Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn các tour du lịch xanh tại Hà Nội của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
lượt xem 0
download
Nghiên cứu là cơ sở cho việc đề xuất các nhóm giải pháp chiến lược nhằm phát triển nền kinh tế du lịch xanh theo hướng nâng cao hiệu quả, thân thiện, bền vững thông qua việc tạo ra các giải pháp và chương trình giáo dục thích hợp để tăng cường nhận thức môi trường cho thế hệ trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn các tour du lịch xanh tại Hà Nội của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀCHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠP CÔNG NGHỆ JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY Tập 35, Số 2 (2024): 3-13 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HUNG VUONG UNIVERSITY Tập 35, Số 2 (2024): 3 - 13 Vol. 35, No. 2 (2024): 3 - 13 Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.jst.hvu.edu.vn CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN CÁC TOUR DU LỊCH XANH TẠI HÀ NỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Đỗ Hải Hưng1, Nguyễn Thị Thanh Hồng1*, Hán Đức Duy1 1 Khoa Quản lý Kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ngày nhận bài: 02/4/2024; Ngày chỉnh sửa: 16/5/2024; Ngày duyệt đăng: 23/5/2024 DOI: https://doi.org/10.59775/1859-3968.190 Tóm tắt C hiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 khẳng định tầm quan trọng của việc “Phát triển sản phẩm du lịch xanh, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương”. Nghiên cứu của nhóm chúng tôi nhấn mạnh việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn tour du lịch xanh của sinh viên. Nghiên cứu thu thập hơn 300 mẫu khảo sát là sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã và đang trải nghiệm ở những điểm đến du lịch xanh, công viên và khu nghỉ dưỡng xanh tại Hà Nội theo cách thức chọn mẫu ngẫu nhiên. Kết quả sử dụng phương pháp định lượng đánh giá mô hình đo lường trên SMARTPLS 3 cho thấy rằng nhận thức du lịch xanh tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn tour du lịch xanh của sinh viên. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn các tour du lịch xanh tại Hà Nội của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội như: Chuẩn chủ quan, nhu cầu, chi phí dịch vụ và chính sách hỗ trợ. Nghiên cứu là cơ sở cho việc đề xuất các nhóm giải pháp chiến lược nhằm phát triển nền kinh tế du lịch xanh theo hướng nâng cao hiệu quả, thân thiện, bền vững thông qua việc tạo ra các giải pháp và chương trình giáo dục thích hợp để tăng cường nhận thức môi trường cho thế hệ trẻ. Từ khóa: Du lịch xanh, tour du lịch, quyết định lựa chọn, sinh viên, đại học Công nghiệp Hà Nội. 1. Đặt vấn đề tâm và mong muốn của thế hệ trẻ. Sinh viên Trong bối cảnh môi trường và bảo vệ môi là những người trẻ tuổi và có nhận thức sâu sắc về vấn đề môi trường. Nghiên cứu này trường trở thành vấn đề cấp bách, việc thúc có thể giúp hiểu rõ hơn về mức độ quan tâm đẩy du lịch bền vững là mục tiêu quan trọng của họ đối với du lịch xanh và môi trường, từ của ngành du lịch. Tìm hiểu những yếu tố mà đó tạo ra các giải pháp và chương trình giáo sinh viên chú ý khi chọn tour du lịch xanh dục thích hợp để tăng cường nhận thức môi giúp ngành du lịch hiểu rõ hơn về sự quan trường cho thế hệ trẻ. *Email: nguyenthanhhong003308@gmail.com 3
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đỗ Hải Hưng và ctv. Tour du lịch xanh: Là sản phẩm du lịch giữa động cơ thái độ của cá nhân đối với môi được thiết kế và vận hành theo nguyên tắc du trường, kiến thức và nhận thức của khách lịch xanh. Tour du lịch xanh thường tập trung du lịch về môi trường, cũng như ý thức hình vào các hoạt động khám phá thiên nhiên, trải thành hành vi [3]. Tuy nhiên, hầu hết các nghiệm văn hóa địa phương và tuân thủ các nghiên cứu về lý thuyết hành vi tập trung nguyên tắc bảo vệ môi trường. vào yếu tố bên trong như thái độ cá nhân và Du lịch xanh: Là loại hình du lịch dựa hiệu quả cá nhân ảnh hưởng đến quyết định trên khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài lựa chọn. nguyên thiên nhiên nhằm hạn chế những Từ các bài nghiên cứu trước đây về hành tác động xấu đến môi trường sống của con vi tiêu dùng du lịch và lựa chọn tour du lịch người. Du lịch xanh hướng đến bảo tồn xanh, nhóm tác giả nhận thấy đã có nhiều bài giá trị văn hóa, di sản và cảnh quan thiên nghiên cứu trong nước và ngoài nước đề cập nhiên, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi tới hành vi lựa chọn tour du lịch, tuy nhiên, trường cho du khách. nhóm tác giả rất hiếm tìm được các bài Tác giả Nguyễn Đình Thanh và Nguyễn nghiên cứu về hành vi quyết định lựa chọn Thị Thùy Vinh (2021) nghiên cứu những yếu tour du lịch xanh của sinh viên tại Việt Nam. tố ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn du lịch Mặt khác, nhóm tác giả nhận thấy ở các bài xanh nhằm có những giải pháp phù hợp thúc nghiên cứu trước đây có một số điểm đáng đẩy tiêu dùng xanh trong du lịch đáp ứng yêu lưu ý như sau: cầu phát triển bền vững. Mô hình nghiên cứu Thứ nhất, mặc dù các nghiên cứu về du kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó và lịch xanh ngày càng phát triển, nhưng vẫn bổ sung một số giả thuyết mới. Kết quả từ còn thiếu sót trong việc đánh giá tác động nghiên cứu định lượng sử dụng hệ phương của chính sách hỗ trợ nhà nước đối với nhận trình cấu trúc (SEM) chỉ ra rằng nhận thức về thức của du khách. biến đổi khí hậu, nhận thức về du lịch xanh, Thứ hai, các nghiên cứu trong nước hầu nhu cầu dịch vụ du lịch xanh, thái độ bảo vệ hết mới chỉ đề cập tới lựa chọn điểm đến du môi trường và ý định tham gia du lịch xanh lịch nói chung, chưa có nhiều nghiên cứu về có ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn du lịch lựa chọn tour du lịch xanh. xanh của khách du lịch ở Việt Nam [2]. Thứ ba, chưa có nghiên cứu tiếp cận quyết Nghiên cứu của Cheng và đồng nghiệp định lựa chọn tour du lịch xanh dưới tác động (2018) nhấn mạnh hai nhóm yếu tố ảnh của các KOL1 và KOC2. hưởng đến quyết định lựa chọn du lịch xanh, Đây chính là khoảng trống nghiên cứu, bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài từ đó xem xét những yêu cầu cả về hàn lâm du lịch xanh của khách du lịch. Hành vi lựa và thực tiễn, nhóm tác giả thấy rằng nghiên chọn du lịch xanh phụ thuộc vào mối quan hệ cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa 1 KOC (Key Opinion Consumer) là người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trong một cộng đồng hoặc nhóm người nhất định, với những đánh giá, nhận xét chân thực và khách quan về sản phẩm hoặc dịch vụ, tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của những người trong cùng cộng đồng. 2 KOL (Key Opinion Leader) là cá nhân hoặc tổ chức có kiến thức chuyên môn và sức ảnh hưởng trong một lĩnh vực cụ thể, được nhiều người tin tưởng và ủng hộ, có khả năng định hướng dư luận và tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. 4
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 35, Số 2 (2024): 3-13 chọn các tour du lịch xanh tại Hà Nội của thực hiện điều chỉnh lại cho phù hợp. Phương sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện Nội” là hoàn toàn cần thiết trong việc xác bằng cách gửi phiếu khảo sát online cho sinh định rõ những khái niệm liên quan và những viên đã và sẽ trải nghiệm ở những điểm đến yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn tour du du lịch xanh, công viên và khu nghỉ dưỡng lịch xanh của sinh viên, từ đó đề xuất một xanh tại Hà Nội. Nhóm tác giả sử dụng cách số những giải pháp cho Nhà nước cũng như thức lấy mẫu thuận tiện và khảo sát sẽ được doanh nghiệp trong việc đưa ra những quyết thực hiện qua Google form gửi đến 312 sinh định mang hàm ý quản trị. viên tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Khảo sát đã thu thập được 307 kết quả 2. Phương pháp nghiên cứu hợp lệ (tương ứng với 98,39%) trong khoảng thời gian tháng 1 đến tháng 2 năm 2024. 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 Bài nghiên cứu này đã sử dụng kết hợp mức độ để đo lường giá trị các biến số. Cụ 2 phương án định tính và định lượng, trong thể như sau:(1) Rất không đồng ý, (2) Không đó phương pháp nghiên cứu định lượng là đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý, (5) Rất chính. Phương pháp nghiên cứu định tính đồng ý. được sử dụng qua hình thức tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan, các cơ sở lý thuyết, Toàn bộ mẫu hợp lệ đều được nhóm mô hình và công trình nghiên cứu trước đây tác giả tiến hành mã hóa trên phần mềm qua nhiều nguồn dữ liệu thứ cấp như sách, Microsoft Excel trước khi đưa vào phần báo, internet,.... Sau đó, thực hiện thảo luận mềm SMARTPLS 3 để tiến hành các bước trực tiếp với giáo viên hướng dẫn và các sinh phân tích tiếp theo. viên để thu thập thông tin. Các thông tin thu thập được sẽ là cơ sở giúp tác giả xây dựng 2.2. Mô hình nghiên cứu thang đo và kiểm tra mức độ rõ ràng của từ Từ cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên ngữ cũng như tính trùng lặp và khả năng để cứu được đề cập ở trên, nhóm tác giả đề xuất hiểu các phát biểu trong thang đo để sau đó mô hình nghiên cứu như sau: Chu n ch quan Nh n th c du l ch Nhu c u du l ch Chi phí d ch v Quy t đ nh l a ch n Chính sách h tr Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: Tác giả kế thừa và tổng hợp). 5
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đỗ Hải Hưng và ctv. Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra: lý sơ bộ qua thống kê tần số. Thống kê tần H1: Chuẩn chủ quan tác động tích cực tới số cho biến Giới tính với 2 giá trị nam/nữ, nhận thức về du lịch xanh chúng ta có được kết quả trong 307 người trả H2: Nhu cầu về du lịch xanh tác động tích lời có 118 người là Nam chiếm tỷ lệ 38,3%, cực tới nhận thức về du lịch xanh còn lại 189 người là Nữ chiếm tỷ lệ 61,4%. H3: Chi phí dịch vụ tác động tích cực tới Trong tổng số 307 người tham gia trả lời nhận thức về du lịch xanh phiếu khảo sát, có 37 người đang là sinh viên khóa 15 chiếm tỷ trọng 12%, 186 sinh viên H4: Chính sách hỗ trợ tác động tích cực khóa 16 chiếm tỷ trọng 60,4%, 47 sinh viên tới nhận thức về du lịch xanh khóa 17 chiếm tỷ trọng 15,3%, 19 sinh viên H5: Chuẩn chủ quan tác động tích cực tới khóa 18 chiếm tỷ trọng 6,2% và 18 sinh viên quyết định lựa chọn tour du lịch xanh đã ra trường chiếm tỷ trọng 5,8%. Từ kết quả H6: Nhu cầu về du lịch xanh tác động tích này có thể thấy, số lượng sinh viên tham gia cực tới quyết định lựa chọn tour du lịch xanh khảo sát nhiều nhất là khóa 16 và theo sau là H7: Chi phí dịch vụ tác động tích cực tới khóa 17. Đây là khóa sinh viên năm 3 và sinh quyết định lựa chọn tour du lịch xanh viên năm 2 đang theo học tại trường. H8: Chính sách hỗ trợ tác động tích cực Với ngành học của sinh viên, nhóm phiếu tới quyết định lựa chọn tour du lịch xanh khảo sát phần lớn thu về từ ngành Quản trị H9: Nhận thức về du lịch xanh tác động kinh doanh với 154 sinh viên, chiếm 50%; tích cực tới quyết định lựa chọn tour du theo sau là ngành Marketing 7,1% (22 sinh lịch xanh viên tham gia khảo sát); tiếp sau là Kế toán, Kinh tế đầu tư,... và một số ngành khối kỹ 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận thuật như Điện (với 7 sinh viên chiếm 2,3%), Cơ khí (với 5 sinh viên chiếm 1,6%),... 3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Đối với thu nhập cá nhân, nhóm phiếu Với số phiếu hợp lệ là 307 phiếu, nhóm khảo sát có thu nhập từ 2,5-5 triệu đồng tác giả đã tiến hành xử lý và phân tích thông chiếm tỷ trọng cao nhất là 42,9% với 132 qua EXCEL và phần mềm SPSS 26 [4]. phiếu; tiếp sau là nhóm có thu nhập dưới Phương pháp lấy mẫu: Mẫu N=5*m (m: Số 2,5 triệu đồng với `109 phiếu chiếm tỷ trọng biến quan sát). Dựa theo nghiên cứu của 35,4%; phiếu có thu nhập trên 10 triệu đồng Hair, Anderson, Tatham và Black, 1998 cho chiếm tỷ trọng ít nhất là 4,9% với 15 phiếu. tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo Nhóm thu nhập 2,5 - 5 triệu đồng chiếm tỷ đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng trọng cao nhất, cho thấy mức thu nhập này số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp phù hợp với khả năng chi trả cho du lịch xanh cho nghiên cứu có sử dụng phân tích các của nhiều sinh viên. Nhóm thu nhập dưới 2,5 nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). Do triệu đồng cũng chiếm tỷ trọng đáng kể, cho vậy, nghiên cứu có kích thước mẫu là 307 là thấy một bộ phận sinh viên có thể gặp khó phù hợp với số biến quan sát trong mô hình khăn trong việc chi trả cho du lịch. Nhóm nghiên cứu. thu nhập trên 10 triệu đồng có tỷ trọng thấp Quá trình khảo sát được thực hiện thông nhất, cho thấy đây là phân khúc sinh viên có qua phiếu khảo sát. Ban đầu, nhóm tác giả xử khả năng chi trả cao cho du lịch, tuy nhiên số 6
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 35, Số 2 (2024): 3-13 lượng không nhiều. Mức thu nhập này phù Loadings (Hệ số tải ngoài) ≥ 0,7; Cronbach’s hợp với khả năng chi trả của nhiều sinh viên, Alpha (Độ tin cậy thang đo) ≥ 0,7; Composite tuy nhiên đây chỉ là mức trung bình và còn Reliability (Độ tin cậy tổng hợp) ≥ 0,7; AVE phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. (Giá trị hội tụ) ≥ 0,5; HTMT (Giá tri phân biệt) ≤ 0,85 (Hair và cộng sự, 2016), (Ringle, 3.2. Kiểm định mô hình C. M., Wende, S., & Becker, J.-M. 2015) [5], 3.2.1. Kiểm định mô hình đo lường (F. Hair Jr, Sarstedt và cộng sự. 2014) Để kiểm định mô hình đo lường trên (i) Chất lượng biến quan sát SMARTPLS thông qua các chỉ số: Outer Bảng 1. Bảng chất lượng biến quan sát Chi phí Chuẩn Chính sách Nhận thức Nhu cầu Quyết định dịch vụ chủ quan hỗ trợ du lịch du lịch lựa chọn CCQ1 0,825 CCQ2 0,839 CCQ3 0,810 CCQ4 0,768 CPDV1 0,835 CPDV2 0,837 CPDV3 0,778 CPDV4 0,828 CSHT1 0,895 CSHT2 0,901 CSHT3 0,876 NCDL1 0,783 NCDL2 0,875 NCDL3 0,857 NCDL4 0,869 NTDL1 0,889 NTDL2 0,868 NTDL3 0,908 NTDL4 0,896 NTDL5 0,864 QDLC1 0,892 QDLC2 0,885 QDLC3 0,871 QDLC4 0,851 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SMART PLS 3) 7
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đỗ Hải Hưng và ctv. Hair và cộng sự (2016) [6] cho rằng hệ sự thay đổi của biến quan sát đó. Để dễ dàng số tải ngoài Outer loading cần lớn hơn hoặc ghi nhớ hơn, các nhà nghiên cứu làm tròn bằng 0,708 biến quan sát đó là chất lượng. thành ngưỡng 0,7 thay vì số lẻ 0,708. Bởi vì = 0,5, nghĩa là biến tiềm ẩn đã giải Theo bảng kết quả đánh giá, tất cả các thích được 50% sự biến thiên của biến quan biến quan sát đều có hệ số tải ngoài outer sát. Theo quan điểm của Hair và cộng sự, có loading > 0,7 nên thang đo trên đảm bảo mức thể thấy rằng các nhà nghiên cứu này đánh độ liên kết giữa biến quan sát với biến tiềm giá một biến quan sát con là chất lượng nếu ẩn mẹ. biến tiềm ẩn mẹ giải thích được tối thiểu 50% (ii) Độ tin cậy tổng hợp và độ tin cậy Bảng 2. Bảng độ tin cậy tổng hợp và độ tin cậy Cronbach’s Average Variance Rho_A Composite Reliability Alpha Extracted(AVE) Chi phí dịch vụ 0,838 0,845 0,891 0,672 Chuẩn chủ quan 0,827 0,835 0,885 0,658 Chính sách hỗ trợ 0,870 0,870 0,920 0,794 Nhận thức du lịch 0,931 0,932 0,948 0,783 Nhu cầu du lịch 0,868 0,869 0,910 0,717 Quyết định lựa chọn 0,898 0,899 0,929 0,765 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SMART PLS 3) Độ tin cậy tổng hợp Composite Reliability Extracted). Hock & Ringle (2010) [9] cho (CR) được nhiều nhà nghiên cứu ưu tiên lựa rằng một thang đo đạt giá trị hội tụ nếu AVE chọn hơn Cronbach’s Alpha bởi Cronbach’s đạt từ 0,5 trở lên. Mức 0,5 (50%) này mang Alpha đánh giá thấp độ tin cậy hơn so với ý nghĩa biến tiềm ẩn mẹ trung bình sẽ giải CR. Chin (1998) cho rằng trong nghiên cứu thích được tối thiểu 50% biến thiên của từng khám phá, CR phải từ 0,6 trở lên. Với các biến quan sát con. nghiên cứu khẳng định, ngưỡng 0,7 là mức phù hợp của chỉ số CR (Henseler & Sarstedt, Theo kết quả phân tích, các thang đo đều 2013) [7]. Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đạt giá trị hội tụ bởi giá trị AVE của các biến đồng ý mức 0,7 là ngưỡng đánh giá phù hợp quan sát đều > 0,5. cho đại đa số trường hợp như Hair và cộng 3.2.2. Kiểm định mô hình cấu trúc sự (2010), Bagozzi & Yi (1988) [8]. (i) Kết quả về sự phù hợp của mô hình Theo bảng kết quả đánh giá, tất cả các biến quan sát có độ tin cậy > 0,7 nên thang Hệ số SRMR bằng 0,054 cho thấy mô đo trên đảm bảo độ tin cậy của mô hình. hình dự đoán càng tốt trùng khớp với dữ liệu. (iii) Giá trị hội tụ (AVE) Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc cho Để đánh giá tính hội tụ trên SMARTPLS thấy rằng, hệ số VIF hầu hết nhỏ hơn 3, cần phải dựa vào chỉ số phương sai trung không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hair bình được trích AVE (Average Variance và cộng sự, 2019). [10] 8
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 35, Số 2 (2024): 3-13 Bảng 3. Bảng chỉ số R bình phương R Square R Square Adjusted Nhận thức du lịch 0,705 0,702 Quyết định lựa chọn 0,725 0,722 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SMART PLS 3) R bình phương hiệu chỉnh của NTDL bằng 0,702, như vậy các biến độc lập tác động vào nó gồm CCQ, NCDL, CPDV, CSHT đã giải thích được 70,2% sự biến thiên (phương sai) của biến NTDL. R bình phương hiệu chỉnh của QDLC bằng 0,722, như vậy biến độc lập NTDL tác động vào nó đã giải thích được 72,2% sự biến thiên (phương sai) của biến QDLC. Hình 2. Kiểm định mô hình cấu trúc (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SMART PLS 3) 9
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đỗ Hải Hưng và ctv. Bảng 4. Bảng đánh giá các mối quan hệ tác động Standard Original Sample T Statistics (|O/ Deviation P Values Sample (O) Mean (M) STDEV|) (STDEV) Chi phí dịch vụ 0,026 0,026 0,047 0,560 0,575 → Nhận thức du lịch Chi phí dịch vụ 0,091 0,091 0,055 1,642 0,101 → Quyết định lựa chọn Chuẩn chủ quan 0,087 0,087 0,057 1,525 0,127 → Nhận thức du lịch Chuẩn chủ quan 0,196 0,193 0,067 2,948 0,003 → Quyết định lựa chọn Chính sách hỗ trợ 0,328 0,329 0,065 5,016 0,000 → Nhận thức du lịch Chính sách hỗ trợ-> Quyết 0,113 0,114 0,080 1,417 0,157 định lựa chọn Nhận thức du lịch 0,283 0,284 0,084 3,367 0,001 → Quyết định lựa chọn Nhu cầu du lịch 0,477 0,477 0,061 7,805 0,000 → Nhận thức du lịch Nhu cầu du lịch 0,274 0,274 0,067 4,112 0,000 → Quyết định lựa chọn (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SMART PLS 3) Để đánh giá được độ tin cậy và khẳng
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 35, Số 2 (2024): 3-13 Bảng 5. Bảng kết quả nghiên cứu đã đưa ra nhận thấy rằng STT Tên Giả thuyết Kết quả 1 Chi phí dịch vụ -> Nhận thức du lịch Không chấp nhận 2 Chi phí dịch vụ -> Quyết định lựa chọn Không chấp nhận 3 Chuẩn chủ quan -> Nhận thức du lịch Không chấp nhận 4 Chuẩn chủ quan -> Quyết định lựa chọn Chấp nhận 5 Chính sách hỗ trợ -> Nhận thức du lịch Chấp nhận 6 Chính sách hỗ trợ -> Quyết định lựa chọn Không chấp nhận 7 Nhận thức du lịch -> Quyết định lựa chọn Chấp nhận 8 Nhu cầu du lịch -> Nhận thức du lịch Chấp nhận 9 Nhu cầu du lịch -> Quyết định lựa chọn Chấp nhận 4. Kết luận và giải thích khái niệm “du lịch xanh” kết Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp 2 phương hợp với các nhân tố ảnh hưởng tới lọai hình pháp nghiên cứu định tính và định lượng, này phần nào đã giúp sinh viên nhận thức trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng được tầm quan trọng của việc tham gia du được sử dụng chủ yếu. Nhóm tác giả đã đề lịch xanh và có ý thức hơn trong vấn đề bảo xuất mô hình mới với 5 nhân tố: chuẩn chủ vệ môi trường. quan, nhu cầu du lịch, chính sách hỗ trợ, chi Nhà trường nên có các giải pháp nhằm phí dịch vụ, nhận thức du lịch. nâng cao nhận thức của sinh viên về du lịch Kết quả khảo sát cho thấy quyết định lựa xanh, bằng việc tổ chức các buổi hội thảo, chọn tour du lịch xanh của sinh viên phụ chuyên đề về du lịch xanh cho sinh viên; thuộc vào nhiều yếu tố: đánh giá của người lồng ghép nội dung du lịch xanh vào chương tham gia trước; nhu cầu của sinh viên; các trình giảng dạy của các môn học liên quan. chính sách hỗ trợ của Nhà nước, địa phương; Ngoài việc nâng cao nhận thức, Nhà trường chi phí dịch vụ và nhận thức về du lịch xanh cần có các hành động tác động trực tiếp tới của sinh viên, từ kết quả đánh giá mối quan hành vi của sinh viên, cụ thể như tổ chức các hệ tác động cho thấy NCDL tác động mạnh hoạt động trải nghiệm thực tế: tham quan các nhất tới NTDL và QĐLC (0,477, 0,274) cho mô hình du lịch xanh, du lịch bền vững ở địa thấy nhu cầu du lịch xanh đóng vai trò quan phương; tổ chức các hoạt động dã ngoại, leo trọng đặc biệt đối với du khách. Nghiên cứu núi, cắm trại gắn liền với bảo vệ môi trường; có mô hình lý thuyết khá phù hợp với các thực hiện các dự án cộng đồng về bảo vệ nghiên cứu trước, vì vậy có thể làm cơ sở môi trường, phát triển du lịch xanh tại địa để nghiên cứu tiếp theo cũng như vận dụng phương. Sinh viên cần phải tự nâng cao nhận cho những điểm đến khác trong phạm vi cả thức về du lịch xanh, như việc tự tìm hiểu về nước. Hơn thế nữa, khoảng trống nghiên cứu du lịch xanh và tác động tích cực của nó đối mà nhóm tác giả đưa ra là tác động của KOL, với môi trường và cộng đồng hay tham gia KOC và chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn và thức về du lịch xanh. nhận thức của sinh viên rất phù hợp với đề Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên tài nghiên cứu và có tính ứng dụng; đưa ra cứu vẫn còn một số hạn chế, cụ thể: 11
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đỗ Hải Hưng và ctv. Thứ nhất, cơ cấu chọn mẫu của nhóm cứu cũng sẽ cố gắng đa dạng hoá đối tượng còn chưa đa dạng, chủ yếu là sinh viên trong người tiêu dùng trong quá trình thu thập câu khi tour du lịch xanh thì phần lớn được lựa trả lời cho phiếu khảo sát. chọn là những người đã ra trường đi làm và có gia đình. Tài liệu tham khảo Thứ hai, nhóm đã tìm hiểu về một số [1] Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch (2011). Chiến nhân tố tác động đến hành vi lựa chọn tour lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, du lịch xanh của sinh viên trường Đại học tầm nhìn 2030. Công nghiệp Hà Nội, tuy nhiên sau khi tham [2] Nguyễn Đình Thanh & Nguyễn Thị Thuỳ Vinh khảo các tài liệu liên quan cũng như đào sâu (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa nghiên cứu, nhóm nhận thấy rằng các nhân chọn du lịch xanh ở Việt Nam. Tạp chí Quản lý tố của hành vi lựa chọn xanh không chỉ nằm kinh tế quốc tế, 142 (tháng 12), 102-121. trong những nhân tố mà nhóm đề cập mà còn [3] Chen J. C. H., Chiang A. H., Yuan Y. & Hoang Y. Y. (2018). Exploring Antecedents of Green có thể tồn tại rất nhiều các yếu tố khác nữa Tourism Behaviors: A Case Study in Suburban như: tính sẵn có của sản phẩm du lịch xanh, Areas of Taipei, Taiwan. Sustainability, 10(6), môi trường học tập, thái độ. 1928. Thứ ba, nghiên cứu chỉ được thực hiện [4] Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc với các điểm đến du lịch xanh ở Hà Nội, (2018). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS hạn chế tính đại diện cho sinh viên đi du lịch (Tập 2). Nhà xuất bản Hồng Đức. Thành phố Hồ Chí Minh. xanh trên toàn quốc. Sinh viên ở các khu vực khác có thể có sở thích và nhu cầu du lịch [5] Ringle C. M., Wende S. & Becker J. M. (2015). SmartPLS 3. SmartPLS GmbH, Boenningstedt. khác biệt so với sinh viên Hà Nội. Các điểm [6] Hair J. F., Hult G. M. H., Ringle C. M. & đến du lịch xanh ở Hà Nội có thể có đặc điểm Sarstedt M. (2016). A Primer on Partial Least riêng biệt, không đại diện cho các điểm đến Squares Structural Equation Modeling (PLS- du lịch xanh ở các địa phương khác. SEM). Second Edition, Sage Publications, Trong các nghiên cứu tiếp theo, nhóm New York. nghiên cứu sẽ dự kiến thu thập thêm ý kiến [7] Henseler J. & Sarstedt M. (2013). Goodness- đánh giá của các chuyên gia, doanh nghiệp of-Fit Indices for Partial Least Squares Path Modeling. Computational Statistics, 28, 565- trong lĩnh vực du lịch xanh nhằm giúp các 580. đối tượng trên thấu hiểu rõ nhu cầu, mong [8] Hair J. F., Black W. C. & Babin B. J. (2010). muốn của người tiêu dùng trong việc lựa Multivariate Data Analysis (7th Edition), chọn tour du lịch. Bởi lẽ, đánh giá từ người Upper saddle River, New Jersey. tiêu dùng sẽ là chưa đủ. Dữ liệu được định [9] Hock C., Ringle C. M. & Sarstedt M. (2010). hướng sẽ thu thập bằng phương pháp phỏng Management of Multi-Purpose Stadiums: vấn sâu, phỏng vấn nhóm tập trung. Phạm vi Importance and Performance Measurement nghiên cứu hạn chế ở các điểm đến du lịch of Service Interfaces. International Journal of xanh tại Hà Nội có thể ảnh hưởng đến tính Services Technology and Management, 14(2), 188-207. đại diện của kết quả và quyết định lựa chọn du lịch của sinh viên nên sẽ mở rộng phạm [10] Hair J. F., Barry J., Black W. C. & Anderson R. (2019). Multivariate Data Analysis (8th ed.). vi nghiên cứu để có được kết quả toàn diện Cengage, England. và chính xác hơn. Bên cạnh đó, nhóm nghiên 12
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 35, Số 2 (2024): 3-13 FACTORS AFFECTING THE BEHAVIOR OF CHOOSING GREEN TOURS IN HANOI OF STUDENTS OF HANOI UNIVERSITY OF INDUSTRY Do Hai Hung1, Nguyen Thi Thanh Hong1, Han Duc Duy1 1 Faculty of Business Management, Hanoi University of Industry Abstract V ietnam’s tourism development strategy for 2020 and Vision 2030 affirms the importance of “developing green tourism products while respecting natural elements and local culture.” Our team’s research emphasizes the analysis of factors affecting students’ green tour selection behavior. The study collected more than 300 survey samples from students at Hanoi University of Industry who have been experiencing green tourism destinations, parks, and green resorts in Hanoi by random sampling. The results of using quantitative methods to evaluate the measurement model on SMARTPLS 3 show that green tourism awareness has the strongest impact on students’ decisions to choose green tours. At the same time, there are other factors that affect the behavior of students at Hanoi University of Industry in choosing green tours in Hanoi, such as subjective standards, needs, service costs, and support policies. The research is the basis for proposing strategic solution groups to develop a green tourism economy in the direction of improving efficiency, friendliness, and sustainability through creating appropriate solutions and educational programs suitable for enhancing environmental awareness among the younger generation. Keywords: Green tourism, tours, choice decisions, students, Hanoi University of Industry. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến Phú Quốc của khách du lịch nội địa
10 p | 202 | 19
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang của khách du lịch
10 p | 348 | 17
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi
13 p | 141 | 14
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến Mỹ Hòa Hưng của khách du lịch
13 p | 110 | 13
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn điểm đến thành phố Đà Lạt của khách du lịch nội địa
18 p | 43 | 9
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch phượt: Trường hợp khách du lịch nội địa đến Bình Định
10 p | 20 | 8
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đổi mới của hướng dẫn viên du lịch lữ hành
13 p | 105 | 7
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển Phú Quốc, Kiên Giang
6 p | 88 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh hội nhập
9 p | 70 | 7
-
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Sóc Trăng
13 p | 188 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp lưu trú thương hiệu Việt (4-5 sao) tại Khánh Hòa
8 p | 9 | 5
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Thừa Thiên Huế
13 p | 10 | 5
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên du lịch và đề xuất giải pháp
10 p | 7 | 3
-
Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
6 p | 22 | 3
-
Hiệu quả tác động của các chính sách, giải pháp tới các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thể lực của người dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La
9 p | 54 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận trải nghiệm lưu trú tại khách sạn ứng dụng công nghệ thông minh của du khách tại Cần Thơ
17 p | 8 | 2
-
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tham gia học các nội dung tự chọn môn học giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Thăng Long
5 p | 98 | 1
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sự hài lòng của nhân viên bộ phận tiệc: Nghiên cứu tại một số khách sạn 5 sao ở thành phố Hồ Chí Minh
16 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn