Cách thưc lựa chọn giữa vốn vay và vốn cổ phần
lượt xem 10
download
Khi khởi sự kinh doanh hay bắt tay vào thực hiện một dự án mới, bạn sẽ cần đến vốn. Trước mặt bạn có hai sự lựa chọn: huy động vốn theo hình thức đi vay và theo hình thức cổ phần. Nhưng liệu bạn có biết đâu là hình thức huy động vốn thích hợp nhất đối với mình không?.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách thưc lựa chọn giữa vốn vay và vốn cổ phần
- Lựa chọn giữa vốn vay và vốn cổ phần Khi khởi sự kinh doanh hay bắt tay vào thực hiện một dự án mới, bạn sẽ cần đến vốn. Trước mặt bạn có hai sự lựa chọn: huy động vốn theo hình thức đi vay và theo hình thức cổ phần. Nhưng liệu bạn có biết đâu là hình thức huy động vốn thích hợp nhất đối với mình không?. Việc lựa chọn một hình thức huy động vốn hiệu quả đóng vai trò quyết định đến thành công của dự án kinh doanh. Bạn có thể huy động vốn vay dưới hình thức phát hành trái phiếu, vay vốn từ các ngân hàng, từ các nhà đầu tư cá nhân… và khoản tiền vay này sẽ được hoàn trả sau một khoảng thời gian nhất định. Còn đối với việc huy động vốn cổ phần, bạn có thể phát hành cổ phiếu và
- mời chào các nhà đầu tư bên ngoài mua và bạn chỉ phải trả cổ tức cho các cổ phiếu đã phát hành ra mà thôi. Vậy bạn nên chọn hình thức huy động vốn nào? Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có được quyết định sáng suốt nhất. Huy động vốn theo hình thức cổ phần Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, việc huy động vốn theo hình thức cổ phần (phát hành cổ phiếu) đang rất được ưa chuộng trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống truyền thông đại chúng không ngừng tán dương các nguồn vốn mạo hiểm, ca ngợi tác dụng của việc phát hành cổ phiếu trong bước khởi sự kinh doanh và các chủ doanh nghiệp cũng tỏ ra ưa chuộng việc huy động vốn dưới hình thức cổ phần hơn là đi vay. Vậy do đâu mà nguồn vốn cổ phần lại có hấp dẫn các doanh nghiệp như vậy? Đó là vì nó đem lại cho bạn cảm giác thoải mái khi được sử dụng khoản tiền “miễn phí” này, bởi vì bạn sẽ không
- có trách nhiệm hoàn trả tiền cũng như không phải trả bất cứ khoản lãi suất nào cho các nhà đầu tư mua cổ phiếu (lợi tức cổ phiếu chỉ được chi trả sau khi công ty làm ăn có lãi). Bạn cũng sẽ có tiếng nói trong việc đàm phán giá cổ phiếu, mức cổ tức và vị trí của các nhà đầu tư trong công ty bạn sau khi mua cổ phiếu. Trong trường hợp kinh doanh thua lỗ, các khoản đầu tư cổ phần cũng mất theo, bạn không có trách nhiệm hoàn trả (trừ khi các nhà đầu tư chứng minh được với toà án rằng bạn không công khai những thông tin quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ). Bên cạnh việc đóng góp vốn kinh doanh, các nhà đầu tư cổ phần còn đem đến cho bạn vô số kinh nghiệm cùng những bài học xương máu có được trong quá khứ, đồng thời họ có thể trở thành các nhà tư vấn đáng tin cậy hay thành viên hội đồng quản trị. Những nhà đầu tư cổ phần tốt nhất luôn là những người có chuyên môn trong các lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh, có kinh nghiệm khởi sự kinh doanh, có khí chất điềm tĩnh và có một túi
- tiền đủ nặng. Có người so sánh việc lựa chọn một nhà đầu tư cổ phần với cuộc hôn nhân - bạn phải tin tưởng và có trách nhiệm giải trình với người mình giao kết, vì thế hãy lựa chọn thật cẩn thận. Trước khi tiến hành huy động vốn dưới hình thức cổ phần, bạn hãy suy xét kỹ càng về việc bạn đang kinh doanh cái gì và các nhà đầu tư cổ phần có ý nghĩa như thế nào đối với bạn và với hoạt động kinh doanh của bạn. Rất ít công ty có khả năng đưa ra chỉ số hoàn vốn đầu tư (Return on investment - ROI) chính xác cho các nhà đầu tư cổ phần. Ví dụ, một nhà hàng ăn hay một cửa hiệu bán lẻ dường như không thể tạo ra tính thanh khoản cho các cổ phiếu của mình. Thậm chí cả khi bạn đang tiến hành kế hoạch kinh doanh trong ngành công nghệ cao với tốc độ tăng trưởng lớn, thì cơ hội tạo ra tính thanh khoản cho các nhà đầu tư cổ phần ban đầu cũng rất thấp. Bạn nên thành thật với bản thân về việc hoạt động kinh doanh của mình có thể đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư hay không.
- Giả sử rằng bạn không có được đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) một cách mỹ mãn, vậy thì bạn cần tìm ra một cách thức nào đó cho phép các nhà đầu tư có thể rút lui dễ dàng nhất. Một trong những lựa chọn tối ưu là tìm các nhà đầu tư mới sẵn sàng mua lại các cổ phiếu cũ. Những người này tin rằng sẽ giúp công ty bạn tăng trưởng, đồng thời giúp họ có lợi nhuận đầu tư. Một lựa chọn khác cho các nhà đầu tư là người thân và bạn bè của bạn là cơ hội được chuyển tiền đầu tư cổ phần thành khoản tiền vay. Bạn nên làm sao để việc chuyển đổi này được tiến hành thuận lợi, ngay cả khi các nhà đầu tư cổ phần không có quyền pháp lý nào về việc đòi bồi thường trong trường hợp phá sản. Đây là một trong những cách thức hiệu quả để bạn thu hút được nhiều nhà đầu tư góp vốn hơn, bởi họ cảm thấy an tâm và tin tưởng về khoản tiền đã đầu tư và họ cũng không còn e ngại rủi ro trong trường hợp kinh doanh thất bại nữa. Những khoản tiền vay
- Nếu sự hấp dẫn của dòng vốn đầu tư cổ phần bị xoá nhoà bởi thực tế rằng bạn không thể đưa ra được một chỉ số ROI thích hợp, bạn có thể quay trở lại với cách thức huy động vốn truyền thống là đi vay. Việc này có ưu điểm là bạn vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh của mình và trách nhiệm duy nhất của bạn với chủ nợ là trả nợ đúng hạn. Chỉ cần bạn thực hiện đúng cam kết này, chủ nợ sẽ không có quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh của bạn. Khoản lãi suất đi vay thông thường có thể được khấu trừ vào chi phí kinh doanh, và nếu chủ nợ của bạn là một người bạn biết rất rõ, bạn có thể có được một thời hạn trả tiền và các điều kiện thanh toán thuận lợi không khác gì nguồn vốn đầu tư cổ phần. Bạn hãy tham khảo một vài cách thức khác nhau để tạo ra sự linh hoạt trong vay vốn: - Kéo dài thời hạn trả nợ bằng việc bổ sung vào một “thời gian ân
- hạn” (grace period). Các khoản cho vay ban đầu thường có thời gian ân hạn là 6 - 12 tháng trước khi đến hạn thanh toán chính thức, nhằm tạo điều kiện cho các công ty có một khoảng thời gian để chuẩn bị tiền trả nợ. - Tận dụng yếu tố lãi suất. Chủ nợ của bạn có thể tính thêm lãi suất đối với khoản thanh toán trễ hạn nhằm đảm bảo rằng họ không bị thiệt thòi trong khoảng thời gian ân hạn thanh toán. Điều này cho phép bạn có cơ hội đề nghị chủ nợ đồng ý cho bạn kéo dài thêm thời gian ân hạn (nếu bạn nghĩ rằng mình cần hơn 12 tháng). - Sử dụng khoản thanh toán lãi suất. Nếu chủ nợ muốn bạn hoàn trả tiền ngay lập tức, bạn có thể đề nghị mình sẽ trả trước cho họ khoản tiền lãi trong thời gian vay, từ đó giúp bạn có thêm thời gian chuẩn bị tiền bạc. - Trả dần. Bạn có thể thoả thuận với chủ nợ về lịch trình trả nợ
- dần, với số tiền ban đầu khá thấp, sau đó cao dần lên, và vào thời điểm thanh toán cuối cùng số tiền sẽ lớn nhất khi công ty của bạn đã làm ăn có lãi. Đối với các chủ nợ tỏ ra thận trọng với các khoản cho vay của mình, bạn có thể đề nghị được cầm cố, hay thế chấp một tài sản nào đó nhằm đảm bảo khoản tiền vay, chẳng hạn như xe hơi, bất động sản hay cổ phiếu bạn đang nắm giữ. Tuy nhiên, hãy cẩn thận: nếu công ty của bạn vẫn chưa được thành lập, việc thế chấp quá sớm có thể là bước đi thiếu suy nghĩ. Một giải pháp khác được không ít chủ doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo sự hài hoà giữa việc huy động vốn cổ phần và vốn vay là khoản nợ có thể chuyển đổi (convertible debt). Về thực chất, đây là một khoản tiền vay nhưng nó có thể được chuyển thành cổ phần của công ty khi kinh doanh phát triển. Sau cùng, cho dù bạn lựa chọn bất cứ phương thức huy động
- vốn nào thì điều quan trọng nhất vẫn là kế hoạch kinh doanh của bạn có hiệu quả không. Nếu kế hoạch kinh doanh khả thi, doanh thu và lợi nhuận chắc chắn sẽ cao thì bạn có thể lựa chọn bất cứ hình thức vay vốn nào mà không cần quan tâm nhiều lắm đến các ưu khuyết điểm của nó. Trong trường hợp bạn không tự tin lắm về tương lai của mình và của công ty, bạn nên thận trọng và dành nhiều thời gian tiến hành phân tích kỹ lưỡng từng hình thức huy động vốn dựa trên thực tế hoạt động kinh doanh mà bạn sắp tiến hành.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chọn lựa phương tiện quảng cáo hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn
5 p | 269 | 102
-
Search Engine Marketing (SEM) – làm thế nào cho hiệu quả
5 p | 183 | 78
-
100 điều doanh nhân trẻ cần biết (Phần 16)
6 p | 150 | 23
-
Thực hiện chiến lược lựa chọn cơ cấu tổ chức
37 p | 127 | 13
-
Thuê trọn gói hay tự trang trí nhà cho đám cưới?
5 p | 76 | 12
-
Lựa chọn giữa CRM On - Demand và CRM On Premise
5 p | 77 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn