intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách ngăn ngừa và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những ngày gần đây, tại khoa nhi của các bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh . viện Bạch Mai,…liên tục tiếp nhận trẻ mắc bệnh tay châm miệng. Theo các bác sĩ, bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa biết cách chăm sóc khiến trẻ bị bệnh nặng thêm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách ngăn ngừa và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

  1. Cách ngăn ngừa và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng . Trong những ngày gần đây, tại khoa nhi của các bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh . viện Bạch Mai,…liên tục tiếp nhận trẻ mắc bệnh tay châm miệng. Theo các bác sĩ, bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa biết cách chăm sóc khiến trẻ bị bệnh nặng thêm. Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam được ghi nhận từ năm 2003 với ca bệnh đầu tiên là ở Tp. HCM. Từ năm 2011 đến nay, số người mắc bệnh này không ngừng gia tăng và có tỉ lệ tử vong cao. Căn bệnh này đứng thứ 2 về số người nhiễm mắc cao trong số 10 bệnh truyền nhiễm và có tỉ lệ tử vong thứ 3 sau bệnh dại và sốt xuất huyết. Hiện chưa có văcxin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu và Bộ Y tế đang đề xuất nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm vắc xin phòng chống bệnh tay chân miệng tại Việt Nam. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt. Phát hiện sớm bệnh tay chân miệng Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3 - 6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5 độ C), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày.
  2. Ảnh minh họa. Tiếp theo bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2 - 3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Sau đó, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát;
  3. chúng tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị. Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau. Khi khỏi bệnh, cơ thể trẻ có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch với bệnh cũng có thể mắc bệnh. Biểu hiện của bệnh Thời gian ủ bệnh: Từ 3 – 6 ngày. - Sốt: Có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao tới 39 – 40 độ C. - Đau họng, chảy nước bọt liên tục. - Biếng ăn hoặc bỏ ăn. - Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường. - Tổn thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối mông. - Tổn thương ở miệng, đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2 – 3 mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi. Tổn thương ở da, thường là bóng nước, có đường kính 2 – 10 mm, hình bầu dục hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm trên da.
  4. Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng, khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế nhấn mạnh đến việc tăng cường sức đề kháng để cơ thể luôn duy trì một hệ miễn dịch tốt, chủ động phòng bệnh tốt hơn. Chúng ta có thể tuân thủ chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng, tăng cường đề kháng mỗi ngày theo các phương pháp như sau: - Vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng - Vệ sinh ăn uống: Cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng - Tăng cường sức đề kháng cho cả gia đình (gồm người lớn và trẻ nhỏ) bằng cách ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C hàng ngày (thông qua thực phẩm và dược phẩm an toàn). - Vệ sinh sạch sẽ nơi sinh hoạt và đồ vật gia đình: Thường xuyên lau sạch bề mặt vật dụng thường ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. - Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. - Theo dõi phát hiện sớm, đưa ngay đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời và tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, hạn chế sự lây lan. Tăng cường giám sát dịch tay chân miệng đầu năm học Ngày 30/8, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã chỉ đạo ngành y tế các địa phương phối hợp với ngành giáo dục tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh trường học nhân dịp khai giảng năm học mới. Trong đó chú trọng phòng ngừa dịch bệnh tay chân miệng, vốn rất dễ bùng phát với các chùm ca bệnh. Theo Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 37.788 trường hợp mắc bệnh
  5. tay chân miệng, trong đó có 13 trường hợp tử vong tại 9 tỉnh, thành phố. Tại Tp. HCM, từ đầu năm đến nay cũng đã ghi nhận một ca tử vong do mắc tay chân miệng. Hiện Trung tâm Y tế dự phòng Tp. HCM đã triển khai công tác dự phòng đến các địa bàn quận huyện, giám sát chặt chẽ công tác y tế học đường để chính thức bước vào năm học mớ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2