intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Viện Kinh doanh và Quản lý Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Viện Kinh doanh và Quản lý Đại học Quốc tế Hồng Bàng" được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Viện Kinh doanh và Quản lý trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Viện Kinh doanh và Quản lý Đại học Quốc tế Hồng Bàng

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (2019) Số 8:51–60 51 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Viện Kinh doanh và Quản lý Đại học Quốc tế Hồng Bàng The factors affecting of entrepreneurial intention of students at school of Business and Management in Hong Bang International University Nguyễn Đỗ Bích Nga1 – Huỳnh Mỹ Tiên1 Tóm tắt Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự Trong nhiều năm qua, lĩnh vực khởi nghiệp đang rất doanh nghiệp của sinh viên Viện Kinh doanh và Quản được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, đặc lý trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Dữ liệu nghiên biệt là nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định cứu được thu thập từ 180 sinh viên Viện (năm 2, năm khởi sự doanh nghiệp của một cá nhân. Lee & cs (2006) 3, năm 4) thông qua phương pháp chọn mẫu thuận [8] cho rằng tinh thần khởi sự doanh nghiệp được chú tiện. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, trọng ở nhiều quốc gia và được xem là cách thức để phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Sobel & quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu King (2008) [9] nhận định khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Do đó thúc đẩy này. Kết quả nghiên cứu cho thấy: thái độ và đam mê hoạt động khởi sự doanh nghiệp chính là một trong kinh doanh, kinh nghiệm làm việc, sự sẵn sàng kinh những ưu tiên hàng đầu của các nhà chính sách vì đây doanh, nền tảng gia đình, nguồn vốn, giáo dục có tác là giải pháp tốt cho việc giải quyết việc làm, làm tăng động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Trong đó, tính năng động của nền kinh tế và làm giảm tỉ lệ thất nhân tố thái độ và sự đam mê có tác động mạnh nhất nghiệp. đối với ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên. Trên Tại Việt Nam tình trạng thất nghiệp của thanh niên (Từ cơ sở đó, bài viết đã đề xuất các hàm ý quản trị cho 15-24 tuổi) có xu hướng tăng lên, theo báo cáo của Viện nhằm thúc đẩy ý định khởi sự doanh nghiệp cuả Tổng cục thống kê (2017) tỷ lệ thất nghiệp của nhóm sinh viên Viện. này năm 2016 là 6,85% đến năm 2017 tăng lên 7,51%. Từ khóa: khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp, sinh viên Đồng thời, theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam, tính đến quý IV năm 2017, Abstract This study intends to specify central elements số lượng người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp that affects the student in Hong Bang International trên cả nước đã đạt con số 237.000 người, trong đó tỉ University’s entrepreneurship. Research data was lệ lao động từ 20 - 24 tuổi có trình độ đại học thất collected from 180 students of The School of Business nghiệp trên cả nước lên tới 22,5%. Với mức độ thất and Management through convenience-sampling nghiệp của sinh viên đại học ra trường ngày càng trở method. The Cronbach Alpha Test, Exploratory Factor nên trầm trọng như hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo Analysis and Linear Regression Analysis were used in this đã phối hợp với các tổ chức Đoàn thể, các Doanh study. Firstly, the results show that: attitude and passion nghiệp thực hiện nhiều chương trình hành động nhằm for business, experience, readiness, family, capital and giúp sinh viên phát triển các kỹ năng và kiến thức cần education that impact on the student’s entrepreneurship thiết để tăng cường khả năng khởi sự doanh nghiệp intention. In particular, attitude and passion for business (KSDN) tự mở con đường tương lai cho bản thân. Tuy nhiên, tỷ lệ khởi nghiệp kinh doanh ở sinh viên còn are strong related to intention of starting a new business. thấp, phần lớn sinh viên khi tốt nghiệp cao đẳng, đại Finally, we also propose administrative implications to học đều có xu hướng nộp đơn tuyển dụng vào các promote the students’ entrepreneurial intention. doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ có một số rất ít Keywords: entrepreneurship, intention of starting a new muốn khởi nghiệp bằng việc tự kinh doanh (Nguyễn business, student Quang Dong, 2014) [2]. 1 Viện Kinh doanh và Quản lý – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng ISSN 2615-9686
  2. 52 TẠP CHÍ KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (2019) Số 8:51–60 Viện Kinh doanh và Quản lý (Viện KD & QL) - Trường 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Đại học Quốc tế Hồng Bàng được thành lập ngày 2.1. Cơ sở lý thuyết về ý định khởi sự doanh nghiệp 18/05/2017 theo Quyết định số 432 QĐ/HBU, trên và ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên cơ sở hợp nhất Khoa Tài chính - Ngân hàng & Kế toán, Khoa Quản trị kinh doanh và Khoa Du lịch, là Viện 2.1.1. Ý định khởi sự doanh nghiệp nòng cốt thắp sáng ước mơ khởi nghiệp trong sinh Ý định là một tình huống tư duy bao gồm kinh nghiệm viên của trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Để thúc và hành vi cá nhân cho một mục đích cụ thể hoặc một đẩy việc khởi nghiệp trong sinh viên, nhà trường và hành vi nhất định (Gerbing and Anderson 1988). sinh viên đã phối hợp tổ chức các cuộc thi và các buổi Ý định khởi sự doanh nghiệp có thể được định nghĩa là trao đổi về khởi nghiệp, đưa ra các giải pháp nhằm thúc sự liên quan ý định của một cá nhân để bắt đầu một đẩy tinh thần khởi nghiệp và “tư duy làm chủ” trong doanh nghiệp (Souitaris & cs, 2007); là một quá trình sinh viên nói riêng và các tầng lớp dân cư nói chung định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện góp phần giảm bớt áp lực về vấn đề việc làm cho xã một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta & Bhawe, hội. Đối với sinh viên Viện Kinh doanh và Quản lý do 2007). đặc thù ngành là đào tạo kiến thức về kinh tế, kỹ năng quản lý doanh nghiệp mang tính hệ thống nên ý định 2.1.2. Ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khởi sự doanh nghiệp có phần tích cực. Song thực tế Ý định khởi sự doanh nghiệp của một cá nhân bắt vẫn còn không ít những trở ngại ảnh hưởng đến việc nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn hình thành, phát triển và quyết định khởi nghiệp. lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập Thêm vào đó, hành trình khởi sự doanh nghiệp không doanh nghiệp của riêng mình (Kuckertz & Wagner, chỉ đơn giản là việc thành lập doanh nghiệp mới mà 2010). cần được nhìn nhận trong cả một quá trình từ ý định đến hành động. Ý định khởi nghiệp là giai đoạn đầu của Ý định khởi nghiệp của sinh viên xuất phát từ các ý hoạt động khởi nghiệp và chịu ảnh hưởng của các nhân tưởng của sinh viên và được định hướng đúng đắn từ tố ngoại sinh (Anderson & Jack, 2002). Ý định thể hiện chương trình giáo dục và những người đào tạo mức độ sẵn sàng của cá nhân để thực hiện hành vi và (Schwarz & cs, 2009). là tiền đề trực tiếp của hành vi (Ajzen, 2011). Do đó, 2.2. Các nghiên cứu trước để thúc đẩy hoạt động khởi sự doanh nghiệp và văn Đúc kết từ những nghiên cứu trước đây, nhiều công hóa khởi nghiệp đối với sinh viên cần bắt đầu từ việc nâng cao ý định khởi nghiệp của họ thông qua đánh trình nghiên cứu đã cho thấy rằng: giá các nhân tố khởi nguồn của ý định khởi sự doanh Mô hình lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) nghiệp. [4] là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến Như vậy, việc thúc đẩy ý định khởi sự doanh nghiệp có nhất để giải thích ý định KSDN của một cá nhân. Lý ý nghĩa quan trọng với cả cá nhân sinh viên và xã hội. thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) [4] cho rằng Tuy nhiên, các nghiên cứu về ý định khởi sự doanh ý định thực hiện một hành vi chịu tác động của 3 yếu nghiệp trong sinh viên tại nước ta còn chưa nhiều, đặc tố: thái độ của cá nhân, quy chuẩn chủ quan và nhận biệt là khối ngành kinh tế. Gần đây đã có một số nghiên thức kiểm soát hành vi. cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên nhưng ở phạm Theo Zahariah Mohd Zain et al (2010) [12], các yếu tố: vi rộng của một khu vực, một trường Đại học. Hơn nữa Tham gia các khóa học về kinh doanh, truyền thống mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi kinh doanh của các thành viên trong gia đình, đặc điểm nghiệp khá khác biệt giữa các nghiên cứu và không thể cá nhân đều ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên đồng nhất các kết quả trên các lãnh địa khác nhau. Bởi kinh tế ở Malaysia. vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích (1) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự Kết quả nghiên cứu của Fatoki (2010) [5] về những doanh nghiệp và (2) đánh giá mức độ ảnh hưởng của động lực và trở ngại đối với ý định khởi nghiệp của sinh các nhân tố tới ý định khởi sự doanh nghiệp thông qua viên Nam Phi cho thấy: 5 động lực dẫn đến ý định khởi nghiên cứu sinh viên Viện Kinh doanh và Quản lý sự doanh nghiệp của sinh viên là: việc làm, quyền tự trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. chủ, sáng tạo, kinh tế và nguồn vốn; những trở ngại ISSN 2615-9686
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (2019) Số 8:51–60 53 cho mục đích kinh doanh của sinh viên: nguồn vốn, kỹ tuy nhiên thực tế cho thấy, việc sinh viên sau khi ra năng và sự hỗ trợ. trường gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, Nghiên cứu của Wenjun Wang & ctg (2011) [11] đã chỉ chưa dám mạnh dạng vay vốn để khởi nghiệp nên yếu ra rằng sự ham muốn kinh doanh, sự sẵn sàng kinh tố về nguồn vốn ảnh hưởng sâu sắc đến ý định KSDN doanh và kinh nghiệm làm việc có tác động trực tiếp trong sinh viên. đến ý định của sinh viên Trung Quốc và Mỹ. Song song Cũng theo Hoàng Thị Phương Thảo (2013) [1] cho đó, nền tảng kinh doanh của gia đình, đạo đức kinh thấy, đặc điểm cá nhân chính là yếu tố tác động mạnh doanh cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi sự nhất đến ý định KSDN của đối tượng này. Ngoài ra, doanh nghiệp của sinh viên. nguồn vốn cho khởi nghiệp, động cơ đẩy, hỗ trợ từ gia Francisco (2011) [6] cũng đã kết luận 5 nhân tố ảnh đình, động cơ kéo và rào cản gia đình cũng ảnh hưởng hưởng chính đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là: đến ý định KSDN. sự sẵn sàng kinh doanh, thái độ cá nhân – hoạch định Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến một số – liên minh và hình thành nhân viên, sự tăng trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên sự ưu tiên cho các công việc có ích là những nhân tố ở nhiều nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học nhiên, hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu về ý Tây Ban Nha. định KSDN của sinh viên trường Đại học quốc tế tại Theo nghiên cứu của Phan Anh Tú và cộng sự (2015) Việt Nam nói chung và Viện KD&QL Đại học quốc tế [3] khảo sát sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị kinh Hồng Bàng nói riêng, do đó đề tài nghiên cứu của doanh, Trường Đại học Cần Thơ, các tác giả cũng tìm nhóm tác giả không hoàn toàn trùng lắp v|ới các công thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định KSDN của trình đã công bố. sinh viên bao gồm: (1) thái độ và tự hiệu quả, (2) giáo 2.3. Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu dục và thời cơ khởi nghiệp, (3) nguồn vốn, (4) quy Sau khi tiến hành khảo lược tài liệu trong và ngoài chuẩn chủ quan và (5) nhận thức kiểm soát hành vi. nước tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu xác định các Theo Nguyễn Thị Yến (2011), sự sẵn sàng kinh doanh, yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tính cách cá nhân và sự đam mê kinh doanh là những khối ngành kinh tế thuộc viện KD&QL Đại học Quốc yếu tố cá nhân tác động đến ý định KSDN của sinh viên tế Hồng Bàng: (1) Thái độ, (2) Nền tảng gia đình, (3) trường Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh Giáo dục, (4) Kinh nghiệm làm việc, (5) Sự sẵn sàng kinh đó, yếu tố về nguồn vốn cũng góp phần ảnh hưởng, doanh, (6) Sự đam mê kinh doanh, (7) Nguồn vốn. H1 Thái độ (TD) Nền tảng gia đình H2 (NT) H3 Ý định Giáo dục (GD) KSDN của SV Kinh nghiệm làm H4 Viện việc (KN) KD&QL Đại học Sự đam mê kinh H5 Quốc tế doanh (ĐM) Hồng Bàng Sự sẵn sàng kinh H6 doanh (SS) H7 Nguồn vốn (NV) Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ISSN 2615-9686
  4. 54 TẠP CHÍ KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (2019) Số 8:51–60 2.3.1. Các giả thiết nghiên cứu • Sự đam mê kinh doanh: Alsos và Kolvereid (1998), Krueger và cộng sự (2000) cho rằng sự • Thái độ: Thái độ với việc khởi nghiệp có thể được đam mê kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến việc xem như tính tích cực hay động lực sẵn sàng tham quyết định tự mình khởi sự kinh doanh và là một gia hoạt động khởi nghiệp khi có cơ hội (Fishbein phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh. & Ajzen, 1975; Krueger & cs, 2000). Thái độ tích cực với việc khởi nghiệp còn thể hiện ở mong H5: Sự đam mê kinh doanh tác động tích cực đến ý muốn tự mở doanh nghiệp hơn là đi làm công định KSDN của sinh viên (+) (Tella & Issa, 2013). Cá nhân có thái độ tích cực • Sự sẵn sàng kinh doanh: Francisco (2011) [6] cho với việc khởi nghiệp thường hứng thú với hoạt rằng sự sẵn sàng kinh doanh có quyết định đến ý động kinh doanh, dễ dàng xem xét các cơ hội để định khởi sự doanh nghiệp. thành lập doanh nghiệp và có thể xem mục tiêu trở thành doanh nhân là một mục tiêu quan trọng. H6: Sự sẵn sàng kinh doanh tác động tích cực đến ý Hay nói cách khác, thái độ tích cực với việc khởi định KSDN của sinh viên (+) nghiệp được xem như một nhân tố thúc đẩy ý • Nguồn vốn: Hầu hết các doanh nhân trẻ đều sử định khởi nghiệp hay làm tăng quyết tâm thực dụng tài trợ của cha mẹ và anh em, bạn bè trong hiện hành động khởi nghiệp (Autio & cs, 2001; giai đoạn đầu khởi nghiệp, đây là nguồn tài chính Linan & Chen, 2009). Bởi vậy, nghiên cứu này đưa quan trọng nhất (Lê Quân, 2007). Nguồn vốn có ra giả thiết như sau: ảnh hưởng đáng kể đến ý định KSDN (Amou & H1: Thái độ với khởi nghiệp có tác động tích cực tới Alex, 2014; Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, ý định KSDN của sinh viên. (+) 2015). • Nền tảng gia đình: Nhiều doanh nhân có được H7: Nguồn vốn làm tăng ý định KNKD của sinh viên những kinh nghiệm từ mẹ hoặc cha làm kinh (+) doanh (Dyer, 1992). Nhìn nhận của cá nhân về 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tính hấp dẫn của khởi sự kinh doanh chịu ảnh Trong bài này, chúng tôi sử dụng hai phương pháp hưởng mạnh mẽ bởi sự ủng hộ của những người gần gũi như người thân và những người họ cho là nghiên cứu: định tính và định lượng, và trải qua hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, được quan trọng (Nguyễn Thu Thủy, 2015). Giả thiết mô tả tóm tắt như sau: H2: Nền tảng gia đình làm tăng ý định KSDN của ❖ Bài nghiên cứu này áp dụng mô hình nghiên cứu, sinh viên (+) tiêu chí gồm 30 câu hỏi được thừa kế, tổng hợp • Giáo dục: Có một mối quan hệ biện chứng giữa và hiệu chỉnh từ nhiều tác giả. Thang đo 5 mức độ giáo dục và đào tạo và hành vi, ý định kinh doanh. được sử dụng trong nghiên cứu này, tương ứng Giáo dục và đào tạo sẽ ảnh hưởng đến mức độ với mức “hoàn toàn không đồng ý” = 1 và “hoàn đổi mới thông qua động lực, kiến thức và kỹ năng toàn đồng ý” = 5. Mặc dù thang đo các biến đã cần thiết cho việc KNKD thành công, cũng như được kiểm định bằng các nghiên cứu trước tuy tạo sự tăng trưởng trong quá trình phát triển nhiên, do mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa (Clark & Davis & Harnish, 1984; Cho, 1998; Yeng trên mô hình ở nước ngoài và cũng là nghiên cứu Keat Ooi & Abdullahi Nasiru, 2015). ở các quốc gia có bối cảnh kinh tế, ngôn ngữ và thể chế khác với các nước khác nên cần phải hiệu H3: Giáo dục, đào tạo tại Trường đại học (Vai trò chỉnh và bổ sung cho phù hợp với các điều kiện thúc đẩy tinh thần kinh doanh; các chương trình nghiên cứu ở Việt Nam, cụ thể hơn là phù hợp với giảng dạy; các hoạt động thực tập, thực tế) làm tăng phạm vi nghiên cứu của đề tài. ý định KSDN của sinh viên (+) ❖ Ngoài ra, việc chuyển tải các khái niệm này sang • Kinh nghiệm làm việc: Thandi & Sharma (2004), ngôn ngữ tiếng Việt cũng cần được đối chứng đã chứng minh rằng sinh viên đã có kinh nghiệm thực tế để đảm bảo độ tin cậy và giá trị. Do đó, làm việc là những người chuẩn bị tốt hơn cho dự phương pháp nghiên cứu sơ bộ định tính được sử án kinh doanh so với những người có ít hoặc dụng, thông qua kỹ thuật thảo luận sâu dựa trên không có kinh nghiệm làm việc. các nội dung đã chuẩn bị trước. Qua quá trình H4: Kinh nghiệm làm việc tác động tích cực đến ý thảo luận sâu với 10 chuyên gia, nhà quản lý và định KSDN của sinh viên (+) sinh viên, mô hình vẫn không thay đổi so với mô ISSN 2615-9686
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (2019) Số 8:51–60 55 hình đề xuất, tuy nhiên các phát biểu trong biến lường trước. Sau đó, bảng câu hỏi được điều độc lập đã được hiệu chỉnh để sát tình hình thực chỉnh lần cuối cùng để sẵn sàng cho giai đoạn tế sinh viên của trường (nội dung chi tiết trình bày nghiên cứu chính thức. trong bảng 2). Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ định ❖ Sau khi khảo sát sơ bộ định lượng, không có hiệu tính là bảng câu hỏi khảo sát, tiến hành gửi bảng chỉnh hay bổ sung nào thêm. Vì vậy, bảng câu hỏi khảo sát cho khoảng 30 sinh viên Viện KD&QL cho khảo sát thử tiếp tục được sử dụng cho giai Đại học Quốc tế Hồng Bàng theo phương pháp đoạn khảo sát định lượng chính thức. thuận tiện để kiểm tra về từ ngữ, ý nghĩa, chiều dài, hình thức trình bày và các hướng trả lời chưa Bảng 1: Phương pháp nghiên cứu Giai đoạn Phương pháp Bước Kỹ thuật nghiên cứu nghiên cứu Định tính Thảo luận chuyên sâu với 10 chuyên gia, nhà quản lý và sinh viên 1 Sơ bộ Khảo sát thử qua bảng câu hỏi được hình thành sau khi nghiên cứu định tính với khoảng 30 Định lượng sinh viên 2 Chính thức Định lượng Khảo sát chính thức qua bảng câu hỏi hoàn chỉnh. Xử lý, phân tích dữ liệu bằng SPSS Bảng 2: Diễn giải các biến mô hình nghiên cứu Mã hóa Biến quan sát Thang đo Nguồn tài liệu TD1 Nếu tôi có cơ hội và nguồn lực tôi muốn khởi sự doanh nghiệp Likert 1 -5 TD2 Tôi sẽ chỉ khởi sự kinh doanh nếu tôi thất nghiệp Likert 1 -5 Amran Md Rasli et al Thái độ TD3 Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là khởi sự kinh doanh riêng Likert 1 -5 (2013) (TD) Tôi đã suy nghĩ nghiêm túc trong việc bắt đầu kinh doanh riêng sau khi tốt Davidsson P.(1995) TD4 Likert 1 -5 nghiệp. NT1 Nếu tôi quyết định khởi nghiệp các thành viên trong gia đình sẽ ủng hộ tôi Likert 1 -5 Phạm Quốc Tùng và NT2 Người thân trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến quyết định KSDN của tôi Likert 1 -5 Nền tảng ctv (2012) gia đình Truyền thống kinh doanh của các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng Zahariah Mohd Zain et NT3 Likert 1 -5 đến tôi al (2010) (NT) Nghề nghiệp của người thân trong gia đình có ảnh hưởng đến ý định KSDN Wenjun Wang (2011) NT4 Likert 1 -5 của tôi GD1 Trường Đại học cung cấp những kiến thức cần thiết về kinh doanh. Likert 1 -5 GD2 Chương trình học chính ở trường trang bị cho tôi đủ khả năng để KSDN Likert 1 -5 Wang & Wong (2014); Giáo dục Trường thường xuyên tổ chức những hoạt động định hướng về KSDN cho Ibrahim & Soufani (GD) GD3 Likert 1 -5 (2002); Galloway & sinh viên (các hội thảo khởi nghiệp, cuộc thi khởi nghiệp) Nhà trường phát triển kỹ năng và thúc đẩy ý định khởi sự doanh nghiệp Brown (2002) GD4 Likert 1 -5 của tôi KN1 Kinh nghiệm làm nhân viên Likert 1 -5 Kinh KN2 Kinh nghiệm bán hàng Likert 1 -5 Wenjun Wang (2011) nghiệm KN3 Kinh nghiệm quản lý Likert 1 -5 Dyke et al (1992) (KN) KN4 Kinh nghiệm kinh doanh Likert 1 -5 Sự ĐM1 Tôi không thích làm thuê cho người khác sau khi tốt nghiệp Likert 1 -5 Wenjun Wang (2011) đam mê ĐM2 Tôi có xu hướng mở doanh nghiệp riêng sau khi tốt nghiệp Likert 1 -5 Nguyễn Thị Yến và ctv kinh doanh ĐM3 Khởi sự doanh nghiệp hấp dẫn đối với tôi Likert 1 -5 (2011) (ĐM) ĐM4 Tôi là người có nhiều hoài bão kinh doanh Likert 1 -5 SS1 Tôi tự tin vào khả năng của bản thân để khởi nghiệp Likert 1 -5 Sự sẵn sàng Wenjun Wang (2011) SS2 Tôi có nhiều mối quan hệ xã hội Likert 1 -5 kinh doanh Nguyễn Thị Yến và ctv SS3 Các mối quan hệ xã hội của tôi có thể giúp ích cho việc KSDN của tôi. Likert 1 -5 (2011) (SS) SS4 Tôi không ngại rủi ro trong kinh doanh. Likert 1 -5 NV1 Tôi có thể vay mượn từ bạn bè người thân để kinh doanh Likert 1 -5 Nguyễn Thị Yến và ctv NV2 Tôi có khả năng tích lũy vốn (nhờ tiết kiệm chi tiêu, làm thêm…) Likert 1 -5 (2011) Nguồn vốn Theo Pereka K.H (NV) Tôi có thể huy động vốn từ những nguồn vốn khác (ngân hàng, quỹ tín NV3 Likert 1 -5 (2011) dụng) Fatoki (2010) Ý định YD1 Tôi có xu hướng mở DN trong tương lai Likert 1 -5 KSDN – YD2 Tôi muốn được tự làm chủ Likert 1 -5 Phan Anh Tú Biến phụ và cộng sự (2015) thuộc (YD) YD3 Tôi có ý định mạnh mẽ để bắt đầu một doanh nghiệp Likert 1 -5 ISSN 2615-9686
  6. 56 TẠP CHÍ KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (2019) Số 8:51–60 Trong nghiên cứu này tác giả chọn mẫu thuận tiện với lượng biến quan sát trong mô hình nghiên cứu. N = 27 đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm 2, năm 3, năm *5 = 135 mẫu khảo sát. 4 hệ đại học chính quy ngành Kế toán, Tài chính Ngân Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi quy một cách hàng, Quản trị kinh doanh và Du lịch tại Viện Kinh tốt nhất, Tabachnick và Fidell [10] cho rằng kích thước doanh và Quản lý. mẫu cần phải đảm bảo theo công thức n  8m + 50 . Mô hình đang nghiên cứu có 7 biến độc lập và 1 biến Trong đó, n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập của mô phụ thuộc với 27 biến quan sát. Theo nhiều nhà nghiên hình. Do đó n  8 * 7 + 50 = 106 Dựa trên số biến cứu kích thước mẫu càng lớn thì càng tốt (Nguyễn quan sát trên tác giả tiến hành nghiên cứu với 180 mẫu Đình Thọ, 2012). Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự khảo sát. Tác giả đã phát phiếu khảo sát trực tiếp và (1998) [7], để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), gửi mail đến sinh viên các khóa 2014, 2015, 2016 kèm chúng ta cần kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần số đường link bảng khảo sát online. Bảng 3: Phân bổ phiếu khảo sát Số lượng Tỷ lệ Phân bổ Chi tiết số phiếu khảo sát của SV Năm 2, 3 và Ngành học sinh viên Sinh viên phiếu khảo sát 4 Kế toán 126 16,87% 30 KT 14: 12; KT15: 11; KT16: 7 Tài chính Ngân hàng 105 14,06% 25 TCNH 14: 10, TCNH15: 11; TCNH16: 4 Quản trị kinh doanh 382 51,14% 92 QTKD14: 28; QTKD15: 47; QTKD16: 17 Du lịch 134 17,93% 33 DL14: 7, DL15: 19, DL16: 7 Tổng 747 100,00% 180 (Nguồn: Viện Kinh doanh và Quản lý Đại học Quốc tế Hồng Bàng, 2017) 2.3.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận sinh viên khối kinh tế tại trường Đại học Quốc tế Hồng Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định KSDN Bàng với 27 biến, kết quả đạt được hệ số Crobach’s và mức độ quan trọng của từng nhân tố đến ý định Alpha các thang đo đều > 0,7 và có 22 biến quan sát KSDN của sinh viên Kinh tế, tác giả sử dụng phần mềm còn lại được sử dụng trong phân tích nhân tố khám SPSS 20.0 để hỗ trợ phân tích. Kết quả ước lượng mô phá. hình nghiên cứu theo từng bước được trình bày như Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ý định khởi sự sau. doanh nghiệp của sinh viên cho thấy, hệ số Crobach’s Bước 1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Alpha có giá trị 0,813 (> 0,7), chứng tỏ thang đo có ý nghĩa và các yếu tố là đáng tin cậy trong việc đo lường Thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện KD & QL. tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của Bảng 4: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo ý định KSDN Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .813 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Scale Variance if Item Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if Item Deleted Deleted Correlation Deleted YD1 10.06 6.634 .722 .808 YD2 10.04 5.194 .733 .816 YD3 10.02 5.307 .750 .798 (Nguồn: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha từ số liệu điều tra, năm 2017) Bước 2. Phân tích nhân tố khám phá EFA: quan chặt chẽ với nhau; tổng phương sai trích = Khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, các giá trị 60,335 % (> 50%) đạt yêu cầu và cho biết 6 nhóm nhân kiểm định đều được đảm bảo, hệ số 0,5 < KMO = 0, tố giải thích được 60,335 % độ biến thiên của dữ liệu. 825 < 1,0; Điều này cho thấy kết quả phân tích EFA là hoàn toàn hợp lý. Kiểm định Bartlett’s về sự tương quan của các biến quan sát (Sig. = 0,00 < 0,05) chứng tỏ các biến có liên ISSN 2615-9686
  7. 57 TẠP CHÍ KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (2019) Số 8:51–60 Bảng 5: Bảng kết quả KMO biến phụ thuộc ý định KSDN được giải thích bởi các nhân tố đưa vào KMO and Bartlett's Test mô hình, còn lại là các nhân tố khác chưa được nghiên Kaiser-Meyer-Olkin Measure of .825 cứu. Sampling Adequacy. Approx. Chi-Square 2409.929 Dựa vào mức ý nghĩa thống kê của từng biến và kết Bartlett's Test df 6 quả ước lượng hệ số tác động của từng nhân tố cho of Sphericity Sig. .000 thấy, có 6 biến có ý nghĩa thống kê và tất cả 6 biến đều tương quan thuận với ý định khởi nghiệp của sinh viên Thông qua kết quả phân tích, 6 nhóm nhân tố được Viện KD & QL. Theo hệ số tác động đã chuẩn hóa (hệ hình thành (F1, F2, F3, F4, F5, F6) số Beta), nhân tố F1: Thái độ và sự đam mê có tác động Nhóm nhân tố F1 bao gồm 5 biến thành phần liên quan mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Viện đến thái độ đối với KSDN và sự đam mê kinh doanh vì KD & QL. Sau đó là F6: Giáo dục và cuối cùng là F2: thế nhân tố này được đặt tên là “Thái độ và đam mê Kinh nghiệm làm việc. kinh doanh”. 2.4. Kết luận và hàm ý quản trị Các nhân tố còn lại thì không có xáo trộn giữa các biến Thông qua việc phân tích nhân tố khám phá kết hợp thành phần trong các nhân tố theo mô hình đề xuất, hồi quy tuyến tính, tác giả đã xác định được các nhân như vậy các nhân tố mới vẫn giữ nguyên tên gọi: tố tác động đến ý định KSDN của sinh viên Viện KD & QL tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Kết quả F2 – Kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 6 yếu tố tác động đến ý F3 – Sự sẵn sàng kinh doanh, định KSDN của sinh viên viện KD & QL, bao gồm: thái F4 – Nền tảng gia đình, độ và đam mê kinh doanh, kinh nghiệm làm việc, sự F5 – Nguồn vốn, sẵn sàng kinh doanh, nền tảng gia đình, vốn và nhân tố F6 – Giáo dục. giáo dục. Trong đó, nhân tố thái độ và sự đam mê có tác động mạnh nhất, tiếp đến là nhân tố giáo dục và Bước 3. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cuối cùng là nhân tố kinh nghiệm việc làm có tác động Theo kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy, mức ý nghĩa đến ý định KSDN của sinh viên viện KD & QL. Từ kết của mô hình rất nhỏ (Sig = 0,000) so sánh với mức ý quả này, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nghĩa 5% mô hình hồi quy thiết lập phù hợp, giá trị R2 thúc đẩy ý định KSDN của sinh viên. điều chỉnh = 0,556 có nghĩa là 55,6% sự biến thiên của Thái độ và đam mê kinh doanh (TDDM) Kinh nghiệm làm Ý định việc (KN) KSDN của SV Sự sẵn sàng kinh Viện doanh (SS) KD&QL Đại học Quốc tế Nền tảng gia đình Hồng (NT) Bàng Nguồn vốn (NV) Giáo dục (GD) Hình 2: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ISSN 2615-9686
  8. 58 TẠP CHÍ KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (2019) Số 8:51–60 Bảng 6: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính .Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .550a .572 .556 .464 1.813 Coefficientsa Unstandardized Standardized Collinearity Model Coefficients Coefficients t Sig. Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constant) 1.135 .043 4.516 .084 TDDM .375 .059 .407 2.637 .000 .583 1.716 KN .082 .059 .096 .541 .001 .643 1.556 1 SS .203 .079 .214 2.805 .002 .494 1.022 NT .185 .060 .212 3.077 .001 .759 1.317 NV .132 .059 .141 .541 .000 .643 1.556 GD .213 .068 .226 1.070 .000 .489 1.044 (Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy từ số liệu điều tra, năm 2017) 2.5. Kết luận và hàm ý quản trị KSDN (được tổ chức hằng năm) và hoạt động ngoại khóa của sinh viên; thường xuyên phát Thông qua việc phân tích nhân tố khám phá kết hợp phiếu khảo sát về mong muốn và đam mê khởi hồi quy tuyến tính, tác giả đã xác định được các nhân nghiệp của sinh viên, đồng thời đẩy mạnh việc tố tác động đến ý định KSDN của sinh viên Viện KD & thực hiện các nghiên cứu khoa học về giải pháp QL tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Kết quả phát hiện và phát triển nhân tài khởi nghiệp. nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 6 yếu tố tác động đến ý ❖ Truyền cảm hứng và nuôi dưỡng thái độ ý chí định KSDN của sinh viên viện KD & QL, bao gồm: thái khởi nghiệp của sinh viên độ và đam mê kinh doanh, kinh nghiệm làm việc, sự sẵn sàng kinh doanh, nền tảng gia đình, vốn và nhân tố Thảo luận môn học hay minh họa, đưa ra các tình giáo dục. Trong đó, nhân tố thái độ và sự đam mê có huống thảo luận, liênhệ thực tiễn với tình trạng tác động mạnh nhất, tiếp đến là nhân tố giáo dục và khởi nghiệp hiện nay. cuối cùng là nhân tố kinh nghiệm việc làm có tác động Đào tạo, định hướng cho đội ngũ giáo viên truyền đến ý định KSDN của sinh viên viện KD & QL. Từ kết đạt cả ý chí, nhiệt huyết, cảm hứng khởi nghiệp quả này, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm cùng với thái độ tích cực và tình yêu nghề doanh thúc đẩy ý định KSDN của sinh viên. nhân cho sinh viên; quan tâm, hỗ trợ chuyên môn, 2.5.1. Để củng cố thái độ, đam mê và sẵn sàng kinh tư vấn cho sinh viên trong quá trình họ thực hiện doanh cho sinh viên, Viện Kinh doanh và Quản “giấc mơ khởi nghiệp”. lý cần Liên kết với các kênh tuyên truyền vận động khác ❖ Khơi dậy và khám phá tố chất doanh nhân của như Đoàn Thanh Niên trường, Hội Sinh Viên, các sinh viên câu lạc bộ kinh doanh, các cuộc giao lưu, nói Tạo ra môi trường hỗ trợ cho việc phát triển năng chuyện chuyên đề với khách mời là chủ doanh lực cá nhân, hỗ trợ cho việc học tập và rèn luyện nghiệp thành đạt…v…v… Đoàn Thanh niên của sinh viên có hiệu quả, là nơi khám phá, khơi trường, Hội Sinh viên, các câu lạc bộ kinh doanh gợi tinh thần, tố chất kinh doanh của sinh viên. tổ chức các cuộc giao lưu, nói chuyện chuyên đề Chủ động quan tâm hơn tới công tác phát hiện với khách mời là doanh nhân thành đạt, hay cựu nhân tài về kinh doanh và khởi nghiệp: thường sinh viên đã và đang khởi nghiệp…v…v… xuyên theo dõi kết quả học tập, kết quả cuộc thi ISSN 2615-9686
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (2019) Số 8:51–60 59 2.5.2. Bên cạnh đó, nhằm thúc đẩy ý định KSDN ❖ Tăng cường tính thực tiễn trong chương trình thông qua hoạt động đào tạo, giáo dục, Viện đào tạo Kinh doanh và Quản lý cần Cải cách thể chế đào tạo theo hướng học gắn liền ❖ Xây dựng và thực hiện các chương trình định với thực hành: tăng tiết, giờ học thực hành. hướng khởi nghiệp cho sinh viên Khuyến khích nghiên cứu khoa học về ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp. Tư vấn, định hướng kinh doanh và khởi nghiệp: thành lập các câu lạc bộ, tổ chức, nhóm, hội kinh Tạo mối liên kết chặt chẽ với các công ty, doanh doanh trong trường; tổ chức các hội chợ, ngày hội nghiệp, tập đoàn để đưa sinh viên vào kiến tập và kinh doanh. thực tập. Tăng cường việc xây dựng các trung tâm ươm tạo Tổ chức các hoạt động định hướng khởi nghiệp doanh nghiệp. khác: các cuộc thi viết kế hoạch và đề án kinh doanh, sáng tạo ý tưởng kinh doanh, các cuộc hội 2.5.3. Cuối cùng, Viện Kinh doanh và Quản lý cần thảo về kinh doanh và khởi nghiệp, các buổi giao quan tâm đến việc tạo động cơ tìm việc và lưu, giải đáp giữa doanh nhân và sinh viên…v…v… hướng dẫn kỹ năng xin việc cho sinh viên, cụ thể Thành lập một quỹ hỗ trợ, đầu tư riêng để phục Đẩy mạnh các hoạt động nhằm tăng sự liên kết giữa vụ cho các hoạt động ngoại khóa trên. sinh viên và doanh nghiệp như chương trình “Ngày hội ❖ Đổi mới chương trình đào tạo có bổ trợ kiến thức việc làm và kết nối doanh nghiệp” đặc trưng của khối về ý tưởng khởi nghiệp ngành kinh tế. Thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao kiến Kết nối chặt chẽ với Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp thức và kỹ năng khởi nghiệp của sinh viên. Đưa và Hỗ trợ sinh viên nhằm nắm bắt nhanh chóng, kịp khởi nghiệp vào đào tạo theo khóa học ngắn hạn thời nhu cầu lao động của thị trường và thông báo có sự kết hợp với trải nghiệm thực tế hoặc theo rộng rãi trên trang điện tử của Viện. Mục tiêu chính là lớp học ngoại khóa, đồng thời uyển chuyển gắn tạo nhiều cơ hội cũng như mang đến nhiều sự lựa chọn kết với các môn học chuyên ngành. Từ đó, Viện việc làm cho sinh viên. từng bước đưa khởi nghiệp trở thành một môn Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của sinh viên là tích lũy kiến học chính; từng bước xây dựng hình thức đào tạo thức nên Cố vấn học tập thường xuyên nhắc nhở sinh riêng cho các nhân tài kinh doanh qua các hệ đào viên cân nhắc giữa việc làm hiện có với nghề nghiệp tạo khởi nghiệp chất lượng cao. tương lai, tránh tình trạng “lo làm quên học” của sinh Đổi mới nhận thức quan điểm và mục tiêu đào tạo viên. qua định hướng cho đội ngũ giáo viên để họ khích Tập thể CBNV của Viện luôn trong tư thế “sẵn sàng lệ, động viên sinh viên khởi nghiệp bằng cách lắng nghe và cố gắng thấu hiểu” để giúp sinh viên vượt quan tâm đến những sinh viên thể hiện sự yêu qua những khó khăn khi gia nhập thị trường lao động thích khởi nghiệp; tham gia tổ chức các hội chợ, – một thị trường luôn có tính cạnh tranh và đào thải các cuộc thi kinh doanh và khởi nghiệp cùng với cao như hiện nay. Viện; hoặc đưa ra những bài tập tình huống thực TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC tế về kinh doanh trong bài giảng…v…v… [1] Hoàng Thị Phương Thảo, Bùi Thị Thanh Chi, Chú trọng đào tạo kiến thức hiểu biết về pháp (2013), “Ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA luật kinh doanh: xây dựng và phát triển đội ngũ tại TP.HCM”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 271. giáo viên giảng dạy Pháp luật liên quan đến doanh [2] Nguyễn Quang Dong, Lê Anh Đức (2014), “Đánh nghiệp; đa dạng hóa hình thức, phương pháp giáo giá tình trạng việc làm của sinh viên chính quy tốt dục pháp luật; giáo dục thông qua Đoàn viên và nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân – Kết Đảng viên. ISSN 2615-9686
  10. 60 TẠP CHÍ KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (2019) Số 8:51–60 quả từ một cuộc khảo sát”. Tạp chí Kinh tế và Phát Saddle River, NJ: Prentice Hall. triển, số 189, tháng 03/2014, tr 90-99. [8] Lee, S. M., Lim, S. B., Pathak, R. D., Chang, D., & [3] Phan Anh Tú, Giang Thị Cẩm Tiên (2015), “Nghiên Li, W. (2006), “Influences on students attitudes cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự toward entrepreneurship: A multi-country doanh nghiệp: Trường hợp sinh viên khoa Kinh tế study”. International Entrepreneurship and và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ”. Management Journal, 2(3), pp.351– 366. Tạp chí khoa học Trường ĐH Cần Thơ, số 38. [9] Sobel, R. S., & King, K. a. (2008), “Does school TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI choice increase the rate of youth [4] Ajzen, I. (1991), “The theory of planned behavior”. entrepreneurship?”. Economics of Education Organizational Behavior and Human Decision Review, 27(4), pp.429–438. Processes, 50(2), pp.179–211. [10] Tabachnick B G, Fidell L S (1996), “Multivariate [5] Fatoki, Olawale Olufunso (2010), “Graduate Data Analysis. 3rd ed”. New Work: Harper Entrepreneurial Intention in South Africa: Moti- Collins. vations and Obstacles”. Department of Business [11] Wenjun Wang, Wei Lu, John Kent Millington Management, University of FortHare. (2011), “Determinants of Entrepreneurial In- [6] Francisco, Juan Carlos Rodríguez-Cohard, José tention among College Students in China and M. Rueda-Cantuche (2011), “Factors affecting USA”, Journal of Global Entrepreneurship Re- entrepreneurial intention levels: a role for search, Winter & Spring, Vol.1, No.1, pp.35-44. education”. International Entrepreneurship and [12] Zahariah Mohd Zain, Amalina Mohd Akram, Management Journal, Volume 7, Issue 2, pp.195- Erlane K Ghani, (2010), “Entrepreneurship In - 218. tention Among Malaysian Business Students”, [7] Hair J F Jr, Anderson R E, Tatham R L, Black W C Canadian Social Science, Vol.6, No.3, pp.34-44. (1998), “Multivariate Data Analysis 5th ed”, Upper ISSN 2615-9686
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2