intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách tăng năng suất đậu phộng

Chia sẻ: Kata_6 Kata_6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

109
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đậu phộng là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị xuất khẩu cao, để tăng năng suất cần áp dụng các biện pháp tổng hợp. Về giống, nên sử dụng giống đậu phộng mới: D1, VD2, VD5… (220-240 kg/ha) với thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày, năng suất 3-5 tấn/ha (vụ đông-xuân), thích ứng rộng (VD1), hàm lượng dầu cao (VD2, VD5).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách tăng năng suất đậu phộng

  1. Cách tăng năng suất đậu phộng Đậu phộng là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị xuất khẩu cao, để tăng năng suất cần áp dụng các biện pháp tổng hợp. Về giống, nên sử dụng giống đậu phộng mới: D1, VD2, VD5… (220-240 kg/ha) với thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày, năng suất 3-5 tấn/ha (vụ đông-xuân), thích ứng rộng (VD1), hàm lượng dầu cao (VD2, VD5). Cần xử lý hạt giống trước khi trồng, vì sẽ giúp chống được một số nấm bệnh, vi khuẩn trong đất, phòng trừ hiệu quả bệnh chết cây con (10-15 ngày sau khi gieo). Sử dụng thuốc trừ bệnh Hạt vàng 50WP hoặc Carbenzim 500FL (100g Hạt vàng 10WP hoặc 100ml Carbenzim 500FL trộn đều với 30kg hạt giống 1-2 giờ sau đó đem gieo). Ruộng cần làm đất kỹ, tươi xốp, sạch cỏ. Lên liếp thoát nước. Về cách bón phân, đối với vụ đông-xuân, có thể sử dụng 100kg urê, 400kg super lân, 100kg kali (loại kali muối ớt) trên 1ha; với vụ hè-thu và thu-đông thì cũng tương tự nhưng lượng urê ít hơn (70kg). Riêng vôi, dùng 300-400kg/ha. Giả m độ chua đất, giúp sự vươn dài tia đậu đâm vào đất, để làm hạt đậu đầy đặn, chắc hạt. Có thể thay thế vôi bằng phân calcium nitrate (100kg/ha).
  2. Về cách bón phân, bón lót: toàn bộ phân super lân, 1/2 lượng phân đạ m, 1/2 lượng phân kali; bón thúc: 20 ngày sau gieo bón thêm 1/2 lượng phân đạm, 1/2 lượng phân kali. Nếu sử dụng vôi, phải bón lót trước khi xới đất lần 1. Nếu sử dụng phân calcium nitrate thì bón 2 lần, lúc 20 ngày và 40 ngày sau khi gieo. Cần chủ động tưới nước và thoát nước. Vụ đông-xuân chú ý 3 giai đoạn cần tưới nước đầy đủ: thời kỳ ra hoa (khoảng 22-40 ngày sau gieo), thời kỳ đâm tia (40-50 ngày sau gieo), thời kỳ tạo trái non (khoảng 50-60 ngày sau gieo). Vụ hè-thu và thu-đông, cần thoát nước tốt sau khi mưa giúp đậu phộng tránh bị ngập úng nước. Về cách phòng trừ cỏ dại, dùng thuốc Saicoba 800EC diệt trừ tốt các loại cỏ hòa bản và cỏ lá rộng mọc từ hạt. Phun thuốc khi gieo đậu từ 0-3 ngày (20ml/8 lít nước). Chú ý phun khi đất đủ ẩm, phun kỹ từ 4-5 bình/1.000m². Để trừ sâu hại, sử dụng luân phiên nhiều loại thuốc có hoạt chất khác nhau để phun trừ thì hiệu quả mới cao. Khi cây con đến 40 ngày, sâu ăn tạp, sâu xanh, rầy mềm thì dùng hỗn hợp: Secsaigon 50EC (10ml) + 20ml SK enspray 99EC/8 lít nước. 40- 80 ngày sau gieo, sâu xanh, sâu xanh da láng, sâu đục ngọn, nhện đỏ… dùng hỗn hợp: Dragon 585 EC (15 ml) + SK Enspray 99EC (20ml)/8 lít nước. Để trừ bệnh các đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt, dùng thuốc Saizole 5 SC (hoạt chất: Hexaconazole): 20 ml/8 lít; hoặc Carbenzim 500FL (hoạt chất: carbendazim): 15-
  3. 20 ml/8 lít nước. Phun khi thấy các loại bệnh trên xuất hiện, phun lại lần 2 sau đó 7-10 ngày. Có thể phun ngừa định kỳ các loại thuốc trên vào giai đoạn đậu 20 ngày, 40 ngày và 60 ngày sau khi gieo. Thu hoạch khi có 75% trái trên bụi đậu già. Phơi thật kỹ và khô, bảo quản nơi thoáng mát, tránh sự phát triển và gây hại của các loại nấm mốc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2