Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 77 – 86<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG LIÊN LẠC MIỄN PHÍ<br />
Nguyễn Thị Ngọc Lan1<br />
1<br />
<br />
ThS. Trường Đại học An Giang<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 01/07/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
27/09/14<br />
Ngày chấp nhận đăng: 06/15<br />
Title:<br />
Factors affecting the decision<br />
of using over-the-top<br />
application<br />
Từ khóa:<br />
OTT, ứng dụng điện thoại di<br />
động, mô hình UTAUT, ý định<br />
sử dụng<br />
Keywords:<br />
OTT, mobile application,<br />
UTAUT model, using intention<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This study examines the acceptance of Over-The-Top (OTT) applications in Long<br />
Xuyen city to provide a better understanding of consumers’ intention to use OTT<br />
mobile communicating applications. The study draws on The Unified Theory of<br />
Acceptance and The Use of Technology model (UTAUT), and integrates two<br />
additional constructs, i.e., perceived playfulness and perceived risk. Data from a<br />
survey of 350 responses collected in Long Xuyen city indicate that consumers’<br />
intention to use new OTT applications is primarily affected by performance<br />
expectancy, effort expectancy, social influence, perceived playfulness and<br />
perceived risk. In addition, young people and housewives have much more<br />
intention than others.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này xem xét việc chấp nhận công nghệ mới OTT tại thành phố Long<br />
Xuyên để hiểu rõ hơn ý định của người dùng trong việc chấp nhận ứng dụng liên<br />
lạc OTT trên điện thoại di động. Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp<br />
nhất UTAUT được sử dụng như nền tảng lý thuyết với hai biến bổ sung (cảm<br />
nhận sự thích thú và cảm nhận rủi ro). Qua khảo sát 350 đáp viên tại thành phố<br />
Long Xuyên, kết quả cho thấy hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã<br />
hội, cảm nhận sự thích thú và cảm nhận rủi ro là các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng<br />
đến ý định sử dụng ứng dụng mới OTT. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, giới trẻ<br />
và người nội trợ có ý định sử dụng ứng dụng liên lạc miễn phí nhiều hơn so với<br />
người lớn tuổi và các nhóm khác.<br />
<br />
tháng 2/2013 con số người dùng mới đã tăng<br />
"chóng mặt" thêm 500.000 và dự báo trong tháng<br />
3/2013, số thành viên sẽ tăng lên 600.000 người.<br />
Cuối tháng 2/2013, Line đã công bố vượt mức 1<br />
triệu người dùng tại Việt Nam kể từ khi gia nhập<br />
thị trường vào cuối năm 2012. Kakao Talk đã có 1<br />
triệu thành viên giống như Line. Còn Zalo cũng<br />
bám sát với gần 1 triệu người dùng sau 6 tháng kể<br />
từ khi phiên bản đầu tiên được ra mắt (tháng<br />
8/2012). Vì vậy để trụ vững và tăng thị phần trên<br />
thị trường, các nhà sản xuất cần phải tiếp cận và<br />
nắm bắt nhu cầu, ý định sử dụng của khách hàng<br />
đối với các ƯDLLMP. Đề tài “Các yếu tố ảnh<br />
hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng liên lạc miễn<br />
phí của người dùng tại Thành phố Long Xuyên”<br />
nhằm mục tiêu xác định mức độ ảnh hưởng của<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Ứng dụng liên lạc miễn phí (ƯDLLMP), gọi tắt là<br />
OTT (Over-the-top) là loại ứng dụng giúp người<br />
dùng có thể gửi tin nhắn, hình ảnh, chat video, gọi<br />
thoại qua mạng 3G hoặc wifi mà không có sự giới<br />
hạn hay mất một đồng phí nào. Xuất hiện trên thị<br />
trường Việt Nam từ năm 2011, nhưng đến năm<br />
2012, ƯDLLMP mới thật sự bùng nổ. Các công ty<br />
cung cấp ứng dụng liên lạc miễn phí đã lần lượt<br />
công bố lượt người dùng ngày càng tăng của họ<br />
như sau: Techinasia, đại diện Viber cho biết, họ<br />
vừa đạt được cột mốc 3,5 triệu người dùng tại<br />
Việt Nam dù hãng này không có bất kỳ hoạt động<br />
quảng bá nào. Theo đó, mỗi ngày Viber đón nhận<br />
khoảng 20.000 người dùng mới nhưng riêng trong<br />
<br />
77<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 77 – 86<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
các nhân tố đến ý định sử dụng liên lạc miễn phí<br />
cũng như tìm hiểu ý định sử dụng OTT của người<br />
dân TP Long Xuyên,<br />
<br />
tích cực hay tiêu cực của người dùng đối với sản<br />
phẩm. Còn chuẩn chủ quan thể hiện ảnh hưởng<br />
của quan hệ xã hội lên cá nhân người dùng.<br />
<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT - MÔ HÌNH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
- Thuyết nhận thức rủi ro (TPR)<br />
Thuyết nhận thức rủi ro TPR (Theory of<br />
Perceived Risk): Bauer (1960) cho rằng hành vi<br />
tiêu dùng sản phẩm công nghệ thông tin có nhận<br />
thức rủi ro bao gồm: [1] nhận thức rủi ro liên quan<br />
đến sản phẩm/dịch vụ và [2] nhận thức rủi ro liên<br />
quan đến giao dịch trực tuyến.<br />
Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm hay dịch<br />
vụ thể hiện sự quan ngại của khách hàng đối với<br />
việc mất tính năng, mất tài chính, tốn thời gian,<br />
mất cơ hội khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ công<br />
nghệ thông tin.<br />
Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực<br />
tuyến gồm các rủi ro có thể xảy ra khi người tiêu<br />
dùng thực hiện giao dịch trên các phương tiện<br />
điện tử như: sự bí mật, sự an toàn và rủi ro toàn<br />
bộ khi thực hiện giao dịch.<br />
<br />
ƯDLLMP là một loại hình dịch vụ mới phát triển<br />
trên nền tảng công nghệ truyền tải nội dung OTT<br />
(Over The Top). OTT là giải pháp cung cấp nội<br />
dung cho người sử dụng dựa trên nền tảng<br />
Internet.<br />
Sự phát triển của các ứng dụng nhắn tin miễn phí<br />
phản ánh sự thay đổi đáng kể trong việc sử dụng<br />
Internet những năm gần đây, thể hiện bằng việc<br />
lượt truy cập trên các website đã chững lại, trong<br />
khi lượng sử dụng smartphone và download ứng<br />
dụng tăng phi mã. Trong cuộc hội thảo về dịch vụ<br />
OTT mới được tổ chức tại Hà Nội, đa phần các<br />
đại biểu tham dự trong đó có đại diện của Cục<br />
Viễn thông – Bộ TT&TT đều khẳng định, ứng<br />
dụng nhắn tin miễn phí nói riêng và các dịch vụ<br />
OTT nói chung là xu hướng của cả thế giới và<br />
không thể đi ngược lại xu hướng đó.<br />
<br />
- Thuyết chấp nhận công nghệ (TAM)<br />
Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology<br />
Acceptance Model): Davis (1989) giải thích các<br />
yếu tố liên quan sự chấp nhận công nghệ và ý<br />
định sử dụng công nghệ. Trên cơ sở lý thuyết<br />
TRA, mô hình TAM khảo sát mối quan hệ và tác<br />
động giữa các yếu tố: nhận thức sự hữu ích, nhận<br />
thức tính dễ sử dụng, thái độ sử dụng, ý định và<br />
hành vi trong việc chấp nhận công nghệ thông tin<br />
của người sử dụng.<br />
<br />
Từ đó, nhận thấy rằng ƯDLLMP là sự phát triển<br />
trong ngành công nghệ thông tin nói riêng và<br />
ngành công nghệ cao nói chung và là xu hướng tất<br />
yếu của người dùng công nghệ ngày nay. Vì vậy,<br />
bài nghiên cứu sẽ giới thiệu các mô hình nghiên<br />
cứu liên quan đến ý định sử dụng của người dùng<br />
đối với việc chấp nhận công nghệ cao.<br />
<br />
Ngoài các yếu tố Nhận thức sự hữu ích và Nhận<br />
thức tính dễ sử dụng, Moon và Kim đã mở rộng<br />
mô hình TAM trong trường hợp World-WideWeb (Moon. Ji Won & Kim. Young Gul, 2001).<br />
Các tác giả này đã đề xuất thêm yếu tố Cảm nhận<br />
sự thích thú (Perceived Playfulness) (cảm nhận sự<br />
thích thú: là mức độ của người dùng tin rằng khi<br />
tập trung tương tác với www sẽ thấy càng thích<br />
thú, làm tăng ý định sử dụng (Moon Ji Won & cs.,<br />
2001)<br />
<br />
2.1 Cơ sở lý thuyết<br />
Từ thập niên 60 của thế kỷ XX đã có nhiều công<br />
trình nghiên cứu về ý định sử dụng của con người,<br />
các lý thuyết này đã được thực nghiệm ở nhiều<br />
nơi trên thế giới, nghiên cứu chủ yếu xoay quanh<br />
ba nhóm khái niệm là: [1] ý định hành vi (tiêu<br />
biểu là thuyết TRA), [2] hành vi tiêu dùng sản<br />
phẩm công nghệ thông tin (đại diện là thuyết<br />
TPR), [3] thuyết chấp nhận công nghệ (với hai lý<br />
thuyết được trình bày là TAM và UTAUT).<br />
<br />
- Thuyết chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT)<br />
Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất (UTAUT<br />
– Unified Technology Acceptance and Use<br />
Technology) được Venkatesh và cộng sự khởi<br />
xướng vào năm 2003. Đây thực chất là mô hình<br />
hợp nhất từ các mô hình chấp nhận công nghệ<br />
trước đó.<br />
<br />
- Thuyết hành động hợp lý (TRA)<br />
Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned<br />
Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ cuối<br />
thập niên 60 của thế kỷ XX và được hiệu chỉnh<br />
mở rộng trong thập niên 70. Theo TRA, ý định<br />
hành vi (Behavior Intention) là yếu tố quan trọng<br />
nhất dự đoán hành vi tiêu dùng. Ý định hành vi bị<br />
ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ (Attitude) và<br />
chuẩn chủ quan (Subjective Norm). Trong đó, thái<br />
độ là biểu hiện yếu tố cá nhân, thể hiện niềm tin<br />
<br />
Dưới đây là các khái niệm được đề cập trong mô<br />
hình UTAUT:<br />
Hiệu quả mong đợi (Performance Expectancy):<br />
78<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 77 – 86<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
mức độ của một cá nhân tin rằng nếu sử dụng hệ<br />
thống công nghệ sẽ giúp họ đạt được hiệu quả cao<br />
trong công việc.<br />
<br />
khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới.<br />
Điều kiện thuận tiện (Facilitating Conditions):<br />
mức độ mà một cá nhân tin rằng một tổ chức cùng<br />
một hạ tầng kỹ thuật tồn tại nhằm hỗ trợ việc sử<br />
dụng hệ thống. Nhân tố này tác động trực tiếp đến<br />
hành vi sử dụng của người tiêu dùng.<br />
<br />
Nỗ lực mong đợi (Effort Expectancy): mức độ của<br />
một cá nhân tin rằng họ sẽ không cần sự nỗ lực<br />
nhiều và dễ dàng sử dụng hệ thống hay sản phẩm<br />
công nghệ thông tin.<br />
<br />
Ý định sử dụng (Behavior Intention): ý định của<br />
người dùng sẽ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ<br />
trong tương lai.<br />
<br />
Ảnh hưởng xã hội (Social Influence): mức độ mà<br />
một cá nhân nhận thức những người quan trọng<br />
2.2 Mô hình nghiên cứu<br />
<br />
Từ các lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ ở trên, mô hình nghiên cứu dưới đây được đề xuất:<br />
Hiệu quả mong đợi<br />
HQ<br />
<br />
Nỗ lực mong đợi<br />
NL<br />
<br />
Ảnh hưởng xã hội<br />
AH<br />
<br />
H1<br />
<br />
H2<br />
<br />
H3<br />
Ý định sử dụng<br />
H4<br />
<br />
Cảm nhận sự thích thú<br />
TT<br />
<br />
H5<br />
<br />
Nhận thức rủi ro khi sử dụng<br />
RR<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu.<br />
<br />
Động cơ thúc đẩy sử dụng ƯDLLMP là mong<br />
muốn tiết kiệm thời gian, chi phí, đạt hiệu quả cao<br />
trong công việc. Ngoài ra, ý định sử dụng<br />
ƯDLLMP còn bị ảnh hưởng bởi trào lưu của xã<br />
hội, bởi tiện ích, tính dễ thao tác và một số rủi ro<br />
có thể gặp phải.<br />
<br />
dương (+) lên ý định sử dụng ƯDLLMP của<br />
người dùng.<br />
Giả thuyết H5: Nhận thức sự rủi ro khi sử dụng có<br />
tác động âm (-) lên ý định sử dụng ƯDLLMP của<br />
người dùng.<br />
Giả thuyết H6: Không có sự khác biệt về mức độ<br />
tác động của các yếu tố đến ý định sử dụng<br />
ƯDLLMP theo các yếu tố nhân khẩu như giới<br />
tính, tuổi tác và nghề nghiệp.<br />
<br />
Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu:<br />
Giả thuyết H1: Hiệu quả mong đợi có tác động<br />
dương (+) lên ý định sử dụng ƯDLLMP của<br />
người dùng.<br />
Giả thuyết H2: Nỗ lực mong đợi có tác động<br />
dương (+) lên ý định sử dụng ƯDLLMP của<br />
người dùng.<br />
Giả thuyết H3: Ảnh hưởng xã hội có tác động<br />
dương (+) lên ý định sử dụng ƯDLLMP của<br />
người dùng.<br />
Giả thuyết H4: Cảm nhận sự thích thú có tác động<br />
<br />
2.3 Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước là<br />
nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính<br />
thức định lượng.<br />
Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện bằng<br />
phỏng vấn sâu 10 người đã từng sử dụng các<br />
ƯDLLMP tại địa bàn thành phố Long Xuyên<br />
79<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 77 – 86<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
nhằm xác định thang đo, làm cơ sở xây dựng bảng<br />
câu hỏi ở bước nghiên cứu định lượng.<br />
<br />
Số lượng đáp viên nam và nữ được khảo sát trải<br />
đều, tỷ lệ nam nhiều hơn nữ nhưng sự chênh lệch<br />
không đáng kể. Về độ tuổi, thiếu niên từ 15 – 23<br />
tuổi chiếm đa số (xấp xỉ 50%), nhóm tuổi trên 40<br />
chiếm tỷ lệ nhỏ. Tỷ lệ học sinh - sinh viên và cán<br />
bộ công nhân viên chức khá áp đảo (khoảng ¾).<br />
Người trả lời là nội trợ và ngành nghề khác chiếm<br />
số ít, mỗi nghề nghiệp không quá 15% trên tổng<br />
số mẫu. Tóm lại, qua khảo sát cho thấy, phần lớn<br />
đáp viên là trẻ và là giới trí thức.<br />
<br />
Nghiên cứu chính thức định lượng sử dụng<br />
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập<br />
dữ liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp và người trả<br />
lời điền vào bảng hỏi được gởi qua đường dẫn<br />
trên Google doc. Bảng hỏi sử dụng thang đo<br />
Likert 5 mức độ (không hoàn toàn đồng ý đến<br />
hoàn toàn đồng ý).<br />
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.<br />
Kích thước mẫu dự tính là 350.<br />
<br />
3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo<br />
Năm thành phần độc lập: Hiệu quả mong đợi<br />
(HQ) có 6 biến quan sát, Nỗ lực mong đợi ( NL)<br />
có 6 biến quan sát, Ảnh hưởng xã hội (AH) có 7<br />
biến quan sát, Cảm nhận sự thích thú (TT) có 7<br />
biến quan sát, Nhận thức sự rủi ro (RR) có 5 biến<br />
quan sát, và một thành phần phụ thuộc là Ý định<br />
sử dụng (YD) có 5 biến quan sát, được kiểm định<br />
qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha (α) (thang đo có<br />
hệ số Cronbach’s Alpha từ 0, Cronbach’s Alpha 8<br />
đến gần 1 là thang đo đo lường tốt; từ 0,7 đến gần<br />
0,8 là sử dụng được. Việc loại bỏ biến giúp làm<br />
tăng cũng sẽ tiến hành loại bỏ biến để thang đo có<br />
độ tin cậy tốt hơn (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn<br />
Mộng Ngọc, 2005), phân tích nhân tố khám phá<br />
EFA.<br />
<br />
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và tiến<br />
hành phân tích bằng các công cụ: [1] kiểm định<br />
độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha,<br />
[2] phân tích nhân tố khám phá EFA với phép<br />
trích nhân tố là Principal Component Analysis<br />
(CPA), sử dụng phép quay không vuông góc<br />
Promax (Nguyễn Đình Thọ, 2011), [3] phân tích<br />
tương quan và hồi quy đối với các thành phần<br />
chính và mối quan hệ giữa chúng trong mô hình,<br />
[4] kiểm định sự khác biệt về giới tính, tuổi tác và<br />
nghề nghiệp.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1 Thông tin mẫu<br />
<br />
Dưới đây là kết quả kiểm định độ tin cậy của<br />
thang đo.<br />
<br />
Dữ liệu được thu thập, qua sàng lọc, tổng cộng có<br />
350 mẫu hợp lệ như dự tính. Dưới đây là cơ cấu<br />
mẫu được thu thập.<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo<br />
(Cronbach’s Alpha) của từng thành phần<br />
<br />
Bảng 1. Thông tin mẫu nghiên cứu<br />
Chỉ tiêu<br />
Giới<br />
tính<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Thành phần<br />
<br />
Ký hiệu<br />
<br />
Hệ<br />
số<br />
Cronbach’s<br />
Alpha<br />
<br />
Nam<br />
<br />
187<br />
<br />
53 %<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
163<br />
<br />
47 %<br />
<br />
Hiệu quả mong đợi<br />
<br />
HQ<br />
<br />
0,822<br />
<br />
NL<br />
<br />
0,828<br />
0,762<br />
<br />
172<br />
<br />
49 %<br />
<br />
122<br />
<br />
35 %<br />
<br />
Ảnh hưởng xã hội<br />
<br />
AH<br />
<br />
Trên 40<br />
Nghề<br />
nghiệp<br />
<br />
15 - 23<br />
24 – 40<br />
<br />
Độ tuổi<br />
<br />
Nỗ lực mong đợi<br />
<br />
56<br />
<br />
16 %<br />
<br />
Cảm nhận sự thích thú<br />
<br />
TT<br />
<br />
0,770<br />
<br />
Nhận thức sự rủi ro<br />
<br />
RR<br />
<br />
0,783<br />
<br />
Ý định sử dụng<br />
<br />
YD<br />
<br />
0,780<br />
<br />
Học sinh - sinh viên<br />
<br />
131<br />
<br />
37 %<br />
<br />
Cán bộ công nhân<br />
viên<br />
<br />
132<br />
<br />
38 %<br />
<br />
Nội trợ<br />
<br />
36<br />
<br />
10 %<br />
<br />
Khác<br />
<br />
51<br />
<br />
15%<br />
<br />
Đề tài chọn thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha<br />
lớn hơn 0,7. Vì thế tất cả thành phần của thang đo<br />
đều được chấp nhận.<br />
<br />
80<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 77 – 86<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố (EFA)<br />
Biến quan sát<br />
HQ1<br />
HQ3<br />
HQ4<br />
HQ5<br />
HQ6<br />
NL2<br />
NL3<br />
NL4<br />
NL6<br />
AH5<br />
AH6<br />
TT2<br />
TT3<br />
TT4<br />
RR1<br />
RR2<br />
RR3<br />
RR4<br />
RR5<br />
Eigenvalue<br />
Phương sai trích (%)<br />
<br />
1<br />
0,898<br />
0,827<br />
0,552<br />
0,624<br />
0,643<br />
<br />
Hệ số tải<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
0,617<br />
0,789<br />
0,724<br />
0,607<br />
0,756<br />
0,724<br />
0,535<br />
0,963<br />
0,633<br />
0,640<br />
0,667<br />
0,739<br />
0,582<br />
0,644<br />
2,465<br />
35,491<br />
<br />
5,266<br />
25,231<br />
<br />
1,587<br />
41,460<br />
<br />
Đa số thang đo được chấp nhận với các điều kiện:<br />
hệ số α > 0,7. Eigenvalue >1, tổng phương sai<br />
trích > 50%. Hệ số tải > 0,5, chênh lệch hệ số tải<br />
giữa các nhân tố của một biến quan sát cần >=<br />
0,3. Kết quả kiểm định cho thấy các thành phần<br />
đều đạt độ tin cậy, tuy nhiên có một số biến bị loại<br />
cụ thể là HQ2, NL1, NL5, AH1, AH2, AH3,<br />
AH4, TT1, TT5, TT6, TT7 do hệ số tải không<br />
thỏa điều kiện.<br />
<br />
1,461<br />
46,686<br />
<br />
1,175<br />
50,614<br />
<br />
- Phân tích tương quan<br />
Trước khi phân tích hồi quy bội cần tiến hành<br />
phân tích mối quan hệ tương quan giữa tất cả các<br />
biến. Hệ số tương quan tuyến tính r (Pearson<br />
Correlation Coefficient) là công cụ được sử dụng<br />
để xem xét mối liên hệ này. Trị tuyệt đối của r cho<br />
biết mức độ chặt chẽ của mối quan hệ tuyến tính<br />
(r có giá trị từ -1 đến 1). Giá trị tuyệt đối của r lớn<br />
hơn 0,6 và tiến gần đến 1 cho thấy các biến có<br />
mối tương quan chặt chẽ với nhau, nhỏ hơn 0,3<br />
cho thấy sự tương quan lỏng (Hoàng Trọng &<br />
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).<br />
<br />
3.3 Kiểm định tương quan và phân tích hồi<br />
quy<br />
Kiểm định này qua hai bước: [1] phân tích tương<br />
quan và [2] hồi quy tuyến tính.<br />
Bảng 4. Ma trận hệ số tương quan<br />
HQ<br />
<br />
NL<br />
<br />
AH<br />
<br />
TT<br />
<br />
HQ<br />
NL<br />
<br />
0,417**<br />
0,351**<br />
<br />
0,349**<br />
<br />
1<br />
<br />
TT<br />
<br />
0,423**<br />
<br />
0,389**<br />
<br />
0,223**<br />
<br />
YD<br />
<br />
1<br />
<br />
AH<br />
<br />
RR<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
RR<br />
<br />
0,277**<br />
<br />
0,135*<br />
<br />
0,199**<br />
<br />
0,133*<br />
<br />
1<br />
<br />
YD<br />
<br />
0,421**<br />
<br />
0,452**<br />
<br />
0,413**<br />
<br />
0,484**<br />
<br />
0,308**<br />
<br />
1<br />
<br />
** Tương quan đạt mức ý nghĩa 0,01<br />
<br />
Kết quả trong Bảng 4 cho thấy các biến độc lập<br />
(HQ, NL, AH, TT, RR) đều có tương quan tuyến<br />
tính với biến phụ thuộc YD (-1 < r < 1), các hệ số<br />
tương quan đều có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,01).<br />
Riêng biến Cảm nhận sự thích thú (TT) có r =<br />
0,484 nghĩa là cảm nhận sự thích thú tác động<br />
mạnh nhất đến ý định sử dụng. Như vậy, việc sử<br />
<br />
dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp, có<br />
thể kết luận các biến độc lập này được đưa vào<br />
mô hình để giải thích cho Ý định sử dụng, hay nói<br />
cách khác là các nhân tố được rút trích nói trên có<br />
ảnh hưởng đến ý định sử dụng ƯDLLMP của<br />
khách hàng tại TP.Long Xuyên.<br />
<br />
81<br />
<br />