intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách dạy bé biết chia sẻ đồ chơi

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

133
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có bạn đến chơi, cu Tí vui lắm. Thế nhưng, chỉ được một lúc, Tí và bạn bắt đầu cãi nhau và xông vào giành chiếc ôtô tí hon màu đỏ. Cậu bé nhất định không cho bạn mượn chơi vì đấy là món đồ nó thích nhất. Theo Nora Newcombe, chuyên gia tâm lý ở Đại học Temple, Mỹ, các bé tuổi mầm non thường cho mình là trung tâm. Và một trong những cách để chúng khẳng định sự độc lập là giữ chặt món đồ của mình. Nếu muốn rèn cho con tính rộng lượng, biết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách dạy bé biết chia sẻ đồ chơi

  1. Cách dạy bé biết chia sẻ đồ chơi Có bạn đến chơi, cu Tí vui lắm. Thế nhưng, chỉ được một lúc, Tí và bạn bắt đầu cãi nhau và xông vào giành chiếc ôtô tí hon màu đỏ. Cậu bé nhất định không cho bạn mượn chơi vì đấy là món đồ nó thích nhất. Theo Nora Newcombe, chuyên gia tâm lý ở Đại học Temple, Mỹ, các bé tuổi mầm non thường cho mình là trung tâm. Và một trong những cách để chúng khẳng định sự độc lập là giữ chặt món đồ của mình. Nếu muốn rèn cho con tính rộng lượng, biết chia sẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số gợi ý sau: - Để bé thấy bạn là người biết chia sẻ: Trẻ thường làm những gì chúng thấy bố mẹ mình làm. Bởi thế, bạn hãy làm gương nếu muốn rèn cho con tính gì. Chẳng hạn, vợ chồng
  2. bạn cùng chia nhau xem những mục, mảng khác nhau của một tờ báo và giải thích với con: "Bố và mẹ chia sẻ tờ báo này cho nhau. Mẹ sẽ xem tin thời sự còn bố sẽ xem mục kinh tế. Khi đọc xong, bố mẹ sẽ đổi cho nhau". - Dạy con "quy tắc vàng": Bé sẽ biết chia sẻ đồ nếu nó hiểu được tại sao nên làm vậy. Bạn hãy giải thích để bé hiểu sự hào phóng của nó sẽ làm cho người khác thấy vui vẻ, ví dụ: "Con có nhớ lần trước con đã vui thế nào khi được bạn Mít nhường cho chơi với chiếc ôtô mới của bạn ấy không? Và chắc chắn, bạn Mít cũng sẽ rất hạnh phúc nếu con cho bạn mượn chiếc xe lửa của mình một lúc". - Cho bé một chút "đặc quyền": Trước khi chơi, cho bé cất đi những đồ chơi mình yêu thích. Chị Giang, một bà mẹ có hai cô con gái chia sẻ kinh nghiệm: Trong nhà, chị đặt ra một chỗ để đồ chung, nơi sẽ giữ tất cả những đồ chơi mà ai sử dụng cũng được, còn một số thứ đặc biệt, theo ý thích của từng con sẽ được cất riêng ở phòng ngủ của mỗi đứa. Bạn cũng có thể nhắc nhở con biết chia sẻ bằng cách này khi nói: "Con vẫn là người chơi những đồ này đầu tiên, sau đó, con sẽ cho bạn khác được chơi cùng nhé".
  3. - Biểu dương khi bé biết chia sẻ: Bạn hãy biểu lộ cho con biết khi nó làm một điều tốt, chẳng hạn, nói với bé: "Hôm qua mẹ rất hài lòng khi thấy con cho em Gấu mượn hộp màu. Như thế, cả con và bạn đều vui mà lại cùng có những bức tranh rất đẹp với nhiều màu sắc khác nhau". Bạn cũng có thể thưởng cho con những thứ nho nhỏ nhưng thật cụ thể, chứ không cần phải là đồ chơi đắt tiền, chẳng hạn như để bé chọn món cho bữa tối hôm đó hay đưa con đến công viên bé thích. Bố mẹ cũng nhớ khi thưởng con phải luôn kèm theo lời khen cụ thể về điều bé đã làm được. - Kiên nhẫn và đừng kỳ vọng quá nhiều: Để bé học được tính rộng lượng cần cả một thời gian dài. Bạn chớ nản lòng khi thấy con chưa tiến bộ, thậm chí còn thụt lùi. Cứ kiên trì thực hiện các cách trên, sớm hay muộn bạn sẽ thấy những dấu hiện tốt ở bé. Cách ứng xử trước "cuộc chiến" giành đồ chơi của trẻ Nếu thấy con và bạn tranh giành nhau một món đồ chơi, bạn chớ vội can thiệp bởi chúng có thể tự giải quyết việc này. Ngay cả khi bé gọi mẹ và "tố cáo": "Bạn Bim lấy đồ
  4. của con" thì cũng không hẳn là trẻ muốn mẹ đòi lại đồ cho mình mà chỉ vì nó cần một đồng minh. Bạn có thể làm bé yên tâm bằng cách nói: "Mẹ biết con buồn vì điều này. Nhưng sao con không chơi với gấu Misa trong lúc nhường bạn chơi búp bê". Nếu vấn đề chưa được giải quyết, bạn có thể khơi gợi: "Hai con có thích chơi cùng nhau không?" hay "Giờ con chưa muốn cho bạn mượn chiếc xe lửa nhưng chắc lát nữa thì được chứ?" Nếu bé vẫn cương quyết không chịu nhường nhịn, bạn có thể đưa ra lựa chọn: "Con sẽ cho bạn mượn đồ chơi hay để mẹ cất nó đi và không ai được đụng đến nữa nhé!" rồi để cho bé quyền quyết định. Ngoài ra, bạn có thể đề nghị hai đứa trẻ cùng chơi chung với nhau bằng cách tạo một trò chơi mới. Bạn chỉ nên can thiệp khi một trong hai bé mất bình tĩnh hay bị đau, nhưng nhớ phải thật bình tĩnh và nhẹ nhàng nếu không muốn làm mọi việc căng thẳng hơn. Ngoài ra, chớ chì chiết hay "gắn nhãn" cho con bằng những từ như: "Con thật là ích kỷ" hay "Con tệ quá".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2