CÁCH THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP<br />
NGÔN NGỮ VÀ PHI NGÔN NGỮ TRONG CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH<br />
TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐH HUẾ<br />
ĐỖ THỊ XUÂN DUNG<br />
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Bài báo đề cập khái niệm lịch sự (politeness) thể hiện qua hành<br />
động giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Lịch sự là một quan niệm có<br />
tính văn hóa nên cách thức thể hiện nó trong ngôn ngữ cũng khác nhau trong<br />
những hoàn cảnh địa lý, xã hội khác nhau. Trong khi người Anh-Mỹ quan<br />
niệm một hành động hoặc một câu nói nào đó là lịch sự thì đối với người<br />
châu Á, có thể xuất hiện quan niệm hoàn toàn ngược lại. Dựa trên những lý<br />
thuyết về quan niệm lịch sự, tác giả đã khảo sát các bài thuyết trình của sinh<br />
viên tiếng Anh - trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế để tìm ra những<br />
cách thể hiện phép lịch sự của sinh viên khi thuyết trình cũng như đối chiếu<br />
chúng với cách mà người Anh - Mỹ thường hay thể hiện trong những hoàn<br />
cảnh tương tự. Những kết quả này có thể là tài liệu tham khảo cho những<br />
sinh viên tiếng Anh trong việc hướng đến các bài thuyết trình tiếng Anh vừa<br />
đạt được những chuẩn mực ngôn ngữ và những yêu cầu văn phong, vừa thể<br />
hiện đặc tính văn hóa của những nước nói tiếng Anh.<br />
<br />
1. QUAN NIỆM VỀ PHÉP LỊCH SỰ (POLITENESS)<br />
Phép lịch sự có thể được xem là các ứng dụng thực tiễn của cách cư xử và phép xã giao.<br />
Đây là một hiện tượng có tính văn hóa vì quan niệm về lịch sự ở một quốc gia hay ngôn<br />
ngữ này có thể giống hoặc khác hoàn toàn với một quốc gia hay một ngôn ngữ khác.<br />
Lịch sự không chỉ diễn ra bên trong suy nghĩ của bản thân người giao tiếp. Muốn thể<br />
hiện lịch sự, người ta còn phải dùng những phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc<br />
phi ngôn ngữ.<br />
Xuất phát từ khái niệm “thể diện” (face concept) của Goffman [7], Brown và Levinson<br />
[4] đã đưa ra lý thuyết về phép lịch sự. Để hiểu được sâu hơn về phép lịch sự, cần tìm<br />
hiểu về khái niệm “thể diện” (face). Theo Goffman [7], [8]; Brown và Levinson [4], thể<br />
diện là “giá trị tích cực về mặt xã hội mà một người muốn người khác nhìn nhận về<br />
mình trong một mối quan hệ cụ thể; hoặc Thể diện chính là hình ảnh của mình mà mỗi<br />
cá nhân muốn đưa ra trước công chúng. Những khái niệm liên quan đến thể diện bao<br />
gồm : “mất thể diện/mất mặt” (losing face/be in wrong face/out of face), “giữ thể diện”<br />
(maintaining face/saving face/keeping face), “hành vi có nguy cơ mất thể diện” (facethreatening acts), hoặc “giữ thể diện cho người khác” (giving face)… bởi theo Goffman<br />
[8], mỗi người nên vừa giữ thể diện cho chính mình, đồng thời cũng giữ thể diện cho<br />
những người khác đang cùng giao tiếp với mình. Từ đây, khái niệm “Lịch sự”<br />
(politeness) trong giao tiếp hàng ngày chính là một ứng dụng của ngữ dụng học vào<br />
cuộc sống. Giữ thể diện cho mình và cho người đối diện cũng chính là một thể hiện của<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 142-152<br />
<br />
CÁCH THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP NGÔN NGỮ...<br />
<br />
143<br />
<br />
phép lịch sự. Leech [9], Brown và Levinson [4], Mao [11]… và một số tác giả khác cho<br />
rằng với tư cách là một hiện tượng của ngữ dụng học, “phép lịch sự” được xem như là<br />
một nghệ thuật, một phương sách được người nói dùng để đạt được những mục đích<br />
khác nhau khi giao tiếp; ví dụ như để thúc đẩy và gìn giữ mối quan hệ hài hoà với<br />
những người xung quanh.<br />
2. NHỮNG KIỂU THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN<br />
NGỮ VÀ PHI NGÔN<br />
2.1. Các kiểu thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn ngữ lời nói<br />
Theo Brown và Levinson [4], những cách thể hiện phép lịch sự được sử dụng khi người<br />
phát ngôn muốn giữ thể diện cho người đối diện trong trường hợp có nguy cơ xảy ra<br />
những hành vi làm mất thể diện. Brown và Levinson [4] đã thống kê 4 kiểu thể hiện sau<br />
đây: lối nói trực tiếp (bald on-record), lối nói khẳng định (positive politeness), lối nói<br />
phủ định (negative politeness) và lối nói gián tiếp (indirectness)<br />
* Lối nói trực tiếp: Để tránh những phát ngôn hoặc hành động phi ngôn có thể gây mất<br />
thể diện, hoặc để sửa chữa những tình huống đã lỡ xảy ra, người tham gia giao tiếp có xu<br />
hướng dùng lối nói trực tiếp. Cách dùng này có thể gây sốc cho người đối diện đặc biệt là<br />
trong ngữ cảnh văn hóa Đông phương, nên thường được dùng trong những tình huống<br />
thật sự thân quen. Ví dụ trong trường hợp khẩn cấp, cần thông báo cho người khác để<br />
tránh những hành vi gây nguy hiểm: “Watch out!” (Coi chừng!); đề nghị được giúp đỡ<br />
hoặc ra lệnh: “Pass me the book” (Đưa quyển sách cho tôi!); đưa ra đề nghị “Leave it. I’ll<br />
clean up later” (Để đó, tôi dọn sau). Cũng cần phải nói thêm rằng đối với văn hóa các<br />
nước phương Tây, lối nói trực tiếp, không vòng vo cũng chính là một cách thể hiện phép<br />
lịch sự; trong khi quan niệm Á đông thì ngược lại, đề cập vấn đề đường đột và trực tiếp<br />
quá sẽ gây mất thể diện, mất lịch sự đối với cả người nói lẫn người nghe.<br />
* Lối nói khẳng định: Không sử dụng các yếu tố trực tiếp như trên, lịch sự theo kiểu này<br />
là cách tạo ra các mối quan hệ giữa các bên tham gia giao tiếp; tôn trọng và đáp ứng nhu<br />
cầu phát ngôn của người đối diện bằng những phát ngôn đảm bảo không gây mất thể diện.<br />
Kiểu lịch sự này thường có khuynh hướng làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu, thể hiện<br />
sự quan tâm của người nói đến họ và thường được dùng trong những tình huống mà<br />
người nói và người nghe biết nhau khá kỹ. Một số cách thể hiện là những câu nói biểu<br />
hiện sự quan tâm, sự thân mật, tình đoàn kết, ngợi khen như: “You look sad. Can I do<br />
anything? (trông anh buồn thế? Tôi giúp được gì chăng?); “If you wash the dishes, I’ll<br />
vacuum the floor” (nếu em rửa chén, thì anh chùi nhà”; “That’s a nice haircut you got;<br />
where did you get it?” (Chà, chị có mái tóc cắt đẹp đấy! Cắt ở đâu vậy?).<br />
* Lối nói phủ định: Đây là cách người phát ngôn đưa ra những yêu cầu lịch sự có chứa<br />
yếu tố phủ định như: "If you don't mind..." (nếu bạn không phiền) hoặc "If it isn't too<br />
much trouble..." (nếu không phiền…) hoặc rào đón như “Perhaps, this is a little bit<br />
trouble, but I…” (Có lẽ, hơi phiền một chút nhưng …) và sau đó hoàn toàn tôn trọng tự<br />
do trả lời của người đối diện. Vì thế, cách nói này thường không áp đặt người nghe phải<br />
làm một việc gì theo ý người nói cả. Ví dụ: “Perhaps, he might have taken it, maybe.<br />
<br />
144<br />
<br />
ĐỖ THỊ XUÂN DUNG<br />
<br />
Could you please pass the folder” (Có lẽ ông ấy đã lấy đi rồi. Xin anh vui lòng đưa cho<br />
tôi cái tập hồ sơ); hoặc “You couldn’t find your way to lending me a thousand dollars,<br />
could you? (Anh có thể cho tôi mượn một nghìn đô la được không?)…<br />
* Lối nói gián tiếp: Bằng cách nói gián tiếp này, người phát ngôn có thể tránh những<br />
nguy cơ mà họ có thể làm mất thể diện của người nghe và của cả chính họ. Không dùng<br />
những mẫu câu mang ý nghĩa trực tiếp, người nói thường vòng vo hoặc ẩn ý trong<br />
những câu như: “wow, it’s getting cold in here” (Chà, ở trong này lạnh quá) để hàm ý<br />
rằng người nghe có thể giúp bật máy sưởi lên cho ấm, tuy rằng trong câu nói của họ<br />
không đề xuất một đề nghị nào liên quan đến việc bật máy sưởi.<br />
2.2. Những kiểu thể hiện phép lịch sự trong hành động giao tiếp phi ngôn<br />
Thông thường khi quan sát, chúng ta có cảm giác rằng hành động giao tiếp bằng lời<br />
thường chiếm ưu thế so với những hình thức giao tiếp phi ngôn. Nhưng có nhiều nghiên<br />
cứu gần đây chỉ ra rằng ngôn ngữ lời nói chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thể mối<br />
quan hệ giao tiếp. Chính những cử chỉ, nét mặt, dáng đi đứng… mới là yếu tố giúp hình<br />
thành nền văn hóa và ngôn ngữ của các nước (Eryilmaz và cộng sự [6]). Hình thức giao<br />
tiếp phi ngôn là một hệ thống bao gồm các yếu tố (không thành lời nói - non-verbal) mà<br />
con người sử dụng kèm với phát ngôn để gia tăng cách thể hiện ý tưởng của mình. Các<br />
yếu tố đó là ngôn ngữ cơ thể (body language) như cử chỉ, nét mặt, dáng đi đứng, ánh<br />
mắt…, sự tiếp cận người đối diện (physical proximity), giọng nói, sự di chuyển hay đôi<br />
khi còn là sự im lặng, tiếng càu nhàu và một số hành động khác… (Hurley, 1992;<br />
Eryilmaz và cộng sự [6]). Việc sử dụng phương thức giao tiếp phi ngôn có đặc tính văn<br />
hóa và vùng miền. Xem xét cách dùng các phương thức giao tiếp này để thể hiện phép<br />
lịch sự lại càng phải được đặt trong bối cảnh giao thoa văn hóa. Một cử chỉ, hành động<br />
phi ngôn được xem là lịch sự ở một nền văn hóa này có thể là một sự thô lỗ, mất lịch sự<br />
khi xem xét ở góc cạnh một nền văn hóa khác. Một số ví dụ về sự khác biệt giữa cách<br />
thể hiện phép lịch sự thông qua hành động giao tiếp phi ngôn của người phương Tây<br />
(đại diện là người Mỹ) và người phương Đông (đại diện là người Việt nam) là:<br />
- Người Mỹ cho rằng nụ cười thường xuyên trên nét mặt là cách thể hiện sự thân<br />
thiện và xã giao thông thường. Người Mỹ có thể mỉm cười với cả những người<br />
không quen biết trên sân ga, bến tàu hay ở những nơi công cộng khác. Người Việt<br />
nam thường không mỉm cười với người lạ, vì cho rằng như vậy là thể hiện sự bất<br />
thường, hoặc nhìn nhầm người quen.<br />
- Người Mỹ quan niệm nhìn trực tiếp vào người đối diện khi giao tiếp và duy trì ánh<br />
mắt thường xuyên là cách thể hiện lịch sự. Ngược lại, người Việt nam trong những<br />
ngữ cảnh trang trọng thường tránh nhìn trực tiếp vào người khác, bởi ánh mắt lưu<br />
lại hơi lâu sẽ có thể làm cho người đối diện nghĩ rằng họ đang “xoi mói”, “có ý”.<br />
- Giáo viên ở Mỹ có thể ngồi trên bàn để giảng bài, ăn mặc hơi tuyền toàng khi đến<br />
lớp trong khi sinh viên Mỹ có thể đội mũ trong lớp học, gác chân lên bàn phía<br />
trước khi thầy đang giảng bài, và ngắt lời thầy để tranh luận hoặc nêu câu hỏi. Ở<br />
Việt nam, tất cả những cử chỉ, hành động trên đều không được chấp thuận. Sinh<br />
<br />
CÁCH THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP NGÔN NGỮ...<br />
<br />
145<br />
<br />
viên có thể nêu câu hỏi với thầy trong một ngữ cảnh trang trọng, hoặc đợi đến hết<br />
bài giảng và Thầy mời đặt câu hỏi thì mới nêu, và càng không nên tranh luận gay<br />
gắt với Thầy trong lớp học vì có nguy cơ làm cả hai mất thể diện.<br />
- Người Mỹ có thể dùng nhiều ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, nét mặt…) hơn người Việt<br />
bởi trong quan niệm về lịch sự và trong những tình huống trang trọng, người Việt<br />
cố gắng dùng lời trau chuốt hơn là bổ khuyết bằng ngôn ngữ cơ thể, vì có một số<br />
cử chỉ hành động dễ có nguy cơ bị hiểu nhầm là không trang trọng.<br />
(Theo Hurley, 1992; Levine và Adelman, 1993; Aswill, 2000)<br />
2.3. Một số biện pháp cụ thể để thể hiện lịch sự và giảm nguy cơ làm mất thể diện:<br />
Từ những gợi ý của Brown và Levinson [4], Beeching [3], Watts [12] và Cupach [5], có<br />
thể tóm tắt những biện pháp cụ thể để thể hiện lịch sự là:<br />
- Dùng biện pháp tránh né (avoidance): tránh nhắc đến những chủ đề, những từ<br />
nhạy cảm, tránh nói thẳng, giữ im lặng khi có thể…<br />
- Dùng biện pháp gián tiếp (indirectness) và ngôn ngữ rào đón (hedging): nói vòng<br />
vo, mượn câu trích dẫn để nói lên ý của mình, nói mẹo, xã giao bông đùa, nói rào<br />
trước... để tránh đề cập đường đột, gây mất thể diện<br />
- Dùng biện pháp ẩn ý (polite lying-implications): nói một câu này nhưng hàm ý một ý<br />
khác, để không phải đưa vấn đề ra một cách thiếu lịch sự, sợ người nghe phật ý.<br />
- Dùng biện pháp uyển ngữ (eupheumism): dùng từ, ngữ thay thế cho giảm bớt sự<br />
xung khắc, đường đột, sự đau thương… trong từng tình huống cụ thể.<br />
- Dùng biện pháp sửa chữa (correction): khi các hành vi làm mất thể diện đã lỡ<br />
được phát ra, người ta thường phải viện đến biện pháp này để sửa chữa những gì<br />
mình đã nói.<br />
- Dùng câu hỏi đuôi (tag question) hoặc tình thái giả định (conditional - would,<br />
should, could) để giảm bớt sự chắc chắn - một cách phỏng đoán lịch sự. Với cách<br />
dùng này, hàm ý của người phát ngôn là họ chỉ nêu lên một giả thuyết, và họ cũng<br />
không chắc chắn lắm về phát biểu của mình. Đây được cho là cách đặt vấn đề lịch<br />
sự trong tiếng Anh.<br />
- Ngoài ra, các nhà ngôn ngữ học khác cũng đã khảo sát các phương tiện ngôn ngữ<br />
dùng để thể hiện phép lịch sự trong nhiều nền văn hoá, ngôn ngữ khác nhau. Người<br />
ta có thể dùng những phương tiện từ loại (lexicon) và cấu tạo từ (morphology) để<br />
hàm ý lịch sự trong câu nói của mình. Ví dụ: dùng một từ ngữ đặc biệt nào đó trong<br />
những trường hợp trang trọng (beloved, respectful, kindly, highly appreciated…<br />
trong tiếng Anh; kính, thưa, xin, thứ lỗi, hân hạnh… trong tiếng Việt).<br />
3. CÁC YÊU CẦU CỦA BÀI THUYẾT TRÌNH<br />
Theo Beebe (1995), thuyết trình (presentation- public speaking) là một bài nói có chuẩn<br />
bị trước của một diễn giả đối với một nhóm đối tượng khán giả. Chủ đề có thể là bất kỳ<br />
<br />
146<br />
<br />
ĐỖ THỊ XUÂN DUNG<br />
<br />
nhưng có 3 mục đích cơ bản là: thông báo/thông tin (inform), thuyết phục (persuade) và<br />
tiêu khiển (entertain). Ngữ cảnh của một bài thuyết trình thông thường có tính hàn lâm,<br />
học thuật hoặc trang trọng; vì đối tượng lắng nghe thường là sinh viên đại học, đồng<br />
nghiệp tại trường Đại học, các nhà khoa học trong một hội nghị, cộng sự trong một cuộc<br />
họp công ty… cho nên ngôn ngữ sử dụng để chuyển tải ý tưởng và dẫn dắt trong bài<br />
thuyết trình cũng phải đạt chuẩn về độ trang trọng; cách dùng từ phải mang tính học<br />
thuật. Tóm lại văn phong của người báo cáo, thuyết trình trong những tình huống vừa<br />
nêu phải đảm bảo lịch sự, trang trọng để thể hiện sự tôn trọng khán giả; và bằng cách đó,<br />
tôn trọng chính bản thân người thuyết trình. Cách thức thể hiện tính trang trọng trong<br />
mỗi bài thuyết trình cũng có nhiều khía cạnh và tùy vào từng giai đoạn của bài nói mà<br />
người thuyết trình sử dụng hành động ngôn ngữ hoặc phi ngôn một cách phù hợp.<br />
4. CÁCH THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ BẰNG NGÔN NGỮ HOẶC HÀNH ĐỘNG<br />
PHI NGÔN CỦA SINH VIÊN TIẾNG ANH TRONG CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH<br />
TIẾNG ANH TẠI LỚP<br />
Thông qua môn học Diễn thuyết tiếng Anh (Public Speaking) mà người nghiên cứu trực<br />
tiếp giảng dạy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 60 bài thuyết trình của 20 nhóm sinh<br />
viên tiếng Anh chính quy (80 sinh viên Anh K4SP, K4 PD) và 40 sinh viên thuộc hệ<br />
đào tạo bằng 2 (2004-2006). Các bài thuyết trình được quan sát, ghi chép và ghi âm, thu<br />
hình một số mẫu, cũng như dựa vào kết quả phân tích bài nhận xét của khán giả (là sinh<br />
viên cùng lớp) về cách sử dụng ngôn ngữ để vừa chuyển tải được ý tưởng, vừa thể hiện<br />
tính chất của một bài thuyết trình là trang trọng, lịch sự.<br />
Để có thể trình bày một bài thuyết trình theo quan điểm “quá trình” (process approach),<br />
người thuyết trình phải trải qua nhiều giai đoạn chuẩn bị ý tưởng, điều tra khán giả, viết<br />
đề cương (trong đó xác định rõ mục tiêu), thu thập thông tin, tìm tư liệu minh chứng,<br />
chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho bài thuyết trình, tìm hiểu nơi thuyết trình kỹ lưỡng,<br />
tập dượt bài thuyết trình nhiều lần, chuẩn bị ứng phó với các câu hỏi người tham dự có<br />
thể đặt ra. Đây là những bước bắt buộc trong “quá trình” nói trên. Văn phong, ngôn ngữ<br />
lời nói hoặc hành động phi ngôn cũng phải đảm bảo tính trang trọng và lịch sự. Đây là<br />
tính chất của một bài diễn thuyết hay thuyết trình. Do có thời gian chuẩn bị, được giáo<br />
viên hướng dẫn và chỉnh sửa ở mỗi giai đoạn, nên đa số sinh viên ít có tâm lý sợ hãi, lo<br />
lắng, áp lực lớn. Thế nhưng do những khác biệt về văn hoá, phương thức họ thể hiện<br />
phép lịch sự hoặc văn phong trang trọng - một yêu cầu của phép lịch sự - đã có một số<br />
điểm tương đồng và khác biệt đối với người bản xứ nói tiếng Anh.<br />
4.1. Phần chào hỏi, giới thiệu bài thuyết trình và bạn thuyết trình<br />
Đa số sinh viên (hơn 88%) có cách chào hỏi, và giới thiệu bài thuyết trình của mình một<br />
cách bài bản, trang trọng với văn phong và cử chỉ lịch sự:<br />
Bảng 1. Những diễn đạt ngôn ngữ để thể hiện lịch sự trong phần mở đầu của bài thuyết trình<br />
Tiếng Anh<br />
“Ladies and gentlemen”<br />
<br />
Dịch nghĩa<br />
Kính thưa quý Ông, quý Bà<br />
<br />
Tần số<br />
sử dụng<br />
20%<br />
<br />
Biện pháp<br />
Những biện<br />
<br />