intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách phân biệt và chữa trị bệnh ho ở trẻ em

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

177
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ho là bệnh thường gặp và dễ mắc ở trẻ em. Trẻ em có thể bị ho khi mặc phong phanh vào mùa đông, ăn nhiều kem, uống nhiều nước mát vào mùa hè. Do đó cần có biện pháp để phân biệt và chữa trị bệnh này cho trẻ để các cháu không bị tái phát và khiến cho bệnh nặng hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách phân biệt và chữa trị bệnh ho ở trẻ em

  1. Cách phân biệt và chữa trị bệnh ho ở trẻ em Ho là bệnh thường gặp và dễ mắc ở trẻ em. Trẻ em có thể bị ho khi mặc phong phanh vào mùa đông, ăn nhiều kem, uống nhiều nước mát vào mùa hè. Do đó cần có biện pháp để phân biệt và chữa trị bệnh này cho trẻ để các cháu không bị tái phát và khiến cho bệnh nặng hơn. Đối với các bé khỏe mạnh, các bộ phận nhạy cảm dễ nhiễm bệnh về đường hô hấp như mũi luôn được bảo vệ bởi những lớp lông nhỏ phủ trên lòng ống không ngừng chuyển động để đẩy các chất bẩn ra ngoài. Bởi vậy ho là một phản ứng bảo vệ cần thiết của cơ thể, cho nên nhiều khi, không nên tìm cách ngăn cản việc ho. Phân biệt các loại ho
  2.  Ho khan: Kiểu ho này thường phát ra do thanh quản bị sưng và phản ứng của khí quản khi nhiệt độ thay đổi trong đêm. Do đó, trẻ thường thở khò khè. Trẻ dưới 3 tuổi thường dễ mắc bệnh này và hay xảy ra vào ban đêm.  Ho gà: Khi trẻ ho xong một đợt sau đó phát ra tiếng “húp” thì lúc đó trẻ có thể đã bị ho gà. Trong trường hợp con bạn chưa tiêm vắc xin phòng chống ho gà thì bệnh sẽ kéo dài và dồn dập hơn. Đối với trường hợp này bạn nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện đi khám.  Ho kèm theo tiếng khò khè: Khi trẻ có những biểu hiện như vậy thì đó là dấu hiệu cho thấy đường thở phía dưới của trẻ bị chặn. Nguyên nhân có thể do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc một vật nào đó mắc trong khí quản của trẻ.  Ho đột ngột: Khi thấy ho đột ngột thì có thể trẻ đã nuốt thức ăn hoặc nước uống nhầm đường thay vì chúng xuống thực quản thì nó lại chui vào khí quản của trẻ. Lúc này hiện tượng ho của trẻ có tác dụng làm thông thoáng khí quản. Các bạn chú ý khi thấy trẻ bị như vậy không nên cho ngón tay vào bởi làm vậy có thểm làm cho vật mắc trong đó có thể vào sâu hơn.  Ho lúc nửa đêm: Đây là hiện tượng của trẻ khi ngửi thấy mùi khói than, tiếp xúc với các vật nuôi trong nhà hoặc các chất làm thơm mát. Đó là dấu hiệu của bệnh dị ứng, hen suyễn, nhiễm lạnh…  Ho khi bị sốt: Nếu trẻ bị ho, sổ mũi, sốt nhẹ thì đó là cảm bình thường. Nhưng nếu trẻ ho và bị sốt khoảng 39 độ hoặc cao hơn thì có thể trẻ bị viêm phổi. Khi bị như vậy thì tốt nhất là đưa trẻ đi khám ngay. Cách chữa trị và phòng bệnh Khi trẻ bị ho thì nên cho trẻ nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt nếu trẻ có ho kèm theo sốt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Vào mùa đông, trẻ cần mặc ấm để giữ ấm thân thể, tránh để bị lạnh hay bị ẩm đột ngột kéo dài. Để chống ho các bạn có thể sử dụng các thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên như bạc hà, gừng, tinh dầu tràm, tần dày lá… Các thuốc này đều có tác dụng chống ho rất an toàn
  3. và hiệu quả. Ngoài ra, nếu khi sử dụng thuốc cho trẻ thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có được tư vấn hợp lý. Ngoài các biện pháp trên thì vấn đề dinh dưỡng cho trẻ khi bị ho cũng quan trọng không kém. Các bạn nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, nhiều nước, dễ nuốt như cháo, súp, sữa… đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết và phù hợp với khẩu vị của trẻ. Nên hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, các món tanh như các món chiên, xào, cá… Tiếng thở khò khè, ho khan hay sâu của trẻ ẩn chứa nhiều thông điệp sức khỏe khác nhau. Khi mà bé không thể tự nói đau ở đâu, vấn đề của cha mẹ là phân biệt các chứng bệnh liên quan để có cách tự xử lý hoặc cấp cứu. Ho thực chất là một cách tự vệ của cơ thể tự vệ, theo giải thích của Giám đốc trung tâm các bệnh truyền nhiễm ở trẻ Nassau County (Mỹ) Howard Balbi. Ho là cách cơ thể làm thông đường hô hấp, tống đờm dãi hoặc thức ăn mắc lại trong cổ họng ra ngoài, không cho nước mũi chảy ngược vào cổ họng. Có hai kiểu ho cho mục đích này: - Ho khan: xảy ra khi bé bị lạnh hoặc dị ứng. Kiểu ho này giúp dọn sạch dịch mũi và sự khó chịu từ cổ họng sưng. - Ho sâu: bắt nguồn từ một bệnh hô hấp nào đó kèm với sự nhiễm khuẩn. Ho thường đi kèm theo đờm hoặc dịch mũi (chứa cả tế bào bạch huyết chống khuẩn hình thành trong đường thở của trẻ). Trẻ dưới 4 tháng không ho nhiều, cho nên nếu bé ho thì cần chú ý. Vào mùa đông, khi trẻ ho kinh khủng, nguyên nhân có thể là do virus hô hấp hợp bào (RSV) nguy hiểm. Nếu trẻ dưới 1 tuổi thì chuyện ho ít đáng báo động vì nguyên nhân chủ yếu là do lạnh. Để giúp bạn phân biệt kiểu ho nào cần theo dõi và kiểu cần xử lý khẩn cấp, trước tiên là cần bình tĩnh, lắng nghe âm thanh cẩn thận và xem xét các chỉ dẫn dưới đây:
  4. Cảm lạnh thường hay cúm? Những dấu hiệu cho thấy tiếng ho của trẻ là do cảm lạnh gồm: Nghẹt và chảy nước mũi Sưng họng - Âm thanh nghe khô khan - Các triệu chứng khác: tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh, trẻ có thể có: Nước nhầy rớt Sốt nhẹ về đêm - Cách trị: cho trẻ uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Có thể dùng máy làm ẩm khí để giúp bé dễ thở hơn. Cho dù bạn nóng lòng muốn trẻ bớt ho, nên hỏi bác sĩ trước khi dùng: Thuốc ho long đờm Thuốc làm thông mũi (Decongestant) Thuốc ho (không nên dùng trừ phi trẻ ho nhiều làm mất ngủ ban đêm). Acetaminophen (để giảm sốt)
  5. Nếu thân nhiệt của trẻ từ 37 độ C trở lên và trông mệt mỏi, nên gọi ngay bác sĩ vì nhiều khả năng bé bị cúm. Nếu trẻ dưới 4 tháng tuổi, gọi bác sĩ ngay nếu sốt. Thậm chí sốt nhẹ cũng nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh. Bệnh bạch hầu thanh quản Bạn sẽ biết ngay bé bị bạch cầu thanh quản khi thấy con thức dậy nửa đêm và ho sâu, khó thở. Bệnh bạch cầu thanh quản thường ảnh hưởng tới trẻ dưới 5 tuổi và bắt đầu bằng hiện tượng cảm lạnh hoặc sổ mũi sáng sớm. - Âm thanh giống như ho sâu - Các triệu chứng khác: thường là do nhiễm virus. Bệnh bạch cầu thanh quản làm cho niêm mạc khí quản sưng lên và nghẹt đường thở – đó là nguyên nhân vì sao trẻ khó thở. Bạn sẽ nghe thấy tiếng ho đặc kín khi trẻ hít thở vào (không phải lúc thở ra). - Cách trị: trước tiên cần làm cho bé bình tâm, sau đó thử áp dụng một trong các cách sau đây để giúp bé dễ thở: Mở vòi hoa sen, đóng cửa nhà tắm và cho bé thở trong không khí đầy hơi nước. Nếu là nửa đêm, đưa bé ra ngoài, không khí ẩm sẽ làm cho con dễ thở hơn. Cho trẻ thở không khí từ máy làm ẩm khí Bệch bạch cầu thanh quản sẽ hết trong khoảng 3-4 ngày, nếu không đỡ thì cần gọi bác sĩ. Viêm phổi Bệnh viêm phổi xảy ra khi phổi bị nhiễm khuẩn hoặc virus do một số bệnh mang lại, kể cả cảm lạnh thường. - Tiếng ho nghe sâu và có đờm - Các triệu chứng khác: trẻ rất mệt và dễ ho, nhìn mọi thứ đều có sắc xanh và vàng. - Cách trị: phụ thuộc vào nguyên nhân là virus hay vi khuẩn, hãy gọi cho bác sĩ nếu bé bị sốt. Viêm phổi do vi khuẩn thường nguy hiểm hơn và thủ phạm thường là khuẩn strep pneumonae.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2