Cách chăm sóc da cho phụ nữ mang thai
lượt xem 31
download
Làn da luôn là mối quan tâm của mọi phụ nữ. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì điều này còn quan trọng hơn rất nhiều, bởi đa phần phụ nữ mang thai đều gặp phải một số vấn đề về da. Sau đây là lời khuyên hữu ích của các chuyên gia giúp phụ nữ có thể giải quyết được những vấn đề thường gặp khi mang thai
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách chăm sóc da cho phụ nữ mang thai
- Cách chăm sóc da cho phụ nữ mang thai Làn da luôn là mối quan tâm của mọi phụ nữ. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì điều này còn quan trọng hơn rất nhiều, bởi đa phần phụ nữ mang thai đều gặp phải một số vấn đề về da. Sau đây là lời khuyên hữu ích của các chuyên gia giúp phụ nữ có thể giải quyết được những vấn đề thường gặp khi mang thai và giúp họ tự tin, yêu đời hơn ngay cả trong giai đoạn bị xem là “nặng nề” này.
- Vấn đề về da trong thời kỳ mang thai cũng là điều khiến nhiều phụ nữ lo lắng.. Trên thực tế có không ít phụ nữ càng trở nên xinh đẹp và quyến rũ hơn khi mang thai. Nhưng đó không phải là tất cả, thế nên, khi mang thai, bạn nên chú ý chăm chút bản thân mình nhiều hơn. Thật vậy, chỉ có một số ít phụ nữ may mắn trở nên xinh đẹp hơn khi mang thai, còn phần lớn những hoạt động nội tiết trong giai đoạn này thường có tác động
- không mấy tích cực đến nhan sắc của các chị em. “Vấn đề da liễu thường gặp nhất ở các phụ nữ mang thai chính là mụn trứng cá. Ngoài ra cũng có nhiều phụ nữ mang thai bị sưng phù, phát ban và da đổi màu, nguyên nhân chính vẫn là do sự thay đổi nội tiết” – Tiến sĩ Ellen Marmur, thuộc Trung tâm Y Tế Mount Sinal, New York cho biết. Hơn nữa, các loại mỹ phẩm dưỡng da mà bạn thường dùng từ trước khi mang thai thường không phù hợp khi mang thai, vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến em bé của bạn. Nhưng thực sự thì mọi chuyện không có gì đáng lo ngại, bạn vẫn có thể trở thành một bà bầu xinh đẹp rạng rỡ nếu biết cách chăm sóc dành riêng cho thời kỳ này. Khi bắt đầu mang thai, bạn cũng cần lên kế hoạch thay đổi những thói quen làm đẹp trước đây – điều này sẽ tốt hơn cho cả bạn và em bé. Làm gì với mụn trứng cá trong thời gian mang
- thai? Thậm chí đã nhiều năm qua da bạn không hề biết đến một cái mụn nào thì bỗng dưng chúng thình lình “ghé thăm” bạn vào một ngày đẹp trời, khi bạn đang hạnh phúc vì được mang trong mình sinh linh bé bỏng. Và tồi tệ nhất là những cái mụn trứng cá đáng ghét này còn có thể sinh sôi nhiều đến mức khiến bạn khó chịu. Mụn trứng cá thường mọc quanh miệng và cằm của phụ nữ mang thai. Các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai thường có chung những vùng da tương đối dễ nổi mụn. Và nếu không điều trị kịp thời thì tình trạng này sẽ có xu hướng ngày càng nặng thêm cho đến khi bạn sinh em bé, thậm chí có thể kéo dài đến khi em bé đã ra đời một thời gian. Mặc dù trên thị trường hiện nay có rất nhiều lựa chọn dành cho bạn nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo các phụ nữ mang thai cần thận trọng và lựa chọn một phương pháp điều trị phù hợp.
- Cụ thể, phụ nữ mang thai không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa thành phần benzoyl peroxide, acid salicylic và retinoid vì nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Sự lựa chọn thông minh chính là các sản phẩm có chứa acid glycolic, acid alpha hydroxy hoặc bất cứ phương pháp điều trị Microdermabrasion (hay còn gọi là phương pháp mài mòn tinh vi) nào tại nhà. Nếu những phương pháp trên vẫn không mang lại hiệu quả như mong đợi, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được kê toa thuốc. Các loại thuốc hay kem bôi da có thành phần erythromycin và acid azelaic đều được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai. Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên dùng thuốc kháng sinh để trị mụn trong thời gian mang thai. Đối với những trường hợp không đạt được kết quả sau khi đã áp dụng nhiều phương pháp trị liệu, có thể bạn nên sử dụng thuốc erythromycin theo chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện tình hình.
- Nhưng dù sao, bạn cũng đừng nên quan trọng hóa vấn đề - điều đó sẽ khiến cho tình trạng của bạn ngày càng tồi tệ thêm. Nếu mụn trứng cá thực sự khiến bạn cảm thấy khó chịu và bất tiện, bạn nên tìm đến chuyên gia da liễu để nhận sự hỗ trợ cần thiết. Thai kỳ có thể "làm xấu đi" làn da của bạn, tuy nhiên đó không phải là điều gì quá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khắc phục tình trạng này bằng cách chuyển sang dùng sản phẩm dành cho da nhờn, hoặc sử dụng phấn trang điểm từ thiên
- nhiên. Cả hai đều giúp hạn chế lượng dầu trên da và không gây kích ứng đối với da mụn. Ngoài ra, bạn nên dùng các sản phẩm giúp cân bằng lượng dầu bên dưới lớp trang điểm để hạn chế tình trạng lượng dầu nhiều quá mức, đồng thời thường xuyên sử dụng giấy thấm dầu để loại bỏ lượng dầu dư thừa được tiết ra. Tình trạng da sần sùi và đổi màu Trong số các vấn đề về da ở phụ nữ mang thai, nám da là tình trạng rất phổ biến nhưng lại gây khó chịu nhất. Dấu hiệu của nám là các mảng tối màu hoặc các vết sắc tố đen xuất hiện trên khuôn mặt. Tình trạng nám da ở phụ nữ mang thai có liên quan đến hormone thai kỳ cộng với việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Viện Da liễu Mỹ cho biết phụ nữ có làn da sẫm màu và mái tóc đen sẽ có nguy cơ bị nám cao hơn.
- Nhưng bất kể da bạn thuộc vào loại nào thì khi mang thai, các vùng da sẫm màu sẽ phát triển mạnh ở khu vực xung quanh núm vú và háng. Thậm chí, nhiều phụ nữ mang thai còn bị Linea nigra ( hay còn gọi là “đường thai kỳ”) - một đường sậm màu chạy từ rốn đến xương mu. Mặc dù vậy, hiện nay vẫn không có bất kỳ một phương pháp điều trị cụ thể nào đối với các vấn đề thay đổi sắc tố da khi mang thai. Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời được xem là phương pháp hàng đầu trong việc giảm sự biến đổi sắc tố, trong trường hợp phải ra nắng, hãy dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da bạn. Trong khi các chuyên gia vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng về mức độ an toàn của các thành phần làm trắng da có trong các sản phẩm chăm sóc xưa nay đối với phụ nữ mang thai (chẳng hạn như hydroquinone), một vài nghiên cứu đã cho rằng thành phần này hoàn toàn đảm bảo an toàn cho phụ nữ
- mang thai. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần acid azelaic cũng như vitamin C, chúng có vai trò rất tốt trong việc ngăn chặn sự biến đổi tự nhiên của các sắc tố da. Tiến sĩ Jamal cũng cho rằng, các sản phẩm kem chống nắng có chứa thành phần đậu nành cũng sẽ có tác dụng tốt trong trường hợp này. Nếu vẫn cảm thấy “không ăn thua”, bạn có thể sử dụng kem phủ hoặc phấn nền có nồng độ sắc tố cao nhằm che đi những vết nám gây mất thẩm mĩ. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn loại sản phẩm có tông màu gần nhất với màu da của bạn và làm các vết nám có vẻ nhạt màu hơn. Ngược lại, nếu bạn chọn loại phấn phủ có màu sáng hơn bình thường, những vết nám trên da bạn sẽ trở nên càng nổi bật hơn.
- Chứng ngứa bụng khi mang thai Chứng ngứa bụng khi mang thai không nguy hiểm và thường kết thúc sau khi bạn sinh em bé, nhưng nó lại khiến nhiều phụ nữ cảm thấy khó chịu. Nếu bạn chỉ bị ngứa thông thường, bạn có thể đến gặp bác sĩ và được hướng dẫn dùng loại kem bôi ngoài da. Bạn cũng có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dùng một miếng vải thấm vào một ít sữa ấm và áp nhẹ nó vào vùng da bị ngứa hoặc cho một nắm bột yến mạch vào bồn tắm với nước ấm (không được quá nóng). Nếu da bạn có kèm theo nổi mẩn ngứa và mọng nước, tốt nhất là nên đến bác sĩ. Đây có thể là một phản ứng tự miễn dịch gọi là gestationis pemphigoid (bệnh pemphigoid ở phụ nữ có thai) hoặc herpesgestationis (bệnh herpes thai nghén). Mặc dù không liên quan đến vi rút herpes nhưng nó vẫn có thể làm tăng nguy cơ sinh non và gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe của em bé sau này, vì vậy bạn nên điều trị càng sớm càng tốt.
- Nhiều phụ nữ vượt qua tình trạng ngứa bụng khi mang thai một cách dễ dàng mà không gặp phải bất kỳ ảnh hưởng xấu nào. Tất cả những gì họ cần chỉ là sử dụng các loại lotion có chứa calamine hoặc các loại kem bôi moisturizer. Nhưng Tiến sĩ Marmur cũng cảnh báo rằng phụ nữ mang thai nên cẩn trọng với các kích ứng da có thể xảy ra, vì vậy, bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong một số trường hợp, ngứa da trong thai kỳ có thể là một triệu chứng cho thấy thai phụ đang mắc phải các bệnh liên quan đến gan, chẳng hạn như cholestasis - bệnh ứ mật trong gan, có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc gây ra một số nguy hiểm cho thai nhi.
- Khi thiên thần nhỏ ra đời, các bà mẹ sẽ thấy đó là điều xứng đáng nhất cho dù làn da có xấu đi đôi chút. Tình trạng rạn da Trước đây, nhiều phụ nữ thường dùng các loại mỡ thực vật lấy từ ca cao để điều trị tình trạng rạn da, nhưng ngày nay thì các sản phẩm này đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Nhưng ngày nay, hầu hết các bác sĩ đều đồng tình
- rằng các vết rạn màu đỏ, xanh, tím hay nâu chia bụng của bạn thành các vết nứt chủ yếu là do di truyền, hầu như bạn không thể phòng ngừa hay ngăn chặn tình trạng này. “Nếu thực sự có một phương thuốc nào có thể ngăn chặn các dấu hiệu rạn da ở phụ nữ mang thai, tôi tin tằng chúng ta đã có thể tìm ra chúng rồi” – Jamal nói. Bác sĩ da liễu Ken Beer cho rằng phụ nữ có thể điều trị rạn da bằng lazer sau khi đã sinh em bé, nhưng nên nhớ rằng phương pháp này sẽ ít nhiều gây cho bạn cảm giác đau. Sau khi em bé được sinh ra, những vết rạn màu đỏ hoặc tím có thể được điều trị bằng lazer xung nhuộm. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều phụ nữ luôn cố gắng tìm mọi cách để ngăn chặn tình trạng rạn da khi mang thai. Nếu bạn cũng muốn như vậy thì các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các loại kem có chứa glycolic acid hoặc những loại có thành phần trà xanh – chúng sẽ có hiệu quả cao nhất trong việc điều
- trị rạn da. Phụ nữ mang thai và việc điều trị nếp nhăn bằng Botox Cuối cùng, điều mà hầu hết các phụ nữ mang thai đều quan tâm là không biết liệu họ có thể sử dụng các phương pháp Botox hoặc Restylane để điều trị nếp nhăn do tuổi tác hay không. Có thể các thẩm mĩ viện đều đảm bảo với bạn rằng nó sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào nhưng theo các chuyên gia thì bạn nên biết, hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy 2 phương pháp trên là an toàn đối với phụ nữ mang thai. Tiến sĩ Marmur nói: “Tôi không khuyên các phụ nữ mang thai sử dụng bất kỳ một phương pháp xóa nếp nhăn nào, kể cả tiêm Botox. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp các phụ nữ đã tiêm Botox điều trị nếp nhăn và sau đó vài tháng, họ phát hiện ra mình mang
- thai, nhưng kết quả là họ vẫn sinh ra những em bé khỏe mạnh hoàn hảo”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chăm sóc trẻ bị bệnh
3 p | 313 | 85
-
Tài liệu: Quy trình chăm sóc thai nghén
12 p | 296 | 61
-
Chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con họ
5 p | 206 | 45
-
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh
5 p | 232 | 35
-
Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P4)
8 p | 138 | 25
-
Cách chăm sóc người cao tuổi
4 p | 167 | 13
-
Vệ sinh chăm sóc da bé mùa hè
7 p | 132 | 11
-
Cách chăm sóc tốt nhất cho từng loại Da
0 p | 127 | 10
-
Cách chăm sóc da trong mùa lạnh
6 p | 122 | 9
-
Bạn đã biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh?
11 p | 118 | 9
-
Chăm sóc da bé mùa hè
5 p | 121 | 7
-
sổ tay 4: chăm sóc con khỏe và sớm phát triển
48 p | 67 | 6
-
Chăm sóc da bằng khăn?
5 p | 75 | 5
-
Thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà
2 p | 99 | 5
-
Sai lầm khi chăm sóc tóc của nam giới
3 p | 65 | 5
-
Chăm sóc da trẻ trong mùa hè
5 p | 120 | 5
-
Da nhờn và cách trị
3 p | 83 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn