intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

XÃ HỘI, TRƯỜNG HỌC VÀ VĂN HÓA MỸ

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

186
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

XÃ HỘI, TRƯỜNG HỌC VÀ VĂN HÓA MỸ Một nhân tố quan trọng kìm hãm giai cấp quý tộc hùng mạnh hay quý tộc lớp dưới xuất hiện ở các thuộc địa là khả năng bất kỳ người nào sống ở một thuộc địa đã được thành lập đều có thể tìm được một chỗ ở mới giáp biên giới. Vì lẽ đó, những nhân vật có quyền sinh quyền sát ở Tidewater dần dần buộc phải nới lỏng những chính sách chính trị, những yêu cầu cấp đất và những nghi lễ tôn giáo trước nguy cơ người dân đổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: XÃ HỘI, TRƯỜNG HỌC VÀ VĂN HÓA MỸ

  1. XÃ HỘI, TRƯỜNG HỌC VÀ VĂN HÓA MỸ Một nhân tố quan trọng kìm hãm giai cấp quý tộc hùng mạnh hay quý tộc lớp dưới xuất hiện ở các thuộc địa là khả năng bất kỳ người nào sống ở một thuộc địa đã được thành lập đều có thể tìm được một chỗ ở mới giáp biên giới. Vì lẽ đó, những nhân vật có quyền sinh quyền sát ở Tidewater dần dần buộc phải nới lỏng những chính sách chính trị, những yêu cầu cấp đất và những nghi lễ tôn giáo trước nguy cơ người dân đổ xô đến sinh sống ở biên giới. Một nhân tố khác cũng không kém phần quan trọng với tương lai của họ là việc thành lập những trung tâm giáo dục và văn hóa ở nước Mỹ trong giai đoạn thuộc địa. Trường Đại học Havard được thành lập năm 1636 ở Cambridge, bang Massachusetts. Đến cuối thế kỷ, trường Đại học William và Mary được xây dựng ở bang Virginia. Một vài năm sau, trường Đại học Connecticut, sau này trở thành trường Đại học Yale, cũng đã được thành lập. Nhưng đáng chú ý hơn là sự lớn mạnh của hệ thống trường học do chính quyền quản lý. Việc Thanh giáo đề cao việc tín đồ đọc trực tiếp Kinh thánh đã đề cao tầm quan trọng của việc xóa mù chữ. Năm 1647, chính quyền thuộc địa Vịnh Massachusetts đã ban hành Đạo luật chống quỷ sa tăng, yêu cầu tất cả các thị trấn có 50 gia đình trở lên phải mở một trường trung học dạy tiếng La-tinh (để đào tạo học sinh chuẩn bị vào đại học). Ngay sau đó, tất cả các thuộc địa khác ở vùng New England, ngoại trừ bang Rhode Island, đều theo tấm gương này. Những người hành hương và những tín đồ Thanh giáo đã mang theo những tủ sách bé nhỏ của họ và tiếp tục nhập sách từ Luân ôn. Đến đầu thập niên 1680, những người kinh doanh sách ở Boston đã trở nên phát đạt nhờ bán các tác phẩm văn học, lịch sử, chính trị, triết học, khoa học, thần học và văn chương cổ điển. Năm 1638,
  2. nhà xuất bản đầu tiên ở các thuộc địa của nước Anh và là nhà xuất bản thứ hai ở Bắc Mỹ đã được xây dựng tại trường Đại học Harvard. Trường học đầu tiên tại bang Pennsylvania được mở cửa vào năm 1683. Trường này dạy đọc, viết và kế toán sổ sách. Sau đó, mỗi giáo xứ Quaker đều mở trường tiểu học cho trẻ em. Việc giảng dạy ở cấp cao hơn - dành cho các môn ngôn ngữ, lịch sử và văn học cổ điển - được thực hiện ở Trường công ái hữu (Friends Public School). Trường này vẫn còn hoạt động cho đến tận ngày nay ở Philadelphia mang tên William Penn Charter School. Trường giảng dạy miễn phí cho học trò nghèo, nhưng các bậc phụ huynh nếu có điều kiện thì vẫn được yêu cầu trả học phí cho con cái của họ. Ở Philadelphia có rất nhiều trường học tư thục không gắn bó với tôn giáo đã dạy ngôn ngữ, toán học và khoa học tự nhiên. Có một số trường học buổi tối cho người lớn. Phụ nữ không hoàn toàn bị xem thường, nhưng mọi cơ hội học tập của họ chỉ giới hạn trong việc học những kỹ năng làm việc nhà. Gia sư cũng dạy thêm tiếng Pháp, âm nhạc, khiêu vũ, hội họa, hát, ngữ pháp và thậm chí ghi chép sổ sách kế toán cho những cô con gái của các gia đình giàu có ở Philadelphia. Vào thế kỷ XVIII, sự phát triển về tri thức và văn hóa của Pennsylvania đã được phản ánh qua hai nhân cách lớn - James Logan và Benjamin Franklin. Logan là thư ký của chính quyền thuộc địa và chính tại thư viện riêng của ông, anh chàng Franklin trẻ tuổi đã tìm thấy những tác phẩm khoa học mới nhất. Năm 1745 Logan đã cho xây một tòa nhà làm nơi lưu trữ bộ sưu tập sách của ông, đồng thời ông đã viết di chúc tặng cả tòa nhà lẫn số sách cho thành phố. Franklin thậm chí còn đóng góp nhiều hơn vào đời sống trí tuệ của thành phố Philadelphia. Ông đã thành lập câu lạc bộ tranh luận - hạt nhân của của Hội Triết học Hoa Kỳ sau này. Những nỗ lực của ông đã dẫn tới việc xây dựng một viện hàn
  3. lâm và sau này trở thành trường Đại học Tổng hợp Pennsylvania. Ông cũng là người tiên phong trong việc thành lập thư viện cho mượn sách thu phí. Ông đã gọi đây là hình mẫu của tất cả những thư viện thu phí ở Bắc Mỹ. Ở các thuộc địa miền Nam, các chủ đồn điền và nhà buôn giàu có thuê gia sư từ Ai-len hay Xcốt-len để kèm cho con cái họ. Một số người đã cho con cái đi học ở Anh. Do có nhiều cơ hội khác như vậy nên tầng lớp thượng lưu ở Tidewater không quan tâm tới việc phát triển giáo dục công. Hơn nữa, các nông trại và đồn điền phân tán cũng khiến cho việc lập các trường học cộng đồng trở nên khó khăn. Vì lẽ đó, chỉ có rất ít các trường học miễn phí ở bang Virginia. Tuy nhiên, niềm khát khao được đi học không bó hẹp trong phạm vi những cộng đồng đã có tổ chức. Ở khu vực biên giới, tín đồ Tin Lành từ Bắc Ai-len mặc dù chỉ sống trong những túp lều tồi tàn nhưng lại là những người vô cùng ham học. Họ ra sức mời gọi những mục sư thông thái tới khu định cư của mình. Sáng tác văn chương ở các thuộc địa vẫn chỉ tập trung ở New England. Tại đây người ta quan tâm đặc biệt đến những chủ đề tôn giáo. Những bài thuyết giáo là những ấn phẩm phổ biến nhất của ngành xuất bản. Vị mục sư Thanh giáo nổi tiếng, đức cha Cotton Mather, đã viết khoảng 400 tác phẩm, trong đó Magnalia Christi Americana là bức tranh thu nhỏ toàn bộ lịch sử vùng New England. Nhưng tác phẩm nổi tiếng nhất thời đó là trường thi Ngày tận thế của Đức cha Michael Wigglesworth, mô tả lời phán quyết cuối cùng bằng những ngôn từ đầy khiếp sợ. Năm 1704, Cambridge, Massachusetts, đã phát hành tờ báo đầu tiên thành công ở các thuộc địa. Đến năm 1745 đã có 22 tờ báo được xuất bản ở Bắc Mỹ thuộc Anh. Ở New York, một bước tiến quan trọng trong nguyên tắc tự do ngôn luận đã diễn ra với trường hợp của Johann Peter Zenger, chủ bút Tuần báo New York (New
  4. York Weekly Journal) bắt đầu hoạt động từ năm 1733 và là tiếng nói đối lập với chính quyền. Sau hai năm xuất bản, vị thống sứ không thể chịu nổi những lời mỉa mai chua cay của Zenger được nữa, và đã ra lệnh tống giam Zenger vì tội đăng tải những lời bôi nhọ xúi giục nổi loạn. Zenger vẫn tiếp tục biên tập cho tờ báo của mình trong suốt chín tháng chịu tù giam. Chính sự kiện đó đã khiến công chúng ở các thuộc địa hết sức quan tâm. Andrew Hamilton, vị luật sư trứ danh bênh vực cho Zenger, đã lập luận những lời cáo buộc do Zenger đăng tải trên báo là sự thật chứ không phải là bôi nhọ. Bồi thẩm đoàn đã tuyên án Zenger vô tội và ông đã được trả tự do. Các thị trấn càng trở nên giàu có thì càng làm người ta lo sợ rằng có thể điều đó đang lôi kéo cả xã hội đi theo những điều trần tục, và đã góp phần gây ra làn sóng phản đối của tôn giáo trong thập niên 1730 - hay còn gọi là phong trào Tỉnh ngộ Vĩ đại. Nguyên nhân của phong trào này xuất phát từ George Whitefield, người theo giáo phái thức tỉnh lòng mộ đạo ở Wesley đến từ nước Anh năm 1739, và Jonathan Edwards, người phục vụ trong nhà thờ giáo đoàn ở Northampton, Massachusetts. Whitefield đã bắt đầu phong trào thức tỉnh lòng mộ đạo ở Philadelphia và sau đó mở rộng tới New England. Mỗi một lần ông thu hút tới 20.000 người tới dự thông qua những màn kịch và tài diễn thuyết đầy xúc cảm. Những cuộc nổi loạn mang tính tôn giáo đã lan khắp New England và các thuộc địa miền Trung khi các mục sư rời bỏ các nhà thờ để đi thức tỉnh lòng mộ đạo. Trong số những người chịu ảnh hưởng của Whitefield và phong trào Tỉnh ngộ Vĩ đại có Edwards. Đóng góp to lớn nhất của ông thể hiện qua bài thuyết giảng năm 1741 mang tên "Những kẻ tội lỗi nằm trong tay Chúa trời giận dữ". Edwards không sử dụng kịch nghệ mà truyền đạt những thông điệp của mình với phong thái bình thản và sâu sắc. Ông lập luận rằng các nhà thờ đã ra sức tìm cách tước khả
  5. năng cứu thế của Cơ đốc giáo trước những tội lỗi. Kiệt tác vĩ đại của ông mang tựa đề “Về tự do ý chí" (1754) đã cố gắng hòa giải phái Can-vanh với phong trào Khai sáng. Phong trào Tỉnh ngộ Vĩ đại đã mở đường cho sự ra đời của các giáo phái Phúc âm (các nhánh Cơ- đốc giáo tin vào khả năng cải tà quy chính của mỗi cá nhân và sự không thể sai lầm của Kinh thánh không bao giờ sai) và thức tỉnh lòng mộ đạo. Các phong trào này tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và tôn giáo ở Mỹ, đồng thời làm suy yếu địa vị của giới tăng lữ và kêu gọi các tín đồ đề cao lương tâm của chính họ. Có lẽ điều quan trọng nhất là phong trào đã thúc đẩy các giáo phái phát triển mạnh mẽ. Kết quả là, điều đó đã khuyến khích công chúng chấp nhận nguyên tắc khoan dung tôn giáo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2