intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách phòng bệnh còi xương cho trẻ

Chia sẻ: Tuongvy Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

90
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi – photpho; những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ. Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phospho

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách phòng bệnh còi xương cho trẻ

  1. Cách phòng bệnh còi xương cho trẻ
  2. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi – photpho; những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ. Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phospho. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi – phospho; những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ. Giai đoạn đầu còi xương Giai đoạn này thường khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Nếu bạn thấy bé có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy… thì nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận hơn. Nếu thấy bé mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bé bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra lượng canxi của trẻ. Nếu trẻ không bị thiếu canxi thì nhiều khả năng bị thiếu phốt pho.
  3. Ảnh minh họa/ Internet Giai đoạn còi xương nặng Giai đoạn này cũng xuất hiện trong thời điểm 6 tháng đầu đời. Bạn cần chú ý nếu thấy bé hoạt động kém hơn bình thường, chân tay uể oải, chân có dáng vòng kiềng, những mảng hói lớn trên da đầu của bé… Ở giai đoạn bệnh trở nặng, bạn sẽ thấy xương của bé mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như bé không có xương. Hình dáng đầu của bé cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn. Phần xương ở cổ tay và ngón tay có xu hướng nhô hẳn lên.
  4. Chứng còi xương có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành dấu hiệu nghiêm trọng trong quá trình phát triển của các bé gái. Ngoài ra còn một số biểu hiện khác có thể nhận biết được khi bé bị còi xương như: - Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê. - Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O. - Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, táo bón. - Trong trường hợp còi xương cấp tính: bé có thể bị co giật do hạ canxi máu. - Các cơ nhão làm trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không kịp thời điều trị sẽ để lại di chứng ở hệ xương như: Lồng ngực biến dạng, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng (chữ O) hoặc chân chữ bát (chữ X)… Các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của trẻ, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ sau này đối với bé gái. Cách phòng bệnh còi xương cho trẻ - Với mẹ: để phòng bị còi xương ở trẻ các chuyên gia y tế khuyến cáo là trong thời gian mang thai và cho con bú người mẹ cần được tắm nắng, có thời gian hoạt động
  5. ngoài trời, nên ăn những thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì cần được uống bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. - Với con: Trẻ sinh ra cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ không chỉ có một hàm lượng vitamin D nhất định mà còn chứa những chất chuyển hóa của vitamin D. Sau giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục cho bé uống sữa công thức tối thiểu 300-400ml/ngày. Thông thường trẻ được cung cấp vitamin D từ 2 nguồn: từ thức ăn (sữa mẹ, gan, trứng, một số loại rau quả…). Tuy nhiên hàm lượng vitamin D có trong sữa mẹ hoặc thức ăn không nhiều. Ngoài ra vitamin D được tổng hợp từ các tiền vitamin D ở dưới da, dưới tác động quang hóa của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời mới chính là nguồn cung cấp chủ yếu vitamin D cho cơ thể trẻ. Trẻ em không bị còi xương hằng ngày cũng cần được tắm nắng khoảng 10-15 phút trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều để tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần cho trẻ ăn nhiều hơn những thức ăn có đủ chất canxi, phốt pho để phòng bệnh. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi mà các bà mẹ có thể dùng nấu cho trẻ ăn là cua, tép khô, ốc, tôm, cá , lòng đỏ trứng, hến, sữa bò tươi, sữa chua, vừng đen, rau ngót, rau đay, rau muống…
  6. Khi cho trẻ ăn dặm cha mẹ phải nhớ bổ sung đủ dầu/mỡ vào các bữa ăn dặm để bảo đảm đủ chất béo làm dung môi giúp cơ thể hấp thu vitamin D. Đối với trẻ đẻ non, thiếu cân, có thể cho uống vitamin D, 400 đơn vị mỗi ngày trong suốt năm đầu. Ảnh minh họa/ Internet Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa
  7. chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng. - Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 – B2 – B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 – 2 thìa cà phê/ngày. - Cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày (cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương); cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ vì: vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0