intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách chọn giống và chiết cành nhãn

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

354
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay ở Hưng Yên nói riêng, miền Bắc nước ta nói chung có nhiều giống nhãn ngon, trong đó có 3 loại được thị trường ưa chuộng và có giá trị cao nhất đó là: Nhãn đường phèn, nhãn lồng, nhãn hương chi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách chọn giống và chiết cành nhãn

  1. Cách chọn giống và chiết cành nhãn Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Hiện nay ở Hưng Yên nói riêng, miền Bắc nước ta nói chung có nhiều giống nhãn ngon, trong đó có 3 loại được thị trường ưa chuộng và có giá trị cao nhất đó là: Nhãn đường phèn, nhãn lồng, nhãn hương chi. Nhãn đường phèn: Vỏ quả thường dày, màu nâu nhạt, quả nhỏ, khoảng 95 –120 quả/kg, cùi dày, trên cùi có các u nhỏ như cục đường phèn, cùi quả ráo nước, bóc không dính ướt tay, ăn giòn, thơm, vị ngọt sắc, có hậu, sau ăn còn dư vị thơm, ngọt trong miệng, hạt quả nhỏ, có màu nâu ánh đỏ, thường có các vết nhăn, loại nhãn này rất được thị hiếu người tiêu dùng ưa chuộng. Nhãn lồng: Quả to, 65–80 quả/kg, khi chín ăn giòn, vị ngọt đậm, vỏ tương đối dầy, cùi dày, các múi lồng vào nhau ở đỉnh quả, mặt ngoài cùi có hình thành các nếp nhăn, múi bóng nhẵn, hạt màu nâu đen, bán làm quà có giá trị cao. Nhãn hương chi: Quả to, 60–75 quả/kg, vỏ quả mỏng màu nâu sáng, cùi dầy, ăn giòn, độ ngọt và giá trị kém nhãn đường phèn và nhãn lồng, nhưng ngon, ít có hiện tượng ra quả cách năm. Vì vậy khi chọn và nhân giống nhãn nên chọn một trong 3 loại nhãn này. Chọn cành chiết ở những cây mẹ đã thành thục, thường cho năng suất quả cao ổn định, ở độ 10 – 20 năm tuổi, cây không bị nhiễm các loại sâu
  2. bệnh đặc biệt là bệnh virus. Chọn chiết những cành la, cành bánh tẻ, chiều dài cành 50 – 70cm, đường kính gốc cành 1,0 – 1,5cm, cành nằm ngoài tán, có phẩm cấp cành cao, không ra hoa, ra quả, cành được phát triển trong năm hoặc năm trước. Như vậy cây con sẽ có sức sống khỏe, sớm cho quả. Chiết cành: Chiết cành vẫn là phương pháp nhân giống khá phổ biến đối với nhãn, vải ở nhiều nơi. Ưu điểm là cây con nhanh ra quả, giữ nguyên được đặc tính quí của cây mẹ (năng suất, chất lượng...), cây thường có bộ tán thấp, ít bị ảnh hưởng của gió bão, thuận tiện cho chăm sóc và thu hoạch. Nhưng có nhược điểm hệ số nhân thấp, tuổi thọ cây không cao... Tuy nhiên tại vùng nhãn tổ Phố Hiến – Hưng Yên có rất nhiều cây nhãn trồng bằng cành chiết đã trên 40 năm tuổi vẫn sinh trưởng khỏe, cho năng suất và chất lượng cao. Chiết cành nhãn thường chiết vào 2 thời vụ: Thời vụ 1: Chiết tháng 8 – 10, tốt nhất giâm cành trước trồng hoặc có thể trồng ngay vào tháng 2–3. Đây là thời vụ trồng tốt nhất. Thời vụ 2: Chiết tháng 2–4, trồng tháng 8 – 9. Thời vụ này bắt buộc phải giâm cành trước trồng, mới đảm bảo tỷ lệ cây sống cao.
  3. Kỹ thuật chiết cành: Chọn ngày không mưa, không nắng nóng gay gắt, chiết cành vào buổi sáng. Dùng dao sắc khoanh vỏ cách gốc cành 10 – 15cm, chiều dài khoanh vỏ dài bằng 1,5 – 2 lần đường kính gốc cành chiết (khoảng 2 –3 cm). Tách bóc lớp vỏ ngoài, cạo sạch lớp vỏ trắng đến sát gỗ, dùng giẻ lau sạch có thể bó bầu ngay, nhưng tốt nhất sau bóc vỏ phơi cành 2 – 3 ngày, trước khi bó bầu cạo lại lớp vỏ lần nữa. Để tăng năng suất lao động, thao tác chuẩn xác, hiệu quả cao, người làm vườn nên mua bộ dao khoanh và kìm tách vỏ cành chuyên dụng có bán sẵn trên thị trường. Bó bầu: Dùng rơm rác mục trộn với đất ruộng màu khô hoặc đất bùn ao phơi ải đập nhỏ, trộn nhuyễn với nước sạch, đến độ ẩm 70% (nắm chặt hỗn hợp đất chỉ thấy vài giọt nước rỉ qua kẽ ngón tay) là đảm bảo bó bầu được. Chú ý khi bó phải bó chặt tay, đảm bảo bầu có đường kính 7 – 8cm, chiều cao 10 – 12cm. Cuối cùng dùng giấy nilon trắng bao kín đầu, buộc chặt hai đầu bằng dây lạt mềm, duy trì độ ẩm thường xuyên trong bầu bằng tưới nước bổ sung nếu quá khô. Tùy từng thời vụ, sau chiết 50 –80 ngày quan sát qua lớp nilon thấy có rễ trắng mọc ra kín dần bầu, sau chuyển màu vàng nâu lúc này cần cưa cành đưa ra vườn ươm, xếp từng cành theo luống, làm giàn che bớt ánh nắng (tạo ánh nắng tán xạ). Dùng đất phù sa sông hoặc đất ruộng trồng khoai tây, đậu tương lấp kín bầu trên luống ươm, tưới giữ ẩm hàng ngày, sau giâm 12 – 15 ngày, rỡ bớt giàn che, tăng dần lượng ánh sáng cho cây thích ứng dần với điều kiện tự nhiên, đến ngày thứ 30 tưới thúc nhẹ bằng nước phân chuồng pha loãng, chú ý phòng trừ sâu, bệnh và cắt tỉa tạo tán trước khi trồng. Đến thời vụ nhấc nhẹ từng bầu vận chuyển đi trồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2