CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI<br />
LỰA CHỌN ỨNG DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SẢN XUẤT<br />
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CỦA NÔNG HỘ<br />
(TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG)<br />
PGS.TS. Đinh Phi Hổ <br />
<br />
PGS.TS. Võ Khắc Thường <br />
<br />
NCS. Lưu Tiến Dũng <br />
TÓM TẮT<br />
Ứng dụng sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ sẽ đảm bảo nâng<br />
cao thu nhập, cung ứng hàng nông sản chất lượng cho xã hội, gìn giữ môi<br />
trường sinh thái. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến hành vi lựa<br />
chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ sản<br />
xuất lúa dựa trên mô hình Binary Logistic và dữ liệu khảo sát 420 nông hộ ở<br />
đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu xác định (i) vốn con người; (ii)<br />
diện tích đất sản xuất; (iii) vốn xã hội; (iv) hoạt động khuyến nông và (v) khả<br />
năng tiếp cận thị trường là các yếu tố chi phối hành vi của nông hộ. Nghiên cứu<br />
cũng đưa ra các kịch bản và dự báo hành vi lựa chọn của nông hộ, tạo nền tảng<br />
khoa học cho việc hoạch định chính sách thúc đẩy ứng dụng sản xuất bền vững.<br />
Từ khóa: 1 Phải, 5 Giảm; IPM; hồi quy Binary Logistic; nông hộ sản<br />
xuất lúa; nông nghiệp bền vững.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
T<br />
ừ năm 2005, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu<br />
thế giới (sau Thái Lan), cho thấy khả năng phát triển bền vững<br />
đối với sản xuất lúa của Việt Nam. Đóng góp vào thành tựu này,<br />
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giữ vai trò quyết định với 90% sản lượng<br />
và 50% giá trị xuất khẩu cả nước (Tổng cục Thống kê, 2017). Trong thời đại<br />
công nghiệp 4.0, hòa nhập thị trường thế giới, biến đổi khí hậu toàn cầu, sản<br />
xuất lúa ở Việt nam phải thích ứng, nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn vệ sinh<br />
<br />
<br />
Giảng viên cao cấp, ĐH Kinh tế TP.HCM; P. Hiêu trưởng ĐH Phan Thiết.<br />
<br />
Giảng viên cao cấp, ĐH Phan Thiết; Hiêu trưởng ĐH Phan Thiết.<br />
<br />
Giảng viên, ĐH Lạc Hồng, Đồng Nai.<br />
<br />
<br />
<br />
68<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
thực phẩm và không gây tổn thương môi trường. Các biện pháp sản xuất nông<br />
nghiệp bền vững chính là nông dân sản xuất lúa ứng dụng công nghệ mới nhằm<br />
nâng cao hiệu quả kinh tế nhưng đảm bảo được gìn giữ môi trường tự nhiên và<br />
cả môi trường sống.<br />
Tuy nhiên, thời gian qua, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện một<br />
cách có hệ thống để giải thích các câu hỏi đặt ra: Yếu tố nào ảnh hưởng đến<br />
quyết định áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất lúa? Để nông dân áp<br />
dụng các công nghệ mới trong điều kiện hội nhập quốc tế, cần phải giải quyết<br />
những thách thức nào? Những vấn đề đặt ra cũng là những thách thức đối với<br />
các nhà nghiên cứu và những nhà chính sách ở Việt Nam. Bài viết này, tập<br />
trung vào 3 nội dung chính: (1) Xác định các yếu tố tác động đến hành vi lựa<br />
chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững; (2) Dự báo hành<br />
vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp này của nông hộ và (3) Gợi ý chính sách<br />
nhằm tạo điều kiện cho nông dân ứng dụng công nghê mới trong nông nghiệp.<br />
<br />
<br />
1. Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm<br />
Theo FAO (1989) các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững<br />
(BPSXNNBV) phải đáp ứng hai tiêu chí hiệu quả kinh tế và sinh thái; chứa<br />
đựng các thành phần (i) sử dụng hiệu quả nguồn lực và bảo vệ môi trường, (ii)<br />
sử dụng công nghệ hiện đại, (iii) mang lại hiệu quả kinh tế cao và (iv) được xã<br />
hội chấp nhận hay phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Từ đó, việc<br />
ứng dụng các biện pháp sản xuất bền vững sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền<br />
vững trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất cũng như gìn giữ<br />
sinh thái và môi trường.<br />
Theo D’Souza và cộng sự, (1993); Lee (2005); Kassie và cộng sự (2009);<br />
Teklewold và cộng sự (2013); Wollni và Andersson (2014), các biện pháp sản<br />
xuất bền vững được sử dụng phổ biến trong thực tiễn chính là sản xuất đáp ứng<br />
tiêu chí sinh thái gồm bảo tồn nguồn tài nguyên đất- nước, giảm thiểu hoặc sử<br />
dụng hợp lý phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng, kháng<br />
sinh, sử dụng phân bón hữu cơ, quản lý dịch hại cây trồng. Đồng thời với tiêu<br />
chí sinh thái, cần đảm bảo tiêu chí kinh tế bao gồm giá thành thấp, chất lượng<br />
sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận cao (Đinh Phi Hổ và Đoàn Ngọc Phả, 2011).<br />
Ở Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều chương trình, giải pháp công nghệ<br />
đặt trọng tâm vào phát triển bền vững trên cơ sở đảm bảo tăng năng suất, hiệu<br />
<br />
<br />
69<br />
quả kinh tế và gìn giữ sinh thái, khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên.<br />
Các mô hình tiêu biểu như “quản lý dịch hại tổng hợp; “3 phải 3 giảm”; “1 Phải<br />
5 Giảm”.<br />
Theo Sandler và Hilary (2010), quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated<br />
Pest Management, IPM) là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh<br />
cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử<br />
dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật<br />
độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Năm nguyên<br />
tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp bao gồm: (i) Trồng và chăm cây<br />
khoẻ; (ii) Thăm đồng thường xuyên; (iii) Nông dân trở thành chuyên gia đồng<br />
ruộng; (iii) Phòng trừ dịch hại; (iv) Bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà<br />
nông tiêu diệt dịch hại.<br />
Theo Heong và cộng sự (1994); Huan NH và cộng sự (1999), kỹ thuật<br />
“Ba giảm ba tăng” (3G3T) là: giảm lượng giống, giảm phân vô cơ, giảm thuốc<br />
trừ sâu bệnh; Ba tăng là: tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng lợi nhuận. Công<br />
nghệ “Một phải năm giảm” (1P5G) là sự mở rộng của “Ba giảm ba tăng”, thêm<br />
việc phải dùng giống xác nhận, giảm sử dụng nước tưới bằng cách áp dụng kỹ<br />
thuật tưới ướt khô xen kẽ (AWD-alternative wet and dry) và giảm thất thoát sau<br />
thu hoạch, chủ yếu là dùng máy gặt đập liên hợp và phơi, sấy đúng kỹ thuật.<br />
Các công nghệ mới này giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế, gìn giữ sinh<br />
thái, khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên và sản phẩm đảm bảo an toàn<br />
vệ sinh thực phẩm.<br />
Theo lý thuyết Hành động hợp lý (Fishbein và Ajzen, 1975; Ajzen,<br />
1991), dựa trên giả định rằng con người đưa ra những quyết định hợp lí dựa<br />
trên những thông tin mà họ biết. Taylor và Todd (1995) đưa ra lý thuyết Diễn<br />
dịch hành vi hoạch định nhấn mạnh vào thái độ, chuẩn chủ quan và sự kiểm<br />
soát. Trong đó, thái độ được thể hiện thành 3 yếu tố: sự dễ sử dụng cảm nhận,<br />
ích lợi cảm nhận và sự tương thích; chuẩn chủ quan bao gồm 2 yếu tố niềm tin<br />
gồm ảnh hưởng của gia đình và ảnh hưởng của truyền thông đại chúng; sự kiểm<br />
soát được phân tách gồm 3 yếu tố: sự tự chủ, sự ủng hộ của chính phủ và hỗ trợ<br />
về mặt công nghệ. Rogers (1995) đưa ra lý thuyết Phổ biến Công nghệ, xem xét<br />
sự ảnh hưởng của các yếu tố tính tương thích và lợi thế đối với việc chấp nhận<br />
ứng dụng một công nghệ mới. Davis (1985) phát triển lý thuyết Chấp nhận<br />
công nghệ thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa tính hữu dụng và thái độ của<br />
người sử dụng khi tiếp cận công nghệ mới. Venkatesh và cộng sự (2003) phát<br />
<br />
<br />
70<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
triển lý thuyết Hợp nhất về Công nghệ tập trung nghiên cứu bốn nhân tố chính<br />
ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng công nghệ của con người gồm: kỳ<br />
vọng về hữu dụng, kỳ vọng về sự cố gắng, ảnh hưởng xã hội; các điều kiện sẵn<br />
có về nguồn lực; ảnh hưởng của các biến kiểm soát nhân khẩu học.<br />
Kết quả nghiên cứu của Rahm và Huffman (1984), Feder và Zilberman<br />
(1985), D’Souza và cộng sự (1993), Chirwa (2005), Liu và cộng sự (2011),<br />
Kassie và cộng sự (2013), Teklewold và cộng sự (2013) cho thấy quy mô diện<br />
tích đất nông nghiệp và vốn con người tác động cùng chiều đến hành vi lựa<br />
chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững. Vốn con người<br />
được thể hiện qua trình độ học vấn, trình độ kiến thức nông nghiệp, tuổi chủ<br />
hộ, trong đó, tuổi chủ hộ tác động nghịch chiều đến hành vi lựa chọn ứng dụng<br />
của nông hộ.<br />
Theo kết quả nghiên cứu của El-Osta và Morehart (1999); Haggblade và<br />
Tembo (2003); Kabwe và Donovan (2005); Chirwa (2005); Teklewold và cộng<br />
sự (2013), sự sẵn có về nguồn lực vật chất, khả năng tiếp cận tài chính có tác<br />
động đến hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền<br />
vững của nông hộ.<br />
Nghiên cứu của Isham (2002), Haggblade và Tembo (2003), Bandiera và<br />
Rasul (2006), Marenya và Barrett (2007), Kassie và cộng sự (2009), Wollni và<br />
cộng sự (2010), Nyangena (2011) cho thấy vốn xã hội tác động đến hành vi lựa<br />
chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ theo<br />
nhiều hướng như gia tăng mức độ trao đổi thông tin, tiếp cận thị trường, trao<br />
đổi nguồn lao động, tiếp cận nguồn vốn cũng như chống chọi với các rủi ro.<br />
Những nông hộ với vốn xã hội dồi dào hơn sẽ có xác suất lựa chọn ứng dụng<br />
các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững cao hơn so với phần còn lại.<br />
Các nghiên cứu của Jedlicka A.D. (1997), Rogers (2003), Jansen và cộng<br />
sự (2006), Liu và cộng sự (2011), Teklewold và cộng sự (2013) cho thấy thông<br />
tin chính thống từ hoạt động khuyến nông sẽ làm giảm thiểu rủi ro, sự không<br />
chắc chắn và qua đó đóng vai trò quan trọng đối với gia tăng tỷ lệ hộ nông dân<br />
ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật nói chung và các biện pháp sản xuất<br />
nông nghiệp bền vững nói riêng.<br />
Feder và O’Mara (1981), Feder và cộng sự (1985) cho thấy hành vi lựa<br />
chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững của nông hộ bị tác<br />
động bởi mức độ cảm nhận hữu dụng và sẵn sàng chấp nhận rủi ro của nông hộ<br />
<br />
<br />
71<br />
đối với việc ứng dụng biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững. Những hộ tin<br />
tưởng vào lợi ích mà các biện pháp, kĩ thuật sản xuất nông nghiệp bền vững<br />
mang lại càng cao sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn.<br />
Các nghiên cứu trước đây cho thấy tình trạng quyền sử dụng đất nông<br />
nghiệp theo luật định của nông hộ có ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ứng dụng<br />
tiến bộ kĩ thuật cũng như các biện pháp sản xuất nông nghiệp bền vững như<br />
Polson và Spencer (1991), Nkonya và cộng sự (1997), Carolan (2005), Chirwa<br />
(2005), Isgin và cộng sự (2008), Teklewold và cộng sự (2013).<br />
Neill và Lee (2001), Dimara và Skuras (2002), Pretty (1999), Kassie và<br />
cộng sự (2013) cho thấy khả năng tiếp cận thị trường sẽ tác động trực tiếp đến<br />
chi phí giao dịch và sẽ trở thành rào cản đối với những nông hộ nhỏ, và là yếu<br />
tố đứng sau thất bại thị trường ở các quốc gia đang phát triển, là yếu tố chi phối<br />
quan trọng đến hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp<br />
bền vững.<br />
Dựa vào lý thuyết và kết quả các nghiên cứu trước đó, mô hình nghiên<br />
cứu như sau:<br />
<br />
Vốn xã hội<br />
<br />
Khuyến nông<br />
Vốn con người<br />
<br />
<br />
<br />
Qui mô diện tích<br />
Cảm nhận hữu dụng<br />
đất nông nghiệp Áp dụng<br />
biện pháp sản<br />
xuất bền vững<br />
Vốn vật chất Tình trạng chủ sử<br />
dụng đất<br />
<br />
Khả năng tiếp cận<br />
thị trường.<br />
<br />
<br />
Hình 1: Các yếu tố tác động đến áp dụng biện pháp sản xuất bền vững.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
72<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.Mô hình định lượng<br />
- Đo lường các biến<br />
Bảng 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng biện pháp nông nghiệp bền<br />
vững<br />
Kỳ<br />
Biến Mô tả, đo lường biến Đơn vị tính vọng<br />
I. Biến phụ thuộc<br />
Áp dụng biện pháp SXNN bền Hộ áp dụng =1;<br />
Y vững không áp dụng = 0<br />
II. Biến độc lập<br />
Vốn con Tuổi của chủ hộ Năm -<br />
1<br />
người<br />
Học vấn (năm)<br />
Lớp 1 -12 tính theo năm học; số<br />
2 năm học trung cấp (14 năm),<br />
cao đẳng (15 năm), đại học (16<br />
năm). Năm +<br />
Kiến thức nông nghiệp<br />
(Trình độ kiến thức nông nghiệp<br />
chủ hộ là biến liên tục, đo lường<br />
thông qua số nguồn kiến thức<br />
nông nghiệp mà nông dân<br />
3 thường xuyên tiếp cận như từ<br />
cán bộ khuyến nông, sách báo<br />
nông nghiệp, tivi - đài phát<br />
thanh, hội thảo, lớp bổ sung Nguồn kiến thức<br />
kiến thức, internet, điện thoại nông hộ tham khảo +<br />
thông minh).<br />
Điểm số từ 1 đến 5. Tiếp cận<br />
một nguồn =1; hai nguồn =2,..;5<br />
nguồn: 5<br />
Quy mô<br />
diện tích 4<br />
đất Diện tích đất sản xuất Ha +<br />
Vốn vật<br />
5<br />
chất Thu nhập ngoài nông nghiệp Có = 1; không = 0 +<br />
Có vay từ định chế tài<br />
6 Tiếp cận tín dụng nông nghiệp chính chính thức=1;<br />
không = 0 +<br />
Vốn xã hội 7 Tham gia tổ chức, đoàn thể địa Có =1; không = 0 +<br />
phương<br />
8 Số doanh nghiệp giao dịch Số doanh nghiệp +<br />
Khuyến<br />
9<br />
nông Tiếp xúc cán bộ khuyến nông Lần +<br />
<br />
<br />
73<br />
Cảm nhận<br />
10<br />
hữu dụng Cảm nhận hữu dụng ứng dụng Có =1; không = 0 +<br />
Quyền sử Tình trạng quyền sử dụng đất Chủ sử dụng đất = 1;<br />
11<br />
dụng đất sản xuất thuê đất = 0 +<br />
Khoảng cách trung<br />
12 bình từ nông hộ đến -<br />
Thị trường Khả năng tiếp cận thị trường chợ trung tâm (km).<br />
- Mô hình kinh tế lượng:<br />
Dạng khái quát của mô hình hồi quy tuyến tính:<br />
<br />
Y B 0 i 1 BiXi u<br />
n<br />
<br />
<br />
Xi: Các biến độc lập; i = 1 đến 12.<br />
Y: Biến phụ thuộc; u: Phần dư.<br />
Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc là biến giả (Y =1; Y=0).<br />
Do đó, mô hình thích hợp là hồi quy Binary Logistic.<br />
<br />
Y 1 <br />
Ln B 0 B1 X 1 B 2 X 2 B 3 X 3 .. B12 X 12 (<br />
(Y 0) <br />
1)<br />
Trong đó:<br />
P(Y=1) = P 0 : Xác suất hộ áp dụng biện pháp nông nghiệp bền vững.<br />
P(Y = 0) = 1- P0 : Xác suất hộ không áp dụng.<br />
Xi: Các biến độc lập (i: từ 1 đến 12); Ln: Log của cơ số e (e = 2,714).<br />
Hệ số Odds (O0 ):<br />
<br />
P0 P ( Hoapdung )<br />
O0 <br />
1 P0 P ( Hokhongapdung )<br />
<br />
Thế O0 vào phương trình (1):<br />
LnO 0 = B0 + B1 X1 + B2 X2 + B3 X3 +…+ B 12 X12 (2)<br />
Log của hệ số Odds là một hàm tuyến tính với các biến độc lập Xi (Cox,<br />
1970).<br />
Phương trình (2) có dạng hàm Logit, ước lượng các hệ số hồi quy bằng<br />
phương pháp Maximum Likelihood.<br />
Theo Agresti (2007), dạng dự báo của mô hình:<br />
<br />
E (Y/Xi): Xác suất để Y = 1 xuất hiện<br />
khi biến độc lập X có giá trị cụ thể Xi.<br />
74<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
LnOdds<br />
E (Y / Xi ) <br />
e<br />
1e LnOdds<br />
<br />
LnOdds = B 0 + B1 X1 + B2 X2 + B3 X3 +…+ B 12 X12 (2)<br />
<br />
E (Y/Xi) =<br />
<br />
<br />
<br />
- THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU<br />
Theo Yamane (1967), cỡ mẫu tối thiểu cần có:<br />
<br />
p(1 p) (1.96) 20.5(1 0.5)<br />
n 2<br />
2<br />
384.16<br />
e 0.052<br />
<br />
Trong đó:<br />
Z: Chọn độ tin cậy là 95%, giá trị tra bảng phân phối Z = 1.96<br />
P: Tỷ lệ ước lượng n thành công với P = 0.5<br />
e: Sai số mẫu (sampling error) cho phép với +-0.05 (5%).<br />
Cỡ mẫu tối thiểu là 385 quan sát. Căn cứ vào khả năng nguồn lực cộng<br />
tác viên khảo sát và tài chính cho phép, nhóm nghiên cứu chọn n = 420 quan<br />
sát, phương pháp thu thập mẫu theo thuận tiện, địa bàn khảo sát trên 6 tỉnh đại<br />
diện cho các tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL bao gồm: Long An, An Giang, Tiền<br />
Giang, Đồng Tháp, kiên Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng. Mỗi tỉnh chọn một<br />
huyện đại diện cho sinh thái lúa bao gồm các huyện Tịnh Biên, Châu Thành,<br />
Cai Lậy, Tam Nông, Gò Quao, Cờ Đỏ và Thạnh Trị. Mỗi huyện chọn 1 xã để<br />
khảo sát, thu thập dữ liệu.<br />
Bảng 2: Phân bổ mẫu nghiên cứu theo khu vực địa lý<br />
STT Địa phương Số quan<br />
sát<br />
1 Xã Tân Lập (huyện Tịnh Biên - An Giang) 60<br />
2 Xã Hòa Phú (huyện Châu Thành - Long An) 60<br />
3 Xã Phú Nhuận, (huyện Cai Lậy - Tiền Giang) 60<br />
4 Xã Phú Cường (huyện Tam Nông - Đồng 60<br />
Tháp)<br />
<br />
<br />
75<br />
5 Xã Định Hòa (huyện Gò Quao, Kiên Giang) 60<br />
6 Xã Thới Xuân (huyện Cờ Đỏ - Cần Thơ) 60<br />
7 Xã Vĩnh Lợi (huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng) 60<br />
Tổng 420<br />
Công cụ thu thập dữ liệu được sử dụng là bảng hỏi cấu trúc phỏng vấn<br />
trực tiếp nông hộ. Nội dung bảng hỏi bao gồm thông tin của nông hộ liên quan<br />
đến các yếu tố về vốn con người, diện tích đất sản xuất, vốn vật chất, vốn xã<br />
hội, tình trạng quyền sử dụng đất sản xuất theo luật định, cảm nhận hữu dụng<br />
và khả năng tiếp cận thị trường.<br />
1. Kết quả và thảo luận<br />
- Kết quả khảo sát<br />
Trong mẫu khảo sát, tỷ lệ chủ hộ là nam chiếm 94%.<br />
<br />
6%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Giới tính của chủ hộ (%)<br />
<br />
<br />
Bảng 3: Kiểm định t đối với mẫu độc lập<br />
Ứng dụng biện pháp Levene's<br />
SXNNBV Test t-test<br />
Mean<br />
Mean Difference Sig. Sig. (2-tailed)<br />
Có 40.2 -0.6 0.955 0.621<br />
(Age) Tuổi chủ hộ Không 40.8<br />
(Edu) Trình độ học Có 9.8 2.8 0.001 0.000<br />
vấn Không 6.9<br />
(Kno) Kiến thức Có 2.9 0.7 0.000 0.000<br />
nông nghiệp Không 2.2<br />
(Farsize) Diện tích Có 5.0 2.0 0.000 0.000<br />
đất sản xuất Không 3.0<br />
(Nfirm) Số doanh Có 3.5 0.6 0.000 0.000<br />
<br />
<br />
76<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
nghiệp, thương lái<br />
giao dịch Không 2.9<br />
(Mar) Khả năng tiếp Có 3.9 -1.2 0.013 0.000<br />
cận thị trường Không 5.1<br />
(Ext) Tiếp xúc cán Có 2.9 0.6 0.000 0.000<br />
bộ khuyến nông Không 2.2<br />
Qua kiểm định Levene và kiểm định t với mức tin cậy trên 99%, Bảng 3<br />
cho biết, những nông hộ có điều kiện nguồn lực tốt hơn gồm kiến thức nông<br />
nghiệp, diện tích đất, số doanh nghiệp, thương lái giao dịch, tiếp cận thị trường,<br />
tiếp xúc cán bộ khuyến nông sẽ lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất bền<br />
vững nhiều hơn những nông hộ không ứng dụng các biện pháp này. Riêng trình<br />
độ học vấn, khác biệt không có ý nghĩa.<br />
Bảng 4: Kiểm định Chi bình phương<br />
<br />
(Y) Ứng dụng sản xuất nông nghiệp bền vững<br />
Asymp.<br />
(Tỷ lệ %) Không Có Sig. (2-<br />
sided)<br />
Không 32.5 11.2 0.000<br />
(Finc) Tiếp cận tín dụng<br />
Có 67.5 88.8 0.000<br />
(NonInc) Thu nhập khác Không 66.2 28.5 0.000<br />
nông nghiệp<br />
Có 33.8 71.5 0.000<br />
<br />
(Par) Tham gia các tổ chức, Không 44.4 15.4 0.000<br />
đoàn thể Có 55.6 84.6 0.000<br />
Không 40.6 18.1 0.000<br />
(Utility) Cảm nhận hữu dụng<br />
Có 59.4 81.9 0.000<br />
(Own) Tình trạng quyền sử không 33.8 12.7 0.000<br />
dụng đất sản xuất Có 66.2 87.3 0.000<br />
<br />
Qua kiểm định chi bình phương với mức tin cậy trên 99%, Bảng 4 cho<br />
biết, những nông hộ có điều kiện nguồn lực tốt hơn gồm tiếp cận tín dụng, thu<br />
nhập ngoài nông nghiệp, tham gia các tổ chức- đoàn thể, cảm nhận hữu dụng và<br />
tình trạng quyền sử dụng đất sản xuất theo luật định sẽ lựa chọn ứng dụng các<br />
biện pháp sản xuất bền vững nhiều hơn những nông hộ không ứng dụng các<br />
biện pháp này.<br />
- Kết quả phân tích mô hình hồi quy Binary logistic<br />
<br />
<br />
77<br />
Bảng 5: Hệ số hồi quy<br />
<br />
B Wald Sig. eB<br />
(Age) Tuổi chủ hộ -0.005 0.202 0.653 0.995<br />
(Edu) Trình độ học vấn 0.106 9.806 0.002 1.112<br />
(Kno) Kiến thức nông nghiệp 0.428 5.663 0.017 1.534<br />
(Farsize) Diện tích đất sản xuất 0.235 9.393 0.002 1.266<br />
(Finc) Tiếp cận tín dụng 0.021 0.004 0.951 1.021<br />
(NonInc) Thu nhập ngoài nông nghiệp 0.149 0.280 0.596 1.161<br />
(Par) Tham gia tổ chức, đoàn thể 0.635 4.480 0.034 1.887<br />
(Nfirm) Số doanh nghiệp, thương lái giao<br />
dịch 0.116 0.487 0.485 1.123<br />
(Ext) Tiếp xúc cán bộ khuyến nông 0.722 15.019 0.000 2.058<br />
(Utility) Cảm nhận hữu dụng 0.056 0.036 0.850 1.058<br />
(Own) Tình trạng quyền sử dụng đất sản xuất 0.105 0.104 0.747 1.111<br />
(Mar) Khả năng tiếp cận thị trường -0.173 5.086 0.024 0.841<br />
Hằng số -4.332 19.628 0.000 0.013<br />
Kiểm định Omnibus<br />
Chi-square 166.635<br />
Significance 0.000<br />
Nagelkerke R Square 0.445<br />
<br />
Kiểm định Wald cho thấy có sáu biến Tuổi của chủ hộ, tiếp cận tín dụng,<br />
thu nhập ngoài nông nghiệp, số doanh nghiệp - thương lái giao dịch và tình<br />
trạng quyền sử dụng đất sản xuất theo luật định có Sig. > 0.05. Sáu biến còn lại<br />
đều có Sig. ≤ 0.05. Dấu của các hệ số hồi quy phù hợp với giả thuyết. R 2<br />
Nagelkerke = 0.445, như vậy 44.5% thay đổi của biến phụ thuộc được giải<br />
thích bởi các biến độc lập của mô hình. Kiểm định Omnibus với Sig. ≤ 0.05, về<br />
tổng thể, các biến độc lập tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.<br />
Bảng 6: Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng<br />
Xác suất ban đầu P0 = 10%<br />
Thay đổi<br />
xác suất<br />
B eB P1 Vị trí<br />
(Giá trị<br />
tuyệt đối)<br />
(Edu) Trình độ học vấn 0.106 1.112 11 1 6<br />
<br />
<br />
78<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Kno) Kiến thức nông<br />
0.428 1.534 15 5 3<br />
nghiệp<br />
(Farsize) Diện tích đất sản<br />
0.235 1.266 12 2 4<br />
xuất<br />
(Par) Tham gia tổ chức,<br />
0.635 1.887 17 7 2<br />
đoàn thể<br />
(Ext) Tiếp xúc cán bộ<br />
0.722 2.058 19 9 1<br />
khuyến nông<br />
(Mar) Khả năng tiếp cận thị<br />
-0.173 0.841 8,5 -1,5 5<br />
trường<br />
Giả sử xác suất hộ gia đình áp dụng biện pháp nông nghiệp bền vững là<br />
(P0), do tác động của biến Xi, xác suất hộ gia đình nghèo đa chiều là P1. Theo<br />
Agresti (2007), P1 được xác định:<br />
B<br />
P0 e<br />
P1 B<br />
1 P0 (1 e )<br />
<br />
Bảng 6 cho biết vị trị tác động của các yếu tố theo thứ mạnh nhất đến<br />
yếu nhất của mô hình: Tiếp xúc cán bộ khuyến nông; Tham gia tổ chức- đoàn<br />
thể; Kiến thức nông nghiệp; Diện tích đất sản xuất nông nghiệp; Tiếp cận thị<br />
trường; Trình độ học vấn.<br />
(Edu) Trình độ học vấn: Xác suất nông hộ áp dụng biện pháp nông<br />
nghiệp bền vững ban đầu là 10%, nếu chủ hộ đó tăng thêm 1 năm học, xác suất<br />
hộ đó áp dụng biện pháp nông nghiệp bền vững là 11%. Như vậy, so với xác<br />
suất ban đầu 10%, khả năng áp dụng BPSXNNBV của nông hộ tăng lên 1%.<br />
(Kno) Kiến thức nông nghiệp: Xác suất hộ gia đình áp dụng biện pháp<br />
nông nghiệp bền vững ban đầu là 10%, nếu chủ hộ đó tăng thêm 1 đơn vị trình<br />
độ kiến thức nông nghiệp, xác suất hộ đó áp dụng biện pháp nông nghiệp bền<br />
vững là 15%. Như vậy, so với xác suất ban đầu 10%, khả năng áp dụng<br />
BPSXNNBV của nông hộ tăng lên 5%.<br />
(Farsize) Diện tích đất sản xuất: Xác suất hộ gia đình áp dụng biện pháp<br />
nông nghiệp bền vững ban đầu là 10%, nếu chủ hộ đó tăng thêm 1 ha đất nông<br />
nghiệp, xác suất hộ đó áp dụng biện pháp nông nghiệp bền vững là 12%. Như<br />
vậy, so với xác suất ban đầu 10%, khả năng áp dụng BPSXNNBV của nông hộ<br />
tăng lên 2%.<br />
<br />
<br />
<br />
79<br />
(Par) Tham gia tổ chức, đoàn thể: Xác suất hộ gia đình áp dụng biện<br />
pháp nông nghiệp bền vững ban đầu là 10%, nếu hộ đó tham gia tổ chức, đoàn<br />
thể, xác suất hộ đó áp dụng biện pháp nông nghiệp bền vững là 17%. Như vậy,<br />
so với xác suất ban đầu 10%, khả năng áp dụng BPSXNNBV của nông hộ tăng<br />
lên 7%.<br />
(Ext) Tiếp xúc cán bộ khuyến nông: Xác suất hộ gia đình áp dụng biện<br />
pháp nông nghiệp bền vững ban đầu là 10%, nếu hộ đó tăng thêm 1 lần tiếp xúc<br />
cán bộ khuyến nông, xác suất hộ đó áp dụng biện pháp nông nghiệp bền vững<br />
là 19%. Như vậy, so với xác suất ban đầu 10%, khả năng áp dụng BPSXNNBV<br />
của nông hộ tăng lên 9%.<br />
(Mar) Khả năng tiếp cận thị trường: Xác suất hộ gia đình áp dụng biện<br />
pháp nông nghiệp bền vững ban đầu là 10%, nếu vị trí nhà của hộ đó tăng thêm<br />
1 km so với trung tâm chợ, xác suất hộ đó áp dụng biện pháp nông nghiệp bền<br />
vững là 8,5%. Như vậy, so với xác suất ban đầu 10%, khả năng áp dụng<br />
BPSXNNBV của nông hộ giảm đi 1,5%.<br />
<br />
<br />
4. Dự báo kịch bản áp dụng biện pháp sản xuất nông nghiệp bền<br />
vững của nông hộ<br />
Loại các biến không có ý nghĩa thống kê, kết quả mô hình hồi quy Binary<br />
Logistic trong Bảng 7.<br />
Bảng 7: Hệ số hồi quy<br />
<br />
B S.E. Wald Sig.<br />
<br />
(Edu) Trình độ học vấn 0.107 0.033 10.572 0.001<br />
<br />
(Kno) Kiến thức nông nghiệp 0.473 0.175 7.328 0.007<br />
<br />
(Farsize) Diện tích đất sản xuất 0.263 0.071 13.614 0.000<br />
<br />
(Par) Tham gia tổ chức, đoàn thể 0.670 0.286 5.511 0.019<br />
<br />
(Ext) Tiếp xúc cán bộ khuyến nông 0.781 0.176 19.665 0.000<br />
<br />
(Mar) Khả năng tiếp cận thị trường -0.183 0.076 5.835 0.016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
80<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Edu) Trình độ học vấn -4.315 0.816 27.971 0.000<br />
<br />
Phương trình hồi quy của mô hình:<br />
Y = -4.315 + 0.107Edu + 0.473Kno + 0.263Farsize + 0.670Par +<br />
0.781Ext -0.183Mar (2)<br />
<br />
<br />
Bảng 8: Dự báo với kịch bản các yếu tố tác động<br />
<br />
Giá trị biến<br />
STT Tên biến Hệ số hồi quy (B)<br />
KB 1 KB2<br />
<br />
1 (Edu) Trình độ học vấn 0.107 1 16<br />
<br />
2 (Kno) Kiến thức nông nghiệp 0.473 2 5<br />
<br />
3 (Farsize) Diện tích đất sản xuất 0.263 0.5 11<br />
<br />
4 (Par) Tham gia tổ chức, đoàn thể 0.67 0 1<br />
<br />
5 (Ext) Tiếp xúc cán bộ khuyến nông 0.781 0 3<br />
<br />
6 (Mar) Khả năng tiếp cận thị trường -0.183 13 1<br />
<br />
Hệ số cắt trục tung -4.315<br />
<br />
LogOdds 5.485 -5.510<br />
<br />
elogOdds 238.974 0.004<br />
<br />
1+elogOdds 239.974 1.004<br />
<br />
P(Y/Xi) (%) 99.58 0.004<br />
<br />
<br />
<br />
Kịch bản 1 (KB1): Thay các giá trị KB1 vào phương trình (2), có kết quả<br />
LogOdds. Nếu hộ gia đình có các điều kiện (Trình độ văn hóa = 1; Trình độ<br />
kiến thức nông nghiệp = 2; Diện tích đất nông nghiệp = 0.5 ha; Không tham gia<br />
vào các tổ chức đoàn thể; Không tiếp xúc cán bộ khuyến nông; Vị trí nhà xa<br />
<br />
<br />
<br />
81<br />
trung tâm chợ 13 km hộ này có xác suất áp dụng biện pháp sản xuất nông<br />
nghiệp bền vững là 0.004%.<br />
Kịch bản 2 (KB2): Thay các giá trị KB2 vào phương trình (2), có kết quả<br />
LogOdds. Nếu hộ gia đình có các điều kiện (Trình độ văn hóa = 16; Trình độ<br />
kiến thức nông nghiệp = 5; Diện tích đất nông nghiệp = 11 ha; Tham tham gia<br />
vào các tổ chức đoàn thể; Tiếp xúc cán bộ khuyến nông 3 lần/ năm; Vị trí nhà<br />
xa trung tâm chợ 1 km hộ này có xác suất áp dụng biện pháp nông nghiệp bền<br />
vững là 99.58%.<br />
<br />
<br />
5. Hàm ý chính sách<br />
Kết quả nghiên cứu hành vi lựa chọn ứng dụng các biện pháp sản xuất<br />
nông nghiệp bền vững của nông hộ cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn<br />
ứng dụng của nông hộ gồm: (i) vốn con người (trình độ văn hóa; trình độ kiến<br />
thức nông nghiệp), (ii) diện tích đất sản xuất, (iii) vốn xã hội (Tham gia vào các<br />
tổ chức – đoàn thể ở nông thôn), (iv) tiếp xúc cán bộ khuyến nông và (v) khả<br />
năng tiếp cận thị trường. Do đó, để thúc đẩy nông hộ lựa chọn ứng dụng các<br />
biện pháp sản xuất bền vững, các chính sách cần tập trung gồm: Nâng cao chất<br />
lượng vốn con người thông qua nâng cao trình trình độ văn hóa và đầu tư hơn<br />
nữa cho phổ cập kiến thức nông nghiệp qua các các phương tiện thông tin đại<br />
chúng, doanh nghiệp – hệ thống khuyến nông mở các lớp tập huấn cho nông<br />
dân về công nghệ mới, mô hình sản xuất tạo giá trị gia tăng cao, thông tin thị<br />
trường sản phẩm; Hoàn thiện các chính sách về quản lý, sử dụng đất nông<br />
nghiệp hướng tới mở rộng tích tụ đất lớn hơn; Đầu tư nâng cao chất lượng vốn<br />
xã hội thông qua hoạt động có hiệu quả của các tổ chức đoàn thể - hiệp hội<br />
nông dân; Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông, tăng cường bồi dưỡng<br />
kiến thức về các chính sách phát triển nông nghiệp cho đội ngũ cán bộ khuyến<br />
nông; Phát triển thị trường chợ nông thôn và cải thiện hệ thống giao thông nông<br />
thôn nhằm tạo điều kiện cho nông dân giảm chi phí tiếp cận thị trường đầu vào<br />
và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
2. Agresti, A. (2007). An Introduction to Categorical Data Analysis. A<br />
John Wiley & Sons Pubplication.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
82<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational<br />
behavior and human decision processes, 50(2), 179-211.<br />
4. Bandiera, O. & Rasul, I. (2006). Social Networks and Technology<br />
Adoption in Northern Mozambique. Econ. J., 116, 869-902.<br />
5. Chirwa, E. W. (2005). Adoption of fertilizer and hybrid seeds by<br />
smallholder maize farmers in Southern Malawi. Development Southern<br />
Africa, 22(1), 1-12.<br />
6. Cox, D. R. (1970). Analysis of Binary Data. London: Chapman & Hall.<br />
7. Davis, F. D. (1985). A technology acceptance model for empirically<br />
testing new end-user information systems: Theory and results’ (Doctoral<br />
dissertation. Massachusetts Institute of Technology.<br />
8. Đinh Phi Hổ và Đoàn Ngọc Phả (2011). Sản xuất lúa gạo theo công nghệ<br />
mới, hiệu quả kinh tế và gợi ý chính sách. Tạp chí Phát triển kinh tế, số<br />
253.<br />
9. Dimara, E., & Skuras, D. (2003). Adoption of agricultural innovations as<br />
a two-stage partial observability process. Agricultural Economics, 28(3),<br />
187-196.<br />
10. El-Osta & Morehart (1999). Technology adoption decisions in dairy<br />
production and the role of expansion. Agriculture and Resource<br />
Economics Review, 28 (1), 84-95.<br />
11. D'souza, G., Cyphers, D., & Phipps, T. (1993). Factors affecting the<br />
adoption of sustainable agricultural practices. Agricultural and Resource<br />
Economics Review, 22(2), 159-165.<br />
12. Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975). Belief, attitude, intention, and<br />
behavior: An introduction to theory and research. Reading, MA:<br />
Addison-Wesley.<br />
13. Feder, G., Just, R. E., & Zilberman, D. (1985). Adoption of agricultural<br />
innovations in developing countries: A survey. Economic development<br />
and cultural change, 33(2), 255-298.<br />
14. Feder, G., & O'Mara, G. T. (1981). Farm size and the diffusion of green<br />
revolution technology. Economic Development and cultural<br />
change, 30(1), 59-76.<br />
<br />
<br />
83<br />
15. Haggblade, S., & Tembo, G. (2003). Conservation farming in Zambia.<br />
Intl Food Policy Res Inst.<br />
16. Huan NH, Mai V, Escalada MM, Heong KL. (1999). Changes in rice<br />
farmers’ pest management in the Mekong Delta. Vietnam. Crop Prot. 18:<br />
557-563.<br />
17. Isgin, T., Bilgic, A., Forster, D. L., & Batte, M. T. (2008). Using count<br />
data models to determine the factors affecting farmers’ quantity<br />
decisions of precision farming technology adoption. Computers and<br />
electronics in agriculture, 62(2), 231-242.<br />
18. Isham, J. (2002). The effect of social capital on fertilizer adoption:<br />
Evidence from rural Tanzania. Journal of African Economies, 11(1), 39-<br />
60.<br />
19. Jansen, H. G., Pender, J., Damon, A., Wielemaker, W., & Schipper, R.<br />
(2006). Policies for sustainable development in the hillside areas of<br />
Honduras: A quantitative livelihoods approach. Agricultural<br />
Economics, 34(2), 141-153.<br />
20. Jedlicka A.D (1997). Organization for rural development. NewYork:<br />
Praeger Publisher.<br />
21. Heong KL, Escalada MM, Mai V. (1994). An analysis of insecticide use<br />
in rice: case studies in the Philippines and Vietnam. Int. J. Pest Manage.<br />
40: 173-178.<br />
22. Huan NH, Mai V, Escalada MM, Heong KL. (1999). Changes in rice<br />
farmers’ pest management in the Mekong Delta, Vietnam. Crop Prot. 18:<br />
557-563.<br />
23. Kassie, M., Jaleta, M., Shiferaw, B., Mmbando, F., & Mekuria, M.<br />
(2013). Adoption of interrelated sustainable agricultural practices in<br />
smallholder systems: Evidence from rural Tanzania. Technological<br />
forecasting and social change, 80(3), 525-540.<br />
24. Kassie, M., Zikhali, P., Manjur, K., & Edwards, S. (2009). Adoption of<br />
Organic Farming Technologies: Evidence from Semi-Arid Regions of<br />
Ethiopia. Natural Resources Forum, 33, 189-198.<br />
25. Kabwe, S., & Donovan, C. (2005). Sustained use of conservation farming<br />
practices among small and medium scale farmers in Zambia. Food<br />
<br />
<br />
84<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Security Research Project/Michigan State University.<br />
26. Lee, D. R. (2005). Agricultural sustainability and technology adoption:<br />
Issues and policies for developing countries. American Journal of<br />
Agricultural Economics, 87(5), 1325-1334.<br />
27. Liu, M., Wu, L., Gao, Y., & Wang, Y. (2011). Farmers’ adoption of<br />
sustainable agricultural technologies: A case study in Shandong<br />
Province. China. Journal of Food and Agricultural Environment, 9(2),<br />
623-628.<br />
28. Marenya P.P. & Barrett C.B. (2007). Household-level determinants of<br />
adoption of improved natural resources management practices among<br />
smallholder farmers in western Kenya. Food Policy, 32, 515-536.<br />
29. Nguyễn Hữu Huân, Hồ Văn Chiến, Lê Văn Thiệt (2010). Implementation<br />
of “3 Reductions, 3 Gains” practices in rice production in Vietnam.<br />
VIETNAM Fifty Years of Rice Research and Development, Agriculture<br />
Publishing House , Hanoi - Vietnam.<br />
30. Nkonya, E. S. T & Norman (1997). Factors affecting adoption of<br />
improved maize seed and fertiliser in northern Tanzania. Journal of<br />
Agricultural Economics, 48(1), 1-12.<br />
31. Polson, R.A. & Spencer, D.S.C., (1991). The technology adoption<br />
process in subsistence agriculture: The case of cassava in South Western<br />
Nigeria. Agric. Syst., 36, 65-77.<br />
32. Pretty, J. N. (1999). Sustainable agriculture: a review of recent progress<br />
on policies and practice. United Nations Research Institute for Social<br />
Development (UNRISD), Geneva.<br />
33. Rahm, M. R., & Huffman, W. E. (1984). The adoption of reduced tillage:<br />
the role of human capital and other variables. American journal of<br />
agricultural economics, 66(4), 405-413.<br />
34. Rogers, EM (2003). Diffusion of innovations (5th ed.). New York: Free<br />
Press.<br />
35. Rogers, EM (1995). Diffusion of innovations. New York: Free Press.<br />
36. Sandler, Hilary A. (2010). Integrated Pest Management. Cranberry<br />
Station Best Management Practices, 1 (1): 12–15.<br />
<br />
<br />
85<br />
37. Taylor, S., & Todd, P. A. (1995). Understanding information technology<br />
usage: A test of competing models. Information systems research, 6(2),<br />
144-176.<br />
38. Teklewold, H., Kassie, M., & Shiferaw, B. (2013). Adoption of multiple<br />
sustainable agricultural practices in rural Ethiopia. Journal of<br />
agricultural economics, 64(3), 597-623.<br />
39. Tổng cục Thống kê (2017). Số liệu thống kê. Truy cập ngày 10 tháng 05<br />
năm 2017 từ<br />
.<br />
40. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User<br />
acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS<br />
Quarterly, 425-478.<br />
41. Wollni, M., & Andersson, C. (2014). Spatial patterns of organic<br />
agriculture adoption: Evidence from Honduras. Ecological<br />
Economics, 97, 120-128.<br />
42. Yamane, T (1967). Statistics, An Introductory Analysis, 2nd Ed. New<br />
York: Harper and Row.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
86<br />