Cách làm khung và bản lề
lượt xem 4
download
Mary Todd Glaser - Giám đốc Bộ phận bảo quản giấy, Trung tâm Bảo quản Tư liệu Đông Bắc Khi đóng khung vật tạo tác bằng giấy, việc sử dụng đúng chất liệu là rất cần thiết, bìa các-tông để làm khung phải ổn định về mặt hóa chất và có thuộc tính lão hóa tốt. Thuộc tính này còn được gọi là chất lượng lưu trữ hoặc bìa không có axít và được các nhà bảo quản bán ra. Chúng không có chất gỗ và trung tính pH và thường là hơi kiềm một chút. Phương thức và chất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách làm khung và bản lề
- Cách làm khung và bản lề Mary Todd Glaser - Giám đốc Bộ phận bảo quản giấy, Trung tâm Bảo quản Tư liệu Đông Bắc Khi đóng khung vật tạo tác bằng giấy, việc sử dụng đúng chất liệu là rất cần thiết, bìa các-tông để làm khung phải ổn định về mặt hóa chất và có thuộc tính lão hóa tốt. Thuộc tính này còn được gọi là chất lượng lưu trữ hoặc bìa không có axít và được các nhà bảo quản bán ra. Chúng không có chất gỗ và trung tính pH và thường là hơi kiềm một chút. Phương thức và chất liệu để gắn vật tạo tác vào khung cũng rất quan trọng. Phương thức truyền thống là đóng bản lề vật thể bằng giấy Nhật và hồ bột. Gần đây, việc bồi ở các góc và dùng dải giấy ở mép đã được ưa chuộng bởi vì chúng được dùng mà không cần dán chất keo vào vật thể. Đóng khung kiểu cửa sổ Đóng khung kiểu cửa sổ là cách đóng truyền thống đối với công trình nghệ thuật hoặc vật tạo tác có giá trị trên giấy. Một khung bao gồm một tấm bìa ở phía trên cùng có cửa sổ và một bìa các tông (xem hình 1). Hai tấm bìa buộc lại với nhau bằng một dải băng vải dọc theo một mép, thường là mép trên cùng. Chức năng của cửa sổ là để có thể nhìn thấy vật thể trong khi khung bảo vệ cho nó không bị nhấc lên hoặc tách rời ra khỏi vật liệu xung quanh.
- Thông thường khung dành cho công trình nghệ thuật được làm bằng vải vụn, vải bông hoặc lanh. Ngày nay bảo tàng vẫn thích sử dụng bìa cứng làm từ vải vụn hơn, tuy nhiên giới bảo quản đã chấp nhận cả hai loại bìa làm từ gỗ và bìa không có chất gỗ. Bìa đóng khung dù là loại nào cũng thường được bổ sung chất liệu kiềm nhằm trung tính bất kỳ một axít nào mà trải qua thời gian chúng có thể hấp thụ. Điều quan trọng là phải khẳng định chất lượng của bìa bằng cách hỏi nhà cung cấp và đọc tài liệu mô tả mà nhà sản xuất cung cấp. Bìa bốn lớp là độ dày thường được sử dụng để đóng khung. Các công trình nghệ thuật lớn hơn hoặc có thành tố lồi lên như dấu niêm phong có thể yêu cầu bìa dầy hơn để vừa phần cửa sổ của khung. Bìa dầy hơn bốn lớp có thể kiếm từ nhà cung cấp vật liệu bảo quản hoặc có thể tạo ta bằng cách ép dính hai hoặc vài tấm bìa bốn lớp lại với nhau. Cũng có thể sử dụng khung kiểu chậu rửa (xem hình 3). Loại khung này được cấu tạo bằng cách dán những dải bìa (thường là mảnh vụn) bảo quản vào bìa sau để tạo ra một cái hốc hay còn gọi là “chậu rửa” mà vật thể sẽ được đặt ở trong đó. Cấu trúc chậu rửa được che khuất bởi phần khung cửa sổ. Có thể đặt khung của thợ chuyên làm khung ảnh, tuy nhiên nếu tự làm sẽ tiết kiệm được tiền. Công việc đòi hỏi sự khéo léo là tạo một cửa sổ mở trông cân đối, thông thường là tạo xiên (cắt nghiêng về một bên). Với việc thực hành nhiều, một người lành nghề có thể tạo được cửa sổ xiên bằng dao thường, nhưng dùng một dụng cụ chuyên để cắt khung thì sẽ làm đơn giản được tiến trình rất nhiều. Trên thị trường có một số loại dao cắt khung. Loại dao tốt nhất là loại
- dễ sử dụng nhất đối với người ít kinh nghiệm. Loại dao cắt khung như vậy đắt nhưng kinh tế nếu như việc cắt khung là công việc tiến hành thường xuyên. Gắn bản lề Gắn bản lề là cách thông thường để lồng một vật thể vào khung cửa sổ. Công trình nghệ thuật được gắn bản lề thường là vào gáy bìa chứ không bao giờ vào mặt sau của cửa sổ, gắn bằng giấy Nhật và hồ bột. Như đã chỉ ra ở hình 1 và 2, một phần của bản lề được gắn vào vật thể và phần kia gắn vào gáy bìa. Bản lề cho phép tháo gỡ công trình nghệ thuật ra khỏi bìa một cách dễ dàng nếu như cần thiết. Trong bất kỳ trường hợp nào không được gắn trực tiếp vật thể vào khung. Các cách gắn bản lề sẽ được trao đổi ở cuối bài viết này Giấy gắn bản lề Giấy Nhật chất lượng cao, đôi khi được gọi là giấy dâu tằm làm bản lề rất tốt bới vì nó dai, không cồng kềnh và không mất màu hoặc xuống cấp cùng với thời gian. Theo truyền thống giấy này được làm bằng tay, nhưng ngày nay Nhật xuất khẩu máy làm giấy có chất lượng tương xứng. Loại giấy này có trọng lượng và tên khác nhau. Tên không cố định và không đảm bảo lượng sợi có trong giấy. Một vài loại giấy Nhật có chứa bột gỗ và không thích hợp cho mục đích bảo quản. Để an toàn, dùng giấy làm từ sợi kozo và mua giấy này từ những nhà cung cấp vật liệu bảo quản chứ không mua của nhà cung cấp giấy hay vật liệu nghệ thuật nói chung.
- Bản lề có thể được cắt hoặc xé. Một số nhà bảo quản cho rằng gờ được xé như sợi sẽ giữ được chắc hơn. Gờ được xé sẽ tạo ra phụ kiện không nhìn thấy rõ trên giấy mỏng hay giấy trong. Loại bản lề Hình 1 và 2 cho thấy hai loại bản lề phổ biến. Bản lề gấp (hình 1) bị che khuất dưới vật thể. Chúng được sử dụng khi vật thể được trưng bày, có nghĩa là các cạnh của công trình nghệ thuật được mở ra. Tai bản lề (hình 2) sử dụng hai mảnh giấy tạo thành chữ “T”. Đáy của chữ T được gắn vào mặt trái của vật thể, phần trên gắn vào gáy bìa thường là bằng một mảnh giấy hình chữ thập. Vì mẩu giấy này không chạm vào vật thể, không phải dùng giấy Nhật hoặc hồ. Có thể dùng băng dính thương mại, nhưng tốt nhất là dùng sản phẩm có tính “lưu trữ” do nhà cung cấp vật liệu bảo quản bán. Hình 1
- Hình 2 Hình 3 Đặt vị trí, kích thước và một số loại bản lề Bản lề thường được đặt ở cạnh trên cùng của công trình nghệ thuật. Nếu vật thể nhỏ, bản lề ở mỗi một góc phía trên sẽ đủ khả năng nâng đỡ. Vật thể lớn
- hơn hoặc những thứ làm bằng giấy nặng sẽ cần thêm một vài bản lề được đặt cách đều nhau dọc theo cạnh trên cùng. Nếu như vật thể được trưng bầy (với các cạnh mở ra) thì cần có thêm bản lề ở góc dưới hoặc dọc theo các cạnh. Đối với tờ giấy to có khả năng bị cuộn cần phải có vài bản lề nhỏ trên mỗi cạnh nếu chúng được trưng bầy. Số lượng và kích cỡ của bản lề cũng như trọng lượng của giấy bản lề phụ thuộc vào trọng lượng và kích cỡ của vật thể được đóng khung. Nếu như khung phủ hết các cạnh của vật thể để giữ nó ở một vị trí cố định thì sẽ cần ít bản lề hơn. Bản lề phải nhỏ, bề ngang dưới 3 inch. Phần của bản lề được gắn vào vật thể phải có độ rộng dưới 1/2 inch. Sử dụng vài bản lề nhỏ thì tốt hơn là ít bản lề to. Bản lề to hoặc một dải giấy vắt ngang cạnh trên cùng có thể hạn chế các chuyển động tự nhiên của giấy và kích thích rippling. Chất keo gắn bản lề Chất keo gắn bản lề phải đạt được 3 tiêu chuẩn mà luôn tồn tại với thời gian + Đủ độ bền: Chất keo dính phải giữ được vĩnh viễn + Không có xu hướng ngả màu: Nó không được chuyển màu vàng hoặc màu tối + Tính thuận nghịch: Nó phải hòa tan được trong nước để có thể tháo gỡ bản lề một cách dễ dàng với một lưựong ẩm tối thiểu thậm chí sau vài năm.
- Rất ít chất keo gắn thương mại đạt được cả 3 tiêu chí trên. Các nhà bảo quản thường tìm thấy vết ố bẩn từ bằng dính và các chất keo dính như chất dính cao su, keo động vật. Có chất keo dính thương mại mà không gây bẩn, nhưng nó lại không bền boặc không dễ dàng khi tháo gỡ. Loại băng dính lưu trữ được sử dụng trong những năm gần đây do các nhà cung cấp vật liệu bảo quản bán có lẽ là ổn định hơn các sản phẩm thương mại khác. Tuy nhiên, chúng ta chưa biết đến thuộc tính lão hóa của nó, vì vậy cho đến nay việc sử dụng cho vật thể có giá trị chưa được khuyến cáo. Chuyên gia bảo quản khuyến cáo loại hồ tự tạo từ bột nguyên chất của lúa mì, thường là bột mì hoặc bột gạo. Nhà cung cấp vật liệu bảo quản có thể cung cấp vật liệu này dưới dạng bột. Sau đây là công thức hồ bột và chỉ dẫn làm hồ bằng lo vi sóng. Hồ bột Chú ý: Tất cả dụng cụ để làm hồ đều phải sạch. Chúng không được dùng cho các mục đích khác nhất là không được để nấu nướng. 1- Đổ một phần bột mì hoặc bột gạo và bốn phần nước sạch vào một cái nồi hoặc ngăn trên của nồi hấp. Đồ để nấu nên là loại được tráng men, thép không bám bẩn hoặc lót nhựa dẻo chứ không phải bằng nhôm. 2- Trộn đều. Một số người để hỗn hợp đó trong vòng 20 phút rồi mới nấu. 3- Nấu ở mức lửa trung bình, quấy liên tục bằng một dụng cụ đánh trứng kim loại. Nếu dùng nồi hấp, phần trên không được chạm vào nước ở phần dưới.
- 4- Khi hồ bắt đầu đặc (điều này thường không xảy ra ngay), vặn nhỏ lửa và tiếp tục quấy. Khi hồ đặc, nó sẽ trở nên cứng và khó quấy hơn. Khi điều này xảy ra, có thể dùng một thìa gỗ thay thế cho dụng cụ đánh trứng. Thìa và dụng cụ quấy không được dùng cho thức ăn. 5- Quấy cho đến khi hồ đặc và đục và chảy ra khỏi thìa theo mảng. Thường phải mất khoảng nửa tiếng để đến được giai đoạn. 6- Đổ hồ ra một cái bình đựng hoặc một hộp thủy tinh có nắp và để cho nguội. Hồ phải nguội rồi mới đựơc lọc và dùng. 7- Lọc và làm loãng là cần thiết bới vì hồ trở nên cứng và dai như cao su khi nó nguội. Lọc số lượng hồ đủ để dùng. Có thể dùng máy lọc bằng nhựa,vải thưa hoặc máy lọc hồ của Nhật. 8- Trộn nước sạch vào hồ, đổ ít một cho đến khi hồ đạt được đủ độ sệt. Nếu chỉ cần một lượng hồ ít thì có thể dùng Cook “n” Stir đã từng được Tefal sản xuất, nhưng bây giờ rất khó tìm đồ này trong cửa hàng. Nếu bạn dùng Cook “n” Stir, hãy đặt nó ở nơi cao và nấu hỗn hợp bột-nước trong nửa tiếng. Cẩn thận: Chỉ dùng Cook “n” Stir với lượng hồ ít. Quá nhiều hồ có thể làm cho máy bị vỡ khi hồ đặc. Vì tủ lạnh có thể làm hồ mất đi độ dính, nên để hồ trong nhiệt độ của phòng. Tốt nhất là làm từng mẻ nhỏ vì hồ không thể để quá một tuần. Có thể cho chất bảo quản vào, nhưng chất này độc và không nên dùng ở nhà. Hồ bột làm bằng lò vi sóng
- Sản phẩm Trường Đại học (University Products), nhà cung cấp vật liệu bảo quản đã đưa ra một công thức làm hồ nhanh và dễ trong sách. Công thức này rất lý tưởng nếu chỉ thi thoảng dùng hồ và dùng với số lượng ít. Nếu cần, lọc hồ trước khi dùng. Cho một thìa con bột mì vào hộp đựng an toàn lò vi sóng và 5 thìa nước, quấy và đặt hỗn hợp vào trong lò. Lò phải sạch.Vặn lò ở mức cao từ 20-30 giây, bỏ hồ ra và quấy. Lại đặt vào lò và bật lò từ 20-30 giây. Bỏ ra và quấy. Làm lại quá trình này vài lần cho tới khi hồ cứng và đục. Nếu làm hồ trong lò vi sóng với số lượng nhiều, tăng thời gian nấu giữa các lần quấy lên. Hồ nên để nguội trước khi dùng. Một loại hồ đơn giản khác: xen-lu-lô-za mêtyl Xen-lu-lô-za mêtyl, thành phần chính trong hầu hết hồ dán giấy tường thương mại được dùng cho mục đích bảo quản nếu sử dụng ở dạng nguyên chất. Có thể kiếm chất này từ nhà cung cấp vật liệu bảo quản dưới dạng bột trắng và không cần phải nấu. Cho một thìa cà phê bột xen-lu-lô-za mêtyl vào 1/2 cốc nước sạch, quấy đều và để yên trong vài giờ. Dùng nước sạch để làm loãng tới độ đậm đặc của nước xốt. Xen-lu-lô-za-mêtyl không chắc như hồ bột nhưng đủ độ dính kết để giữ vật thể có kích thước vừa phải. Có thể để hồ xen-lu-lô-za mêtyl trong vài tuần mà không cần tủ lạnh. Các bước gắn bản lề Trước khi gắn bản lề, cần phải chuẩn bị những thứ sau: + Khung cửa sổ đã hoàn thành.
- + Giấy bản lề (giấy Nhật kozo) xé hoặc cắt thành dải. + Một đĩa hồ bột nhỏ có độ sền sệt như nước xốt. + Một bàn chải lông cứng, tốt nhất là có độ rộng từ 3/8 tới 1/2 inch. + Một số mảnh giấy thấm trắng, sạch khoảng độ 2x3 inch. + Một miếng giấy thấm to hơn để phết hồ lên. + Những miếng giấy báo nhỏ silic, giấy sáp hoặc pô-li-ét-te sợi (Hollytex hoặc Reemay), cùng cỡ với miếng giấy thấm. Giấy báo hoặc pô-li-ét-te sợi có ở các nhà cung cấp vật liệu bảo quản. + Một vài vật thể có trọng lượng, ít ra mỗi vật thể nặng 1 pao (2 pao thì tốt hơn). Có thể đặt làm vật thể đè trọng lượng bằng chì có bề mặt phẳngvà bọc vải để chúng không gây xước. Vật đè trọng lượng fishing hoặc túi đạn chì có thể được đặt ở phía trên những mảnh kính nhỏ hoặc chất liệu tổng hợp. + Băng dính lưu trữ để gắn phần trên của bản lề vào gáy bìa (ví dụ: Lineco Framing/Hinging Gummed Paper Tape). + Không bắt buộc: cái kẹp để cầm bản lề ướt. Gắn bản lề 1- Làm một cái khung. Gắn phần cửa sổ của khung vào gáy bìa bằng một dải băng dính sao cho cửa sổ và gáy thẳng hàng.
- 2- Đặt vật thể quay về phía gáy khung và kiểm tra xem nó có ở giữa cửa sổ không. Đè trọng lượng lên vật thể để nó không chuyển động. Để bảo vệ bề mặt của vật thể, lót một tờ giấy thấm xuống dưới vật đè trọng lượng. Đánh dấu gáy bằng bút chì mờ để chỉ ra vị trí của các góc trên. 3- Tháo vật thể ra khỏi khung và đặt nó úp xuống một bề mặt sạch. 4- Nếu sử dụng bản lề pendant, bôi hồ bột lên một cạnh của nhãn và dán nhãn đó vào mặt trái của vật thể tại các góc phía trên. Khi đã gắn xong bản lề, đập nhẹ bằng giấy thấm hoặc chất liệu thấm nước để làm giảm độ ẩm dư thừa và dán. Đặt một tờ giấy thấm nhỏ và vật đè nặng trên mỗi bản lề và để đó choi đến khi bản lề hoàn toàn khô. Vì lúc đầu có thể giấy thấm dính vào bản lề nên khoảng một phút lại thay giấy thấm một lần. Nhét một miếng giấy báo hoặc pôliétte không dệt (Hollytex hoặc Reemay) vào giữa bản lề và giấy thấm sẽ ngăn cản được sự dính kết. Có thể dùng giấy sáp da dụng cho mục đích này, mặc dầu có xu hướng bị nhăn. Để ít nhất là một tiếng cho bản lề khô. Thay giấy thấm liên tục sẽ đẩy nhanh quá trình cũng giống như việc sấy khô giấy thấm trong lò vi sóng trong vài giây trước khi sử dụng. Bản lề gấp có thể được gắn vào mặt trái của vật thể theo cách tương tự. Sau khi khô, chúng được gấp lại phía dưới vật thể, được gắn vào gáy bìa như trong hình vẽ 1 và được đè trọng lượng một lần nữa. Bản lề gấp có thể dính vào nhau khi chúng khô chỉ trừ phi nhét giấy hoặc pôliét te vào giữa hai phần của bản lề. Phải mất thời gian, sự kiên trì và thực hàn h, sau đó bạn sẽ thấy việc gắn bản lề là dễ dàng.
- Đóng khung không cần bản lề Trong những năm gần đây một số viện bất đắc dĩ khi phải dán chất keo dính vào vật tạo tác đặc biệt là những vật có giá trị. Đóng khung không cần chất keo dính có thể được tiến hành bằng sự gia cố ở các góc hoặc các dải băng ở cạnh. Những miếng nhựa ổn định về mặt hóa chất (phim pôliétte) hoặc giấy lưu trữ có sẵn trên thị trường để đóng khung ảnh. Mặc dù các góc ảnh rất phù hợp cho nhiều loại ảnh và cho các công trình nghệ thuật nhỏ trên giấy, song chúng lại quá nhỏ nên không đỡ được các vật thể lớn. Những góc phong bì lớn hơn (làm từ giấy gấp hoặc các dải băng đan chéo các góc tạo ra sự nâng đõ tốt hơn nhưng chúng không thể dấu được phía dưới khung trừ phi nhiều phần của vật thể cũng bị dấu. Dải phim pôliétte được đặt chéo nhau qua các góc trong suốt và vì vậy không nhì thấy rõ như là dùng giấy thường gia cố, nhưng chúng vẫn sáng bóng. Sử dụng dải pôliétte dệt đục là một cách thay thế. Chất liệu này có bề mặt mờ và không lộ liễu như phim pôliétte. Hugh Phibbs, Điều phối viên Dịch vụ đóng lồng khung (Matting and Framing Services) tại Triển lãm Nghệ thuật Quốc gia Washington (National Gallery of Art in Washington) đã đưa ra cách cải tiến đóng khung không cần chất keo dính. Ông tổ chức hội thảo theo định kỳ và ý kiến của ông được đăng trên Tạp chí Đóng khung ảnh (Picture Framing Magazine) hàng tháng. Một trong số các bài báo này được trích dưới đây. Tài liệu gợi ý đọc
- Munro, Susan Nash. "Window Mats for Paper Objects." Washington: National Park Service Conserve O Gram 13/1, 1993. Phibbs, Hugh. "Preservation Matting for Works of Art on Paper." A Supplement to Picture Framing Magazine (Feb. 1997). Phibbs, Hugh. "Reinforcements for Support Strips." Picture Framing Magazine (Jan. 1998). Phibbs, Hugh. "Stable Support for Overmatted Artwork." Picture Framing Magazine (Dec. 1997). Smith, Merrily A. Matting and Hinging of Works of Art on Paper. Washington: Library of Congress, 1981. Nguồn cung cấp Danh sách này không liệt kê toàn bộ nhà cung cấp. Chúng tôi gợi ý bạn lấy thông tin từ những người bán hàng để có thể so sánh giá cả và có thể tiếp cận được nhiều loại sản phẩm đang có. Danh sách đầy đủ tên nhà cung cấp có thể lấy từ NEDCC. Xem phần Technical Leaflets của trang web NEDCC: www.nedcc.org hoặc liện hệ với NEDCC để có được phiên bản cập nhật nhất.
- Bìa khung: Archivart 7 Caesar Place P.O. Box 428 Moonachie, NJ 07074 Telephone: (201) 804-8986 University Products 517 Main Street P. O. Box 101 Holyoke, MA 01041 Toll Free: (800) 628-1912 Telephone: (413) 532-3372 Toll Free Fax: (800) 532-9281 Fax: (413) 432-9281 E-mail: info@universityproducts.com http://www.universityproducts.com Giấy Nhật Kozo A&W Crestwood 205 Chubb Avenue Lyndhurst, NJ 07071 Telephone: (201) 438-6869 Fax: (201) 804-8320
- Hiromi Paper International 2525 Michigan Avenue, Unit G9 Santa Monica, CA 90404 Telephone: (310) 998-0098 Fax: (310) 998-0028 Paper Nao 4-37-28 Hakusan Bunkyo-Ku Tokyo 112-0001 JAPAN Telephone: 03-3944-4470 Fax: 03-3944-4699 Cung cấp phụ liệu bảo quản (bột làm hồ, bột mêtyl cellulose, pôliétte và giấy không chứa silic) Gaylord Bros P. O. Box 4901 Syracuse, NY 13221-4901 Toll Free: (800) 448-6160 Toll Free: (800) 428-3631 (Help Line) Toll Free Fax: (800) 272-3412 http://www.gaylord.com Light Impressions P.O. Box 787
- Brea, CA 92822-0787 Toll Free: (800) 828-6216 Fax: (800) 828-5539 http://www.lightimpressionsdirect.com Talas 568 Broadway New York, NY 10012 Telephone: (212) 219-0770 Fax: (212) 219-0735 URL: www.talas-nyc.com University Products 517 Main Street P. O. Box 101 Holyoke, MA 01041 Toll Free: (800) 628-1912 Telephone: (413) 532-3372 Toll Free Fax: (800) 532-9281 Fax: (413) 432-9281 E-mail: info@universityproducts.com http://www.universityproducts.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1986 - 2006)
30 p | 280 | 100
-
V.I.Lê-Nin toàn tập - Tập 5: Tháng Năm - tháng chạp 2901 - Nxb. Chính trị Quốc gia
344 p | 123 | 48
-
Việt sử giai thoại - Tập 5: 62 giai thoại thời Lê Sơ - Nguyễn Khắc Thuần
141 p | 191 | 42
-
Giáo trình Qui trình bảo quản tài liệu
121 p | 177 | 32
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn