Các vấn đề về giao rừng - hưởng lợi trong giao đất giao rừng
lượt xem 14
download
Đây cũng là vùng đi đầu trong cả nước về việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng (GĐGR) cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn buôn, điều này đã mở ra triển vọng thu hút sự tham gia của người dân trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển sinh kế nông thôn vùng cao. Tuy nhiên trải qua hơn 10 năm thực hiện,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các vấn đề về giao rừng - hưởng lợi trong giao đất giao rừng
- QUẢN LÝ RỪNG VÀ HƯỞNG LỢI TRONG GIAO ĐÂT GIAO RỪNG Nghiên cứu điểm tại Tây Nguyên PGS.TS. Bảo Huy Trường Đại học Tây Nguyên 1. Đặt vấn đề Tây Nguyên là nơi còn diện tích rừng tự nhiên lớn nhất nước và cũng là nơi các cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa có đời sống gắn bó với rừng. Đây cũng là vùng đi đầu trong cả nước về việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng (GĐGR) cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn buôn, điều này đã mở ra triển vọng thu hút sự tham gia của người dân trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển sinh kế nông thôn vùng cao. Tuy nhiên trải qua hơn 10 năm thực hiện, vẫn còn các vấn đề phải bàn để chính sách giao đất giao rừng thực sự hỗ trợ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ở đây cũng như để bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Một trong những vấn đề mấu chốt là cần có cơ chế hưởng lợi từ rừng rõ ràng, khả thi và cùng với nó là hệ thống thủ tục hành chính lâm nghiệp hỗ trợ có hiệu lực và người dân có thể tiếp cận được. Bài trình bày này tập trung phản ảnh, phân tích vấn đề quản lý rừng tự nhiên bền vững sau khi giao và giải pháp xác lập cơ chế hưởng lợi từ rừng tự nhiên cho đối tượng nhận rừng là cộng đồng dân cư thôn/làng. Dựa vào các kết quả mà tác giả đã nghiên cứu và tư vấn thực hiện các dự án liên quan đến GĐGR và quản lý rừng cộng đồng ở 4 tỉnh Tây Nguyên, bao gồm: i) Xây dựng mô hình quản lý rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar tỉnh Gia Lai. UBND tỉnh Gia Lai năm 2005; ii) Dự án Hỗ trợ Phổ cập và đào tạo – ETSP. Helvetas/SDC, 2004 – 2007, thực hiện ở tỉnh Dăk Nông; iii) Dự án Phát triển nông thôn Dak Lak – RDDL. GFA/GTZ, 2004 – 2008, thực hiện ở tỉnh Dăk Lăk; iv) Dự án Hỗ trợ dân làng quản lý rừng bền vững ở Tây Nguyên. JICA, 2006 – 2008, thực hiện ở tỉnh Kon Tum. 2. Vấn đề quản lý rừng bền vững sau khi giao Vấn đề quản lý rừng và sử dụng các sản phNm rừng là có tính đặc thù cao, trong đó quản lý bảo vệ rừng liên quan đến hệ thống luật pháp và thủ tục hành chính; và sử dụng, buôn bán các sản phNm rừng đòi hỏi có sự xác nhận về mặt pháp lý. Vì vậy không thể chỉ thực hiện việc giao rừng, sau đó không có một giải pháp hỗ trợ nào thì người dân không thể quản lý và sử dụng rừng, đó cũng chính là lý do vì sao sau nhiều năm giao rừng, vẫn không có nhiều họat động quản lý có hiệu quả và rừng chưa mang lại thu nhập cho người dân. Để chính sách GĐGR cho cộng đồng có hiệu quả, thì sau khi giao phải có kế hoạch quản lý sử dụng và được giám sát thường xuyên bởi cộng đồng và cơ quan quản lý, có quy ước bảo vệ và phát triển rừng dựa vào truyền thống và luật pháp; đồng thời với nó là chính sách hưởng lợi từ rừng được xác lập rõ ràng, minh bạch và các thủ tục hành chính lâm nghiệp đơn giản, gần dân được thiết lập, hỗ trợ cho tiến trình. Một cách tổng quát, để quản lý rừng bền vững trong GĐGR cần bảo đảm các yêu cầu sau: i) Giao quyền sử dụng rừng và đất rừng cho cộng đồng dân cư thôn làng, ii) Phát triển hệ thống giải pháp kỹ thuật cần dựa vào kiến thức sinh thái địa phương kết hợp với kiến thức kỹ thuật, thích ứng và do cộng đồng lựa chọn, iii) Lập kế hoạch kinh doanh rừng đơn giản, do cộng đồng quản lý và giám sát, hỗ trợ bởi cơ quan quản lý địa phương iv) Phát triển các tổ chức, thể chế, chính sách để hỗ trợ cho tiến trình, bao gồm: Hình thành ban quản lý rừng cộng đồng và nâng cao năng lực; xây dựng và nâng cao hiệu lực của quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng; thiết lập hệ thống hành chính lâm nghiệp từ cấp xã đến huyện thích ứng, đơn giản, dân có thể tiếp cận được; và đặc biệt là cần có 1
- cơ chế hưởng lợi từ rừng rõ ràng, đơn giản, dễ áp dụng, từng bước tạo ra sinh kế cho người dân từ rừng. Giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cộng đồng thôn làng Tổ chức, thể chế, chính sách: - Hình thành ban quản lý rừng cộng đồng làng và nầng cao năng lực - Xây dựng và nâng cao hiệu lực quy ước quản lý rừng cộng đồng Kế hoạch kinh - Có hệ thống hành chính lâm nghiệp từ doanh đơn giản xã đến huyện, dân tiếp cận được Phát triển hệ do cộng đồng - Có chính sách hưởng lợi trong quản thống giải pháp kỹ quản lý và giám thuật thích ứng, sát hỗ trợ bởi cơ dựa vào kiến thức quan quản lý địa phương Sơ đồ 1: Yêu cầu quản lý rừng bền vững trong giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn làng Nguồn: Bảo Huy, 2005 – Đề tài lâm nghiệp cộng đồng tỉnh Gia Lai Tiến trình quản lý rừng sau khi giao bền vững đã được nghiên cứu, thử nghiệm áp dụng ở 4 tỉnh Tây N guyên là Kon Tum, Gia Lai, Dăk Lăk, Dăk N ông bởi các dự án ETSP, RDDL, JICA và UBN D tỉnh Gia Lai. Bao gồm các bước theo sơ đồ 2. Sơ đồ 2: Các bước của tiến trình quản lý rừng cộng đồng sau khi giao được thử nghiệm Nguồn: Bảo Huy, 2006, FAO 2
- Sau giao rừng cần hỗ trợ cộng đồng thực hiện các bước tiếp theo để quản lý rừng bền vững và tạo ra cơ hội sinh kế. Bao gồm: i) Lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm: Sau giao rừng, việc lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm là bước cơ bản để quản lý rừng bền vững. Công việc này cũng đã được thử nghiệm ở các tỉnh Tây N guyên, trong đó cộng đồng trực tiếp tham gia thNm định tài nguyên, đánh giá nhu cầu sử dụng lâm sản của họ, cân đối cung cầu, ... với sự hỗ trợ của cán bộ chuyên môn. Kế hoạch được xây dựng đơn giản, cộng đồng có thể làm được và xuất phát từ nguồn lực của cộng đồng và đặc điểm giàu nghèo của tài nguyên rừng được giao, bao gồm: Bảo vệ rừng, làm giàu rừng, trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, khai thác sử dụng rừng, tái sinh rừng. ii) Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng: Công việc xây dựng quy ước đã được ngành kiểm lâm thực hiện ở nhiều nơi, và đã cải tiến và nhấn mạnh vai trò của người dân, cộng đồng và vận dụng luật tục địa phương trong xây dựng quy ước. Thực tế cho thấy với cách làm này đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng và từng bước làm cho quy ước có tính khả thi trong đời sống cộng đồng. Quy ước cần đề cập đến các vấn đề mà cộng đồng quan tâm trong quản lý, bảo vệ rừng; được viết đơn giản, phù hợp với năng lực quản lý của họ; đồng thời cũng làm rõ việc phân chia lợi ích từ rừng, nghĩa vụ của hộ gia đình, ban quản lý rừng cộng đồng. iii) Phê duyệt kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát: Quản lý rừng cộng đồng là một cách tiếp cận mới trong quản lý rừng nói chung, vì vậy còn tương đối mới mẻ trong hệ thống hành chính lâm nghiệp của Việt N am. Do đó, một điều quan trọng là tất cả các bên liên quan phải được xác định vai trò và nhiệm vụ của mình trong tất cả các giai đoạn của tiến trình. Hệ thống thủ tục hành chính cần tinh giản và phân nhiệm rõ ràng để bảo đảm cho việc hỗ trợ tiến trình thực hiện phương thức quản lý rừng cộng đồng. Cần phải làm rõ ai, cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm chính và đảm nhận vai trò phê chuNn ở từng bước cụ thể của tiến trình quản lý rừng cộng đồng và chia sẻ lợi ích. Trong các thủ tục hành chính, thì thủ tục để khai thác gỗ thương mại là quan trọng nhất, vì nó nhạy cảm và liên quan đến tính pháp lý của gỗ khai thác. Từ kết quả thực hiện dự án ETSP, RDDL trong các năm 2004 – 2007, đã đề xuất hệ thống quản lý và thủ tục hành chính trong bảng 1. iv) Phân chia lợi ích từ rừng: Trong quản lý rừng cộng đồng, cần xác định rõ cơ chế hưởng lợi từ rừng bao gồm gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, các dịch vụ môi trường rừng; trong đó trước mắt và lâu dài, cơ chế hưởng lợi từ gỗ cần được xây dựng. Với sự hỗ trợ của dự án ETSP và RDDL và đồng ý của UBN D tỉnh Dak N ông và Dak Lak, 4 thôn buôn đã được thử nghiệm khai thác gỗ thương mại và tạo ra thu nhập cho các hộ gia đình và xây dựng quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Cách xác định lượng gỗ khai thác bền vững là đơn giản, cộng đồng dựa vào số cây theo cấp kính được phân biệt theo màu sắc của từng lô rừng, so với mô hình rừng ổn định để xác định lượng cây có thể khai thác bền vững trong 5 năm. Việc phân chia lợi ích được minh bạch và quản lý thông qua quy ước của cộng đồng. N hư vậy trong thực tế đã có những mô hình quản lý rừng sau khi giao, và cách tiếp cận có tính hệ thống, bảo đảm sự tham gia và quản lý rừng của người dân, người dân được hưởng lợi từ rừng. Tuy nhiên đây cũng chỉ là các mô hình thử nghiệm, chưa được thể chế hóa. Thực tế đang thiếu cơ chế chính sách và thủ tục hành chính trong quản lý rừng, phê duyệt kế hoạch khai thác gỗ thương mại và cơ chế hưởng lợi gỗ từ rừng cộng đồng. Vì vậy các kinh nghiệm cũng như kết quả đã tiến hành là những tham khảo tốt cho phát triển chính sách và thể chế hỗ trợ cho quản lý rừng bền vững sau khi giao. 3
- Bảng 1: Đề xuất thủ tục hành chính trong quản lý rừng cộng đồng Stt Các bước thủ tục hành chính Trách nhiệm xây Thúc đẩy, hỗ trợ, Phê duyệt trong quản lý rừng cộng đồng dựng, thực hiện tư vấn cộng đồng thực hiện 1 Giao đất giao rừng và cấp Sổ đỏ Ban quản lý rừng cộng Hạt kiểm lâm UBND huyện đồng Ban lâm nghiệp xã Phòng Tài nguyên môi trường 2 Lập kế hoạch 5 năm và hàng năm Ban quản lý rừng cộng Phòng kinh tế UBND huyện (5 năm) quản lý rừng đồng Hạt kiểm lâm UBND xã (hàng năm) Ban lâm nghiệp xã 3 Xây dựng và thực hiện quy ước Ban quản lý rừng cộng Hạt kiểm lâm UBND huyện bảo vệ và phát triển rừng đồng Ban lâm nghiệp xã Tư pháp huyện 4 Thực hiện kế hoạch khai thác gỗ 4.1 Tập huấn kỹ thuật lâm sinh Ban quản lý rừng Kiểm lâm địa bàn Sở NN & PTNT phê trong chặt chọn cộng đồng Hạt kiểm lâm duyệt hướng dẫn lâm sinh trong quản lý rừng cộng đồng 4.2 Bài cây đứng (Không đóng búa Ban quản lý rừng Kiểm lâm địa bàn cây đứng, chỉ dùng sơn đỏ ở cộng đồng hai vị trí 1.3m trên thân cây và gốc cây) Lập danh sách cây bài cho từng lô rừng: Loài, cấp kính màu, phẩm chất 4.3 Cấp giấy phép khai thác gỗ Ban lâm nghiệp xã UBND huyện (Theo số cây ở từng cấp kính) – Hạt kiểm lâm Chỉ thực hiện với gỗ thương Phòng kinh tế huyện mại 4.4 Khai thác (Chặt hạ, vệ sinh Ban quản lý rừng Kiểm lâm địa bàn rừng, vận xuất) cộng đồng Lập danh sách các lóng gỗ: Loài, đường kính giữa, thể tích 4.5 Đóng búa gỗ - Chỉ thực hiện Ban quản lý rừng Kiểm lâm địa bàn Hạt kiểm lâm đối với gỗ thương mại cộng đồng 4.6 Đấu giá gỗ và nộp thuế Ban quản lý rừng Phòng kinh tế cộng đồng UBND xã 5 Phân chia lợi ích trong nội bộ Ban quản lý rừng UBND xã cộng đồng theo quy ước cộng đồng Ban lâm nghiệp xã Nguồn: Dự án ETSP, RDDL, Bảo Huy, 2005 - 2007 3. Kinh nghiệm, tiềm năng và những căn cứ để xây dựng cơ chế hưởng lợi trong giao rừng tự nhiên: Gỗ, lâm sản ngoài gỗ (LSNG), dịch vụ môi trường rừng Hưởng lợi từ rừng tự nhiên sau khi giao là một vấn đề quan trọng trong thúc đNy, kích thích sự tham gia quản lý rừng của người nhận rừng. Các nguồn lợi từ rừng tự nhiên rất đa dạng và số lượng, giá trị của chúng phụ thuộc vào trạng thái rừng khi giao giàu hay nghèo, thị trường, cơ sở hạ tầng, chính sách và kiến thức sử dụng lâm sản của người bản địa. 4
- Các nguồn lợi kinh tế từ rừng tự nhiên cho người nhận rừng nói chung bao gồm: i) Gỗ, củi: Gỗ và củi đóng vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng sống gần rừng như làm nhà, chuồng trại, nhà rẫy, các công trình công cộng, thủy lợi, hàng rào, ....; đồng thời giá trị thương mại của gỗ luôn là một tiềm năng tạo ra thu nhập cao. Khả năng cung cấp gỗ của rừng phụ thuộc vào trạng thái giàu nghèo của rừng được giao. ii) Lâm sản ngoài gỗ: Đây là nhóm sản phNm rất đa dạng, mức độ giàu nghèo của nó phụ thuộc vào trạng thái rừng giao, đồng thời phụ thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức sử dụng rừng của người bản địa. Trong thực tế LSN G luôn đóng vai trò quan trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân tộc thiểu số, cung cấp thực phNm, cây thuốc, làm công cụ lao động, để bán, chăn nuôi .... Tuy nhiên các loại lâm sản ngoài gỗ thường phân tán, quy mô nhỏ; chỉ một số loại có thể có sản phNm lớn tập trung ở một vài nơi như song mây, măng, tre nứa, sa nhân .... iii) Dịch vụ môi trường rừng: Đây là nguồn lợi tiềm năng, hiện đang được thảo luận và phát triển; bao gồm việc chi trả dịch vụ môi trường của rừng như bảo vệ nguồn nước cho thủy lợi, thủy điện, thu hút khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, bảo tồn đa dạng sinh học .... Trong có các nguồn lợi nói trên, đối với cộng đồng, lâm sản ngoài gỗ là nguồn lợi thường xuyên hàng ngày; và cho dù có giao rừng hay không thì họ vẫn đang sử dụng chúng theo truyền thống. Tuy vậy cũng cần phát triển các giải pháp quản lý thích hợp để quản lý bền vững dựa vào cộng đồng và nâng cao giá trị lâm sản ngoài gỗ trong thời gian đến. Giá trị hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng là một tiềm năng lớn, khi mà thế giới đang quan tâm đến sự biến đổi khí hậu, vì vậy vai trò của rừng sẽ được quan tâm hơn; điều này đòi hỏi có chính sách vĩ mô và sự thương thảo chi trả phí môi trường giữa các quốc gia, khu vực. Và như vậy hưởng lợi từ gỗ thương mại là trực tiếp và thiết thực nhất đối với người nhận rừng tự nhiên. Khả năng khai thác gỗ thương mại phụ thuộc vào trạng thái rừng khi giao, vì vậy cần có chính sách giao các trạng thái rừng giàu nghèo khác nhau cho cộng đồng quản lý và tạo thu nhập, không chỉ chủ trương giao đất trống và rừng nghèo kiệt như hiện nay; ngoài ra cần có những hướng dẫn kỹ thuật, thủ tục hành chính thích hợp và cơ chế hưởng lợi công bằng, đơn giản để người dân có thể áp dụng. 3.1. Kinh nghiệm và tiềm năng xây dựng cơ chế hưởng lợi gỗ cho sử dụng và thương mại ở rừng tự nhiên Quản lý bền vững thành phần cây gỗ trong hệ sinh thái rừng tự nhiên đóng vai trò quan trọng cả về sinh thái và kinh tế. Thảm thực vật thân gỗ có vai trò quyết định đến mối quan hệ giữa các thành phần của hệ sinh thái rừng tự nhiên và các chức năng cơ bản của rừng; do vậy quản lý ổn định thành phần thực vật thân gỗ là vấn đề mấu chốt trong quản lý rừng bền vững. N goài ra, dưới góc độ kinh tế, gỗ luôn có giá trị cao trong đời sống nhân dân cũng như trong thương mại ở trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai; do vậy bảo đảm sự cung cấp gỗ ổn định cũng là một khía cạnh kinh tế quan trọng trong hệ thống quản lý rừng bền vững. Vì vậy, cần có giải pháp kỹ thuật để đáp ứng cả hai yêu cầu về sinh thái và kinh tế nói trên; đối với quản lý rừng cộng đồng, giải pháp kỹ thuật này phải đơn giản dễ áp dụng để người dân có thể tiếp cận được trong thNm định tài nguyên, lập kế hoạch và thực hiện trên hiện trường với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan lâm nghiệp địa phương. Chính sách liên quan hưởng lợi gỗ trong giao rừng tự nhiên hiện hành bao gồm 3 nhóm chính: i) Chung cho cả nước như QĐ 178, QĐ 40; ii) Riêng cho Tây N guyên như QĐ 304 và iii) Riêng cho dự án thí điểm quản lý rừng cộng đồng ở 10 tỉnh, 40 xã như QĐ 106, QĐ 2324. Tuy nhiên để có thể thực hiện và tạo ra lợi ích cho người nhận rừng, đặc biệt là cộng đồng thì vẫn còn trở ngại bởi một trong các lý do sau: 5
- - Chưa đề cập đến hưởng lợi cho đối tượng quản lý rừng là cộng đồng - Các tiêu chuNn rừng khai thác, chỉ tiêu kỹ thuật là phức tạp, cộng đồng khó tiếp cận được như trạng thái, trữ lượng, cường độ, luân kỳ, ... Lượng khai thác lớn, luân kỳ dài và phải chờ đợi trong thời gian dài là không thích hợp với năng lực quản lý, nguồn lực và nhu cầu của thường xuyên của cộng đồng. - Thủ tục hành chính trong khai thác gỗ thương mại cho cộng đồng chưa được xác định cụ thể. Thủ tục hiện hành thì quá nhiều cấp, cộng đồng khó tiếp cận. - Thiết kế khai thác lại do cơ quan bên ngoài làm, cộng đồng không biết rõ và không thể quản lý các khu rừng của mình - Đối với dự án thí điểm quản lý rừng cộng đồng 10 tỉnh thì chỉ mới quy định khai thác gỗ cho mục đích gia dụng. Tổng hợp các hạn chế của chính sách hiện hành liên quan đến hưởng lợi gỗ trong giao rừng tự nhiên được phân tích trong bảng 2. Bảng 2: Các chính sách hiện hành liên quan đến hưởng lợi gỗ trong giao rừng tự nhiên Chính sách liên quan đến hưởng lợi Hạn chế trong áp dụng để xác định quyền hưởng lợi trong GĐGR trong GĐGR cho cộng đồng QĐ số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/1/2001 - Chưa đề cập đến đối tượng hưởng lợi là cộng đồng dân của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng cư thôn lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được - Các chỉ tiêu kỹ thuật xác định tiêu chuẩn rừng khai thác, giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất trạng thái, tỷ lệ hưởng lợi là phức tạp và không thể xác lâm nghiệp định được bởi cộng đồng Thông tư liên tịch giữa Bộ NN & PTNT với - Chưa làm rõ thủ tục hành chính trong khai thác gỗ Bộ Tài chính số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 3/9/2003 về việc hướng dẫn thực hiện QĐ 178/2001/QĐ-TTg QĐ số 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của - Các chỉ tiêu kỹ thuật dựa vào trữ lượng, cường độ, luân Bộ NN & PTNT v/v ban hành quy chế về khai kỳ khai thác là phức tạp, cộng đồng không thể tiếp cận thác gỗ và lâm sản khác - Thiết kế khai thác là do cơ quan tư vấn, đoàn điều tra làm; do vậy cộng đồng không biết cách quản lý rừng của mình - Thủ tục khai thác phức tạp, nhiều cấp, cộng đồng không thể tiếp cận (phê duyệt từ Sở NN & PTNT đến UBND tỉnh, Bộ NN & PTNT) QĐ số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 - Cho phép cộng đồng sử dụng toàn bộ lâm sản nhưng của Thủ tướng Chính phủ v/v thí điểm giao không làm rõ là bao nhiêu, cách làm, làm như thế nào? rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và - Việc sử dụng trợ cấp gạo là tính tạm thời, không thể lâu cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân dài cho quản lý rừng bền vững tộc thiếu số tại chổ ở các tỉnh Tây Nguyên. QĐ số 106/2006/QĐ-BNN ngày 27/11/2006 - Chỉ áp dụng cho dự án thí điểm lâm nghiệp cộng đồng ở của Bộ NN & PTNT v/v ban hành hướng dẫn 10 tỉnh và 40 xã quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn. - QĐ 106 cho phép cộng đồng khai thác gỗ gia dụng QĐ số 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007 của Bộ - và cả thương mại theo 2 phương pháp trữ lượng hoặc NN & PTNT v/v hướng dẫn các chỉ tiêu khai số cây theo cấp kính, nhưng đến QĐ 2324 thì giới hạn thác và thủ tục khai thác rừng cộng đồng được khai thác cho gia dụng theo trữ lượng - Theo phương pháp trữ lượng, cường độ khai thác cộng 6
- Chính sách liên quan đến hưởng lợi Hạn chế trong áp dụng để xác định quyền hưởng lợi trong GĐGR trong GĐGR cho cộng đồng đồng khó tiếp cận - Nếu chỉ cho phép khai thác gỗ gia dụng sẽ không kich thích sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng. Vì trong thực tế họ vẫn khai thác gỗ gia dụng để làm nhà, chòi, chuồng trại, các công trình sản xuất theo truyền thống, cho dù không đúng theo chính sách, nhưng thông thể ngăn cấm. Bên cạnh đó một số thí điểm hưởng lợi gỗ thương mại từ rừng cộng đồng đã được thử nghiệm ở các tỉnh Dak N ông và Dak Lak, thông qua hoạt động khai thác chọn rừng nghèo đến trung bình, nội dung thử nghiệm bao gồm kỹ thuật phù hợp với cộng đồng và thủ tục hành chính đơn giản, phân cấp để cộng đồng có thể tiếp cận trong quản lý rừng. N ội dung đề xuất thủ tục hành chính hỗ trợ cho quản lý rừng cộng đồng đã được đề cập trong phần trên, dưới đây là cơ sở để xây dựng cơ chế hưởng lợi gỗ. Để xác định quyền hưởng lợi gỗ một cách công bằng là dựa vào tăng trưởng sau giao rừng, người nhận rừng hưởng được phần tăng trưởng rừng mà họ nuôi dưỡng, nếu bảo vệ nuôi dưỡng tốt sẽ hưởng lợi cao hơn nhờ gia tăng lượng tăng trưởng. Tuy nhiên tăng trưởng theo trữ lượng là một vấn đề khó xác định và thực tế ở Việt N am đang thiếu chỉ tiêu này cho các kiểu rừng, điều kiện lập điạ, khí hậu và trạng thái rừng khác nhau. Vì vậy tiếp cận cần có cách xác định đơn giản để có thể vận dụng và cộng đồng có thể tiếp cận được. Một lựa chọn quan trọng trong trường hợp này dựa vào mô hình rừng ổn định. N ó giúp xác định đơn giản lượng tăng trưởng để xác lập quyền hưởng lợi, đồng thời giúp cân đối khả năng cung cấp của rừng địa phương với nhu cầu lâm sản của cộng đồng ổn định trong một kỳ kế hoạch 5 năm, làm cơ sở cho việc xác định giải pháp khai thác chọn rừng tự nhiên theo hướng dẫn dắt rừng về dạng ổn định và tính toán được khả năng cung cấp gỗ, củi cho đời sống cộng đồng và thương mại. Mô hình rừng ổn định – Một công cụ So sánh mô hình rừng ổn định - rừng "chuẩn" dự báo lượng tăng trưởng để xác định 700 quyền hưởng lợi và khai thác gỗ bền vững ở các trạng thái rừng trong quản 600 Mô hình rừng chuẩn lý rừng cộng đồng 500 Về mặt khoa học lâm sinh, mô hình cấu trúc số cây theo cấp kính (N/D) đã được 400 Mô hình rừng ổn nhiều nhà khoa học lâm nghiệp trong và N/ha định ngoài nước nghiên cứu cho các kiểu rừng 300 Việt N am, đã đưa ra các mô hình toán mô 200 phỏng, xây dựng cấu trúc “chuNn, mẫu” Rừng thực tế phục vụ cho quản lý rừng bền vững. Các 100 tiến bộ kỹ thuật này cần được áp dụng vào thực tế, đặc biệt trong quản lý rừng cộng 0 đồng vì tính đơn giản của nó là chỉ “đếm 10 - 20 20 - 30 30 - 40 40 - 50 Cấp kính (cm) số cây theo cấp kính” rồi so với mô hình N /D chuNn để có thể đưa ra các giải pháp Sơ đồ 3: So sánh mô hình rừng ổn định với rừng “chuẩn” tỉa thưa, khai thác, làm giàu rừng, xúc tiến tái sinh. Điều quan trọng hơn, mô hình phải được thiết kế phù hợp với các trạng thái rừng hiện tại - Đó là mô hình rừng ổn định. 7
- Đặc điểm và ứng dụng của mô hình rừng ổn định: - Dựa vào cấu trúc số cây theo cấp kính có dạng giảm: Bảo đảm duy trì sự ổn định của các thế hệ cây rừng. - Cấu trúc N/D đồng dạng chuẩn: N ếu căn cứ vào rừng “chuNn” có năng suất cao thì các trạng thái rừng hiện tại không hề được tác động. Trong khi đó đặc điểm của các trạng thái rừng hiện nay thường có cấu trúc bị xáo trộn, cần có sự điều chỉnh để ổn định. Vì vậy mô hình rừng ổn định có thể hiểu như là mô hình “đồng dạng chuNn” nhằm tiếp cận được với tình hình rừng thực tế để làm cơ sở cho việc xác định lượng chặt nhằm cải thiện cấu trúc rừng. - Xác định lượng tăng trưởng - lợi ích của cộng đồng và lập kế hoạch khai thác gỗ: Lợi ích của cộng đồng nhận rừng chính là tăng trưởng số cây theo cỡ kính trong 5 năm. Dựa vào đây cộng đồng lập kế hoạch khai thác sử dụng rừng bền vững theo định kỳ 5 năm; việc xác định lợi ích như vậy bảo đảm tính công bằng, đơn giản, ít chi phí, chỉ A B thông qua so sánh số cây của 350 350 lô rừng với mô hình. Trong 300 250 300 250 thực tế, để sử dụng mô hình 200 150 200 150 rừng ổn định, người dân chỉ 100 50 100 50 cần đếm số cây theo cấp kính 0 10 - 20 20 - 30 30 - 40 40 - 50 >50 0 10 - 20 20 - 30 30 - 40 40 - 50 >50 màu và so với mô hình rừng Cỡ kí nh (cm) Cỡ kí nh (cm) ổn định. Số cây có thể khai thác, đó là số cây vượt hơn mô hình; và số cây cần được C D bảo vệ, duy trì, nuôi dưỡng 300 350 chính là số cây theo các cỡ 250 300 250 200 kính khác nhau của mô hình 150 200 150 Tăng trưởng 5 năm rừng ổn định. Với định kỳ 100 50 100 50 điều tra rừng 5 năm, so sánh 0 10 - 20 20 - 30 30 - 40 40 - 50 >50 0 10 - 20 20 - 30 30 - 40 40 - 50 >50 với mô hình rừng ổn định sẽ Cỡ kí nh (cm) Cỡ kí nh ( cm) xác định được lượng tăng trưởng số cây trong 5 năm và Sơ đồ 4: So sánh số cây thực tế với mô hình rừng ổn định theo định kỳ 5 cho phép lập kế hoạch khai năm để xác định lượng tăng trưởng – quyền hưởng lợi thác gỗ 5 năm và hàng năm. Nguồn: Bảo Huy, Phillips Roth, RDDL, 2006 Với giải pháp như vậy người dân có thể tiến hành được và quyền hưởng lợi là công bằng khi mà thu nhập từ rừng dựa trên cơ sở tăng trưởng và đồng thời vẫn bảo đảm vốn rừng cho các giá trị môi trường cho xã hội. 300 So sánh số cây của lô rừng với mô hình rừng ổn định Lô Đăng Ta RLăng, diện tích 41 ha - Buôn Bu Nơr, X. Dak R'Tih, H. Dăk RLắp, T. Dăk Nông 250 20,000 200 18,000 16,000 150 14,000 12,000 Số cây/lô 100 10,000 8,000 50 6,000 4,000 0 2,000 24 - 9 - 11.9 12 - 14.9 15 - 17.9 18 - 20.9 21 - 23.9 >27 - 26.9 10 - 20 cm 20 - 30 cm 30 - 40 cm > 40 cm Số cây có thể chặt / ha 34 11 49 Số cây rừng ổn định 13,366 6,060 2,748 1,964 N/ha rừng ổn định 257 185 132 95 68 49 35 Số cây của lô rừng 18,382 7,004 6,552 1,638 Cỡ kính (cm) Cấp kính (cm) Sơ đồ 5: So sánh số cây theo cỡ kính của các lô rừng với mô hình rừng ổn đinh 8
- - Khai thác sử dụng và nuôi dưỡng rừng ở các trạng thái rừng khác nhau: Theo quy định hiện hành, các lô rừng chỉ được phép khai thác khi đạt tiêu chuNn về trữ lượng, điều này đã gặp phải hạn chế như thời gian chờ đợi quá lâu, người dân khó nhận biết tiêu chuNn rừng khai thác. Trong khi đó nếu so sánh số cây theo cỡ kính của các trạng thái rừng hiện tại với mô hình rừng ổn định thì các trạng thái rừng non, nghèo vẫn có thể chặt một số cây ở các cấp kính khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của cộng đồng, đồng thời lại có thể điều chỉnh cấu trúc rừng từng bước ổn định, có năng suất hiệu quả hơn. Cộng đồng có thể khai thác chọn các trạng thái rừng ở bất kỳ thời điểm nào nếu có số cây dư ra so với mô hình rừng ổn định, để có được gỗ sử dụng và thương mại ngay trước mắt cũng như lâu dài. Đây là kỹ thuật chặt chọn cường độ nhỏ, luân kỳ ngắn để tạo ra thu nhập ngay hiện tại cho cộng đồng nhận rừng và rừng vẫn có thể duy trì ổn định để phát triển. - Nâng cao nhận thức về quản lý rừng cho cộng đồng: Khi sử dụng mô hình rừng ổn định để so sánh với trạng thái của từng lô rừng hiện tại, cộng đồng sẽ có cơ hội nâng cao sự hiểu biết về lô rừng của mình, từ đó không chỉ là xác định số lượng cây có thể khai thác mà còn thảo luận để tìm kiếm biện pháp quản lý rừng thích hợp với nguồn lực của họ. - Giám sát quản lý rừng: Mô hình rừng ổn định cũng là công cụ để các cơ quan lâm nghiệp giám sát tình hình quản lý rừng đã giao, quản lý rừng đạt yêu cầu là luôn duy trì số cây theo cỡ kính ở mức tối thiểu phải bằng mô hình rừng ổn định. Một khu rừng tốt là luôn duy trì số cây ở các cấp kính không thấp hơn yêu cầu của mô hình; hoặc nếu các khu rừng non, nghèo kiệt thì mô hình sẽ giúp cho việc định hướng giải pháp lâm sinh và hỗ trợ kỹ thuật cho cộng đồng nhằm đưa rừng về trạng thái ổn định lâu dài và có được lợi ích. Đồng thời về phía lợi ích quốc gia cũng đạt được yêu cầu là bảo vệ các khu rừng cho các mục đích môi trường sinh thái, phòng hộ, văn hóa, xã hội. N goài việc xác định số cây khai thác chọn, vấn đề loài cây cần được nuôi dưỡng và loài cây có thể khai thác sử dụng để bảo đảm tổ thành rừng ổn định và cải thiện chất lượng rừng cần được quan tâm, vì vậy cộng đồng cần thực hiện các bước điều tra rừng và bài cây đứng để xác định loài cây nào cần được nuôi dưỡng và loài cây nào có thể khai thác sử dụng nhằm bảo đảm tổ thành rừng ổn định, cải thiện chất lượng rừng cũng như bảo đảm rằng các loài cây thuộc các nhóm quý hiếm theo quy định của nhà nước được bảo vệ. Vì vậy một hướng dẫn lâm sinh đơn giản được xây dựng để hướng dẫn thực hiện việc khai thác. Phân chia lợi ích từ gỗ cho nhu cầu gia dụng đối với rừng giao cho cộng đồng Trên cơ sở số cây khai thác được phép hàng năm, ban quản lý rừng cộng đồng sẽ tổ chức họp dân để quyết định: - Chọn hộ được phép khai thác gỗ hàng năm cho mục đích gia dụng Sơ đồ 6: Quyền lợi và phân chia lợi ích từ gỗ cho nhu cầu gia dụng (làm nhà, chuồng trại, hàng rào, Nguồn: Bảo Huy, ETSP, RDDL, 2005 –5007 ....) 9
- - Hộ được phép khai thác gỗ cho nhu cầu gia dụng có thể phải trả một phần lệ phí cho thôn, điều này được thống nhất trong quy ước bảo vệ và phát triển rừng của thôn. Số tiền này sẽ nộp vào quỹ thôn để chi cho công việc quản lý rừng của thôn. - N goài ra số cây được phép khai thác dư ra (nếu có) sau khi cân đối nhu cầu trong thôn, có thể được bán ra để sung vào quỹ thôn phục vụ cho quản lý rừng. Phân chia lợi ích từ gỗ thương mại đối với rừng giao cho cộng đồng Số cây khai thác hàng năm được bán ra thị trường và Mô hình rừng ổn định là cơ sở để Cộng đồng được hưởng phần tăng xác định số cây khai thác bền vững trưởng số cây trong 5 năm trên cơ sở phân chia lợi ích như sau: theo cỡ kính so sánh với mô hình rừng ổn định - N ộp thuế tài nguyên khoảng 15% (phần nộp thực tế sẽ căn Số cây được phép khai thác theo cỡ kính cứ vào nhóm gỗ và quy định hiện hành). Phần thuế này có Tổng thu nhập từ bán gỗ thể được điều phối trở lại địa phương để đầu tư phát triển Tùy theo nhóm gỗ, kích các khu rừng nghèo, đất trống Chi phí cho khai thác: Chặt Thuế tài thước gỗ (Từ 15 – 40% giá bán) cây, kéo gỗ, vệ nguyên Sau khi trừ thuế và chi phí sinh rừng khai thác, phân chia: Điều phối và đầu tư lại cho phát triển rừng đối với rừng nghèo và đất - 10% được phân bổ về UBN D trống Thu nhập sau khi trừ thuế tài xã để chi phí quản lý rừng và nguyên và chi phí khai thác thù lao cho Ban lâm nghiệp 10% 90% xã. UBND xã Ban lâm Phần lợi ích của - 90% còn lại là phần lợi ích nghiệp xã cộng đồng của cộng đồng quản lý bảo vệ rừng. Phần này sẽ được phân Hộ gia đình Quỹ phát chia cho ban quản lý rừng triển thôn buôn Ban quản lý rừng thôn tham gia quản lý, bảo thôn, lập quỹ phát triển rừng vệ rừng thôn và cho hộ gia đình tham Theo quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng thôn gia quản lý, bảo vệ rừng. Việc phân chia được dựa vào quy Sơ đồ 7: Quyền lợi và phân chia lợi ích từ gỗ cho mục đích thương mại ước bảo vệ và phát triển rừng Nguồn: Bảo Huy, ETSP, RDDL, 2005 –5007 thôn đã được toàn thôn thống nhất và được cấp có thNm quyền phê duyệt. Phương pháp xác lập quyền hưởng lợi và cách phân chia lợi ích từ gỗ cho cộng đồng trên đây đã được thử nghiệm ở 4 thôn buôn người M’N ông, Ê đê của hai tỉnh Dak N ông và Dak Lak (Bu N or, Mê Ra, Bu Đưng (Dak N ông); Ta Li (Dak Lak)). Với đối tượng là rừng thường xanh và rừng khộp nghèo – trung bình, kết quả đã mang lại thu nhập cho hộ gia đình và cộng đồng, đồng thời đã xây dựng một tỷ lệ phân chia lợi ích hợp lý giữa cộng đồng với xã và nhà nước; ngoài ra kết quả đánh giá rừng sau khai thác là bảo đảm duy trì ổn định theo mô hình. Sau đây là một ví dụ về kết quả hưởng lợi từ khai thác gỗ thương mại dựa vào mô hình rừng ổn định ở buôn Bu N or, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak N ông. 10
- Cộng đồng được Mô hình rừng ổn hưởng phần tăng định trưởng 5 năm Lượng gỗ khai thác: Số cây: 460 cây (396 sóng, 64 cam) - 476 m3 Tổng thu: 668,122,000 VND Chi phí: 141,486,780 Thuế tài nguyên 15 – 25%: -Dân chặt, vệ sinh: 17,700,000 103,127,754 - Vận xuất: 123,786,780 Tổng thu nhập sau thuế, chi phí: 423,507,466 UBND xã Quảng Tâm 10%: Cộng đồng Bu Nor 90%: Toàn bộ 42,350,747 381,156,719 các hộ: Quỹ thôn 338,215,844 10%: BQL rừng CĐ Mỗi hộ: 36,940,875 6,000,000 3,773,829 Sơ đồ 8: Phân chia lợi ích trong khai thác gỗ thưong mại ở bon Bu Nơr, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nông Nguồn: Bảo Huy/ETSP, 2007 Tiến trình thử nghiệm khai thác gỗ thương mại và chia sẻ lợi ích trong quản lý rừng cộng đồng ở 4 thôn buôn của 2 tỉnh Dak N ông và Dak Lak đã chỉ ra những thành công trong nổ lực xây dựng cơ chế hưởng lợi gỗ. Rừng sau khai thác ổn định đồng thời đã tạo được thu nhập cho người nghèo nhận rừng khi mà cơ chế chính sách về hưởng lợi từ rừng hiện tại chưa thể giải quyết được. Phương pháp này có thể xem là một tiềm năng, cơ sở để xây dựng cơ chế hưởng lợi từ gỗ trong GĐGR vừa bảo đảm cơ sở khoa học trong xác định quyền hưởng lợi công bằng thông qua xác định tăng trưởng rừng đơn giản; đồng thời việc ứng dụng là đơn giản và linh hoạt, cộng đồng, người dân có thể áp dụng để tính toán lượng khai thác gỗ cho sử dụng và thương mại; và việc giám sát quản lý rừng cũng thuận tiện cho cả hai phía: cơ quan quản lý cũng như cộng đồng. 3.2. Kinh nghiệm về hưởng lợi lâm sản ngoài gỗ Với các chính sách hưởng lợi trong GĐGR hiện hành, người nhận rừng được hưởng toàn bộ lâm sản ngoài gỗ, điều này phù hợp với thực tế và bảo đảm cho người dân có được các nguồn thu từ lâm sản ngoài gỗ cho đời sống, sản xuất, chữa bệnh và tạo ra một phần thu nhập. Tuy vậy, trong hiện tại cũng như trong tương lai, lâm sản ngoài gỗ là một tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; do đó cũng cần có những giải pháp quản lý, phát triển bền vững dựa vào kiến thức bản địa và truyền thống của cộng đồng. Lâm sản ngoài gỗ rất đa dạng và độ phong phú trong sử dụng lại phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng cộng đồng dân tộc thiểu số; đồng thời thường phân tán, quy mô nhỏ, do đó chưa có các phương pháp điều tra đánh giá đầy đủ và phù hợp với năng lực của cộng đồng để tổ chức quản lý, lập kế hoạch. 11
- Đồng thời, lâm sản ngoài gỗ theo truyền thống các dân tộc thiểu số, được dùng chung, không phân biệt các hộ trong một buôn hoặc ngay cả các buôn gần nhau. Do đó để quản lý, phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ trong GĐGR trong giai đoạn hiện nay, cần dựa vào kiến thức của các cộng đồng, thông qua đó lập các kế hoạch bảo vệ và phát triển; đồng thời để bảo đảm nguồn lâm sản này không bị suy kiệt thì cần lồng ghép việc quản lý, sử dụng LSN G khi xây dựng các quy ước bảo vệ và phát triển rừng của từng cộng đồng. Quy ước về quản lý, sử dụng lâm sản ngoài gỗ thôn Vi ChRing - Thành viên cộng đồng, hộ gia đình được thu hái các loại lâm sản ngoài gỗ để sử dụng như: Măng, mật ong, mây, nứa, lồ ô, rau rừng, cây thuốc, lá lợp nhà,... - Thành viên cộng đồng, hộ gia đình được thu hái một số loại lâm sản ngoài gỗ để bán như: Lá kim cương, mật ong, rau rừng... để cải thiện thu nhập hộ gia đình. - Khuyến khích nuôi ong tự nhiên theo cách truyền thống như đục cây trong rừng để ong làm tổ. - Dùng khói để lấy mật ong, không dùng lửa để đốt chết ong. - Thành viên cộng đồng, hộ gia đình không được khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ để bán với quy mô lớn. Việc này phải được tổ chức chung cho cả cộng đồng. - Khi thu hái các loại lâm sản ngoài gỗ, nên giữ lại một phần để phát triển và sử dụng lâu dài. Trích Quy ước bảo vệ và phát triển rừng thôn Vi ChRing, xã Hiếu, huyện Kong Plong, tỉnh Kon Tum (Dự án JICA) Quy ước về quản lý, sử dụng lâm sản ngoài gỗ của các nhóm hộ, bon Bu Nơr - Lâm sản ngoài gỗ sử dụng trong đời sống gia đình, các hộ được sử dụng chung trong toàn bộ diện tích rừng của thôn - Không cho phép người ngoài thôn vào lấy lâm sản ngoài gỗ của nhóm hộ, của thôn để buôn bán. - Người ngoài thôn muốn lấy lâm sản ngoài gỗ để sử dụng trong gia đình thì phải xin phép nhóm hộ. - Nhóm tổ chức khai thác lâm sản ngoài gỗ để bán và chia lợi ích cho toàn bộ các hộ. Trích Quy ước bảo vệ và phát triển rừng bon Bu Nor, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nông. 3.3. Tiềm năng xây dựng cơ chế hưởng lợi từ các dịch vụ môi trường rừng Các nguồn lợi từ các dịch vụ môi trường đã được đề cập và đang được phát triển, việc chi trả các dịch vụ môi trường của rừng trong tương lai rất đa dạng như bảo vệ nguồn nước cho thủy lợi, thủy điện, thu hút khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, bảo tồn đa dạng sinh học .... Đây là các tiềm năng tạo ra thu nhập cho người nhận rừng trong tương lai, đặc biệt nó có ý nghĩa đối với các khu rừng giao là non và nghèo, chưa tạo ra các thu nhập ngay từ lâm sản. Tuy nhiên phương pháp định giá và cơ chế chính sách để thực hiện việc chi trả các dịch vụ này là những vấn đề còn bỏ ngỏ, thử thách và đòi hỏi có những nghiên cứu, thảo luận và thương thảo để tạo ra sự thống nhất. N hưng có thể thấy rằng khi mà vai trò của rừng tự nhiên ngày càng quan trọng đối với sự thay đổi khí hậu và môi trường; thì các cơ chế chi trả, đền bù cho người bảo vệ rừng sẽ được quan tâm và xác lập. Trong các dịch vụ môi trường nói trên, việc buôn bán hạng ngạch CO2 đã được tiến hành trên thế giới, đồng thời các dự án trong khuôn khổ “Cơ chế phát triển sạch – CDM” từ rừng trồng cũng đã được tiến hành nhiều nơi và được tính toán chi trả thông qua hấp thụ CO2 của rừng. Đối với rừng tự nhiên, với xu hướng ngày càng suy giảm và nghèo kiệt đã phát thải một lượng lớn khí gây hiệu ứng, mà trước đây được lưu giữ trong rừng; do đó đã có đề nghị thực hiện chương 12
- trình “Giảm thiểu khí phát thải từ mất rừng và suy giảm các hệ sinh thái rừng” - REDD (Reducing emissions from deforestation and ecosystem degradation); với chương trình này, các khu rừng tự nhiên nghèo kiệt cần được quan tâm bảo vệ, để không bị chặt phá và phát triển, để không phát thải, đồng thời có khả năng hấp thụ nhiều hơn khí gây hiệu ứng nhà kính. Để làm được điều này, phương pháp giám sát và cơ chế chi trả cho dịch vụ hấp thụ khí CO2 của rừng tự nhiên cần được hình thành; đây là một tiến trình cần có sự thương thảo, đồng thuận giữa các nước, khu vực và chính sách của mỗi quốc gia. Hiện tại ở Việt N am, chúng ta đang chi trả cho người dân bảo vệ các khu rừng phòng hộ và đặc dụng với đơn giá là 100.000VN D/ha/năm, về thực chất đây là chi trả cho việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên các khu rừng sản xuất được giao cho người dân thì không được chi trả dịch vụ này, trong khi đó các khu rừng này thường nghèo kiệt, người nhận rừng chưa có được nhiều lợi ích từ các khu rừng đó và phải bỏ công để bảo vệ; do đó nó có khả năng tiếp tục bị chặt phá, chuyển đổi mục đích sử dụng và sẽ tạo ra một lượng khí phát thải lớn. Vì vậy vấn đề chi trả cho dịch vụ hấp thụ CO2 của các khu rừng sau nương rẫy, nghèo kiệt được giao là cần thiết, để có thể thu hút sự quan tâm của người dân nhận rừng trong bảo vệ và phát triển rừng lâu dài. Để làm được điều này cần có: i) Các nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 của các kiểu rừng, trạng thái rừng; làm cơ sở giám sát và chi trả; ii) Chính sách chi trả cho dịch vụ này. Sau đây là một nghiên cứu trường hợp về khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng lá rộng thường xanh ở tỉnh Dak N ông và ước tính giá trị dịch vụ môi trường của nó, như là cơ sở đề xuất cách tính để chi trả cho bảo vệ rừng của người dân nhận rừng. Nghiên cứu trường hợp về hấp thụ CO2 của rừng lá rộng thường xanh ở tỉnh Dak Nông và cơ sở tính chi trả phí dich vụ môi trường Lượng CO2 hấp thụ trong các trạng thái rừng được ước lượng thông qua tổng tiết diện ngang của lâm phân (BA: m2/ha) theo hàm: CO2 (tấn/ha) = - 53.242 + 11.508 BA (m2/ha) Dựa vào hàm trên, với BA của lâm phần ở hai thời điểm sẽ xác định được lượng CO2 hấp thụ, từ đó tính toán ra giá trị tích lũy CO2 cho từng lâm phần, trạng thái rừng. Với BA được xác định đơn giản và nhanh bằng thước Bitterlich, có thể giám sát sự thay đổi CO2 được hấp thụ ở các thời điểm, làm cơ sở cho chi trả dịch vụ môi trường rừng. Bảng 3: Dự báo hiệu quả kinh tế trên cơ sở tích lũy lượng CO2 hấp thụ của các trạng thái rừng tự nhiên Trạng thái G (m2/ha) G (m2/ha) Lượng CO2 Đơn giá Giá trị Giá trị tích lũy tại thời tại A+1 hấp thụ (USD/tấn tích lũy CO2 hàng điểm A hàng năm CO2) CO2 hàng năm/ha (VND) (tấn/ha) năm/ha (USD) Non - IIAB 10.0 10.4 4.0 11 44.3 708,893 Nghèo - IIIA1 15.0 15.3 3.5 11 38.0 607,622 Trung bình - IIIA2 25.0 25.3 2.9 11 31.6 506,352 Bảo Huy, Phạm Tuấn Anh, 2007. SEANAFE Kết quả dự báo này cho thấy, nếu bảo vệ rừng được tiến hành tốt thì lượng CO2 tích lũy hàng năm từ 2.9 – 4.0 tấn/ha/năm tùy theo trạng thái rừng, rừng non và nghèo có khả năng hấp thụ cao hơn do tăng trưởng nhanh hơn, tương ứng với giá trị thị trường CO2 là 500.000 – 700.000 đ/ha/năm. Đây là một giá trị không nhỏ đối với người quản lý rừng, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao đang quản lý các khu rừng cộng đồng. 13
- 4. Kiến nghị Trong thực tế sau giao đất giao rừng chúng ta chưa có đầy đủ những hướng dẫn cụ thể liên quan đến cơ chế chính sách, tổ chức và kỹ thuật để thực hiện quản lý rừng cộng đồng và hưởng lợi. Vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức là làm thế nào để người dân nghèo vùng cao có được lợi ích từ rừng, đóng góp vào sinh kế lâu dài cho cộng đồng trong quản lý rừng và rừng được quản lý bền vững. Các sản phNm rừng không chỉ là lâm sản mà còn có các giá trị dịch vụ môi trường, văn hóa xã hội, do đó việc sử dụng phải cân nhắc hài hòa. Đồng thời kinh doanh cây rừng đòi hỏi thời gian rất dài mới có thu hoạch, kỹ thuật lâm sinh còn xa lạ với người dân, đặc biệt gỗ là một sản phNm nhạy cảm, đòi hỏi phải có sự xác nhận về tính hợp pháp của nó mới được lưu thông, buôn bán. Điều này có thể giải thích được vì sao sau giao đất giao rừng, người dân chưa được hưởng lợi nhiều từ rừng, rừng chưa trở thành một thành tố sinh kế ở vùng cao. Để quản lý rừng bền vững và có được cơ chế hưởng lợi trong GĐGR, có các kiến nghị sau: i) Về quản lý rừng bền vững sau khi giao: - Hỗ trợ cộng đồng lập và thực hiện kế hoạch quản lý rừng 5 năm, hàng năm và quy ước bảo vệ và phát triển rừng: Kinh doanh rừng đòi hỏi phải có tổ chức và kế hoạch, trong khi đó đây là vấn đề quá mới mẻ với người dân. Cần ứng dụng phương pháp tiếp cận lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng đã được thử nghiệm và đề xuất từ nhiều dự án trong cả nước (SFDP, ETSP, RDDL, Chương trình thí điểm quản lý rừng cộng đồng ...). - Xây dựng cơ chế, thủ tục hành chính lâm nghiệp cho quản lý rừng cộng đồng: Với thủ tục hiện tại trong kinh doanh sử dụng rừng là rất phức tạp, gồm nhiều bước với sự phê duyệt của nhiều cơ quan, cộng đồng khó có thể tiếp cận được và như vậy thì họ không thể tổ chức được bất kỳ hoạt động sử dụng rừng nào. Hướng đề xuất là phân cấp quản lý rừng đến huyện, xã, và tinh giản các thủ tục trong phê duyệt các kế hoạch, cấp phép khai thác lâm sản; giám sát quản lý rừng dựa vào cộng đồng. - Phát triển khuyến lâm: Công tác này sau GĐGR hầu như chưa được triển khai, đặc biệt là khuyến lâm cho người nghèo do vậy đã hạn chế việc tổ chức phát triển kinh tế rừng. - Chế biến lâm sản quy mô cộng đồng: Từ các sản phNm khai thác từ rừng, để phát triển sinh kế nông thôn, cần có kế hoạch phát triển ngành nghề sơ chế, chế biến lâm sản địa phương nhằm tăng giá trị hàng hóa, tạo thêm việc làm và gắn với thị trường ổn định. - Cần đào tạo cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp, khuyến lâm về kỹ thuật, phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng và hỗ trợ thực thi. Xây dựng các tài liệu, quy trình hướng dẫn: i) Lập quy hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã; ii) Phương pháp GĐGR có sự tham gia của người dân; iii) Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 năm và hàng năm; iv) Hướng dẫn xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng; v) Hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh đơn giản trong quản lý rừng cộng đồng. Các tài liệu này cũng đã được phát triển bởi các dự án phát triển cộng đồng trong thời gian qua, cần kế thừa và hệ thống lại để áp dụng. ii) Về cơ chế hưởng lợi từ rừng tự nhiên trong GĐGR: - Xây dựng cơ chế hưởng lợi gỗ trong quản lý rừng cộng đồng: Chính sách hưởng lợi từ rừng hiện nay vẫn theo quyết định 178 và ở Tây N guyên thì có quyết định 304 còn nhiều bất cập và chưa thực hiện được. Vấn đề hưởng lợi từ gỗ cần được xây dựng cụ thể, thích hợp hơn, dễ tiếp cận và khuyến khích được người dân quản lý rừng tự nhiên; đề nghị đưa ra chính 14
- sách hưởng lợi gỗ cho quản lý rừng cộng đồng dựa vào tăng trưởng số cây khi so với mô hình rừng ổn định. - Hưởng lợi lâm sản ngoài gỗ: N gười nhận rừng được hưởng toàn bộ lâm sản ngoài gỗ là phù hợp, nhưng để quản lý sử dụng bền vững, cần thúc đNy cộng đồng xây dựng các quy định cụ thể trong Quy ước bảo vệ và phát triển rừng. - Hưởng lợi các dịch vụ môi trường rừng: Đây là một tiềm năng để tạo ra thu nhập và khuyến khích người nhận rừng bảo vệ và phát triển rừng; do vậy cần có nhiều quan tâm để phát triển chính sách về lĩnh vực này; trong đó chi trả hấp thụ CO2 trong bảo vệ các khu rừng non, nghèo chưa có thu hoạch là vấn đề cần có nghiên cứu và chính sách thích hợp. Tài liệu tham khảo 1. Bảo Huy (2005): Xây dựng mô hình quản lý rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar tỉnh Gia Lai, Sở Khoa học và Công nghệ, UBN D tỉnh Gia Lai. 2. Bảo Huy, ETSP (2005): Hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng, Hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh đơn giản, Dự án ETSP/Helvetas, Bộ N N & PTN T. 3. Bảo Huy (2006): Giải pháp xác lập cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng. Tạp chi N N & PTN T, Bộ N N & PTN T, số 15/2006, tr. 48 – 55. 4. Bao Huy (2006): Community Forest Management (CFM) in Vietnam: Sustainable Forest Management and Benefit Sharing. A cut for the Poor, FAO. Proceedings of the International Conference on Managing Forests for Poverty Reduction, pp. 47 – 60. 5. Bảo Huy (2007): Ứng dụng mô hình rừng ổn định trong quản lý rừng cộng đồng để khai thác – sử dụng bền vững gỗ, củi ở các trạng thái rừng tự nhiên. Tạp chí N N & PTN T, Bộ N N & PTN T. số 8/2007, tr. 37 – 42. 6. Bảo Huy (2007): Tiến trình và kết quả thử nghiệm quản lý rừng cộng đồng và cơ chế hưởng lợi – Đề xuất thể chế hóa ở tỉnh Dak N ông. Dự án ETSP/Helvetas, Bộ N N & PTN T. 7. Bảo Huy, Phạm Tuấn Anh (2007): Dự báo năng lực hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên ở tỉnh Dak N ông. SEAN AFE. 8. JICA Kon Tum (2007, 2008): Phương án giao rừng cho cộng đồng, kế hoạch 5 năm, quy ước bảo vệ và phát triển rừng, kế hoạch quản lý rừng năm 2008. Sở N N & PTN T Kon Tum. 9. RDDL (2006): Tài liệu hội thảo về cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Dăk Lăk, Sở N N & PTN T Dăk Lăk . 10. RDDL (2006): Mô hình rừng ổn định – Khái niệm và phát triển, Sở N N & PTN T Dak Lak. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lâm sinh học
130 p | 379 | 160
-
Giáo trình Sinh thái rừng (Giáo trình Đại học Lâm nghiệp): Phần 2
230 p | 337 | 78
-
Côn trùng rừng - Mở đầu
5 p | 269 | 60
-
Đề tài: Xây dựng mô hình sử dụng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số ở Gia Lai - Chương 4
11 p | 159 | 57
-
Giáo trình : PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP XÃ HỘI part 2
12 p | 141 | 12
-
Vườn quôc gia Yokdon
43 p | 105 | 10
-
Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng (Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế)
8 p | 76 | 7
-
Thực trạng giao rừng cho các dân tộc thiểu số tại chỗ quản lý, bảo vệ ở Tây duyên hải miền Trung và một số vấn đề đặt ra
8 p | 21 | 4
-
Công tác giao khoán, quản lý và bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Nam
9 p | 43 | 3
-
Những vấn đề liên quan đến chu kỳ lên giống và cách xác định thời điểm rụng trứng
5 p | 60 | 2
-
Những vấn đề cần sữa đổi liên quan đến nội dung giao rừng, cho thuê rừng trong Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
0 p | 57 | 2
-
Trồng cây lát Mexico
4 p | 161 | 2
-
Đánh giá mô hình vườn rừng hỗn giao giữa Trám đen, Dẻ ván kết hợp cây Chè hoa vàng nhằm tăng sinh kế và phòng chống xói mòn tại khu vực hồ Ba Bể
9 p | 12 | 2
-
Hiện trạng hoạt động sử dụng đất rừng được giao của hộ đồng bào dân tộc thiểu số: Nghiên cứu điểm tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
9 p | 56 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn