intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

135
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi Hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi là một bệnh thường gặp và nguy hiểm vì dễ làm bệnh nhân ngã bất thình lình gây hậu quả khôn lường. Những tác nhân thuận lợi gây hạ huyết áp khi đứng là sự suy yếu của hệ thống tĩnh mạch, các bệnh gây mất nước và tác dụng phụ của thuốc. Vì thế phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng là mối quan tâm hàng đầu của cả bệnh nhân và thầy thuốc. Cách nhận biết Chỉ cần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi

  1. Cách phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi Hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi là một bệnh thường gặp và nguy hiểm vì dễ làm bệnh nhân ngã bất thình lình gây hậu quả khôn lường. Những tác nhân thuận lợi gây hạ huyết áp khi đứng là sự suy yếu của hệ thống tĩnh mạch, các bệnh gây mất nước và tác dụng phụ của thuốc. Vì thế phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng là mối quan tâm hàng đầu của cả bệnh nhân và thầy thuốc. Cách nhận biết Chỉ cần đo huyết áp là có thể phát hiện được bệnh: Để bệnh nhân nằm nghỉ khoảng 20 phút rồi đo huyết áp ở tư thế nằm, sau đó cho bệnh nhân đứng dậy, sau khi đứng từ 1 - 5 phút sẽ tiến hành đo hết áp ở tư thế này, nếu thấy huyết áp tâm thu tụt xuống lớn hơn hoặc bằng 20mmHg so với huyết áp khi nằm là có hiện tượng hạ huyết áp khi đứng. Vào những thời điểm huyết áp thấp nhất trong ngày nên đo huyết áp kiểm tra như ban đêm, buổi sáng khi ngủ dậy, sau khi ăn… Các biện pháp phòng ngừa Kiểm tra lại các thuốc đang dùng có nguy cơ gây hạ huyết áp khi đứng như thuốc an thần kinh, chẹn beta, lợi tiểu… nếu có thì hãy đọc lại chỉ định dùng thuốc, cân nhắc xem có nên ngừng thuốc hay không?
  2. Cần thông báo cho bệnh nhân biết những tình huống nguy hiểm, giờ nguy hiểm có thể xảy ra hạ huyết áp khi đứng để đề phòng. Những giờ nguy hiểm: Ban đêm, sáng ngủ dậy, sau khi ăn, sau khi uống một số thuốc như thuốc giãn mạch như thuốc ức chế canxi… Mất nước do một số nguyên nhân như sốt cao, tiêu chảy, nôn nhiều, chán ăn… phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay để kịp thời điều trị. Cần chú ý đến một số người có nguy cơ mất máu tiềm tàng như bệnh lý dạ dày, viêm thực quản, bệnh viêm ruột, trĩ… hoặc đang dùng thuốc chống đông hay thuốc kháng viêm không steroid. Đối với nguyên nhân gây bệnh là do suy hệ tĩnh mạch, nhất là hệ tĩnh mạch chi dưới thì băng ép các chi dưới là biện pháp chủ yếu, rất có hiệu quả để điều trị nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Cần dùng loại băng thun chứ không phải loại băng chống giãn tĩnh mạch. Muốn có kết quả tốt phải băng theo chiều dọc và mang băng cả ngày lẫn đêm. Chế độ ăn không nên kiêng ăn mặn tuyệt đối, tránh ăn uống thịnh soạn, không uống nhiều rượu, tốt nhất là ăn nhiều bữa nhỏ, khi ăn xong không nên đứng lên nhanh. Tránh đứng lâu một chỗ, có thể đổi chân hoặc giậm chân đi lại tại chỗ để cho máu lưu thông, tăng tuần hoàn trở về của máu tĩnh mạch. Khi đang nằm, nếu muốn nhổm đứng dậy thì không nên bật dậy ngay mà nên thực hiện từng bước một, đầu tiên là ngồi dậy trên giường, rồi buông chân xuống đất, sau đó từ từ đứng lên, nếu thấy xuất hiện triệu chứng gì lạ, nên ngồi xuống hoặc nằm xuống ngay và gác chân lên cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2