Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA<br />
SINH VIÊN CHÍNH QUY KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG<br />
Nguyễn Văn Hậu*, Trần Thanh Vũ**, Hồ Đăng Huy***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên như kiên định học tập, cạnh tranh học<br />
tập, giá trị học tập, động cơ học tâp và phương pháp học tập được lựa chọn để nghiên cứu. Nghiên<br />
cứu này đồng thời kiểm định sự khác biệt về tác động của các yếu tố đến kết quả học tập giữa nhóm<br />
sinh viên nam và nữ, giữa bậc đại học và cao đẳng và giữa sinh viên có hộ khẩu thường trú Bình<br />
Dương và sinh viên tỉnh khác. Nghiên cứu chính thực được thực hiện với kích cỡ mẫu 803 sinh viên<br />
và sử dụng công cụ SPSS và AMOS để đánh giá hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố<br />
khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và SEM nhằm kiểm định sự phù hợp của thang<br />
đo và mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp học tập và kết học tập được<br />
gom lại thành một nhân tố là thành quả học tập, các yếu tố tác động đến thành quả học tập trong<br />
mô hình là kiên định học tập, cạnh tranh học tập, giá trị học tập, động cơ học tập. Các yếu tố trong<br />
mô hình này giải thích được 62.4% sự thay đổi phương sai của thành quả học tập, các thang đo đều<br />
đạt yêu cầu và sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu này giúp các nhà quản trị cũng như<br />
Ban giám hiệu trường đưa ra quyết định phù hợp nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo<br />
để cung cấp dịch vụ giáo dục tốt nhất cho sinh viên, mà cụ thể hơn đó là cơ hội nghề nghiệp được<br />
mở rộng đối với họ sau này.<br />
Từ khóa: yếu tố tác động, kết quả học tập, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương.<br />
<br />
FACTORS AFFECTING REGULAR STUDENTS’ LEARNING OUTCOMES<br />
OF THE FACULTY OFACCOUNTING - FINANCE – BANKING,<br />
BINH DUONG ECONOMICS – TECHNOLOGY UNIVERSITY<br />
ABSTRACT<br />
The factors affecting learning outcomes of students such as learning consistency, academic<br />
competition, worth learning, learning motivation and learning methods were selected to research.<br />
This research concurrently tested the differences in the impact of the factors on learning outcomes<br />
between boys and girls student groups, between university and college students, and students with<br />
permanent residence at Binh Dương and other provinces. The final research was done with the<br />
ThS.GV. Khoa Quản trị, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương<br />
TS.GVC. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương<br />
***<br />
GV. Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương<br />
*<br />
<br />
**<br />
<br />
14<br />
<br />
Các yếu tố . . .<br />
<br />
sample size of 803 students, and using SPSS and AMOS tools to assess Cronbach alpha reliability<br />
coefficient, Exploratory Factors Analysis (EFA), Confirmatory Factor Analysis (CFA) and Structural<br />
Equation Modeling (SEM) to assert the compatibility of scales and research models. The research<br />
results showed that the learing methods and learning outcomes are constituted one factor is learning<br />
achievement. The factors affecting the learing achievement are learning consistency, academic<br />
competition, worth learning and learning motivation. Elements of this model is explained 62.4% of<br />
the change variance of learning achievement, the scales are satisfactory and the appropriateness<br />
of the research model. This research helps administrators and the board of school to make decisions<br />
appropriate to achieve the goal of improving the quality of training to provide the best educational<br />
services to students, but more specifically it is the careers be extended to students later.<br />
Keywords: impact factors, learning outcomes, Binh Duong Economics and Technology<br />
University<br />
<br />
1. TỔNG QUAN VÀ SỰ CẦN THIẾT<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu<br />
rộng vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang<br />
là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các tập<br />
đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Để tận dụng<br />
được cơ hội này, bên cạnh điều chỉnh các<br />
chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn thì việc<br />
chú trọng về đào tạo nguồn nhân lực có chất<br />
lượng đáp ứng được yêu cầu của xã hội là một<br />
trong những trọng tâm mà Đảng và Nhà nước<br />
chúng ta rất quan tâm trong thời gian qua. Cải<br />
thiện chất lượng đào tạo là thách thức đang<br />
đặt ra cho các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các<br />
trường đại học và cao đẳng trong cả nước.<br />
Những kiến thức và kỹ năng có được trong<br />
quá trình học tại cơ sở đào tạo sẽ phản ánh<br />
chất lượng đào tạo của cơ sở đó. Điều này có<br />
nghĩa là kết quả học tập của SV sẽ phản ánh<br />
chất lượng đào tạo.<br />
Trường ĐH KT-KT BD là trường ngoài<br />
công lập hoạt động với mục đích cung cấp tri<br />
thức hiện đại cho xã hội. Phương pháp học tập<br />
tích cực được nhà trường triển khai vào thực<br />
tế giảng dạy cho SV để nâng cao chất lượng<br />
đào tạo. Đây là phương pháp học phù hợp<br />
với xu hướng trên thế giới đang áp dụng. Tuy<br />
<br />
nhiên, phương pháp này đòi hỏi người học<br />
phải chủ động, sáng tạo, quyết tâm và phương<br />
pháp tiếp cận phù hợp do đó nó cũng tạo ra<br />
một số khó khăn cho những SV thiếu hoặc<br />
chưa chuẩn bị tốt. Vì vậy, cần có các nghiên<br />
cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả<br />
học tập của SV, như yếu tố động cơ học tập,<br />
kiên định học tập, giá trị học tập, cạnh tranh<br />
học tập, phương pháp học tập. Mặc dù đã có<br />
một số nghiên cứu tại Việt Nam về xu hướng<br />
này, tuy nhiên các nghiên cứu này được kiểm<br />
định trong môi trường khác biệt so với trường<br />
ĐH KT-KT BD nên kết quả nghiên cứu nếu<br />
áp dụng vào sẽ khó đạt độ chính xác từ đó<br />
ảnh hưởng đến hiệu quả ra quyết định của cấp<br />
quản lý. Thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố<br />
tác động đến kết quả học tập của SV chính<br />
quy khoa KT-TC-NH trường ĐH KT-KT BD”<br />
riêng cho trường ĐH KT-KT BD để nhà quản<br />
lý có kế hoạch kích thích cần thiết làm tăng<br />
hiệu quả học tập cũng như chất lượng đào tạo<br />
của khoa nói riêng và trường nói chung.<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Cơ sở lý thuyết<br />
2.1.1. Kết quả học tập<br />
Kết quả học tập của SV là một khái niệm<br />
15<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
được nhiều nhà nghiên cứu về giáo dục quan<br />
tâm. Kết quả học tập được nhiều người hiểu<br />
là kiến thức, kỹ năng thu nhận của SV, đây<br />
không chỉ là mục tiêu của SV mà còn là sự<br />
quan tâm của nhà trường trong việc cung<br />
cấp cho người học kết quả học tập tốt nhất.<br />
Kết quả học tập tốt có thể hiểu rằng SV sẽ có<br />
nhiều cơ hội việc làm khi ra trường, cũng như<br />
phát triển sự nghiệp sau này.Trong nghiên cứu<br />
này sẽ sử dụng định nghĩa, kết quả học tập của<br />
SV là những đánh giá tổng quát của chính SV<br />
về kiến thức và kỹ năng học thu nhận được<br />
trong quá trình học tập các môn học cụ thể<br />
tại trường (Young & Ctg, 2003 – trích dẫn từ<br />
Nguyễn Đình Thọ & Ctg, 2009, tr.325).<br />
2.1.2. Động cơ học tập<br />
Động cơ giúp thiết lập quá trình và làm<br />
gia tăng chất lượng của quá trình nhận thức<br />
và điều này dẫn đến thành công (Blumenfeld<br />
& Ctg, 2006).Theo Noe (1986), động cơ học<br />
tập của SV được định nghĩa là lòng ham muốn<br />
tham dự và học tập những nội dung của môn<br />
học hay chương trình học. Động cơ học tập<br />
làm tăng kiến thức và kỹ năng thu nhận được<br />
của SV trong quá trình học tập, vì vậy mức<br />
độ cam kết vào việc tích lũy tri thức và ứng<br />
dụng những chiến lược học tập có hiệu quả<br />
(Blumenfeld & Ctg, 2006; Nguyễn Thị Mai<br />
Trang & Ctg, 2008), Do đó, kết quả học tập<br />
của SV cũng tăng lên.<br />
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương<br />
giữa động cơ học tập và kết quả học tập của SV<br />
2.1.3. Kiên định học tập<br />
Tính kiên định là một khái niệm tiềm ẩn<br />
thể hiện thái độ của con người thông qua sự<br />
cam kết, kiểm soát và thử thách trong cuộc<br />
sống (Britt & Ctg, 2001).<br />
Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị<br />
Mai Trang (2011), trong cuộc sống cũng như<br />
trong thời gian theo học đại học, SV thường<br />
<br />
gặp những căng thẳng trong quá trình học tập.<br />
Với những SV có tính kiên định cao trong<br />
học tập, họ có khả năng kiểm soát căng thẳng<br />
trong quá trình học tập của họ. Khả năng này<br />
giúp họ biến đổi những căng thẳng trong học<br />
tập thành những thú vị của cuộc sống trong<br />
quá trình học tập, duy trì và phát triển được<br />
động cơ làm những gì cần làm. Khi SV vượt<br />
qua được những áp lực trong học tập thông<br />
qua việc giải quyết những bài học, bài tập, dự<br />
án và bài thi trên lớp, họ sẽ cảm nhận được vai<br />
trò hướng dẫn của giảng viên cũng như của<br />
việc học hỏi giữa bạn bè với nhau, từ đó tạo<br />
ra kết quả học tập tốt.<br />
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương<br />
giữa tính kiên định học tập và kết quả học tập<br />
của SV.<br />
Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương<br />
giữa tính kiên định học tập và động cơ học<br />
tập của SV.<br />
2.1.4. Giá trị học tập<br />
SV tham gia học tập trong các trường<br />
đại học phải hy sinh nhiều thứ (tiền bạc, thời<br />
gian, giải trí v.v.) với kỳ vọng thu được những<br />
gì có giá trị hơn cho cuộc sống trong tương<br />
lai. Giá trị học tập được thể hiện qua kỳ vọng<br />
về thành đạt trong tương lai (lương, mục tiêu<br />
nghề nghiệp, thăng tiến) mà SV nhận được<br />
khi học tại một trường đại học cụ thể nào đó<br />
(Ledden & Ctg, 2007).<br />
Kỳ vọng thu được giá trị cao hơn khi<br />
hoàn thành chương trình học tại trường nên<br />
SV có xu hướng dồn tâm trí, sức lực và hành<br />
động tích cực khi gặp khó khăn trong học tập,<br />
từ đó họ sẽ có cơ hội nhận được kết quả học<br />
tập tốt hơn.<br />
Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương<br />
giữa giá trị học tập và tính kiên định học tập<br />
của SV.<br />
Giả thuyết H5: Có mối quan dương giữa<br />
16<br />
<br />
Các yếu tố . . .<br />
<br />
Giả thuyết H9: Có mối quan hệ dương<br />
giữa giá trị học tập và cạnh tranh trong học<br />
tập của SV.<br />
Giả thuyết H10: Có mối quan hệ dương<br />
giữa cạnh tranh trong học tập và kết quả học<br />
tập của SV.<br />
2.1.6. Phương pháp học tập<br />
Phương pháp học tập phù hợp sẽ giúp SV<br />
thu nhận kiến thức tốt hơn. Feldman (2011)<br />
đã đề xuất hệ thống học tập P.O.W.E.R cho<br />
SV năm thứ nhất. Hệ thống học tập POWER<br />
gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt của các từ<br />
Prepare (Lập kế hoạch học tập), Organize(Tổ<br />
chức học tập), Work (Thực hiện học tập),<br />
Evaluate (Đánh giá học tập) và Rethink (Suy<br />
nghĩ lại).Một SV có phương pháp học tập tốt,<br />
tích cực, chủ động và sáng tạo thì kết quả học<br />
tập thu nhận được sẽ cao hơn. Đồng thời, với<br />
phương pháp học tập tốt sẽ giúp SV đạt được<br />
hiệu quả trong cạnh tranh học tập.<br />
Giả thuyết H11: Có mối quan hệ dương<br />
giữa cạnh tranh học tập và phương pháp học tập.<br />
Giả thuyết H12: Có mối quan hệ dương<br />
giữa phương pháp học tập và kết quả học tập<br />
của SV.<br />
<br />
giá trị học tập và động cơ học tập của SV.<br />
Giả thuyết H6: Có mối quan hệ dương<br />
giữa giá trị học tập và kết quả học tập của SV.<br />
2.1.5. Cạnh tranh học tập<br />
Cạnh tranh cá nhân là một khái niệm phổ<br />
biến trong lĩnh vực tâm lý học và là một khái<br />
niệm đóng vai trò quan trọng trong quan hệ<br />
xã hội con người (Houston & Ctg, 2002). SV<br />
cạnh tranh trong học tập cao thể hiện họ có<br />
khao khát thành công, khẳng định vị trí của<br />
mình trong xã hôi, từ đó có thể thúc đẩy sự<br />
kiên định trong học tập và động cơ học tập<br />
của SV lên cao nhằm đạt kết quả học tập tốt.<br />
Bên cạnh đó, giá trị học tập có thể được xem<br />
là yếu tố tác động đến sự cạnh tranh trong học<br />
tập của SV vì nếu hoạt động học tập có giá trị<br />
thì họ sẽ nỗ lực để đạt được giá trị càng nhiều<br />
càng tốt nhằm tạo ra sự vượt trội của mình so<br />
với người khác.<br />
Giả thuyết H7: Có mối quan hệ dương<br />
giữa cạnh tranh trong học tập và tính kiên<br />
định học tập của SV.<br />
Giả thuyết H8: Có mối quan hệ dương<br />
giữa cạnh tranh trong học tập và động cơ học<br />
tập của SV.<br />
2.2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết<br />
<br />
Hình 1.1. Mô hình lý thuyết<br />
17<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
2.3. Biến kiểm soát<br />
2.3.1. Yếu tố giới tính<br />
Một nghiên cứu tại thị trường nước<br />
ngoài cho thấy, nữ có tỷ lệ đạt được bằng<br />
cấp có kết quả học tập cao hơn so với nam<br />
(Maldilaras, 2002). Nghiên cứu nàyđưa ra<br />
những kỳ vọng sự khác biệt giữa nam và<br />
nữ về kết quả học tập của SV chính quy<br />
khoa KT-TC-NH trường ĐH KT-KT BD.<br />
Trong các kỳ vọng sau đây đều giả định<br />
mối quan hệ giữa các yếu tố như động cơ<br />
học tập, cạnh tranh học tập, kiên định học<br />
tập, giá trị học tập và phương pháp học tập<br />
với kết quả học tập của SV nữ mạnh hơn<br />
SV nam.<br />
2.3.2. Yếu tố bậc đại học và cao đẳng<br />
Sự khác nhau về bậc học cũng làm SV có<br />
những cảm nhận khác nhau về giá trị học tập,<br />
<br />
hay nói cách khác là giá trị bằng cấp họ nhận<br />
được khi hoàn thành chương trình học. SV<br />
bậc đại học cảm nhận về giá trị học tập của<br />
họ cao hơn bậc cao đẳng, từ đó giúp họ nỗ lực<br />
học tập để đạt kết quả học tập tốt hơn.<br />
2.3.3. Hộ khẩu thường trú<br />
Nhiều nghiên cứu đưa ra những kết luận<br />
khác nhau về sự khác biệt nơi cư trú lên kết<br />
quả học tập của SV. Nghiên cứu của Checchi<br />
& Ctg (2000) và Chon (2000) cho rằng SV<br />
thành phố nơi có trường đại học SV đang<br />
theo học có điều kiện sống và học tập tốt hơn<br />
nên kết quả học tập cao hơn. Nghiên cứu tại<br />
trường ĐH KT-KT BD đưa ra kỳ vọng rằng<br />
SV có hộ khẩu thường trú tại Bình Dương thể<br />
hiện mối quan hệ mạnh hơn giữa các thành<br />
phần trong mô hình lý thuyết so với SV ở<br />
Tỉnh/Thành phố khác.<br />
<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Quy trình nghiên cứu<br />
<br />
Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu<br />
18<br />
<br />