intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chương trình du lịch tham quan du lịch tại tỉnh Đắk Nông theo xu hướng bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Du lịch hiện đang là một ngành kinh tế mũi nhọn chủ lực của đất nước, đóng góp đáng kể cho kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng. Việc lựa chọn điểm tham quan làm chương trình du lịch cho khách du lịch hiện nay đã và đang được chú trọng khai thác đưa và phát triển du lịch, có thể kể đến đó là du lịch sinh thái, du lịch xanh,…bài viết được nhóm tác giả trình bày một cách khái quát về tiềm năng, thực trạng sau cùng là những giải pháp giúp phát triển du lịch tại Đắk Nông một tỉnh thuộc Vùng du lịch Tây Nguyên theo xu hướng bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chương trình du lịch tham quan du lịch tại tỉnh Đắk Nông theo xu hướng bền vững

  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn chương trình du lịch tham quan du lịch tại tỉnh Đắk Nông theo xu hướng bền vững Trần Đức Thuận, Nguyễn Lê Phương Anh, Huỳnh Hữu Trúc Phương Tóm tắt: Du lịch hiện đang là một ngành kinh tế mũi nhọn chủ lực của đất nước, đóng góp đáng kể cho kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng. Việc lựa chọn điểm tham quan làm chương trình du lịch cho khách du lịch hiện nay đã và đang được chú trọng khai thác đưa và phát triển du lịch, có thể kể đến đó là du lịch sinh thái, du lịch xanh,…bài viết được nhóm tác giả trình bày một cách khái quát về tiềm năng, thực trạng sau cùng là những giải pháp giúp phát triển du lịch tại Đắk Nông một tỉnh thuộc Vùng du lịch Tây Nguyên theo xu hướng bền vững. Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, chương trình du lịch, Đắk Nông. 1. Đặt vấn đề Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng không phân định “ranh giới hành chính”. Việt Nam hiện nay đang trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào kinh tế tri thức, đang tạo ra những cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với phát triển du lịch liền với đó là những cơ hội, thuận lợi, khó khăn và cả những thách thức mới hiện hữu, những yêu cầu đặt ra phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch, việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch tại Tỉnh Đắk Nông tầm nhìn phát triển đến năm 2030 vào thời điểm hiện nay chính là việc làm cấp thiết, khẩn trương mà địa phương cần triển khai ngay để đảm bảo cho nhu cầu phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc quảng bá tư vấn cho các công ty du lịch, khách du lịch trong và ngoài nước đến với du lịch Đắk Nông nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng nhất là theo xu hướng phát triển bền vững đây là vấn đề cần chú trọng phát triển không những của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là nhiệm vụ then chốt của tổng thể các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Khái niệm du lịch và chương trình du lịch Theo Tổ chức Du lịch thế giới (WTO – World Tourism Organization) năm 2002 đã nêu: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Ở Việt Nam, khái niệm về du lịch được tổng hợp như sau: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” (Nguyễn Văn Đính và cộng sự, 2006). Theo Luật Du lịch 2017, Du lịch được định nghĩa tại khoản 1, Điều 3 như sau “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong 443
  2. thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Theo Charlers J.Wetelka thì chương trình du lịch được định nghĩa là: “Chương trình du lịch là bất kì chuyến đi chơi nào có sắp xếp trước (thường được trả tiền trước) đến 1 hoặc nhiều địa điểm và trở về nơi xuất phát. Thông thường bao gồm sự đi lại, ở, ăn, ngắm cảnh và những thành tố khác”. Quan điểm của Gagnon và Ociepka cho rằng “Chương trình du lịch là một sản phẩm lữ hành được xác định mức giá trước, khách có thể mua riêng lẻ hoặc mua theo nhóm và có thể dùng riêng lẻ hoặc tiêu dùng chung với nhau. Một chương trình du lịch có thể bao gồm và theo các mức độ chất lượng khác nhau của bất kì hoặc tất cả các dịch vụ vận chuyển, hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy, nơi ăn ở, tham quan và vui chơi giải trí” Quốc Hội ban hành Luật Du lịch 2017, đưa ra khái niệm chương trình du lịch “Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.” Khoản 8, Điều 3. Nói tóm lại theo quan điểm của nhóm tác giả cho rằng du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Theo đó, ngành du lịch Việt Nam được phân chia thành hai bộ phận chính là khách sạn – nhà hàng và lữ hành. Nội dung của chương trình du lịch để thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, tham quan...Mức giá của chuyến đi bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện. 2.2. Các yếu tố cơ bản tác động đến lựa chọn chương trình du lịch nhằm phát triển du lịch tại Đắk Nông Chính trị Du lịch hiện nay được xem là một ngành công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy mà không chỉ ở Việt Nam, các nước trên thế giới cũng đang nổ lực đẩy mạnh kinh tế du lịch. Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được phê duyệt theo Quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nước ta đã khẳng định các quan điểm phát triển du lịch cụ thể: Thứ nhất: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Thứ hai: Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Thứ ba: Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài. Thứ tư: Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tổn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn. 444
  3. Thứ sáu: Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đâu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trung các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch. Tóm lại với những quan điểm cụ thể, quyết liệt của Chính phủ đã cho thấy tầm ảnh hưởng của ngành du lịch đối với quốc gia là vô cùng quan trọng. Việc thúc đẩy du lịch, đưa hình ảnh phát triển mạnh mẽ trong nước và quốc tế sẽ góp phần nâng tầm vị trí của nước ta trên bản đồ du lịch thế giới. Kinh tế Hoạt động du lịch liên quan đến rất nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch phát triển sẽ kích thích đầu tư của các đơn vị kinh doanh, từ đó hình thành nên các mối quan hệ kinh tế trong nước lẫn quốc tế, góp phần phát triển giao thông, tăng thu nhập thuế cho quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của các địa phương. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc, đặc biệt là ngành du lịch. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho ngành dịch vụ. Từ những chỉ số trên có thể thấy tác động mạnh mẽ của du lịch đến các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội và môi trường tại nước ta. Tạo bước phát triển mạnh mẽ cho ngành du lịch nội địa. Văn hóa – xã hội Đất nước Viêṭ Nam với bề dày văn hoá hơn 4000 năm là điều kiên tốt để phát triển du lic ̣h theo hướng khai thác các di tích lich sử văn hoá, lễ hôi, dân tộc học, cũng như các hoaṭ đôṇg văn hoá thể thao khác. Tại Đắk Nông có thể nói là một Việt Nam thu nhỏ với một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, với cộng đồng các dân tộc anh em cùng những phong tục lâu đời, những lễ hội nhiều ý nghĩa gắn liền sinh hoạt cộng đồng, đa dạng văn hoá vùng miền với những nét đặc trưng riêng,…là nguồn tài nguyên độc đáo cho phát triển du lịch. Hiện nay, toàn ngành đang phát huy tối đa các giá trị văn hóa vốn có của dân tộc để mang hình ảnh phát triển rộng khắp cả nước và trên thế giới. Tự nhiên Việt Nam nói chung và Đắk Nông nói riêng có tiềm năng phát triển du lịch đa dạng và phong phú, với vị trí nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương, cùng bờ biển dài hơn 3.000km, Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất Thế Giới. Cùng với các di sản thiên nhiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (Unessco) công nhận là những bước ngoặt quan trọng tạo sự thu hút đối với du khách, đặc biệt là “Hạ Long trên cạn” - Công viên Địa chất Toàn cầu Đắk Nông Cơ sở hạ tầng Với những khó khăn sau công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Đắk Nông đang nổ lực phát triển từng bước để vươn tầm với các địa phương trong Vùng Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong những năm gần đây, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã được nâng cấp, góp phần nâng cao tốc độ khai thác trên các tuyến đường bộ; Giao thông địa phương phát triển góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Ngành lữ hành muốn phát triển cần phải phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, Chính phủ đã nỗ lực xây dựng nhiều hơn các hệ thống giao thông, hạ 445
  4. tầng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phục vụ cho ngành dịch vụ du lịch phát triển hơn nữa trong tương lai. 3. Một số ý kiến đóng góp nhằm phát triển du lịch Đắk Nông theo xu hướng bền vững Nhiều năm qua, mặc dù đã có nhiều khởi sắc, nhưng nhìn chung ngành du lịch các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tại tỉnh Đắk Nông nói riêng nhìn chung hiện trạng phát triển du lịch vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của mình. Theo đánh giá của các chuyên gia và các nhà nghiên cứu cùng sự tham vấn của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong Vùng hoặc các Vùng du lịch lân cận thì nhận thấy còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kìm hãm phát triển, nhưng một điều khá rõ là chưa thật sự làm tốt khâu liên kết; vẫn làm du lịch theo kiểu manh mún, cục bộ. Các tỉnh trong Vùng đều muốn thu hút khách du lịch đến với địa phương mình, nhưng lại thiếu quy hoạch, thiếu những điểm mang giá trị khác biệt, không giống với tỉnh bạn. Các sản phẩm du lịch của các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng….thuộc vùng du lịch Tây Nguyên na ná nhau nên nhàm chán...Vì vậy, để các địa phương trong vùng du lịch Tây Nguyên cần cùng nhau tạo động lực đồng hành phát triển qua việc tăng cường hợp tác, liên kết, có chính sách mở cửa và đồng bộ phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với nhau. Liên kết sẽ tiến tới việc lập nên những quy hoạch phát triển khoa học và phù hợp; sẽ tổ chức những chiến lược quảng bá, xúc tiến mang tầm khu vực; sẽ xây dựng được thương hiệu du lịch toàn vùng và gỡ bỏ thực trạng mạnh ai nấy làm. Liên kết sẽ tăng thêm sức mạnh, tăng thêm tính bền vững và lực hấp dẫn. Liên kết sẽ tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, không trùng lặp. Từ đó, hình thành những giá trị đặc thù của mỗi địa phương nhưng vẫn giữ được bản sắc chung mà du khách có cơ hội thụ hưởng trên hành trình khám phá Tây Nguyên. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định Tây Nguyên là một trong bảy vùng du lịch trọng điểm. Hoạch định của Chính phủ là phát triển du lịch theo hướng tăng cường liên kết giữa các tỉnh trong khu vực, giữa vùng Tây Nguyên với các vùng khác trong nước và liên kết quốc tế, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, toàn vùng. Mục tiêu trước mắt là hình thành được chuỗi liên kết du lịch giữa năm tỉnh Tây Nguyên một cách toàn diện, đồng bộ; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng bằng thương hiệu riêng có của không gian đại ngàn.Cũng từ cao nguyên bazan này, có rất nhiều cơ hội để mở ra các vùng du lịch rộng lớn trong nước, quốc tế, đặc biệt là các nước láng giềng như Lào, Campuchia. Phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên sẽ kéo theo sự ổn định về kinh tế-xã hội và môi trường, góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo sự bình đẳng xã hội, giảm đói nghèo, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi tầng lớp về tôn trọng các nền văn hóa khác nhau, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. 4.Kết luận Qua những nghiên cứu trên nhóm tác giả mong muốn đóng góp cho hội thảo khoa học tại Đắk Nông nhằm mong muốn địa phương sẽ có những bước phát triển mới trong việc phát triển du lịch tiến tới định hướng phát triển du lịch theo xu hướng bền vững, giúp các doanh nghiệp có cái nhìn mới trong việc thực hiện thiết kế các chương trình du lịch tăng cường tạo điểm nhấn, 446
  5. liên kết phát triển ngành du lịch tại tỉnh Đắk Nông nói riêng và của Vùng Tây Nguyên Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Tài liệu tham khảo Trần Đức Thanh (2003), Giáo trình Nhập môn Khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2013), Địa lí du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Huỳnh Hữu Trúc Phương (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch (tour) nội địa của du khách Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. THÔNG TIN TÁC GIẢ 1: Họ và tên: Trần Đức Thuận Học hàm, học vị: Học viên cao học Đơn vị: Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech) Địa chỉ: 475A, Điện Biên Phủ, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM Mobile: 0971504277 Lĩnh vực nghiên cứu: Du lịch THÔNG TIN TÁC GIẢ 2: Họ và tên: Nguyễn Lê Phương Anh Học hàm, học vị: Thạc sĩ Đơn vị: Trường Đại học Luật Hà Nội Địa chỉ: 87, Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội Mobile: 0938.756.558 Email: Nlphuonganh.phd@gmail.com Lĩnh vực nghiên cứu: Luật kinh tế, du lịch THÔNG TIN TÁC GIẢ 3: Họ và tên: Huỳnh Hữu Trúc Phương Học hàm, học vị: Học viên cao học Đơn vị: Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech) Địa chỉ: 475A, Điện Biên Phủ, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM Mobile: 0938.756.558 Lĩnh vực nghiên cứu: Du lịch 447
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2