cơ bản nhất trong tất cả các trải nghiệm của con người - đó là sự thay đổi về mặt nhận thức.
  19.  Kết quả: Khi xem xét những tình huống sống quen thuộc bằng cái nhìn mới mẻ, ta có thể nhìn thấy những khả năng mà trước đó chưa nhìn thấy được. Nhiệm vụ chính của nhà tham vấn – giúp TC khám phá được những cách thức mà lâu nay họ đã sử dụng để tự hạn chế tầm nhìn của mình đối với các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống. Khi đã đạt đến sự nhận biết này, sự thay đổi đã xảy ra. Tiến trình nhận ra được cách thức ta tự gây trở ngại cho sự nhận biết của bản thân mình đồng thời cũng chính là tiến trình khởi đầu cho việc làm giảm những trở ngại.
  20. • Để giải phóng năng lực nhận biết của TC, TC cần phải được giúp đỡ để trở nên hiện hữu đầy đủ trong việc trị liệu. Hiện hữu nghĩa là TC có thể tiếp cận được & thể hiện sự cởi mở trong từng khoảnh khắc hiện tại. Sự trải nghiệm này không hề có điểm dừng sau cùng. Ta luôn thể hiện ít hơn sự hiện hữu đầy đủ. Những cách thức ta hạn chế sự hiện hữu của mình cũng chính là cách thức ta dùng để hạn chế khả năng nhận biết của chính mình, nhưng (điều này cũng là điểm tối quan trọng) chúng cũng chính là những cách thức mà chúng ta tạo nên cuộc sống và ý nghĩa cuộc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2