intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách thức sử dụng học liệu STEAM để dạy học chủ đề chất, năng lượng trong môn Khoa học lớp 4 (2018) ở trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày cách thức sử dụng học liệu STEAM để dạy học chủ đề chất, năng lượng trong môn Khoa học lớp 4 (2018) ở trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm STEAM với các gợi ý thực hiện trong kế hoạch bài dạy minh họa sẽ cung cấp nguồn học liệu phong phú, giúp giáo viên dễ dàng triển khai trong thực tế, góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình môn Khoa học (2018) ở tiểu học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách thức sử dụng học liệu STEAM để dạy học chủ đề chất, năng lượng trong môn Khoa học lớp 4 (2018) ở trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0167 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5, pp. 95-107 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CÁCH THỨC SỬ DỤNG HỌC LIỆU STEAM ĐỂ DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CHẤT, NĂNG LƯỢNG TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4 (2018) Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Minh Giang*, Trần Thanh Tâm và Nguyễn Ngọc Hoàng Anh Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt. Ở tiểu học, việc ứng dụng STEAM vào dạy học môn Khoa học có nhiều thuận lợi vì giáo viên được đào tạo toàn diện các lĩnh vực của khoa học tự nhiên và nghệ thuật. Trong thực tế, khó khăn lớn nhất của giáo viên tiểu học khi áp dụng giáo dục STEAM chính là nguồn học liệu về mô hình STEAM phù hợp với các chủ đề môn học và cách thức sử dụng học liệu để thiết kế hoạt động dạy học hiệu quả. Do đó, trong nghiên cứu này đã xây dựng học liệu dạy học trong chủ đề Chất, Năng lượng trong môn Khoa học 4 gồm 09 sản phẩm STEAM và thiết kế 09 kế hoạch bài dạy minh họa có sử dụng sản phẩm STEAM. Kết quả khảo nghiệm sư phạm với 30 giáo viên cho thấy các sản phẩm STEAM đã thiết kế có hiệu quả và khả thi trong việc triển khai dạy học trong thực tiễn. Các sản phẩm STEAM với các gợi ý thực hiện trong kế hoạch bài dạy minh họa sẽ cung cấp nguồn học liệu phong phú, giúp giáo viên dễ dàng triển khai trong thực tế, góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình môn Khoa học (2018) ở tiểu học. Từ khoá: giáo dục STEAM, học liệu, HS tiểu học, môn khoa học 4, chủ đề chất, chủ đề năng lượng. 1. Mở đầu Mô hình giáo dục STEAM có nguồn gốc ban đầu từ giáo dục STEM (Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học) và được đề xuất bởi nhà giáo dục học Yakman trong công trình nghiên cứu về giáo dục toàn diện với mục đích củng cố về giáo dục K–12 trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học, bổ sung tích hợp yếu tố nghệ thuật và nhân văn [1]. Giáo dục STEAM được định nghĩa là “việc đưa nghệ thuật tự do và nhân văn vào giáo dục STEM” [2] dựa trên quan điểm việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo đòi hỏi phải có tư duy sáng tạo cần tích hợp giữa các thành phần nghệ thuật với các kĩ năng kĩ thuật [3]. STEAM không phải là một chương trình mới mà đó là một định hướng giáo dục mang thực tiễn vào lớp học, kết nối giữa các chủ đề khác nhau theo cách mà HS tiếp cận với thế giới [1]. Giáo dục STEAM mang đến một cơ hội to lớn để rèn luyện và hình thành những kĩ năng cần thiết của một người công dân thế hệ mới trong thế kỉ XXI với chìa khoá là sự tích hợp. Việc ứng dụng mô hình này vào quá trình giảng dạy đã dần trở thành đề tài nghiên cứu của các chính sách giáo dục khoa học, từ đó đưa ra chiến lược áp dụng trong dạy học khoa học và công nghệ trong giai đoạn giáo dục cơ bản ở nhiều quốc gia trên thế giới [4-5]. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và “thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa Ngày nhận bài: 29/10/2022. Ngày sửa bài: 22/11/2022. Ngày nhận đăng: 3/12/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Minh Giang. Địa chỉ e-mail: giangnm@hcmue.edu.vn 95
  2. Nguyễn Minh Giang*, Trần Thanh Tâm và Nguyễn Ngọc Hoàng Anh học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông” [6]. Đối với bậc giáo dục Tiểu học, công văn số 3636/BGDĐT-GDTH đặt ra yêu cầu thực hiện phương pháp tích hợp giáo dục khoa học và nghệ thuật để thúc đẩy khả năng của sự khám phá và sáng tạo bên trong HS thông qua triển khai giáo dục STEM, STEAM trong giáo dục tiểu học [7]. Vì vậy, nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục STEAM để triển khai trong thực tiễn dạy học đã và đang thực hiện ở các cấp học, ngay từ giai đoạn mầm non [8]. Tuy nhiên, để triển khai mô hình này một cách toàn diện vào chương trình phổ thông 2018 thì vẫn còn khó khăn do phải xét đến nhiều yếu tố khác nhau như giáo viên cần được đào tạo, các tài liệu dạy học mang tính hệ thông cho phù hợp với đặc trưng nội dung tích hợp, trình độ học sinh (HS), … đặc biệt là vẫn chưa có sự thống nhất trong cách triển khai dạy học để làm bật lên yếu tố nghệ thuật khai phóng của mô hình giáo dục này [9]. Trong thực tế, việc xây dựng và thiết kế nội dung học tập luôn gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình kết hợp STEAM vào hoạt động dạy học [10]. Nguyên nhân chủ yếu là do giáo dục STEAM chưa thực sự được “chương trình hóa” nên giáo viên (GV) thiếu ý tưởng trong việc đa dạng hóa nội dung học tập, khó khăn tìm kiếm các chủ đề và ý tưởng mới, thiếu tài liệu tham khảo để thực hiện và đánh giá dạy học STEAM [11]. Theo thống kê của Nguyễn Hữu Hậu, có đến 65,38% GV nói rằng họ không được đào tạo để sử dụng các kĩ năng trong giáo dục STEAM. Vì vậy, GV gặp khó khăn trong việc áp dụng giáo dục STEAM vào trong các buổi học thực tế, đặc biệt những nội dung dạy học vẫn chưa đạt được hiệu quả cao để đẩy mạnh yếu tố nghệ thuật khai phóng trong giáo dục STEAM [12]. Môn Khoa học (2018) ở tiểu học theo định hướng hình thành và phát triển HS năng lực khoa học tự nhiên gồm các thành phần là năng lực nhận thức, năng lực tìm hiểu về khoa học tự nhiên và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học [13]. Như vậy, điểm tương đồng giữa mô hình giáo dục STEAM và mục tiêu của chương trình môn Khoa học (2018) đều chú trọng phát triển năng lực toàn diện về mọi mặt của người học để trở thành công dân toàn cầu. Khi triển khai dạy học Khoa học theo định hướng STEAM không những phát triển ở HS được kĩ năng giải quyết vấn đề, mà còn hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng của các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đặc biệt, việc đưa yếu tố nghệ thuật khai phóng vào giáo dục STEAM sẽ giúp phát triển triển khả năng sáng tạo của HS tiểu học. Mặt khác, ở tiểu học việc ứng dụng STEAM vào dạy học môn Khoa học có nhiều thuận lợi vì GV được đào tạo toàn diện các lĩnh vực của khoa học tự nhiên và nghệ thuật. Trong thực tế, khó khăn lớn nhất của GV tiểu học khi áp dụng giáo dục STEAM chính là nguồn học liệu về mô hình STEAM phù hợp với các chủ đề môn học và cách thức sử dụng học liệu để thiết kế hoạt động dạy học hiệu quả. Nếu có nguồn học liệu về các mô hình STEAM trong các chủ đề học tập của HS, GV có thể thiết kế các kế hoạch bài dạy tích hợp nhiều lĩnh vực khác nhau trong bài học, đặc biệt có thể làm nổi bật lên yếu tố nghệ thuật khai phóng trong giáo dục STEAM. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm liên quan 2.1.1. Giáo dục STEAM Định nghĩa về giáo dục STEAM ngày càng được phát triển bởi nhiều tác giả dựa trên cốt lõi của khái niệm ban đầu và điều chỉnh sao cho phù hợp với mỗi chương trình học khác nhau. Tổng hợp các định nghĩa khác nhau, trong nghiên cứu này đưa ra khái niệm về giáo dục STEAM là một mô hình giáo dục học tập liên môn, liên ngành dựa trên kiến thức tích hợp của khoa học (science), công nghệ (technology), kĩ thuật (engineering), toán học (mathematics) cùng với yếu tố nghệ thuật khai phóng (liberal arts) để giúp trẻ khơi dậy sự tò mò, sáng tạo trong quá trình học tập, đồng thời, ứng dụng để giải quyết các vấn đề của đời sống, phá bỏ đi khoảng cách giữa kiến thức hàn lâm và thực tiễn. 96
  3. Cách thức sử dụng học liệu STEAM để dạy học chủ đề Chất, Năng lượng… 2.1.2 Học liệu dạy học Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm cụ thể về khái niệm “học liệu dạy học”. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 11/2018/TT-BGDĐT, học liệu được định nghĩa là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung học tập, nghiên cứu [14]. Do đó, có thể lập luận rằng học liệu đóng vai trò là tất cả những phương tiện mà GV và HS sử dụng trong quá trình dạy và học, hỗ trợ cho việc truyền tải kiến thức của GV và quá trình tiếp nhận thông tin của HS giúp cho GV và HS tổ chức và tiến hành hợp lí có hiệu quả quá trình giáo dục ở các môn học. Trong nghiên cứu này, học liệu là các sản phẩm STEAM với các hướng dẫn về chuẩn bị vật liệu, cách thực hiện tạo ra sản phẩm, phân tích các thành tố trong sản phẩm STEAM và cách sử dụng sản phẩm STEAM để đưa xây dựng kế hoạch bài dạy trong hai chủ đề Chất, Năng lượng của môn Khoa học lớp 4. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu lí luận tổng quan về những tài liệu (như sách báo, internet, các tạp chí khoa học, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước,…) nhằm mục đích tìm hiểu về giáo dục STEAM và việc ứng dụng mô hình dạy học STEAM để xây dựng học liệu trong hoạt động dạy học ở Tiểu học về chủ đề Chất, Năng lượng trong nội dung môn Khoa học lớp 4. Đồng thời, nghiên cứu chương trình môn Khoa học (2018) và các môn học khác liên quan làm cơ sở thiết kế các sản phẩm STEAM. 2.2.2. Phương pháp khảo nghiệm sư phạm Phương pháp này được tiến hành khảo nghiệm với 30 GV tiểu học đang dạy lớp 4, tại các trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá tính khả thi và hiệu quả về cách thức sử dụng các học liệu STEAM đã thiết kế trong các kế hoạch bài dạy. Nội dung khảo nghiệm gồm 02 phần: (1) Chi tiết về sản phẩm STEAM (Vật liệu thực hiện, các bước tiến hành, phân tích các thành tố STEAM trong sản phẩm và kế hoạch bài dạy minh họa) tập trung vào sự phù hợp và tính hiệu quả khi triển khai trong thực tế. Đặc biệt, câu hỏi khảo nghiệm sẽ nhấn mạnh vào yếu tố nghệ thuật thể hiện trong sản phẩm cũng như ảnh hưởng của yếu tố này đến sự hình thành và phát triển khả năng sáng tạo của HS; (2) Cách thức sử dụng các sản phẩm STEAM trong kế hoạch bài dạy của môn Khoa học. Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế theo thang Likert năm bậc là: Rất không phù hợp/Rất khó/Rất không đồng ý; Không phù hợp/khó/không đồng ý; Bình thường; Phù hợp/dễ dàng/đồng ý; Rất phù hợp/Rất dễ dàng/Rất đồng ý, cụ thể như sau: GV đánh giá mức độ phù hợp của các sản phẩm STEAM triển khai trong kế hoạch bài dạy môn Khoa học lớp 4 (2018); yếu tố “Nghệ thuật” trong sản phẩm STEAM giúp phát triển nghệ thuật thẩm mỹ, ngôn ngữ, văn hóa, xã hội; mức độ thực hiện và mức độ thuận tiện khi sử dụng các sản phẩm STEAM trong kế hoạch bài dạy minh họa; … và hiệu quả khi cung cấp các gợi ý về thiết kế sản phẩm, phân tích chi tiết các yếu tố STEAM và kế hoạch bài dạy minh họa có sử dụng sản phẩm STEAM trong thực tiễn. 2.2.3. Phương pháp toán học Các số liệu thu được từ khảo nghiệm, nghiên cứu sẽ tiến hành thống kê, tổng hợp và so sánh, phân tích bằng phần mềm SPSS. Trong đó, sử dụng điểm trung bình (ĐTB) và độ lệch chuẩn (ĐLC) để xác định và đánh giá hiệu quả của học liệu STEAM đã thiết kế. 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Xây dựng học liệu để dạy học chủ đề Chất, Năng lượng trong Khoa học 4 (2018) theo định hướng giáo dục STEAM a) Định hướng thiết kế sản phẩm học liệu STEAM Các sản phẩm STEAM chủ đề Chất, Năng lượng trong môn Khoa học lớp 4 (2018) được 97
  4. Nguyễn Minh Giang*, Trần Thanh Tâm và Nguyễn Ngọc Hoàng Anh thiết kế dựa trên định hướng như sau: + Sản phẩm có thể sử dụng để tích hợp trong kế hoạch bài dạy trong dạy học các nội dung khoa học của HS; + HS được tham gia vào làm sản phẩm để vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn; + Sản phẩm mang tính chất ứng dụng. b) Thiết kế các sản phẩm STEAM Từ những định hướng thiết kế đã nêu trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng 9 sản phẩm STEAM làm nổi bật yếu tố Nghệ thuật khai phóng như sau: b1) Mô hình vòng tuần hoàn nước Mô hình vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên: từ dạng lỏng khi ở dưới đại dương, đất liền đến diễn tả sự chuyển động của nước khi trở thành dạng hơi nước trong khí quyển, ngưng tụ và tạo thành mưa rơi xuống mặt đất Mô hình vòng tuần hoàn nước được thiết kế bởi sự sáng tạo của HS, được diễn tả theo cách mà HS đã được tìm hiểu thông qua bài học. Từ đó, HS có thể tổng kết kiến thức và hiểu sâu hơn về cách mà nước vận hành trong tự nhiên. Nội dung bài học chế tạo sản phẩm “Mô hình vòng tuần hoàn nước” đáp ứng các yêu cầu cần đạt là “Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra sự chuyển thể của nước,...” trong nội dung “Nước” thuộc chủ đề “Chất”. b2) Hệ thống lọc nước Mô hình hệ thống tiết kiệm Bắt đầu bằng việc nước được sử dụng phục vụ cho sinh hoạt. nước được tạo nên bởi bình lọc Thay vì bỏ đi, nước sẽ được giữ lại rồi chảy qua bình lọc nước. nước, máy bơm nước tự động, Nước sau khi được lọc sẽ biến thành nước sạch rơi xuống hồ phễu hứng nước và hồ cá. nuôi cá. Từ đó, nước lại được bơm lên khi để sử dụng và lặp lại quá trình trước đó. Với tình trạng khan hiếm nước sạch. Hệ thống có thể giúp tiết kiệm nước, giảm chi phí và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, khi nước được tận dụng tạo thành bể nuôi cá, giúp HS có thể thư giãn sau những giờ học mệt mỏi. Bể cá là giáo cụ trực quan lí tưởng cho HS ở mọi lứa tuổi. Ở tiểu học, HS có thể học thêm nhiều từ vựng, cũng như tăng thêm vốn hiểu biết về các loài cá. Nội dung bài học chế tạo sản phẩm “Mô hình hệ thống tiết kiệm nước” đáp ứng các yêu cầu cần đạt là “Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về: nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước; sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước và phải sử dụng tiết kiệm nước…” trong nội dung “Nước” thuộc chủ đề “Chất”. b3) Cánh diều Cánh diều được cấu tạo chủ yếu bằng giấy tập hoặc sách đã không còn sử dụng, được tạo khung cố định bằng các thanh nhỏ, dài và cuối cùng là nối liền với dây thả diều. Sự phát triển của thời đại gắn liền với công nghệ kĩ thuật số đã khiến cho thế hệ trẻ ngày nay ít có cơ hội được tham gia những trò chơi giải trí một cách lành mạnh. Vì vậy, sản phẩm cánh diều được thiết kế nhằm tạo điều kiện cho các em trải nghiệm những trò chơi vận động và tăng khả năng giao tiếp xã hội. 98
  5. Cách thức sử dụng học liệu STEAM để dạy học chủ đề Chất, Năng lượng… Bên cạnh đó, bài học còn giúp các em ứng dụng và kiểm chứng được kiến thức lí thuyết đã học trong thực tiễn và làm cơ sở tiền đề để các em có thể giải thích vì sao diều có thể bay thông qua các tính chất về lực và mô men lực ở bậc học cao hơn. Nội dung bài học chế tạo sản phẩm “Cánh diều” đáp ứng các yêu cầu cần đạt là “Quan sát và (hoặc) làm thí nghiệm để nhận biết được không khí chuyển động gây ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động (khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh tới thay thế); Trình bày được vai trò và ứng dụng tính chất của không khí đối với sự sống.” trong nội dung “Không khí” thuộc chủ đề “Chất”. b4) Máy phun sương Nước trong bình chứa sẽ được ống bông thấm dẫn lên mạch phun sương. Mạch có chức năng hút nước vào tạo thành hơi sương được phun lên từ loa siêu âm. Nhờ vậy, nước sẽ được khuếch tán thành các hạt nhỏ trong không khí. Đối với khí hậu nắng nóng của Thành phố Hồ Chí Minh vào mùa hè, máy phun sương sẽ đem lại nhiều tiện ích như: giúp làm tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ trong phòng và giảm bụi bẩn trong không khí, bảo vệ sức khoẻ con người. Nội dung bài học chế tạo sản phẩm “Máy phun sương” đáp ứng các yêu cầu cần đạt là “Nhận biết được trong không khí có hơi nước, Máy phun sương được tạo bởi mạch phun bụi, ... và sự cần thiết phải bảo vệ bầu không sương 12V và bình chứa nước. Sản phẩm hoạt khí trong lành” trong nội dung “Không khí” động dựa trên nguyên lí khuếch tán hơi nước. thuộc chủ đề “Chất”. b5) Đèn để bàn Đèn để bàn được cấu tạo bởi một mạch đèn led (bao gồm bóng đèn, dây điện, công tắc và nguồn pin), mũ đèn và giá đỡ bằng gỗ. Mô hình này được thiết kế đơn giản, phù hợp với HS độ tuổi tiểu học để các em có thể dễ dàng thực hiện. Việc cho HS thực hiện thiết kế và chế tạo Đèn để bàn sẽ giúp các em ứng dụng và kiểm chứng được kiến thức lí thuyết đã học trong thực tiễn. Thông qua đó, giúp các em năng cao ý thức bảo vệ môi trường nhờ việc tận dụng các nguồn nguyên vật liệu tái chế. Nội dung bài học chế tạo sản phẩm “Đèn để bàn” đáp ứng các yêu cầu cần đạt là “Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng; Nêu được vai trò của ánh sáng đối với sự sống; liên hệ được với thực tế.” trong nội dung “Ánh sáng” thuộc chủ đề “Năng lượng”. b6) Múa rối bóng Múa rối bóng là một loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống đã có từ rất lâu ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đến ngày nay, múa rối bóng đã trở thành một loại hình nghệ thuật 99
  6. Nguyễn Minh Giang*, Trần Thanh Tâm và Nguyễn Ngọc Hoàng Anh cổ điển và thường được biểu diễn ở các lễ hội lớn trên thế giới. Trong chủ đề này, HS sẽ thực hiện diễn một vở kịch múa rối bóng theo các mẩu chuyện và nhân vật đa dạng, nhằm ứng dụng kiến thức về sự truyền thằng của ánh sáng và sự thay đổi hình dạng của bóng tối. Từ đó, HS có thể ứng dụng và kiểm chứng được kiến thức lí thuyết đã học trong thực tiễn, nuôi dưỡng tâm hồn nghệ thuật, tiếp thu các tinh hoa của nghệ thuật, góp phần làm phong phú hơn đời sống tinh thần của các em HS. Nội dung bài học sáng tạo sản phẩm “Múa rối bóng” đáp ứng các yêu cầu cần đạt là “Tìm hiểu sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi, ... và vận dụng được kiến thức về bóng của vật” trong nội dung “Ánh sáng” thuộc chủ đề “Năng lượng” b7) Rèm cửa tự động Rèm cửa tự động được tạo ra bởi mạch điện, các Trong thực tế, ô nhiễm tiếng ồn đang là nguyên vật liệu có chức năng cách âm và bộ cảm vấn đề diễn ra rất phổ biến (tiếng ồn của biến arduino. Cảm biến arduino được lập trình với phương tiện giao thông, nhà hàng xóm hát thông số kĩ thuật giúp cảm biến âm thanh ở ngưỡng karaoke, …). Sản phẩm rèm cửa tự động 70dB, khi âm thanh vượt quá ngưỡng 70dB thì nhằm hướng đến mục tiêu giúp người học arduino sẽ khởi động mạch điện kéo rèm cửa đóng lại nhìn nhận tình hình thực tiễn và nảy sinh để làm giảm mức độ tiếng ồn truyền đến tai người. những ý tưởng, cách giải quyết vấn đề hiệu quả ở mức độ đơn giản. Nội dung bài học chế tạo sản phẩm “Rèm cửa tự động” đáp ứng các yêu cầu cần đạt là “Thu thập, so sánh và trình bày được ở mức độ đơn giản thông tin về một số nhạc cụ thường gặp (một số bộ phận chính, cách làm phát ra âm thanh). Trình bày được lợi ích của âm thanh trong cuộc sống. Trình bày được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.” trong nội dung “Âm thanh” thuộc chủ đề “Năng lượng”. b8) Bình giữ nhiệt Bình giữ nhiệt là sản phẩm được chế tạo bởi giấy bạc, các vật liệu cách nhiệt quấn quanh bình nước và hộp nhựa cao nhằm giữ được độ lạnh của nước từ 3 - 4 tiếng. Bình giữ nhiệt được thiết kế bởi sự sáng tạo của HS dựa trên kiến thức về sự cách nhiệt mà HS đã được tìm hiểu thông qua bài học. Từ đó, HS có thể ứng dụng và kiểm chứng được kiến thức lí thuyết đã học trong thực tiễn, tổng kết kiến thức một cách trực quan. Nội dung bài học chế tạo sản phẩm “Bình giữ nhiệt” đáp ứng các yêu cầu cần đạt là “Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của vật, ...” trong nội dung “Nhiệt” thuộc chủ đề “Năng lượng” 100
  7. Cách thức sử dụng học liệu STEAM để dạy học chủ đề Chất, Năng lượng… b9) Loa khuếch đại âm thanh Loa khuếch đại âm thanh được tạo bởi khiến sóng âm tập trung vào một khu vực nhỏ hơn. một lon nước hình trụ, hai phần đầu chai Điều đó sẽ làm cho âm thanh phát ra to và rõ nhất. nhựa và giá đỡ. Mô hình này được thiết Việc cho HS thực hiện thiết kế và chế tạo loa khuếch kế bằng cách ứng dụng các tính chất lan đại âm thanh sẽ giúp các em ứng dụng và kiểm chứng truyền của âm thanh và trở kháng âm được kiến thức lí thuyết đã học trong thực tiễn. Hơn thanh để giữ cho sóng âm thanh không nữa, trong quá trình thiết kế và thử nghiệm sản phẩm truyền đi theo nhiều hướng, thay vào đó, nhóm nghiên cứu sẽ yêu cầu các em sẽ sưu tầm list nhạc về tiếng cá heo và những bài nhạc thuộc dòng nhạc cổ điển. Đây đều là những âm thanh có tác động tích cực đến thai nhi và trí não con người. Thông qua đó nhằm giáo dục các em tình yêu thương và bảo vệ động vật hoang dã là cá heo. Nội dung bài học chế tạo sản phẩm “Loa khuếch đại âm thanh” đáp ứng các yêu cầu cần đạt là “Nhận biết được vật phát ra âm thanh có rung động, các môi trường có thể truyền âm và So sánh được độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm” trong nội dung “Âm thanh” thuộc chủ đề “Năng lượng”. - Mỗi sản phẩm STEAM khi thiết kế gồm có: (1) mô tả sản phẩm STEAM; (2) định hướng ứng dụng sản phẩm STEAM trong dạy học; (3) các vật liệu cần thiết để làm sản phẩm; (4) các bước thực hiện để làm ra sản phẩm STEAM; (5) phân tích các yếu tố khoa học, toán học, kĩ thuật, công nghệ và nghệ thuật trong mỗi sản phẩm để GV dễ dàng sử dụng trong dạy học môn Khoa học 4. Trong đó, yếu tố nghệ thuật khai phóng được nhấn mạnh và thể hiện trong từng sản phẩm như sau: Mạch nội Nội Yếu tố Sản phẩm HS dung dung Art Mô hình Nghệ thuật Phát triển được nghệ thuật thẩm mĩ qua việc vòng tuần thị giác cắt dán, chế tạo mô hình vòng tuần hoàn nước. hoàn nước Phát triển được nghệ thuật thẩm mĩ qua việc Nghệ thuật trang trí hồ cá. Nước Hệ thống thị giác Nuôi cá giúp giải trí và thư giãn đầu óc sau tiết kiệm những giờ học mệt mỏi. nước Ý thức được tầm quan trọng của nước sạch Chất Xã hội học trong cuộc sống và có trách nhiệm giữ gìn và tiết kiệm nước. Nghệ thuật Phát triển được nghệ thuật thẩm mĩ qua việc thị giác cắt dán, trang trí cánh diều. Cánh diều Không Tiếp nối truyền thống thả diều, lưu giữ nét đẹp Nhân văn khí văn hoá quê hương. Máy phun Nghệ thuật Phát triển được nghệ thuật thẩm mĩ qua việc sương thị giác trang trí máy phun sương. Năng Ánh Đèn để Nghệ thuật Phát triển được nghệ thuật thẩm mĩ qua việc lượng sáng bàn thị giác trang trí đèn để bàn. 101
  8. Nguyễn Minh Giang*, Trần Thanh Tâm và Nguyễn Ngọc Hoàng Anh Phát triển được nghệ thuật thẩm mĩ qua việc cắt dán con rối. Nghệ thuật thị giác Luyện tập đóng vai, biểu diễn trên sân khấu múa rối bóng giúp phát triển nghệ thuật biểu diễn. Múa rối Được giáo dục thông qua các câu chuyện múa bóng rối như chuyện cổ tích, ngụ ngôn. Nhân văn Duy trì và phát huy truyền thống văn hoá thế giới. Phát triển về từ vựng, ngôn ngữ khi cố gắng Ngôn ngữ đóng vai vào lời thoại của các nhân vật. Nghệ thuật Phát triển được nghệ thuật thẩm mĩ qua việc thị giác trang trí rèm cửa tự động. Rèm cửa tự động Biết được cách ứng dụng Arduino để giải Xã hội học quyết vấn đề ô nhiễm tiếng ồn. Đón đầu xu hướng công nghệ thông minh thời đại 4.0. Trang trí sản phẩm phát triển nghệ thuật thẩm Âm Nghệ thuật mỹ thanh thị giác Tìm hiểu về list nhạc cổ điển từ tiếng cá heo Loa giúp phát triển tiềm năng âm nhạc. khuếch đại âm thanh Biết được tầm quan trọng của cá heo đối với con người. Nhân văn Bảo tồn động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, phát triển tình yêu với các loài động vật. Bình giữ Nghệ thuật Phát triển được nghệ thuật thẩm mĩ qua việc Nhiệt nhiệt thị giác trang trí bình giữ nhiệt. c) Thiết kế bài học sử dụng học liệu STEAM đã thiết kế - Sau khi có các sản phẩm STEAM, nghiên cứu tiến hành xây dựng các kế hoạch bài dạy minh họa sử dụng các sản phẩm này trong thực tiễn dạy học. Quy trình rút gọn xây dựng bài học sử dụng học liệu STEAM trong dạy học chủ đề Chất, Năng lượng ở lớp 4 theo chương trình phổ thông 2018 được thực hiện theo 5 bước dưới đây. Mục tiêu: Xác định được nội dung chung của bài học STEAM Bước 1: Cách tiến hành: Lựa chọn chủ đề bài – Lựa chọn yêu cầu cần đạt của nội dung chương trình. học – Căn cứ vào nội dung kiến thức của yêu cầu cần đạt của chủ đề và các hiện tượng, STEAM quá trình gắn với các kiến thức đó trong đời sống hằng ngày để lựa chọn chủ đề của bài học. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ của bài học STEAM Bước 2: Xác định Cách tiến hành: vấn đề cần – Xác định vấn đề đáp ứng yêu cầu cần đạt gắn với các lĩnh vực STEAM cần có để giải quyết giải quyết vấn đề của bài học. trong chủ – Xác định một số hoạt động cơ bản cần thực hiện trong bài học để giải quyết vấn đề đề đặt ra. – Thử nghiệm các phương án giải quyết vấn đề, các thí nghiệm hoặc mô hình (nếu có) với các thiết bị, vật liệu, đồ dùng dạy học khác nhau để xác định những khó 102
  9. Cách thức sử dụng học liệu STEAM để dạy học chủ đề Chất, Năng lượng… khăn mà HS có thể gặp trong học tập. – Xây dựng phiếu học tập, các câu hỏi định hướng, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, sử dụng thiết bị (nếu có). – Xây dựng các học liệu cần thiết như tranh ảnh, video, mô hình, vật mẫu… thiết kế nội dung phần đọc thêm mở rộng sau bài học để hỗ trợ hoạt động tự học của HS. – Xây dựng các hoạt động, bước thực hiện giải quyết vấn đề bài học dựa trên phương án đã chuẩn bị. – Xác định nhiệm vụ giao cho HS sao cho khi giải quyết vấn đề đó, HS phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã biết để ứng dụng vào đời sống. Bước 3: Mục tiêu: Xác định những tiêu chí cần có của sản phẩm STEAM Xác định Cách tiến hành: những tiêu – Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ chí đánh tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất giá sản giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm. phẩm STEAM Mục tiêu: Thiết kế được tiến trình hoạt động của bài dạy theo các phương pháp và Bước 4: kĩ thuật dạy học tích cực với nội dung 3 bước đã nêu ở trên. Thiết kế Cách tiến hành: tiến trình tổ chức – Căn cứ vào nội dung ở bước 2, xây dựng kế hoạch bài dạy STEAM chi tiết một hoạt động cách phù hợp và đáp ứng một số yêu cầu về tiêu chí đã nêu ở phần định hướng sản dạy học phẩm và các phẩm chất, năng lực theo chương trình 2018. nội dung – Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và cách tiến hành bài học mà HS phải hoàn thành. Các hoạt động học đó có thể được tổ chức cả ở trong và STEAM ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và cộng đồng). – Phân tích yếu tố STEAM. Bước 5: Mục tiêu: Tổ chức được hoạt động dạy học theo kế hoạch bài dạy đã đặt ra và xác Tổ chức định các điểm còn hạn chế của bài dạy và điều chỉnh sau bài dạy, từ đó điều chỉnh hoạt động phương án, thiết bị, vật liệu, đồ dùng dạy học cho phù hợp với các lớp khác và năm dạy học và tiếp theo. điều chỉnh Cách tiến hành: sau bài – Tổ chức theo kế hoạch bài dạy chi tiết đã xây dựng ở bước 4. dạy – Quan sát mức độ thực hiện và ghi nhận các thắc mắc của người học trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, khi thấy HS không biết làm gì, không hiểu nhiệm vụ, không làm được sản phẩm (nếu có), không nêu được kiến thức cần vận dụng, không thể hiện được năng lực hướng đến trong mục tiêu của bài dạy thì cần điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. Trong nghiên cứu này đã thiết kế 09 kế hoạch bài dạy minh họa cho 09 sản phẩm STEAM đã thiết kế. Các kế hoạch bài dạy được thiết kế theo hướng dẫn của đổi mới chương trình 2018 gồm 04 loại hoạt động là khởi động, khám phá (hình thành kiến thức mới), thực hành - luyện tập và vận dụng. Các sản phẩm STEAM đã thiết kế được ứng dụng trong hoạt động thực hành - luyện tập và hoạt động vận dụng trong kế hoạch bài dạy. 2.3.2. Kết quả khảo nghiệm và bàn luận Trong nghiên cứu này chỉ tập trung và khảo sát GV về các sản phẩm STEAM đã thiết kế và cách thức sử dụng các sản phẩm STEAM trong kế hoạch dạy học, giúp GV dễ sử dụng và đạt hiệu quả dạy học phát triển năng lực cho HS. Khảo sát quan điểm của GV về “mức độ phù hợp 103
  10. Nguyễn Minh Giang*, Trần Thanh Tâm và Nguyễn Ngọc Hoàng Anh của các sản phẩm STEAM trong chủ đề Chất, Năng lượng của môn Khoa học lớp 4 (2018)”, nghiên cứu thu được kết quả chi tiết trong bảng 1. Bảng 1. Kết quả đánh giá của GV về mức độ phù hợp của các sản phẩm STEAM trong dạy học chủ đề Chất, Năng lượng môn khoa học lớp 4 (2018) STT Sản phẩm học liệu TB ± ĐLC 1 Vòng tuần hoàn nước 4.17 ± 0.74 2 Hệ thống lọc nước 3.84 ± 0.74 3 Cánh diều 3.97 ± 0.71 4 Máy phun sương 4.05 ± 0.70 5 Đèn để bàn 3.97 ± 0.63 6 Múa rối bóng 4.23 ± 0.77 7 Rèm cửa tự động 3.82 ± 0.65 8 Loa khuếch đại âm thanh 4.15 ± 0.71 9 Bình giữ nhiệt 3.99 ± 0.72 Ghi chú: TB: điểm trung bình; ĐLC: độ lệch chuẩn Từ dữ liệu của bảng trên cho thấy, tất cả sản phẩm STEAM đều nằm trong khoảng giá trị ở mức “phù hợp” và “rất phù hợp”. Phần lớn các GV cho rằng sản phẩm “Múa rối bóng” là sản phẩm rất phù hợp để triển khai trong chương trình dạy học do dễ thực hiện, nội dung kế hoạch bài dạy mô phỏng rõ ràng và chi tiết, mang yếu tố nhân văn và thích hợp với đặc điểm tâm lí HS lớp 4 đang có nhu cầu và hứng thú tìm tòi, chiếm lĩnh những tri thức mới. Đối với sản phẩm “Rèm cửa tự động”, các GV cho rằng mức độ phù hợp của sản phẩm này là thấp nhất trong 9 sản phẩm học liệu do độ khó của kiến thức lập trình arduino và lắp ráp mạch điện. Còn lại, các sản phẩm khác đều được đánh giá ở mức độ phù hợp xấp xỉ nhau. Tương tự, đối với nội dung về “đánh giá mức độ thực hiện của các sản STEAM trong dạy học chủ đề Chất, Năng lượng trong môn Khoa học lớp 4 (2018)”, nghiên cứu thu được kết quả thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện của các sản phẩm STEAM trong dạy học chủ đề Chất, Năng lượng trong môn Khoa học lớp 4 (2018) STT Sản phẩm STEAM TB ± ĐLC 1 Vòng tuần hoàn nước 3.87 ± 0.85 2 Hệ thống lọc nước 3.46 ± 0.98 3 Cánh diều 4.01 ± 0.88 4 Máy phun sương 3.43 ± 1.07 5 Đèn để bàn 3.60 ± 0.98 6 Múa rối bóng 3.90 ± 1.08 7 Rèm cửa tự động 3.27 ± 0.97 8 Loa khuếch đại âm thanh 3.57 ± 0.86 9 Bình giữ nhiệt 3.70 ± 0.90 Qua số liệu khảo nghiệm ở Bảng 2, khả năng thực hiện lắp ráp và chế tạo sản phẩm và mô hình được khái quát và xếp vào hai mức độ “Bình thường” và “Dễ”. Trong đó, sản phẩm “Cánh diều” được cho là dễ thực hiện nhất vì có cách làm đơn giản, nguyên vật liệu dễ kiếm và khá 104
  11. Cách thức sử dụng học liệu STEAM để dạy học chủ đề Chất, Năng lượng… quen thuộc với học ính tiểu học. GV cũng đánh giá khá dễ thực hiện thành công các sản phẩm “Vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên”, “Múa rối bóng” và “Loa khuếch đại âm thanh”. Các sản phẩm này có khả năng được tái chế đã không còn sử dụng, giúp HS biết tái chế nguyên vật liệu và hạn chế rác thải trong cuộc sống. Các sản phẩm còn lại đều có khả năng thực hiện và hoàn thành ở mức bình thường trong hoạt động dạy học. Bên cạnh đó, các sản phẩm STEAM đã thiết kế trong chủ đề Chất, Năng lượng cũng giúp thúc đẩy các yếu tố “Nghệ thuật” (Art) của HS như trong Bảng 3. Bảng 3. Kết quả khảo sát GV về mức độ hình thành và phát triển yếu tố “Nghệ thuật” ở HS thông qua sản phẩm STEAM trong dạy học chủ đề Chất, Năng lượng, môn Khoa học lớp 4 (2018) STT Yếu tố Nghệ thuật TB ± ĐLC 1 Nghệ thuật thẩm mĩ 4.37 ± 1.07 2 Giá trị nhân văn 4.25 ± 1.02 3 Tư duy thiết kế 4.30 ± 1.00 4 Khả năng sáng tạo 4.30 ± 1.06 5 Nghệ thuật ngôn ngữ 4.31 ± 1.08 6 Hiểu biết về phong tục, văn hoá, xã hội 4.27 ± 1.04 Kết quả Bảng 3 cho thấy tất cả các yếu tố “Nghệ thuật” được khảo nghiệm đều được GV đánh giá ở mức độ cao là “Rất đồng ý”. Ngoài ra, GV cũng đồng ý rằng việc cung cấp các gợi ý về thiết kế sản phẩm, phân tích chi tiết các yếu tố STEAM và kế hoạch bài dạy minh họa thì việc áp dụng trong dạy học chủ đề Chất, Năng lượng trong môn Khoa học 4 cũng có hiệu quả mạnh mẽ trong việc phát triển các thành phần năng lực khoa học tự nhiên cho HS. 8.3% Rất không hiệu quả 25.0% Không hiệu quả Bình thường Hiệu quả 66.7% Rất hiệu quả Hình 1. Mức độ hiệu quả khi cung cấp các gợi ý về thiết kế sản phẩm, phân tích chi tiết các yếu tố STEAM và kế hoạch bài dạy minh họa Ngoài ra, GV cũng đồng ý rằng việc cung cấp các gợi ý về thiết kế sản phẩm, phân tích chi tiết các yếu tố STEAM và kế hoạch bài dạy minh họa thì việc áp dụng trong dạy học chủ đề Chất, Năng lượng trong môn Khoa học 4 cũng có hiệu quả rất cao trong việc phát triển các thành phần năng lực khoa học tự nhiên cho HS. Cụ thể, trong hình 1 cho thấy có đến 66,7% GV chọn mức “hiệu quả”, 25% GV chọn mức “rất hiệu quả” và không có GV nào cho rằng việc cung cấp các gợi ý về thiết kế sản phẩm, phân tích chi tiết các yếu tố STEAM và kế hoạch bài dạy minh họa thì việc áp dụng trong dạy học của đề Chất, Năng lượng trong môn Khoa học 4 sẽ không mang lại hiệu quả trong việc phát triển các thành phần năng lực khoa học tự nhiên cho HS. 105
  12. Nguyễn Minh Giang*, Trần Thanh Tâm và Nguyễn Ngọc Hoàng Anh 3. Kết luận Nghiên cứu đã xây dựng học liệu dạy học trong chủ đề Chất, Năng lượng gồm 09 sản phẩm STEAM (Vòng tuần hoàn nước; Hệ thống tiết kiệm nước, Cánh diều; Máy phun sương; Đèn để bàn; Múa rối bóng; Rèm cửa tự động; Loa khuếch đại âm thanh; Bình giữ nhiệt) và kế hoạch bài dạy minh họa cho từng sản phẩm nhằm giúp GV dễ dàng ứng dụng sản phẩm vào dạy học theo định hướng STEAM. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các sản phẩm STEAM đã thiết kế trong chủ đề Chất, Năng lượng trong môn Khoa học 4 (2018) rất phù hợp để triển khai trong thực tế. Các sản phẩm STEAM với các gợi ý thực hiện trong kế hoạch bài dạy minh họa này sẽ cung cấp nguồn học liệu phong phú, giúp GV dễ dàng triển khai trong thực tế, góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình môn Khoa học ở tiểu học. Tuy nhiên, kết quả thiết kế các sản phẩm STEAM và cách thức triển khai trong kế hoạch bài dạy trong nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc khảo nghiệm đối với GV. Để đánh giá hiệu quả toàn diện của nghiên cứu, các sản phẩm STEAM và cách thức triển khai trong kế hoạch bài dạy cần được tiếp tục thực nghiệm rộng trên đối tượng HS. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Yakman, G. 2019. STEAM - An Educational Framework to Relate Things To Each Other And Reality. K12Digest. Retrieved 9 2021, 27, from: https://steamedu.com/wp- content/uploads/2020/02/K12Digest2019.pdf [2] Spector, J. M. 2015. Education, training, competencies, curricula and technology. In Emerging Technologies for STEAM Education, pp. 3-14. DOI: 10.1007 / 978-3-319- 02573-5_1. [3] Watson, A. D. & Watson, G. 2013. Transitioning STEM to STEAM: Reformation of Engineering Education. J. Qual. Participate, Vol. 36, Iss. 3, pp. 1-5. [4] Chen, Y. 2016. STEAM is playing the discipline “cross-border”. Era Innov, Volume 8, pp. 10-12. [5] Wang, J., & Wu, Y. 2016. Reflection and Innovation Path of STEAM Education Application in the Age of “Internet +”. J. Distance Educ, Vol. 35, pp. 90-97. [6] Thủ tướng chính phủ. 2017. Chỉ thị số: 16/CT-TTg: Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ngày 04 tháng 05 năm 2017. [7] Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2021. Công văn số 3636/BGDĐT-GDTH: Về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2021-2022, ngày 28 tháng 6 năm 2021. [8] Trần Viết Nhi, Nguyễn Tuấn Vĩnh. 2021. Giáo dục STEAM trong chương trình đào tạo GV mầm non. HNUE Journal of Science. Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4C, pp. 3-14. [9] Nguyễn Thanh Nga & Tạ Thanh Trung. 2021. Giáo dục STEAM và tiềm năng vận dụng quy trình tư duy thiết kế để triển khai giáo dục STEAM. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Vol. 18, Số. 2, tr. 310-320. DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.18.2.2996. [10] Park, H., Byun, S. Y., Sim, J., Han, H. S., & Beak, Y. S. 2016. Teachers’perceptions and practices of STEAM education in South Korea. Eurasia Journal of Mathematics, Science and Technology Education, Vol. 12, Iss. 7, pp. 1739-1753. DOI: https://doi.org/10.12973/eurasia.2016.1531a. [11] Nguyễn Vinh Hiển. 2019. Tiếp cận dạy học STEAM trong giáo dục phổ thông hiện nay. Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr. 1-8. 106
  13. Cách thức sử dụng học liệu STEAM để dạy học chủ đề Chất, Năng lượng… [12] Nguyen Huu Hau, Tran Viet Cuong & Tran Trung Tin. 2020. Student’s and teachers’ perspective of the importance of arts in steam education in Vietnam. Journal of Critical Reviews, Vol. 7, Iss. 11, pp. 666-671. [13] Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2018. Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học. Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018. [14] Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2018. Thông tư số 11/2018/TT-BGDĐT; V/v Ban hành tiêu chí để xác định hàng hóa chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho giáo dục, ngày 06 tháng 04 năm 2018. ABSTRACT Method of using sTEAM materials to teach for Matter and Energy topic of Science Subject 4 (2018) in primary school, Ho Chi Minh City Nguyen Minh Giang*, Tran Thanh Tam and Nguyen Ngoc Hoang Anh Department of Primary Education, Ho Chi Minh University of Education In primary school, the application of STEAM in teaching Science has many advantages because teachers are comprehensively trained in the fields of natural sciences and arts. In fact, the biggest difficulty for primary teachers when applying STEAM education is the source of STEAM education materials that are suitable for topics and how to use learning materials to design teaching activities effectively. Therefore, teaching materials on the topic of Matter, Energy in Science subject 4 were developed, including 09 STEAM products and 09 illustrated lesson plans using STEAM products. The results of a pedagogical test with 30 teachers show that the designed STEAM products are effective and feasible in implementing teaching in practice. The STEAM products with implementation suggestions in illustrated lesson plans will provide rich learning resources, help teachers easily implement in practice, and contribute to realizing the goals of the Science program (2018) in primary school. Keywords: STEAM education, educational resources, primary student, Science subject 4, matter topic, Energy topic. 107
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2