intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách mạng công nghệ trong quản lý vận hành vận tải hành khách công cộng

Chia sẻ: Đỗ Thiên Hỷ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại được triển khai trong vận hành, phân tích và lập kế hoạch hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC). Các ứng dụng này hỗ trợ quản lý cơ sở hạ tầng hệ thống, bảo dưỡng thiết bị và phương tiện, và quy hoạch hệ thống góp phần tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khai thác vận hành đường sắt đô thị, tăng hiệu quả phục vụ hành khách. Từ đó bài viết đề xuất mô hình phát triển hệ thống thông tin quản lý vận hành VTHKCC cho Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách mạng công nghệ trong quản lý vận hành vận tải hành khách công cộng

CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ TRONG QUẢN LÝ<br /> VẬN HÀNH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG<br /> <br /> TS. Lê Thu Huyền<br /> Trường Đại học Giao thông Vận tải<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại<br /> được triển khai trong vận hành, phân tích và lập kế hoạch hệ thống vận tải hành<br /> khách công cộng (VTHKCC). Các ứng dụng này hỗ trợ quản lý cơ sở hạ tầng hệ<br /> thống, bảo dưỡng thiết bị và phương tiện, và quy hoạch hệ thống góp phần tăng<br /> hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khai thác vận hành đường sắt đô thị, tăng<br /> hiệu quả phục vụ hành khách. Từ đó tác giả đề xuất mô hình phát triển hệ thống<br /> thông tin quản lý vận hành VTHKCC cho Hà Nội.<br /> Từ khóa: Hệ thống thông tin, VTHKCC, Hà Nội<br /> <br /> <br /> 1. Tổng quan về ứng dụng công nghệ trong quản lý, vận hành VTHKCC<br /> Cho đến nay, có ba cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra mạnh mẽ tại nhiều<br /> quốc gia trên thế giới, mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền<br /> kinh tế khác nhau (Wegener, 2015). Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng<br /> năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần hai diễn<br /> ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần ba sử dụng<br /> điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Đến nay, cuộc cách mạng<br /> Công nghiệp thứ tư chú trọng kết hợp các công nghệ lại với nhau để thu hẹp ranh<br /> giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.<br /> Thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2011 trong một<br /> dự án chiến lược công nghệ cao của chính phủ Đức nhằm thúc đẩy việc sản xuất<br /> điện toán hóa sản xuất. Mục tiêu chính của ý tưởng này là tăng cường khả năng<br /> cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất Đức (Herman, Pentek, & Otto, 2015).<br /> Công nghiệp 4.0, về bản chất, là sự kết nối máy móc, sản phẩm, hệ thống và con<br /> người với nhau. Nói cách khác, Công nghiệp 4.0 kết nối các hệ thống nhúng và cơ<br /> sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh,<br /> chức năng và quy trình bên trong (Wegener, 2015). Nhìn chung, Công nghiệp 4.0 là<br /> một thuật ngữ khởi nguồn cho tầm nhìn về nhà máy thông minh (smart factory)<br /> trong tương lai, từ đó phát triển hệ thống vận tải thông minh (smart mobility)<br /> (Schmidt, Möhring, Härting, Reichstein, Neumaier, Jozinović, 2015).<br /> <br /> <br /> 378<br /> Hệ thống điều<br /> khiển vật lý,<br /> Sản xuất hàng loạt, Tự động hóa, internet vạn vật,<br /> dây chuyền lắp rắp, máy tính, điện tử kết nối mạng<br /> Động cơ hơi nước, năng lượng điện,<br /> khung cửi động cơ điện<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1784 1870 1969 Hiện nay<br /> <br /> <br /> Hình 1: Lịch sử phát triển cách mạng công nghiệp<br /> VTHKCC trong những thập kỷ qua đã có nhiều ứng dụng từ các công nghệ<br /> tiên tiến, hiện đại. Nhiều ứng dụng công nghệ thông tin cũng được triển khai trong<br /> vận hành, phân tích và lập kế hoạch hệ thống VTHKCC. Hiện nay, các ứng dụng<br /> chủ yếu chia thành 4 hạng mục chính. Hai chức năng đầu tiên, phổ dụng nhất là<br /> chức năng vận hành hệ thống, thu thập dữ liệu (hỗ trợ quản lý cơ sở hạ tầng hệ<br /> thống, bảo dưỡng thiết bị và phương tiện, và quy hoạch hệ thống). Hai chức năng<br /> này trực tiếp góp phần tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khai thác vận<br /> hành đường sắt đô thị. Hai ứng dụng còn lại nhằm tăng hiệu quả phục vụ hành<br /> khách: hệ thống thông tin hành khách và thu phí tự động.<br /> 1.1. Giám sát và điều khiển vận hành<br /> Một số các ứng dụng phổ biến có thể mô tả dưới đây.<br /> Hệ thống cảm biến (sensor) và nhận dạng phương tiện là những nhân tố cơ<br /> bản trong việc quản lý hệ thống giao thông tiên tiến (những dịch vụ ban đầu của<br /> ITS). Một chuỗi các biện pháp dò tìm đã được đưa ra để tạo nên được bức tranh<br /> toàn cảnh về mạng lưới giao thông, từ máy dò tìm các hàng phương tiện, diện tích<br /> chiếm chỗ của phương tiện để có các ứng dụng phù hợp với những loại phương<br /> tiện có diện tích chiếm chỗ nhiều, loại phương tiện (ví dụ NMV- phương tiện thô<br /> sơ), tốc độ phương tiện (theo qui định), đến việc phân loại các loại phương tiện (để<br /> thuận lợi cho việc thu phí), v.v... Các công nghệ sử dụng máy cảm biến và dò tìm<br /> nổi bật bao gồm có video (thiết bị này vẫn còn gặp phải khó khăn khi ứng dụng trên<br /> <br /> 379<br /> khu vực đường quốc lộ), máy quét laze (hệ thống mới xuất hiện), hệ thống ra-đa sử<br /> dụng sóng micro (dùng để giám sát tốc độ phương tiện đồng thời được coi là sự lựa<br /> chọn của công nghệ để đảm bảo cho sự tương tác giữa phương tiện và thiết bị bên<br /> đường, và các máy móc được trang bị tia hồng ngoại (để sử dụng trong đường<br /> hầm và một số thiết bị trợ giúp liên lạc giữa phương tiện với các thiết bị gắn bên<br /> đường).<br /> Các ứng dụng này trợ giúp việc theo dấu phương tiện thông suốt mạng lưới<br /> giao thông, bằng cách sử dụng thiết bị tiếp sóng, điện thoại di động hoặc phổ biến<br /> hơn là nhận diện biển kiểm soát thông qua hệ thống nhận dạng quang học trên các<br /> video hình ảnh cũng là một công nghệ mới nổi bật. Việc tìm kiếm vị trí phương tiện<br /> đã mang lại khả năng về việc mở rộng khu vực tìm kiếm mà không cần phải trả chi<br /> phí liên quan đến việc lắp đặt các máy cảm biến truyền thống. Đồng thời công nghệ<br /> này cũng đã hiện thực hóa ước muốn lâu nay của các kĩ sư giao thông đó là nó có<br /> thể phát hiện và liên tục cập nhật vị trí của phương tiện trên suốt cuộc hành trình.<br /> Thiết bị dò tìm phương tiện sử dụng hệ thống liên lạc không dây để thu thập<br /> và phổ biến về thông tin thời gian thực<br /> Hệ thống định vị phương tiện tự động (Automatic vehicle location - AVL):<br /> Hệ thống giám sát cần thiết để theo dõi và kiểm soát chuyển động của phương tiện<br /> trên tuyến. Hệ thống này thường hữu dụng đối với các phương tiện di động trên<br /> đường bộ như xe buýt. LRT và đường sắt đô thị thường được giám sát bằng block<br /> tín hiệu, liên lạc đường ray, hoặc thậm chí là cấp điện nguồn các đoạn đường. Công<br /> nghệ hiện đại nhất sử dụng GPS để nhận dạng và định vị phương tiện.<br /> Công nghệ xác định vị trí xe ô tô, người đi bộ, vận động viên thể thao trên<br /> những chiếc điện thoại di động hay là trên các thiết bị GPS chuyên dụng có mặt ở<br /> khắp mọi nơi và là hàng tiêu dùng. Những chiếc điện thoại di động được sử dụng<br /> rộng rãi trong giao thông trên khắp các nước đang phát triển, thậm chí bởi những tài<br /> xế xe lam ở Ấn Độ để duy trì liên lạc với gia đình và để tăng thu nhập.<br /> Các ứng dụng của những chiếc thẻ thông minh đã trở nên ngày càng phổ biến<br /> để việc sử dụng hệ thống giao thông công cộng trở nên thuận tiện hơn trong các<br /> thành phố đã và đang phát triển và cho các cơ chế chi trả của các hệ thống cho thuê<br /> ô tô và xe đạp ở các thành phố phát triển.<br /> Hệ thống truyền tin hỗ trợ bằng máy tính: Sự ra đời của công nghệ truyền<br /> thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát<br /> triển các ứng dụng mới của ITS, bao gồm:<br /> - Hệ thống thông tin liên lạc di động, cá nhân và đa phương tiện;<br /> - Internet;<br /> <br /> <br /> 380<br /> - Dải thông tin liên lạc băng tần cao;<br /> - Hệ thống thông tin liên lạc không dây.<br /> Các công nghệ chủ chốt và nổi bật khác bao gồm:<br /> - Hệ thống cảm biến và dò tìm;<br /> - Dò tìm phương tiện;<br /> - Hệ thống liên lạc giữa phương tiện với phương tiện và giữa phương tiện<br /> với cơ sở hạ tầng.<br /> Những công nghệ này đã mở đường cho việc thu thập và phổ biến thông tin<br /> một cách chân thực nhất tới mọi người, chuyển động của phương tiện và quyết tâm<br /> tiếp cận các nhân tố chìa khóa hấp dẫn.<br /> 1.2. Thu thập dữ liệu phục vụ quản lý và quy hoạch<br /> Một trong mục tiêu của ứng dụng CNTT trong quản lý vận hành VTHKCC<br /> là số hóa và quan sát trực quan dòng giao thông. Từ đó, chính quyền địa phương,<br /> các cơ quan quản lý giao thông, các cơ quan lập quy hoạch đô thị và giao thông sẽ<br /> có thể đánh giá và giám sát dòng giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội<br /> một cách hiệu quả. Đến nay, các cơ quan này chủ yếu dựa vào các hệ thống giám<br /> sát dòng giao thông tĩnh như camera, cảm biến, quay video và đếm,... mà không thể<br /> số hóa và quan sát trực quan đồng thời dòng giao thông trên toàn bộ hệ thống. Dữ<br /> liệu và thông tin về dòng giao thông có được từ hệ thống có thể hỗ trợ các quyết<br /> định về quy hoạch và quản lý giao thông nhằm tăng cường hiệu suất và hiệu quả<br /> của hệ thống VTHKCC.<br /> Ứng dụng GIS hay cơ sở dữ liệu thông tin địa lý (Geoinformatics), không<br /> gian địa lý (Geospatial) mô tả việc sử dụng công nghệ thông tin để thể hiện/mô hình<br /> hóa, xây dựng, lưu trữ, phân tích và khai thác thông tin địa lý, không gian nhằm<br /> mục tiêu phục vụ các nghiên cứu, các công tác quản lý và quy hoạch có liên quan<br /> đến không gian. Ứng dụng GIS rất đa dạng, nhiều cấp, từ cơ bản đến phức tạp, phụ<br /> thuộc và các nhu cầu đa dạng, đặc điểm, và khả năng về khai thác công nghệ của<br /> người dùng khác nhau.<br /> GIS phát triển rất nhanh và ngày càng trở nên hiện đại, thuận lợi, hiệu quả và<br /> phổ biến trên thế giới. Trong hai thập kỷ qua, ở Việt nam cũng đã phát triển nhiều<br /> ứng dụng trong các lĩnh vực liên quan đến không gian sống, bao gồm cả quy hoạch<br /> và quản lý đô thị, quy hoạch và quản lý giao thông vận tải. Cũng cần nhiều nghiên<br /> cứu và nỗ lực để có thể xây dựng và phát triển các ứng dụng GIS trên lĩnh vực quy<br /> hoạch và quản lý đô thị, quản lý GTVT, góp phần quan trọng vào nâng cao chất<br /> lượng công tác quy hoạch và quản lý GTVT hiện nay.<br /> 381<br /> Kể từ khi phát triển và trở nên phổ biến như hiện nay, GIS đã chứng tỏ nhiều<br /> ưu điểm và tính hiệu quả. Một số thế mạnh chính có thể kể tới như sau:<br /> - GIS tích hợp ngày càng nhiều các công nghệ hiện đại (remote sensing,<br /> GPS, mô hình hệ chuyên gia), các hệ điều hành (PC, LAN/WAN, Web-based),<br /> mạng thông tin (Intranet, Internet, wifi) và nhiều dữ liệu số không giới hạn về định<br /> dạng, quy mô, số lượng đối tượng và các đơn vị đo không gian;<br /> - Là một trong các giao diện chính về cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian tầm<br /> quốc gia để quản trị (host) các cơ sở dữ liệu không gian, hỗ trợ truy cập, trao đổi và<br /> giao dịch giữa các domain và người sử dụng;<br /> - Phần mềm GIS cung cấp công cụ cho phép lập báo cáo tính toán về không<br /> gian theo các chủ đề khác nhau; phân tích hiện trạng, mô hình hóa, mô phỏng các<br /> kịch bản không gian (phân bổ theo không gian, phân vùng hóa, vẽ đường, tiêu<br /> chuẩn hóa và định lượng các đối tượng quy hoạch, v.v...);<br /> - Cung cấp các báo cáo và các sản phẩm thông tin đa dạng, nhiều ý nghĩa vì<br /> các mục đích khác nhau: thông tin công cộng, đánh giá tình huống, lập kế hoạch<br /> chính sách, kế hoạch triển khai;<br /> - Mở rộng giao diện trên hệ thống thông tin máy tính và dễ dàng sử dụng<br /> được trên nhiều lĩnh vực khác nhau (thông tin liên lạc, phát triển đô thị, bản đồ nguy<br /> hiểm, dịch vụ tại chỗ, quản lý quy hoạch và cơ sở hạ tầng, v.v...)<br /> Các đặc điểm này và có thể nhiều các ưu điểm khác nữa, có thể là bằng<br /> chứng để mô tả sức mạnh của hệ thống GIS và sự hợp lý của các ứng dụng GIS.<br /> 1.3. Hệ thống Thông tin hành khách điện tử<br /> Những ứng dụng cụ thể đã mang lại hiệu quả rộng rãi trong việc làm giảm được<br /> đáng kể các vụ va chạm xe cộ và giảm được tình trạng ách tắc giao thông bao gồm:<br /> - Cảnh báo tài xế về các tình thế nguy hiểm và các khu vực sắp xảy ra xung<br /> đột hoặc nếu họ lái xe quá nhanh, họ sẽ có nguy cơ bị văng khỏi đường hoặc sắp<br /> đến khúc quanh gấp;<br /> - Việc sử dụng công nghệ phòng tránh các vụ va chạm hỗ trợ các lái xe duy<br /> trì được khoảng cách an toàn với các xe bên cạnh (đằng trước, đằng sau, bên cạnh)<br /> và tránh được tình trạng đụng xe tại các đoạn đường giao cắt;<br /> - Thông báo từ những người vận hành hệ thống đường bộ về các vụ tắc<br /> đường đang xảy ra, điều kiện thời tiết và các sự cố được đưa ra liên tục giúp quản<br /> lý, lên kế hoạch và cung cấp thông tin cho lái xe.<br /> <br /> 382<br /> - Hệ thống truyền tải thông tin động được phát trực tiếp đến các phương tiện<br /> đang lưu hành bao gồm cả việc cung cấp các mức hạn chế tốc độ khác nhau để làm<br /> giảm việc tắc đường.<br /> - Việc định vị lại lộ trình di chuyển cho các phương tiện do gặp phải các sự<br /> cố, công trường xây dựng hay các sự kiện đặc biệt đã được lên kế hoạch có thể<br /> được tiến hành hiệu quả hơn dựa trên các thông tin về thời gian thực trên các tuyến<br /> đường cao tốc và tình trạng giao thông trên những đoạn đường huyết mạch.<br /> - Tăng lưu lượng giao thông khi sử dụng những đèn tín hiệu dựa trên tốc độ<br /> của phương tiện, lưu lượng hoặc số lượng phương tiện dừng tại nút giao thông, thông<br /> qua chức năng kiểm soát động lực của các đèn tín hiệu dựa trên thời gian thực.<br /> 1.4. Thanh toán và thu phí tự động<br /> Những công nghệ thẻ thanh toán điện tử mới cung cấp những hình thức chi<br /> trả tự động và thuận tiện tới người tiêu dùng. Những công nghệ tối tân của ITS cũng<br /> có thể mang đến quyền ưu tiên cho xe buýt, xe đạp và các phương tiện thô sơ trong<br /> phạm vi của hệ thống quản lý giao thông phức hợp. Những hệ thống giao thông<br /> thông minh này cũng góp phần nâng cao được khả năng điều hành giao thông công<br /> cộng của các nhà quản lý, giúp duy trì mối quan hệ với hàng triệu hành khách sử<br /> dụng vé điện tử, hình thức thanh toán online hay các dịch vụ hỗ trợ thông tin có ích<br /> cho cả đôi bên. Hệ thống xe buýt nhanh (có làn đường dành riêng) TransMilenio<br /> của Bogota sử dụng mô hình vé trả trước được cung cấp bởi một cá nhân được chọn<br /> lựa thông qua qui trình đấu thầu. Hành khách sử dụng một loại thẻ điện tử cho phép<br /> các giao dịch thanh toán được thực hiện khi đặt gần các thiết bị đọc thẻ để trả phí<br /> giao thông, sau đó họ được phép di chuyển qua rất nhiều cánh cửa để đi vào các<br /> bến tầu. Hệ thống thu phí bao gồm cả công đoạn sản xuất và bán các thẻ điện tử, thu<br /> thập, lắp đặt, và bảo dưỡng các thiết bị để kiểm soát truy nhập và hợp thức hóa, xử<br /> lý thông tin và quản lý tiền bạc. Ở Mumbai, Ấn Độ một hệ thống vé điện tử được<br /> tích hợp hữu hạn vận hành giữa một hệ thống vận hành xe buýt chính và một trong<br /> hai hệ thống xe lửa. Cả Mumbai và Bangalore đều đang lên kế hoạch để xây dựng<br /> hệ thống thu cước được tích hợp ưu việt hơn.<br /> 2. Thông tin phục vụ doanh nghiệp VTHKCC<br /> Trong vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách nội đô nói riêng,<br /> càng ngày, VTHKCC càng đóng một vai trò hết sức quan trọng.<br /> Từ đầu thế kỷ 20, khi trên thế giới bắt đầu xuất hiện loại hình VTHKCC với<br /> sự phát triển vô cùng nhanh chóng, ban đầu đa phần loại hình này do các công ty tư<br /> nhân đảm nhiệm. Chỉ trong một số trường hợp, đặc biệt là các hệ thống metro và<br /> <br /> <br /> 383<br /> các hệ thống đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn thì các doanh nghiệp công cộng và sở<br /> hữu nhà nước mới chiếm lĩnh ngay từ ban đầu. Tiếp sau đó là thời kỳ chuyển giao<br /> từ sở hữu cá nhân sang sở hữu công cộng, hình thức sở hữu chiếm thị phần lớn ở<br /> các doanh nghiệp VTHKCC tại các thành phố lớn và trung bình.<br /> Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp VTHKCC nhằm phục vụ hai nhóm<br /> đối tượng chủ yếu là (i) nhân sự của doanh nghiệp, thực hiện các chức năng tổ chức<br /> và vận hành doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lợi nhuận và các mục tiêu khác; và<br /> (ii) hành khách. Từ đó, có các yêu cầu khác nhau về thông tin nhằm phục vụ hai<br /> nhóm đối tượng khác nhau đó.<br /> Đối với doanh nghiệp, dữ liệu và thông tin có vai trò hỗ trợ để đưa ra được<br /> các quyết định, phát hiện các vấn đề tồn tại, đưa ra giải pháp, triển khai thực hiện và<br /> (khi cần thiết) có thể làm giảm những hiệu quả tiêu cực của các chính sách. Đặc<br /> biệt, dữ liệu mô tả trạng thái hiện thời của hệ thống giao thông.<br /> Các ưu thế của dữ liệu và thông tin đối với doanh nghiệp vận hành vận tải<br /> hành khách công cộng có thể liệt kê sơ bộ như sau:<br /> − Dữ liệu là tài sản của doanh nghiệp VTHKCC. Dữ liệu là yếu tố chủ đạo<br /> để lập kế hoạch, xây dựng và vận hành hệ thống vận tải, kể cả vận tải công cộng và<br /> cá nhân. Vận tải đòi hỏi các nguồn lực có thể sinh ra các lợi nhuận tương xứng với<br /> vốn đầu tư cho dữ liệu. Nhà quản lý doanh nghiệp vận tải cần lập kế hoạch và phân<br /> bổ các nguồn lực để thu thập và duy trì cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho quá trình ra<br /> quyết định.<br /> − Dữ liệu là sản phẩm. Mục tiêu cơ bản của việc sử dụng dữ liệu và thông<br /> tin là nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định. Do đó, dữ liệu phải được hiểu và sử dụng<br /> bởi người sử dụng, người ra quyết định cuối cùng. Hiểu nhu cầu người sử dụng là<br /> điều kiện quyết định trong mỗi chương trình sử dụng dữ liệu.<br /> − Chia sẻ dữ liệu sẽ tăng cường giá trị của nó. Việc chia sẻ dữ liệu giữa các<br /> nhóm người sử dụng rất có ích. Dữ liệu được thu thập ở nơi này có thể giúp trong<br /> việc xác định vấn đề và thúc đẩy sử dụng kết quả phân tích để ứng dụng ở nơi khác.<br /> Dữ liệu cấp quốc gia có thể hỗ trợ các quyết định của chính quyền địa phương, và<br /> ngược lại, dữ liệu địa phương cũng có thể là ví dụ điển hình cho các quyết định<br /> chính sách cấp quốc gia. Việc chia sẻ dữ liệu sẽ thuận tiện nếu các bên có đủ quyền<br /> truy cập, phổ biến cơ sở dữ liệu, tiêu chuẩn hóa loại dữ liệu, hình thức báo cáo,<br /> thông tin,…<br /> − Các chương trình quản lý dữ liệu cần đảm bảo tính thời sự đối với các<br /> quyết định.<br /> <br /> <br /> 384<br /> − Công nghệ tiên tiến mở ra các cơ hội và thách thức mới đối với quá trình<br /> lưu trữ và sử dụng thông tin. Công cụ phân tích cần bắt nhịp, phù hợp với yêu cầu<br /> thực tế.<br /> Các thông tin phục vụ doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bao gồm:<br /> (i) Dữ liệu quản lý tài sản: Quản lý tài sản đảm bảo rằng các tài sản của hệ<br /> thống hiện có trong tình trạng tốt, vận hành đảm bảo yêu cầu. Các quyết định cần có<br /> trong phần này bao gồm có xác định vấn đề, lựa chọn giải pháp, phân bố nguồn lực<br /> trong chương trình và lựa chọn nguồn vốn bên ngoài. Quá trình này dựa vào hệ<br /> thống mô tả dữ liệu theo thời gian và các thuộc tính thành phần, điều kiện và vận<br /> hành. Các quyết định quản lý tài sản thực hiện với nguồn dữ liệu nghèo nàn có thể<br /> sẽ có những tác động không cần thiết từ kết quả phân tích xu hướng sau lệch, hoặc<br /> các yếu tố chính trị không phụ thuộc vào các đo lường nhu cầu chủ quan.<br /> (ii) An toàn: Yêu cầu dữ liệu để đảm bảo quá trình vận tải an toàn cũng tương<br /> tự như dữ liệu quản lý tài sản. Các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn và an ninh cho<br /> quá trình vận tải dựa trên cơ sở các dữ liệu về tai nạn/sự cố trong quá khứ. Yêu cầu<br /> tính chính xác của dữ liệu trong trường hợp này đòi hỏi mức độ chính xác tuyệt đối,<br /> đặc biệt trong những trường hợp ứng dụng hệ thống ứng phó sự cố khẩn cấp.<br /> (iii) Dòng hàng hóa: Dữ liệu về dòng hàng hóa rất quan trọng trong các<br /> quyết định của doanh nghiệp, đặc biệt các thông tin liên quan đến tình trạng tắc<br /> nghẽn, tình trạng thiết bị, hiện trạng phát triển kinh tế. Ngày nay, với sự phát<br /> triển công nghệ, các thông tin về địa lý (điểm phát sinh - thu hút nhu cầu,<br /> OD,...) ngày càng chi tiết và chính xác. Khả năng theo dõi phương tiện và tình<br /> trạng vận chuyển hành khách và hàng hóa cũng giúp doanh nghiệp có khả năng<br /> quản lý tốt hơn.<br /> (iv) Vận hành phương tiện và môi trường giao thông: Dữ liệu dòng<br /> giao thông thời gian thực được sử dụng để quản lý, kiểm soát quá trình khai thác<br /> vận hành, cũng như cung cấp thông tin để hành khách/người tham gia giao thông<br /> có thể đưa ra quyết định lựa chọn chuyến đi. Thông tin được chiết xuất từ hệ<br /> thống liên quan đến vận tốc trung bình dòng xe, lưu lượng, mật độ phương tiện,<br /> v.v... giúp các nhà hoạch định chính sách đánh giá các biện pháp tổ chức giao<br /> thông, cũng như các quyết định đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông động và<br /> tĩnh trong thành phố.<br /> 3. Mô hình hệ thống thông tin đề xuất cho Hà Nội<br /> Hà Nội cũng như các thành phố trên thế giới đang hướng tới mục tiêu cao nhất<br /> là trở thành một đô thị “đáng sống” trong tương lai. Đây là mô hình đô thị đạt được<br /> sự phát triển bền vững lý tưởng. Một đô thị bền vững trong quá trình phát triển, quan<br /> <br /> 385<br /> niệm đầy đủ là: khi nó đạt được sự thống nhất trong một khuôn khổ bền vững cả ba<br /> mặt kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng sống của thế hệ hiện tại<br /> mà không làm ảnh hưởng tới các nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai.<br /> Để đạt được điều này thì Hà Nội cần đạt được các mục tiêu phát triển đô thị:<br /> - Kinh tế mạnh và bền vững;<br /> - Văn hóa phong phú và hài hòa;<br /> - Hệ thống GTĐT bền vững.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 2. Hệ thống mục tiêu cần đạt được của hệ thống giao thông đô thị<br /> Trên cơ sở phân tích hiện trạng hệ thống VTHKCC Hà Nội, quy hoạch phát<br /> triển hệ thống VTHKCC từ nay đến 2030 (tích hợp hệ thống bus, BRT và MRT), từ<br /> bài học kinh nghiệm về các hệ thống quản lý VTHKCC thành công trên thế giới, kết<br /> hợp với khung mục tiêu phát triển thành phố, đề xuất sơ đồ phát triển hệ thống<br /> thông tin quản lý vận hành VTHKCC cho Hà Nội như hình vẽ dưới đây.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 386<br /> Hình 3. Sơ đồ cấu trúc hệ thống thông tin hình tháp phục vụ VTHKCC<br /> Mô hình thông tin truyền thông trong quản lý vận hành VTHKCC có thể xác<br /> định giữa các bên như sau:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 4. Mô hình kết nối thông tin liên lạc trong VTHKCC<br /> Các ứng dụng cụ thể cho các nhóm người sử dụng hệ thống (tập trung cho<br /> quản lý vận hành VTHKCC) có thể xác định trong bảng sau:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 387<br /> Nhóm dịch vụ Loại dịch vụ Mô tả<br /> Quản lý giao Hỗ trợ lập kế Mô hình mô phỏng dòng giao thông<br /> thông hoạch/quy hoạch Hệ thống thông tin địa lý GIS phục vụ quản lý<br /> giao thông dữ liệu địa lý, hỗ trợ ra quyết định trực quan,...<br /> Kiểm soát giao Kiểm soát phương tiện trong đô thị (UTC) hoặc<br /> thông kiểm soát phương tiện trong vùng<br /> CCTV camera (camera giám sát an ninh)<br /> VMS (biển báo giao thông động): cung cấp<br /> thông tin giao thông thời gian thực cho người<br /> sử dụng, thực hiện các thông báo về giới hạn<br /> tốc độ, biển báo nguy hiểm thời gian thực<br /> Nhận diện phương tiện lưu thông (bằng cuộn<br /> cảm ứng trên đường, camera quang học hoặc<br /> hồng ngoại)<br /> Tín hiệu giao thông LED và tín hiệu điều khiển<br /> giao thông linh hoạt thời gian thực<br /> Quản lý sự cố Xác nhận và kiểm tra tình trạng tắc nghẽn giao<br /> thông và/hoặc các sự cố giao thông khác với sự<br /> trợ giúp của CCTV và trung tâm điều hành<br /> Quản lý nhu cầu AVI – hệ thống nhận dạng phương tiện tự động<br /> Hệ thống thanh toán trả phí điện tử (ứng dụng<br /> các công nghệ thu phí không dừng, thu phí<br /> bằng thẻ ETC,...)<br /> Kiểm soát, cưỡng Súng bắn tốc độ, camera tại các chốt đèn đỏ,<br /> chế tuân thủ luật camera kiểm soát ra vào<br /> giao thông VMS di động và các công nghệ khác ứng dụng<br /> trong cưỡng chế tự động<br /> Quản lý bảo trì VMS di động, camera bên đường, flying<br /> kết cấu hạ tầng camera và các công nghệ tương tự để cung cấp<br /> giao thông thông tin cho người sử dụng đường và cơ quan<br /> quản lý/nhà chức trách lưu dữ liệu để thực hiện<br /> các quyết định bảo trì bảo dưỡng kết cấu hạ<br /> tầng giao thông cần thiết<br /> Dịch vụ VTCC Quản lý giao Công nghệ quản lý đoàn xe trực tuyến: sử dụng<br /> thông công cộng thông tin thời gian thực về vị trí của phương<br /> tiện dựa trên hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ<br /> <br /> 388<br /> Nhóm dịch vụ Loại dịch vụ Mô tả<br /> thống FMS có thể điều hành, giám sát và quản<br /> lý mọi hoạt động của các phương tiện. Hệ<br /> thống được liên kết có thể hỗ trợ giám sát mức<br /> tiêu thụ nhiên liệu của phương tiện, lượng khí<br /> thải, đồng thời có thể cung cấp các hiện tượng<br /> bất thường để kiểm tra, chuẩn đoán sự cố và đề<br /> xuất giải pháp/phương hướng giải quyết<br /> Dịch vụ Vận tải Quản lý phương Trao đổi dữ liệu điện tử: hỗ trợ quản lý thông<br /> hàng hóa tiện vận tải tin phục vụ quy trình mua sắm, giao nhận, phân<br /> phối, chuyên chở, thanh toán,... hàng hóa<br /> Quản lý đoàn xe Công nghệ quản lý đoàn xe trực tuyến: sử dụng<br /> vận tải thương thông tin thời gian thực về vị trí của phương<br /> mại tiện dựa trên hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ<br /> thống FMS có thể điều hành, giám sát và quản<br /> lý mọi hoạt động của các phương tiện. Hệ<br /> thống được liên kết có thể hỗ trợ giám sát mức<br /> tiêu thụ nhiên liệu của phương tiện, lượng khí<br /> thải, đồng thời có thể cung cấp các hiện tượng<br /> bất thường để kiểm tra, chuẩn đoán sự cố và đề<br /> xuất giải pháp/phương hướng giải quyết<br /> An toàn Quản lý sự cố CCTV (hệ thống camera giám sát) và/hoặc<br /> và/hoặc ưu tiên khẩn cấp Quản lý đoàn xe trực tuyến (FMS) phục vụ<br /> cho các phương thông báo khẩn cấp và an toàn phương tiện,<br /> thức vận tải quản lý/hỗ trợ phương tiện cấp cứu, giám<br /> thân thiện môi sát/phát hiện vật liệu/sự cố nguy hiểm và thông<br /> trường báo sự cố<br /> Tăng cường mức Hệ thống sang đường thông minh dành cho<br /> độ an toàn cho người đi bộ: tự động tìm kiếm người đi bộ tại<br /> người tham gia làn đường dành riêng cho người đi bộ bằng<br /> giao thông công nghệ hồng ngoại hoặc tia có bước sóng<br /> cực ngắn<br /> Ưu tiên cho các Đèn tín hiệu ưu tiên cho người đi bộ/đi xe đạp<br /> phương thức vận tải sang đường<br /> Đèn tín hiệu ưu tiên cho vận tải hành khách<br /> công cộng (bus, BRT, MRT) kết hợp cảm biến,<br /> nhận dạng phương tiện<br /> <br /> <br /> 389<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Hệ thống giao thông thông minh (Module 4e) Giao Thông Bền Vững: Giáo trình<br /> cho các nhà hoạch định chính sách tại các thành phố đang phát triển, GTZ publish<br /> 2. Gudmundsson, H., Hall, R.P., Marsden, G., Zietsman, J. (2016), Sustainable<br /> Transportation: Indicators, Frameworks, and Performance Management,<br /> Springer, Inc.<br /> 3. Herman, M., Pentek, T., Otto, B. (2015), Design principles for Industry 4.0<br /> Scenario: A literature review, Technische Universität Dortmund.<br /> 4. Khuất Việt Hùng (2006), Luận án Tiến sỹ, Đại học Kỹ thuật Darmstadt, CHLB Đức<br /> 5. Kumares C.Sinha; Samuel Labi (2007), Transportation Decision Making,<br /> second edition, John Wiley & Sons, Inc.<br /> 6. Martin Rogers (2003), Highway Engineering, Blackwell Publishing Ltd<br /> 7. Myer Kutz (2011), Handbook of Transportation Engineering, Volume II:<br /> Applications and Technologies, Second Edition, McGraw-Hill Education<br /> 8. Schmidt, R., Möhring, M., Härting, R.-C., Reichstein, C., Neumaier, P.,<br /> Jozinović, P. (2015), Industry 4.0 - Potentials for creating Smart Products:<br /> Empirical Research Results, Germany: Springer.<br /> 9. Wegener, D. (2015), “Industry 4.0 - vision and mission at the same time”,<br /> Industry 4.0- Opportunities and challenges of the industrial internet .<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 390<br /> KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA<br /> ĐÔ THỊ HÓA TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG<br /> CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM: XU HƯỚNG ĐỔI MỚI<br /> VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN<br /> <br /> <br /> <br /> NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI<br /> Số 36, ngõ Hoà Bình 4, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội<br /> ĐT: (04). 36246917 – 36244608 -Fax: (04). 36246915<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chịu trách nhiệm xuất bản, nội dung:<br /> Q. Tổng giám đốc - Q. Tổng biên tập<br /> PHÙNG HUY CƯỜNG<br /> <br /> <br /> <br /> Biên tập:<br /> TRẦN THỊ NAM<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Trình bày bìa và kỹ thuật vi tính:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> In 100 cuốn, khổ 20,5x29,5 (cm) tại Công ty TNHH In, Photocopy Hoa Hồng-Bình Liên<br /> Địa chỉ: Số 20 Ngõ 191A Đại La, P.Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội<br /> Xác nhận ĐKXB số: 753-2019/CXBIPH/06-35/LĐXH.<br /> Quyết định XB số 1209/QĐ-NXBLĐXH, cấp ngày 12/3/2019. ISBN: 978-604-65-3962-9<br /> In xong và nộp lưu chiểu Quý I/2019.<br /> kỷ yếu HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA<br /> ĐÔ THỊ HÓA TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM<br /> XU HƯỚNG ĐỔI MỚI VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ISBN: 978-604-65-3962-9<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 9 786046 539629<br /> SÁCH KHÔNG BÁN<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1