CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA GIÁ TRỊ <br />
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI.<br />
TS. BÙI QUANG XUÂN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã đi vào lịch sử nhân loại như là một sự <br />
kiện vĩ đại có tiếng vang và tầm ảnh hưởng sâu rộng, làm rung chuyển, đảo lộn <br />
trật tự thế giới. Khẳng định tầm vóc, giá trị to lớn của nó, Chủ tịch Hồ Chí <br />
Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười <br />
chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái <br />
đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn <br />
và sâu xa như thế”.<br />
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công không chỉ đánh dấu sự ra đời của Nhà nước <br />
XHCN đầu tiên trên thế giới mà còn tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống XHCN <br />
một chế độ xã hội xóa bỏ mọi áp bức bất công, đem lại công bằng, bình đẳng, tự do <br />
cho con người, đối lập với các chế độ xã hội của giai cấp bóc lột trước đó. Đối với <br />
Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười thành công đã thổi luồng ánh sáng mới của thời <br />
đại; ánh sáng của chủ nghĩa MarxLenin truyền tỏa đến Việt Nam đúng vào lúc phong <br />
trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đang có chuyển biến sâu <br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
sắc, giai cấp công nhân đã có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và bước lên vũ đài <br />
chính trị, góp phần chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc vào <br />
đầu thế kỷ 20.<br />
Ý nghĩa và ảnh hưởng của CMT10 Nga đối với nhân loại và CM VN<br />
Cuộc cách mạng 10 ngày đã làm rung chuyển cả thế giới, phá vỡ mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế <br />
quốc, đánh dấu bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng. Đây cũng là lần đầu tiên liên minh công nhân nông dân binh lính, <br />
dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đã đồng loạt đứng lên lật đổ chế độ Nga hoàng, lập ra Nhà nước Nga Xôviết Nhà <br />
nước công nông đầu tiên trên thế giới.<br />
Lần đầu tiên trên thế giới, chính quyền đã từ trong tay thiểu số người bóc lột chuyển sang tay đa số người lao động bị bóc <br />
lột vươn lên làm chủ. Khác với tất cả các cuộc cách mạng xã hội từng diễn ra trong lịch sử loài người chỉ nhằm thay thế một <br />
phương thức bóc lột này bằng một phương thức bóc lột khác. Cách mạng Tháng Mười chứa đựng nội dung vô cùng sâu sắc <br />
nhằm thủ tiêu mọi hình thức bóc lột giai cấp và áp bức dân tộc, mở đường thắng lợi cho độc lập dân tộc, dân chủ và chủ <br />
nghĩa xã hội trên toàn thế giới.<br />
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là động lực mạnh mẽ cổ vũ các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh <br />
chống lại ách áp bức, bóc lột của giai cấp phong kiến, tư sản, tự cứu lấy mình và giải phóng mình mà còn là xung lực mạnh <br />
mẽ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, cũng như phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển, lan tỏa nhanh và <br />
mạnh sang châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, làm cho giai cấp thống trị run sợ, buộc phải lùi bước, xuống thang và thay <br />
đổi chính sách.<br />
Noi gương Cách mạng Tháng Mười, các dân tộc bị áp bức trên thế giới đã vùng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc và lựa <br />
chọn con đường xã hội chủ nghĩa để xây dựng đất nước. Chủ nghĩa xã hội hiện thực từ thắng lợi ở một nước đã phát triển <br />
trở thành hệ thống thế giới.<br />
<br />
<br />
Cách đây 99 năm, ngày 7111917, tại nước Nga, dưới sự lãnh đạo thiên tài của V.I.Lê<br />
nin và Đảng Bônsêvích, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã đứng lên lật <br />
đổ chế độ Sa hoàng, lập nên nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, mở đầu thời đại <br />
mới trong lịch sử phát triển của nhân loại.<br />
Cách mạng Tháng Mười Nga đã khai phá con đường đi lên CNXH, chỉ ra sức sáng tạo <br />
của đông đảo quần chúng nhân dân trong sự nghiệp kiến tạo một xã hội mới chưa <br />
từng có trong lịch sử nhân loại. Từ một nước Nga phát triển trung bình dưới thời Sa <br />
hoàng, đất nước Nga Xôviết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã có sự phát <br />
triển vượt bậc về kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, y tế, giáo dục…; là lực lượng <br />
chủ yếu đánh tan phátxít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cứu nhân loại thoát <br />
khỏi thảm họa của chủ nghĩa phátxít. Trong một thời kỳ dài của lịch sử ở thế kỷ 20, <br />
Liên Xô đã trở thành một cường quốc thế giới, là trụ cột của hệ thống XHCN.<br />
<br />
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đã đạt tới đỉnh cao bằng <br />
việc giành chính quyền về tay nhân dân. Đây là một sự kiện lịch sử vĩ đại của loài <br />
người và nó mang cả ý nghĩa trong nước và quốc tế.<br />
<br />
a. Ý nghĩa trong nước.<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Cách mạng đã đập tan ách thống trị của giai cấp phong kiến và tư bản Nga, thiết lập <br />
nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới trên phạm vi diện tích bằng 1/6 <br />
diện tích thế giới. Cách mạng đã đưa nhân dân Nga từ thân phận nô lệ lên cuộc <br />
sống làm chủ đồng thời mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga – kỉ nguyên <br />
độc lập tự do và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.<br />
<br />
b. Thế giới.<br />
<br />
Đập tan chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất là đế quốc Nga từ đó phân chia thế <br />
giới thành hai chế độ đối lập nhau là Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội.<br />
<br />
Mở ra con đường Cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản <br />
và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng tháng Mười như một <br />
tấm gương chói lọi, nó thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải <br />
phóng “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp <br />
năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức đứng lên tự giải phóng.<br />
Cách mạng tháng Mười đã mở đầu sự gắn bó chặt chẽ giữa phong trào cách mạng <br />
vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, <br />
phụ thuộc thành một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc. Bởi vậy từ sau <br />
Cách mạng tháng Mười, phong trào cách mạng ở mỗi nước trong đó có Việt Nam <br />
đều là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.<br />
Cách mạng tháng Mười đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác Lênin đồng thời <br />
nó mở đường cho chủ nghĩa Mác Lênin thâm nhập vào tất các quốc gia, dân tộc <br />
khác nhau trên thế giới nhất là các nước thuộc địa và phụ thuộc.<br />
Cung cấp những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho phong trào Cách mạng thế <br />
giới.<br />
Cách mạng tháng Mười và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc thời kì Lịch sử <br />
thế giới cận đại và mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử loài người: Lịch sử <br />
thế giới hiện đại – giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội <br />
trên phạm vi toàn thế giới<br />
Ảnh hưởng của CMT10 Nga đối với nhân loại và CM VN<br />
Ảnh hưởng của CMT10 Nga đối với nhân loại<br />
<br />
Cách mạng Tháng Mười do Đảng Bolshevik dưới sự lãnh đạo của Lenin đã thành công <br />
rực rỡ ở nước Nga. Cuộc cách mạng đó đã đưa chủ nghĩa cộng sản từ lý thuyết vào <br />
thực tiễn, đã mở ra một chương mới trong lịch sử nhân loại: CNXH đã trở thành một <br />
<br />
<br />
3<br />
chế độ trên một đất nước rộng 1/6 trái đất. Nước Nga Xô viết đó trở thành Nhà nước <br />
mới, và năm 1921 thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô). <br />
Từ đó, Liên Xô trở thành thành trì cách mạng, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào <br />
cách mạng thế giới.<br />
<br />
Cách mạng Tháng Mười cũng đã tác động đến lịch sử của từng nước, từng quốc gia và <br />
tác động tới tâm lý, tình cảm, lý tưởng của từng cá nhân tiên tiến trên trái đất. Cũng <br />
giống như những cuộc cách mạng khác, Cách mạng Tháng Mười phải vượt qua những <br />
cản trở hết sức khốc liệt của các thế lực chống đối ở trong và ngoài nước để tồn tại <br />
và khẳng định đó là chế độ được nhân dân, đặc biệt là giai cấp công nhân và những <br />
người lao động ủng hộ.<br />
<br />
Cách mạng Tháng Mười là cột mốc mở đầu thời đại ngày nay. Con đường Cách mạng <br />
Tháng Mười Nga đã đưa nhân loại sang một trang sử mới, ở đó giấc mơ về một cuộc <br />
sống không còn bóc lột, áp bức, bất công đã trở thành hiện thực sinh động cho hàng tỷ <br />
người trên một không gian thật sự rộng lớn của địa cầu. Ðộng lực và cảm hứng từ <br />
Cách mạng Tháng Mười đã xác lập nên xu hướng vận động chủ đạo của lịch sử thế <br />
giới hiện đại: đó là xu hướng phê phán, phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản bằng <br />
một chế độ xã hội tiến bộ hơn. Ngay cả trong điều kiện chủ nghĩa xã hội bị khủng <br />
hoảng, khó khăn, xu hướng chống chủ nghĩa tư bản cũng không suy giảm. Sự hằn <br />
học, chống phá quyết liệt hiện nay của các thế lực thù địch đối với Cách mạng Tháng <br />
Mười và chủ nghĩa xã hội chính là vì cuộc cách mạng vĩ đại ấy tiếp tục tác động <br />
mạnh mẽ đến triển vọng của lịch sử loài người trong thế kỷ 21, thế kỷ của đấu tranh <br />
chống chủ nghĩa tư bản ở tầm cao mới.<br />
Thế kỷ 21 đặt ra nội dung và yêu cầu mới cho mục tiêu phát triển. Ðó là sự phát triển <br />
trong hòa bình và tự do; phát triển hài hòa giữa vật chất và tinh thần; phát triển trong <br />
công bằng và dân chủ; phát triển bền vững và nhân văn; sự phát triển của mỗi người, <br />
mỗi nhóm xã hội, mỗi giai cấp, tập đoàn, mỗi quốc gia, dân tộc phải là điều kiện tích <br />
cực cho sự phát triển của những người khác và toàn bộ loài người. Khuôn khổ này của <br />
sự phát triển không thể tương dung với giới hạn chật hẹp của hình thái kinh tế xã <br />
hội tư bản chủ nghĩa, cái hình thái chỉ có thể tồn tại và vận động được nhờ giá trị <br />
thặng dư thông qua bóc lột lao động, nhờ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày <br />
càng lớn, nhờ đầu cơ tài chính và chiến tranh, v.v... Bởi vậy, mục tiêu phát triển hiện <br />
đại tự nó đặt ra yêu cầu tiếp tục giải phóng, giải phóng triệt để hơn khỏi con đường <br />
và chế độ tư bản chủ nghĩa trong mọi biến thái khác nhau của chúng. Ðể tìm cách <br />
thoát khỏi bế tắc, từ đầu thập kỷ 80 đến nay chủ nghĩa tư bản ra sức triển khai chủ <br />
nghĩa tự do mới trên phạm vi toàn cầu với những phi điều tiết hóa, tư nhân hóa, tự do <br />
hóa, buộc các nền kinh tế quốc gia phải mở cửa rộng rãi cho tư bản độc quyền quốc <br />
tế xâm nhập. Với tính cách là mô hình chủ nghĩa tư bản trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, <br />
chủ nghĩa tự do mới vừa đem lại hào quang, vừa tô đậm thêm những hạn chế không <br />
thể vượt qua của chủ nghĩa tư bản. Với chủ nghĩa tự do mới, chủ nghĩa tư bản có <br />
<br />
<br />
4<br />
tham vọng dẫn dắt thế giới đi vào toàn cầu hóa. Thế giới đã lên tiếng trả lời bằng <br />
một phong trào chống toàn cầu hóa tự do tư bản chủ nghĩa. Phong trào chống toàn cầu <br />
hóa tự do tư bản chủ nghĩa là sản phẩm độc đáo của một thế giới phải đối mặt với <br />
chủ nghĩa tư bản như thế lực đế chế toàn cầu; là sự phản kháng toàn cầu chống chủ <br />
nghĩa tư bản chưa hề có tiền lệ trong lịch sử loài người.<br />
Qua vài thập kỷ trở lại đây, CNXH lại chứng minh sức sống và tính ưu việt của mình <br />
thông qua quá trình cải cách, đổi mới và phát triển. Với Trung Quốc, quốc gia chiếm <br />
gần 1/5 dân số toàn cầu, liên tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế suốt gần 30 <br />
năm qua, hiện đứng thứ hai về GDP trên thế giới; với Việt Nam đạt nhiều thành tựu <br />
to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đang trở thành người bạn và đối tác tin cậy của các nước; <br />
Cuba kiên định và sáng tạo trong vòng tay ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bè bạn khắp <br />
năm châu; với sự phục hồi và hoạt động của phong trào cộng sản quốc tế gồm gần 80 <br />
đảng, với hơn 80 triệu đảng viên, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội vẫn là một <br />
lực lượng chính trị mà không thế lực nào có thể bỏ qua trong những tính toán chiến <br />
lược toàn cầu. Chính vì chân lý sáng tỏ này, mà rất nhiều bộ óc vĩ đại của trí tuệ loài <br />
người, từ Anhxtanh đầu thế kỷ 20, Pôn Xatơrơ, Béctran Ruxen... đến Giắccơ Ðe<br />
riđa, Noam Chomxki, Giôxép Xtíclít, Ðinôviép... mới đây, đều biểu thị sự đồng <br />
tình không che giấu với chủ nghĩa cộng sản, công khai đánh giá C.Mác là nhà tư tưởng <br />
của thế kỷ 21 và Cách mạng Tháng Mười Nga là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử thế <br />
giới hiện đại.<br />
Con đường Cách mạng Tháng Mười không chỉ là của giai cấp vô sản, mà là con đường <br />
của tất cả các tầng lớp lao động, lực lượng cách mạng, các dân tộc bị bóc lột, áp bức <br />
và toàn thể nhân loại tiến bộ, cho nên đó là con đường của thế kỷ 21. Chân lý này đang <br />
được minh chứng sinh động ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Mỹ latinh, nơi <br />
phong trào cánh tả đang dấy lên thành một cao trào mới và đang nhiệt tình kiến tạo <br />
CNXH thế kỷ 21.<br />
<br />
<br />
Ảnh hưởng của CMT10 Nga đối với CM VN<br />
Cách mạng Tháng Mười Nga đã mang đến cho Việt Nam một sự thay đổi lớn lao"<br />
<br />
Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng to lớn đối với cách mạng <br />
thế giới, trong đó có Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Việt Nam yêu nước đầu <br />
tiên tiếp thu ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười viết: Cách mạng Tháng Mười, chủ <br />
nghĩa Mác Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, <br />
không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là <br />
mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng.<br />
Từ giữa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta liên tiếp đứng <br />
lên đánh đuổi bọn cướp nước, nhưng đều bị dìm trong biển máu. Cách mạng Việt <br />
Nam ở vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Sau bao năm <br />
<br />
<br />
5<br />
bôn ba tìm đường cứu nước, tháng 7/1920, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh đã <br />
đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về các vấn đề dân tộc và vấn đề <br />
thuộc địa của V.I.Lênin”.<br />
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn <br />
luyện được thành lập. Với đường lối đúng đắn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh <br />
đạo cả dân tộc Việt Nam đứng lên giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chế độ <br />
phát xít, thực dân và phong kiến tay sai gần thế kỷ, khai sinh ra nước Việt Nam dân <br />
chủ cộng hoà năm 1945, giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực <br />
dân Pháp năm 1954 và đế quốc Mỹ xâm lược năm 1975. <br />
Đối với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười là “tiếng sấm báo hiệu mùa <br />
xuân”, là mặt trời chói lọi, là “cơm ăn”, “nước uống”. Như Người đã từng khẳng <br />
định: “Nhờ Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người cách <br />
mạng Việt Nam đã được tiếp thu ảnh hưởng đầy sự sống của Cách mạng Tháng <br />
Mười và chủ nghĩa Mác Lênin. Điều đó tựa như người đang khát mà có nước uống, <br />
đang đói mà có cơm ăn”.<br />
Ở Việt Nam, người dân lúc đầu chỉ được biết đến Cách mạng Tháng Mười, Đảng <br />
Bolshevik và Lenin qua báo chí thực dân, báo chí tay sai của Pháp ở Đông Dương dưới <br />
một hình ảnh bị bóp méo, xuyên tạc, bôi đen. Nhưng người Việt Nam thường lấy câu <br />
phương châm “kẻ thù của kẻ thù là bạn ta” để tìm bạn. Cách mạng Tháng Mười Nga <br />
là kẻ thù của thực dân Pháp, thì nước Nga Xô viết, Đảng Bolshevik, Lenin sẽ là bạn <br />
của Việt Nam.<br />
<br />
Từ hình ảnh xấu xí do thực dân Pháp vẽ nên, người Việt muốn biết được hình ảnh <br />
trung thực của Cách mạng Tháng Mười Nga, Đảng Bolshevik và lãnh tụ Lenin. Và như <br />
vậy, chính báo chí thực dân đã dẫn dắt người dân Việt Nam đến với Cách mạng <br />
Tháng Mười. Đây cũng là ngả đường đầu tiên mà Cách mạng Tháng Mười đến Việt <br />
Nam.<br />
<br />
Ngả đường thứ hai do Nguyễn Ái QuốcHồ Chí Minh thiết lập. Ông là người Việt <br />
Nam đầu tiên tiếp nhận ánh sáng và chịu ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười, <br />
Đảng Bolshevik và Lenin khi đang hoạt động ở Pháp. Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc <br />
đã trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, tuyên thệ đi theo Cách mạng <br />
Tháng Mười Nga và Lenin.<br />
<br />
Tháng 6/1925, tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc lập ra tổ chức cách mạng mang tên <br />
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; tiếp đó, ông lập ra tờ báo lấy tên Thanh Niên. <br />
Thông tin đầu tiên về Cách mạng Tháng Mười Nga mà Nguyễn Ái Quốc đưa về Việt <br />
Nam được đăng trên số báo đặc biệt của tờ Thanh Niên, xuất bản đúng ngày <br />
7/11/1926. Số báo này gồm 5 trang, trang bìa là hình vẽ Lenin đứng trên quả địa cầu <br />
giơ tay chỉ hướng tiến lên và các trang còn lại là những bài viết về Cách mạng Tháng <br />
Mười Nga, về Lenin và Đảng Bolshevik.<br />
<br />
<br />
6<br />
Đây cũng là tờ báo đầu tiên in một loạt bài về Cách mạng Tháng Mười Nga thành công <br />
được đưa về Việt Nam với những thông tin trái với những hình ảnh bị bóp méo, xuyên <br />
tạc trước đây của báo chí thực dân. Lần đầu tiên, ánh sáng Cách mạng Tháng Mười <br />
Nga trung thực đến được với người dân của một đất nước nghèo khó.<br />
Ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam<br />
Có thể khẳng định mà không cần cường điệu rằng, Cách mạng Tháng Mười có ý <br />
nghĩa vô cùng to lớn và quan trọng đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Về ý nghĩa <br />
của Cách mạng Tháng Mười, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như Mặt <br />
Trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu <br />
người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách <br />
mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.<br />
Nhà cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc về sau là Chủ tịch Hồ Chí Minh là người <br />
đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam từ những tư tưởng trong <br />
bản Luận cương của V.Lenin “Về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa”. Trên cơ sở <br />
bản Luận cương này, năm 1927 trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Nguyễn Ái <br />
Quốc nêu rõ: “Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mườicon đường duy nhất <br />
đúng đắn, Cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự".<br />
Tác phẩm “Đường Kách mệnh” là tài liệu cơ bản đầu tiên được sử dụng để huấn <br />
luyện và đào tạo các chiến sỹ cách mạng Việt Nam, làm cơ sở để thành lập Đảng <br />
Cộng sản Đông Dương (17/6/1929), tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam <br />
(3/2/1930). Với đường lối đúng đắn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cả dân tộc <br />
Việt Nam đứng lên giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chế độ phát xít, thực dân, <br />
phong kiến và tay sai trong gần 100 năm, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa <br />
(2/9/1945), giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp <br />
(năm 1954) và đế quốc Mỹ (năm 1975). Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt <br />
Nam từ năm 1986 tới nay được xây dựng trên cơ sở kế thừa tư tưởng về chủ nghĩa xã <br />
hội của V.Lenin là xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng <br />
xã hội chủ nghĩa. <br />
Mỗi khi nói tới ảnh hưởng và tác động của Cách mạng Tháng Mười tới thực tiễn cách <br />
mạng Việt Nam, không thể không kể đến Chiến thắng vĩ đại của Hồng quân Liên Xô <br />
trong cuộc chiến đánh bại đội quân Quan Đông, buộc chính phủ quân phiệt Nhật Bản <br />
đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15/08/1945, tạo tiền đề rất quan trọng cho nhân dân <br />
Việt Nam tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa, đứng lên giành chính quyền vào ngày <br />
19/8/1945.<br />
Sau kháng chiến chống thực dân Pháp (1954), Liên Xô vừa giúp Việt Nam xây dựng <br />
nhiều công trình công nghiệp quân sự và dân dụng, vừa nhận đào tạo cho Việt Nam <br />
hàng ngàn chuyên gia và công nhân thuộc nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, Liên Xô đã giúp <br />
đào tạo cho Việt Nam hàng ngàn sỹ quan và chuyên gia kỹ thuật, đưa cố vấn quân sự <br />
<br />
<br />
7<br />
sang giúp Việt Nam xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và <br />
hiện đại. Đồng thời, Liên Xô còn viện trợ cho Việt Nam các loại vũ khí hiện đại như <br />
máy bay, pháo và tên lửa phòng không, xe tăng, tàu chiến mà ngành công nghiệp của <br />
Việt Nam chưa thể sản xuất được. Nguồn lực này của Liên Xô giúp Việt Nam là một <br />
trong những yếu tố cực kỳ quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cuộc chiến <br />
tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc đối đầu thắng lợi với cuộc chiến tranh xâm lược <br />
của đế quốc Mỹ.<br />
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước vào năm 1975, mối quan hệ kinh tế giữa Việt <br />
Nam và Liên Xô đã chuyển thành hợp tác cùng có lợi. Nhưng với tinh thần hữu nghị, <br />
Liên Xô vẫn tiếp tục cung cấp cho Việt Nam các khoản viện trợ kinh tế lớn cho đến <br />
giữa những năm 1980. Đặc biệt, trong điều kiện còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh <br />
tế do chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng sau khi Liên Xô tan rã, năm 2000 Tổng thống <br />
Nga V.Putin đã quyết định xóa nợ 9,53 tỷ USD từ thời Liên Xô cho Việt Nam.<br />
Trong chuyến thăm Nga trong tháng 10/2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng <br />
định: “Chính phủ và nhân dân Việt Nam rất coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị <br />
và hợp tác truyền thống với nước Nga, coi Nga là người bạn thủy chung, đối tác tin <br />
cậy của Việt Nam. Việt Nam coi quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện với <br />
Liên bang Nga là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình. Việt Nam <br />
mong muốn Nga phát triển vững mạnh, giữ vai trò là một trong những cường quốc <br />
hàng đầu, đóng góp to lớn cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới”.<br />
Trong bối cảnh Châu ÁThái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng đang là <br />
tâm điểm chú ý đặc biệt của nhiều nước trong và ngoài khu vực, nước Nga với vai trò <br />
là một nước lớn và có các mối quan hệ truyền thống với các nước trong khu vực, đang <br />
có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại, trong đó Việt Nam là một điểm nhấn có tầm <br />
quan trọng chiến lược. <br />
Trong thời kỳ mới hiện nay tinh thần CNXH của cuộc CMT10 Nga có vai trò <br />
như thế nào?<br />
Ngày nay, tình hình thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp và chứa đựng những yếu tố <br />
khó lường. Song, học thuyết Mác Lênin và dấu ấn lịch sử của cuộc Cách mạng <br />
XHCN Tháng Mười Nga vẫn luôn tỏa sáng soi đường, dẫn lối cho toàn Đảng, toàn <br />
dân, toàn quân ta quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đẩy mạnh công cuộc <br />
CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội <br />
lần thứ XII của Đảng, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn <br />
minh”, vững bước đi lên xây dựng CNXH, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta <br />
đã lựa chọn và kiên định.<br />
Lịch sử phát triển của loài người không bao giờ đi theo một đường thẳng tắp. Ngay từ <br />
đầu, Mác Lênin đều dự báo rằng, tiến lên CNXH là xu thế tất yếu của lịch sử loài <br />
<br />
<br />
8<br />
người nhưng đó là con đường vô cùng khó khăn, phức tạp. Các nhà lý luận tư sản ra <br />
sức rêu rao rằng, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu cũng đồng thời <br />
là sự sụp đổ của Học thuyết Mác Lênin. Hình như, họ đã quên mất rằng, chính cuộc <br />
cách mạng tư sản trước khi có được thành công, cũng đã trải qua hàng trăm năm đấu <br />
tranh khắc nghiệt chống lại giai cấp phong kiến. Nếu tính từ cách mạng tư sản Hà <br />
Lan đầu thế kỷ XVI tới khi cách mạng tư sản Anh hoàn thành (1680) là gần 200 năm. <br />
Còn nhà nước tư sản Mỹ độc lập (1776) và nhà nước tư sản Pháp ra đời (1789) mất <br />
trên dưới 300 năm. Nước Anh, nơi khởi phát cách mạng tư sản, với sức mạnh khổng <br />
lồ của giai cấp tư sản đã từng tự hào “mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh” <br />
nhưng đến nay về mặt cấu trúc nhà nước vẫn là nền quân chủ lập hiến. Nếu như <br />
cuộc đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến của giai cấp tư sản lâu dài, phức tạp <br />
như vậy thì con đường tiến lên CNXH của nhân loại phải trải qua những khúc quanh <br />
của lịch sử cũng là một điều tất yếu.<br />
Gần 100 năm sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, hơn 160 năm kể từ khi <br />
"Tuyên ngôn Đảng Cộng sản" ra đời, thế giới đã trải qua biết bao biến cố thăng trầm, <br />
những điều kiện kinh tếxã hội hiện nay quả thật đã khác trước rất nhiều. Mác, Lê<br />
nin tất nhiên không thể hình dung hết những biến đổi sâu sắc của thế giới như hiện <br />
nay. Nhưng những nguyên lý cơ bản, những dự báo thiên tài trong học thuyết của các <br />
ông vẫn chứng tỏ giá trị hiện thực to lớn. Từ năm 2008 trở lại đây, trước sự suy thoái <br />
kinh tế, khủng hoảng tài chính của mô hình kinh tế tân tự do TBCN, ở các nước <br />
phương Tây đã xuất hiện xu hướng quay lại với lý luận của Mác. Các nhà kinh tế học <br />
tư sản lúng túng, bế tắc trước hiện thực TBCN phương Tây đã sực nhớ đến những <br />
phán đoán thiên tài của Mác về mâu thuẫn không không thể tránh khỏi trong phương <br />
thức sản xuất TBCN. Họ, dù thừa nhận hay không thừa nhận, vẫn phải đi sâu “học <br />
hỏi” Mác Lênin, tìm trong học thuyết của các ông lời giải cho những vấn đề hiện <br />
đại. Giáo sư Teri Igơtơn (Trường Đại học Tổng hợp Landcaste, Anh), viết cuốn <br />
sách "Tại sao Mác đúng" xuất bản tại Mỹ năm 2011 đã thừa nhận rằng, dù tình hình <br />
hiện nay có rất nhiều biến đổi so với thời của Mác, ví dụ dường như không còn thấy <br />
vấn đề đấu tranh giai cấp trong đời sống xã hội phương Tây, sự thích nghi của CNTB <br />
dẫn đến những tiến bộ của bình đẳng, tự do, phúc lợi, hay sự hình thành những thể <br />
chế toàn cầu…, nhưng về mặt bản chất của phương thức sản xuất đang thống trị thì <br />
vẫn là phương thức TBCN. Động lực của nền sản xuất ấy vẫn là lợi nhuận, hậu quả <br />
của nó vẫn là sự phân hóa giàu nghèo dựa trên bóc lột giữa tư bản và làm thuê. Chiến <br />
tranh khu vực, xung đột sắc tộc giữa các quốc gia, các thế lực kinh tế cũ và mới vẫn <br />
tiềm ẩn.…<br />
Phân tích tính chất thời đại ngày nay, Teri Igơtơn khẳng định Mác đã đúng và vẫn <br />
đúng. Cuốn sách của ông đã gây tiếng vang với sự quan tâm rất lớn trong giới nghiên <br />
cứu chính trị phương Tây. Điều này, y như Lênin đã từng khẳng định: “Mác đặt vấn <br />
đề CNCS giống như một nhà tự nhiên học, chẳng hạn, vấn đề tiến hóa của một giống <br />
sinh vật mới, một khi đã biết nguồn gốc của nó và định được rõ rệt hướng của những <br />
biến đổi của nó”. Tại Đại hội Công đoàn thế giới lần thứ 16 (tổ chức tại Hy Lạp, <br />
<br />
9<br />
tháng 42011), sau khi phân tích tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đại hội đã <br />
khẳng định: Tình hình thế giới hiện nay đã chứng minh những luận điểm mà nhà tư <br />
tưởng vĩ đại của giai cấp công nhân Các Mácđã đúc rút; khủng hoảng kinh tế làm <br />
bộc lộ những mâu thuẫn cơ bản của CNTB, đó là sự mâu thuẫn giữa tính chất xã hội <br />
của sản xuất với chế độ tư hữu tư liệu sản xuất TBCN và việc chiếm hữu tư liệu <br />
sản xuất…<br />
Có thể thấy, với hai phát hiện khoa học vĩ đại là chủ nghĩa duy vật lịch sử và học <br />
thuyết giá trị thặng dư, Học thuyết Mác Lênin đã đặt nền móng về sự nghiệp giải <br />
phóng giai cấp công nhân và giải phóng loài người khỏi mọi hình thức áp bức, bóc lột <br />
và tha hóa. Chủ nghĩa Mác Lênin đã soi sáng vai trò lịch sử thế giới của giai cấp <br />
công nhân là người xây dựng xã hội XHCN thay thế xã hội tư bản. Học thuyết của các <br />
ông chỉ ra những điều kiện lịch sử của sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, <br />
những nhiệm vụ chủ yếu có tính quy luật mà các chính đảng của giai cấp công nhân <br />
cần thực hiện để hoàn thành sự nghiệp cách mạng XHCN. GS, TS Lê Hữu Nghĩa, Phó <br />
chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cùng nhiều nhà khoa học khác ở Việt Nam <br />
cũng đã nhiều lần nhấn mạnh: Giá trị của Học thuyết Mác Lênin không phải ở chỗ <br />
mọi câu nói của Mác đều là chân lý vĩnh cửu, những người cách mạng cứ thế mà áp <br />
dụng không cần xem xét điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Giá trị vạch thời đại của học <br />
thuyết là phương pháp luận khoa học nghiên cứu về CNXH: Tính tất yếu lịch sử của <br />
CNXH thay thế CNTB thông qua cách mạng vô sản và sự nghiệp xây dựng CNXH. <br />
CNXH là một cơ thể sống, nó tất yếu phải thường xuyên biến đổi, đổi mới và phát <br />
triển. Và vượt lên trên tất cả, Học thuyết Mác Lênin với quan niệm khoa học gắn <br />
liền với chủ nghĩa nhân văn cao cả đã khẳng định mục tiêu cao nhất của CNXH, <br />
CNCS chính là giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột; phát triển tự do và <br />
toàn diện con người, không ngừng hoàn thiện con người. Cho đến nay, khi nhân loại <br />
đã bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, Chủ nghĩa Mác Lênin vẫn là học <br />
thuyết khoa học nhất, cách mạng nhất, vạch ra xu thế tất yếu của th ời đại mà không <br />
học thuyết nào có thể thay thế được.<br />
Cách mạng Tháng Mười không chỉ mở ra con đường giải phóng nước Nga, mà còn cho <br />
cả các dân tộc và loài người; mở đầu cho một thời đại mới trong lịch sử hiện đại, đó <br />
là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH.<br />
Cách mạng Tháng Mười còn để lại những bài học vô giá cho phong trào cộng sản và <br />
công nhân quốc tế, về vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản chân chính; về <br />
tập hợp đông đảo công nhân, nông dân và nhân dân lao động trong cách mạng; về sự <br />
hy sinh cao cả trong giành chính quyền và bảo vệ chính quyền cách mạng; về kết hợp <br />
chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế trong sáng...<br />
Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam<br />
Vận dụng sáng tạo, phát triển phù hợp những giá trị phổ biến của chủ nghĩa Mác Lê <br />
nin, những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga vào điều kiện cụ <br />
thể của đất nước, cùng với sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Liên Xô, của các nước <br />
<br />
<br />
10<br />
XHCN và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo <br />
nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để giành được những thắng lợi vẻ <br />
vang trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên <br />
Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; là Đại thắng mùa xuân năm <br />
1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; là thắng lợi trong cuộc chiến đấu <br />
bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc <br />
tế cao cả, giữ vững chủ quyền lãnh thổ và vững bước trên con đường XHCN.<br />
Giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) về một thực thể xã hội cao đẹp <br />
đã sinh ra sau cuộc Cách mạng ấy, đó là CNXH hiện thực với những thăng trầm suốt <br />
một thế kỷ qua (19172017. Cuộc Cách mạng có những giá trị to lớn, mang tầm thời <br />
đại của Cách mạng Tháng Mười.<br />
Sau hơn 80 năm ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác Lênin, tư <br />
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng để định ra cương lĩnh đấu tranh cách mạng <br />
và xây dựng chủ trương, biện pháp lãnh đạo đất nước, đã vượt qua bao thử thách, <br />
giành được những thành tựu to lớn. <br />
Dưới tác động và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trao đâu tranh ̀ ́ <br />
̉<br />
giai phong dân tôc <br />
́ ̣ ở cac ń ươc ph<br />
́ ương Đông va phong trao đâu tranh cua công nhân cac<br />
̀ ̀ ́ ̉ ́ <br />
nươc t́ ư ban ph<br />
̉ ương Tây phat trên manh me va găn bo mât thiêt v<br />
́ ̉ ̣ ̃ ̀ ́ ́ ̣ ́ ới nhau trong cuôc̣ <br />
́ ́ ̉ ̀ ̀ ̉<br />
đâu tranh chông ke thu chung la chu nghia đê quôc. ̃ ́ ́<br />
Lực lượng cac mang cua giai câp vô san cac n<br />
́ ̣ ̉ ́ ̉ ́ ươc đêu tim con đ<br />
́ ̀ ̀ ường tâp ḥ ợp nhau laị <br />
̉ ̀ ̣<br />
đê thanh lâp tô ch ̉ ưc riêng cua minh. Do đó tháng 3 năm 1919, Qu<br />
́ ̉ ̀ ốc tế Cộng sản (Quốc <br />
tế thứ III) được hình thành ở Maxkơva, đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào <br />
cách mạng thế giới. Cać Đảng Cộng sản nôí tiêp ́ nhau ra đời (ĐCS Phaṕ 1920, <br />
ĐCS Trung Quôc 1921... ), càng t<br />
́ ạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ <br />
nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.<br />
<br />
̣<br />
Cach mang thang M<br />
́ ́ ươi Nga va s<br />
̀ ̀ ự phat t ̉ ̉ ̀ ́ ̣ ̉ ́ ới <br />
́ riên cua phong trao Cach mang vô san thê gi<br />
̃ ́ ̣ ̣ ̃ ́ ự lựa chon con đ<br />
đa tac đông manh me đên s ̣ ường giai phong dân tôc cua Nguyên Ai<br />
̉ ́ ̣ ̉ ̃ ́ <br />
Quôc. Năm 1920, sau khi đ<br />
́ ọc bản “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” <br />
của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đã <br />
tin theo Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp va tích c̀ ực đê truyên ba t<br />
̉ ̀ ́ ư <br />
tưởng Mac – Lênin vao Viêt Nam m<br />
́ ̀ ̣ ở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường <br />
lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam.<br />
<br />
Ở Việt Nam, trong lúc các lực lượng cách mạng trong nước bế tắc về đường lối như <br />
đang đi trong bóng đêm và sương mù, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đem ánh sáng của <br />
chủ nghĩa Mác Lênin, ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga về cho phong trào <br />
công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Nhờ vậy, ngày 321930, Ðảng Cộng <br />
sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của <br />
nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam ra đời, đưa ra cương lĩnh, đường lối, <br />
chiến lược lãnh đạo phong trào cách mạng. 15 năm sau, trên cơ sở vận dụng sáng tạo <br />
<br />
11<br />
và thành công bài học của Cách mạng Tháng Mười Nga, nhân dân Việt Nam dưới sự <br />
lãnh đạo của Ðảng đã nhất tề đứng lên làm Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày <br />
291945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Sự nghiệp cách mạng Việt Nam <br />
từ mốc son lịch sử 1945 tiếp tục vận động theo con đường và lý tưởng mục tiêu của <br />
Cách mạng Tháng Mười Nga. Ðó là con đường cách mạng nhằm bảo vệ độc lập, tự <br />
do và mang lại hạnh phúc cho quần chúng cần lao; là con đường đấu tranh chống chủ <br />
nghĩa thực dân, đế quốc; là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Những mốc son trên <br />
con đường cách mạng của Việt Nam là sự nối tiếp hào hùng của Cách mạng Tháng <br />
Mười Nga, góp phần tạo nên tiến trình các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh vì <br />
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.<br />
Từ năm 1986 đến nay, Ðảng và nhân dân Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với <br />
những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Trước thử thách nghiệt ngã của thời <br />
cuộc, Việt Nam vẫn kiên trì mục tiêu, lý tưởng và con đường Cách mạng Tháng Mười <br />
Nga; tích cực tìm tòi, khám phá hướng đi đúng đắn, phù hợp. Mô hình chủ nghĩa xã hội <br />
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng được sáng tỏ hơn. Ðất <br />
nước giữ vững ổn định chính trị xã hội; dân chủ được phát huy; khối đại đoàn kết <br />
toàn dân tộc được tăng cường, tạo ra động lực mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng và <br />
bảo vệ đất nước. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao; đời sống của nhân dân đã cải <br />
thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo đói giảm nhanh; chỉ số phát triển con người cải thiện trên <br />
30 bậc, đem lại sinh lực, sức sống mới cho sự nghiệp đổi mới. Từ chỗ bị bao vây cấm <br />
vận, Việt Nam đã bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao với 178 nước, trong <br />
đó có tất cả các nước lớn và các tổ chức quốc tế hàng đầu; đồng thời phát triển quan <br />
hệ đa phương, đa dạng với các đối tác nước ngoài theo tinh thần là bạn, là đối tác tin <br />
cậy, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, chủ động và tích cực <br />
hội nhập kinh tế quốc tế.<br />
CNXH hiện thực, với sức mạnh của chế độ mới ưu việt, từ một nước Nga, đến Liên <br />
Xô, rồi đến hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã góp phần to lớn vào phát triển mọi <br />
lĩnh vực (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…) của nhân loại; là lực lượng trụ cột giữ <br />
cân bằng về mặt quân sự, đảm bảo ổn định và hòa bình thế giới; đồng thời là nguồn <br />
cổ vũ, giúp đỡ cả vật chất, tinh thần cho phong trào giải phóng dân tộc thế giới...<br />
Nguyên nhân làm CNXH ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, làm chủ nghĩa xã hội hiện <br />
thực khủng hoảng, trì trệ sau hơn 70 năm vận động và phát triển. Song các tham luận, <br />
các bài viết gửi tới đều cho rằng, sự sụp đổ ấy không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa <br />
Mác Lênin với bản chất khoa học và cách mạng, mà do việc "vật chất hóa", "hiện <br />
thực hóa" chủ nghĩa Mác Lênin vào cuộc sống không thành công ở những mô hình cụ <br />
thể. Chứng minh hùng hồn cho điều này là các nước XHCN còn lại hiện nay, trong cải <br />
cách, đổi mới, đã phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện <br />
cụ thể của đất nước, tạo ra những mô hình CNXH hiện thực phù hợp, nên vẫn đứng <br />
vững và đi lên.<br />
<br />
<br />
12<br />
Đối với Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười có ý nghĩa hết sức to lớn. Kỷ niệm 100 <br />
năm Cách mạng Tháng Mười Nga và CNXH hiện thực, nước ta tiếp tục vận dụng một <br />
cách sáng tạo những bài học của Cách mạng Tháng Mười, tiếp tục rút kinh nghiệm <br />
sâu sắc từ những thành tựu và thất bại của CNXH hiện thực vào môi trường và cương <br />
vị công tác cụ thể, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước hiện <br />
nay, như tinh thần chung mà Đại hội XII nêu ra là: "Tăng cường xây dựng Đảng trong <br />
sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đây ̉ <br />
̣<br />
manh toàn di ện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững <br />
môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công <br />
nghiệp theo hướng hiện đại".<br />
Những nhân tố đã giúp chúng ta đổi mới thành công ắt hẳn là rất đa dạng, trong đó <br />
trước hết phải là sự kiên định mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tư tưởng khoa <br />
học và cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ðối với Ðảng <br />
và nhân dân Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười Nga mãi mãi là một trong những cội <br />
nguồn của động lực, sức mạnh và nguồn cảm hứng; mãi mãi là ánh mặt trời chói lọi <br />
soi sáng con đường đi lên phía trước, tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội <br />
công bằng, dân chủ, văn minh.<br />
Với lòng biết ơn sâu sắc khi nói về ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga đối <br />
với cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Uống nước nhớ nguồn. <br />
Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách <br />
mạng đầy hy sinh, gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và <br />
nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lênin và Cách mạng Tháng <br />
Mười”. “Mối tình gắn bó và lòng biết ơn của nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng <br />
Tháng Mười, đối với Lênin vĩ đại… là vô cùng sâu sắc”.<br />
Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa của nước ta hôm nay là minh chứng con đường <br />
mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn thể dân tộc ta đồng tâm lựa chọn. Đây cũng là <br />
cơ sở để mỗi người Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn tầm vóc lịch sử, ý nghĩa và giá <br />
trị hiện thực của Cách mạng Tháng Mười, của Lênin vĩ đại đối với cách mạng Việt <br />
Nam nói riêng và thế giới nói chung.<br />
“Sau 100 năm, lý tưởng cao đẹp và những giá trị to lớn của Cách mạng Tháng Mười <br />
Nga là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội vẫn luôn tỏa sáng, là <br />
nguồn động lực thôi thúc và khơi dậy tinh thần cách mạng của nhân dân tiến bộ trên <br />
toàn thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam”. <br />
Gần một thế kỷ đã qua kể từ khi cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, nhân <br />
loại đã chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm, phức tạp. Nhưng Cách mạng Tháng <br />
Mười vẫn là một trong những sự kiện trọng đại nhất của lịch sử thế giới hiện đại. Lý <br />
tưởng và con đường Cách mạng Tháng Mười vẫn tiếp tục toả sáng, soi rọi cuộc đấu <br />
tranh tự giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tiếp thêm nguồn sinh <br />
lực cho phong trào xã hội chủ nghĩa. Thời gian còn tiếp tục trôi đi, nhưng theo quy <br />
luật, thì những chân giá trị sẽ còn mãi. Cách mạng Tháng Mười sẽ còn mãi trong trái <br />
<br />
<br />
13<br />
tim nhân loại. Chủ nghĩa xã hội vẫn là mục tiêu, là khát vọng cháy bỏng của hiện tại <br />
và tương lai nhân loại. <br />
Chúng ta kiên định Chủ nghĩa Mác Lênin theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm chắc tinh <br />
thần khoa học, thực tiễn của lý luận chứ không phục tùng từng câu, từng ý trong trước <br />
tác của các ông. Chính điều đó đã góp phần làm cho “con đường đi lên CNXH ở nước <br />
ta ngày càng được xác định rõ hơn”, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới ở <br />
thế kỷ XXI với vị thế mới, mà nhân dân và bạn bè đều thừa nhận: “chưa bao giờ, thế <br />
và lực của Việt Nam mạnh mẽ như hiện nay”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />