intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách tiếp cận toàn diện đối với quản lý bền vững nước dưới đất tại khu vực bán khô hạn vùng đồng bằng Ninh Thuận, Việt Nam

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Cách tiếp cận toàn diện đối với quản lý bền vững nước dưới đất tại khu vực bán khô hạn vùng đồng bằng Ninh Thuận, Việt Nam" xây dựng cách tiếp cận toàn diện trong quản lý bền vững tài nguyên nước vùng bán khô hạn này. Trong nghiên cứu này, mô hình dòng chảy nước dưới đất với mật độ thay đổi (SEAWAT) được xây dựng để dự báo tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, chưa xét đến sự thay đổi do khai thác nước dưới đất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách tiếp cận toàn diện đối với quản lý bền vững nước dưới đất tại khu vực bán khô hạn vùng đồng bằng Ninh Thuận, Việt Nam

  1. CÁCH TIẾP CẬN TOÀN DIỆN ĐỐI VỚI QUẢN LÝ BỀN VỮNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI KHU VỰC BÁN KHÔ HẠN VÙNG ĐỒNG BẰNG NINH THUẬN, VIỆT NAM Phạm Quý Nhân1, Nguyễn Thế Chuyên2, Tạ Thị Thoảng1 Trần Thành Lê1, Nguyễn Tiến Vinh3 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2 Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia 3 Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai Tóm tắt Đồng bằng ven biển Ninh Thuận là vùng khô hạn nhất ở Việt Nam, luôn bị thiếu nước vào những tháng đầu năm (từ tháng giêng tới tháng tư). Nước dưới đất là nguồn nước vô cùng quý giá và duy nhất cung cấp nước cho ăn uống sinh hoạt trong khoảng thời gian này. Chính vì vậy, mục đích của nghiên cứu là xây dựng cách tiếp cận toàn diện trong quản lý bền vững tài nguyên nước vùng bán khô hạn này. Trong nghiên cứu này, mô hình dòng chảy nước dưới đất với mật độ thay đổi (SEAWAT) được xây dựng để dự báo tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, chưa xét đến sự thay đổi do khai thác nước dưới đất. Kết quả này giúp chúng ta hiểu được xu hướng xâm nhập mặn và hạ thấp mực nước trong khu vực nghiên cứu. Sau đó, các kịch bản khai thác nước dưới đất khác nhau và sự phát triển nước dưới đất như đập ngầm, bồn thấm ngầm được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Các kết quả dự báo sẽ cho thấy các tác động tới hệ thống nước dưới đất trong khu vực như thay đổi mực nước dưới đất và xâm nhập mặn, việc kiểm soát lưu lượng khai thác và phương pháp phát triển nguồn nước dưới đất như đập ngầm và bồn thấm có thể cho phép tăng tới 50.000 m3/ngày tới năm 2050 mà không gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống tầng chứa nước. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Nước dưới đất; Xâm nhập mặn; Mô hình; Quản lý bền vững nước dưới đất. Abstract Comprehensive approach to sustainable groundwater management in the semi-arid Ninh Thuan plain, Viet Nam Viet Nam is a country with a long coastline and a high population density, residing in the coastal plains. The largest dry area in Viet Nam, the coastal plain of Ninh Thuan province, always lacks water in the first dry months of the year (Jan., Feb., Mar. and Apr.). Groundwater is an extremely valuable resource for supplies at this time. Therefore, the objective of this study is to establish a comprehensive approach to sustainable groundwater management in this semi-arid region. This approach is not only mitigating the negative impacts of factors such as climate change, sea level rise and socio-economic development but also suggesting measures for management of aquifer recharge. A groundwater model for a 3-layer system with variable density flow SEAWAT is built to predict the impacts of climate change and sea level rise without a change in groundwater abstraction. This model helps to understand the trend of salt intrusion and lowering groundwater levels in the study area. Afterwards, scenarios with different ground water abstraction and groundwater development such as ground dams, infiltration basins have been set up to meet the demands of socio-economic development in the future. Predicted results will show the impacts of the groundwater systems in the area such as groundwater level change, and saltwater intrusion. Controlled groundwater abstraction and some measures of groundwater development such as Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 107
  2. infiltration basins, underground dams would allow for an increase of up to 50.000 m3 /day in the year 2050 without a negative impact on the aquifer system. Keywords: Climate change; Groundwater; Seawater intrusion; Modeling; Sustainable groundwater management. 1. Đặt vấn đề Trên thế giới, tại các vùng khô hạn và bán khô hạn, con người chủ yếu khai thác nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt và hoạt động công nghiệp và nông nghiệp [1-3]. Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng các tầng chứa nước cũng chịu nhiều áp lực dẫn đến không kiểm soát được về trữ lượng, suy giảm về chất lượng và bị nhiễm mặn [1, 3, 4]. Bên cạnh đó, việc khai thác quá mức trong các tầng chứa nước có trữ lượng kém cùng với nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và biển đổi khí hậu làm phát sinh mâu thuẫn trong việc sử dụng nước giữa các ngành [5, 6], mạng lưới cấp nước không tiếp cận được tất cả mọi người, vì vậy phần lớn người dân sử dụng nước dưới đất cho các nhu cầu cơ bản của họ [6]. Nhiều nghiên đã được thực hiện để phát triển và quản lý tài nguyên nước dưới đất như sử dụng phương các mô hình số để đánh giá tiềm năng và phân tích các kịch bản khai thác khác nhau để lựa chọn kịch bản phù hợp; Nghiên cứu ảnh hưởng của khai thác tới nhiễm mặn và suy giảm chất lượng nước dưới đất của các tầng chứa nước ven biển [7]; Nghiên cứu vấn đề khai thác nước dưới đất quá mức và các hậu quả của nó [8-13]; Tính bền vững của nước dưới đất [14, 15], khủng hoảng nước [16] và hạn hán [17]. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực do khai thác không kiểm soát hoặc khai thác quá mức và hướng tới khai thác bền vững nguồn tài nguyên này, cần phải lập kế hoạch có tính khoa học và thực tiễn cao nhằm sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng việc coi nước dưới đất là nguồn tài nguyên chung sẽ giúp cho việc hình thành mối quan hệ giữa những người sử dụng chúng [18, 20]. Các chính phủ có thể xác định các quyền, hạn chế và cấm bằng các quy định của luật pháp và chính sách [19]. Đồng bằng ven biển Ninh Thuận là vùng khô hạn lớn nhất tại Việt Nam, thường xuyên thiếu nước vào 4 tháng đầu năm. Nước dưới đất trở thành nguồn tài nguyên cực kỳ có giá trị trong khoảng thời gian này [21] và nó đang đối mặt với các thách thức như phát triển kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu và nước biển dâng dẫn đến xâm nhập mặn vào tầng chứa nước và suy thoái nguồn nước [22, 23]. Chính vì lẽ đó, quản lý bền vững tài nguyên nước dưới đất là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu trong khu vực này. 2. Khu vực nghiên cứu Ninh Thuận là đồng bằng thuộc khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ của Việt Nam, giới hạn giữa vĩ độ Bắc từ 10o33’42’’ tới 12o09’15’’ và kinh độ Đông từ 107o23’41’’ tới 109o14’25” với tổng diện tích khoảng 11.168,14 km2. Ninh Thuận tiếp giáp với Khánh Hòa ở phía Bắc, Lâm Đồng phía Tây và Bình Thuận phía Nam, phía Đông giáp với Biển Đông (Hình 1) [24, 25]. Địa hình Ninh Thuận gồm 3 loại: núi, trung du và đồng bằng ven biển trong đó núi và trung du chiếm 2/3 tổng diện tích với cao độ từ 200-1.000 m, còn đồng bằng chỉ chiếm 1/3 diện tích. Khí hậu khu vực chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài trong 3 tháng từ tháng 9 tới tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 tới tháng 8 năm sau. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm vào khoảng từ 1.374- 1.799 mm trong khi lượng mưa trung bình hàng năm của khu vực khoảng 700-800 m đây chính là lý do khiến vùng này trở thành vùng bán khô hạn nhất của Việt Nam, chính vì vậy tài nguyên nước, đặc biệt là an ninh và an toàn nguồn nước trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu [24]. 108 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  3. Hình 1: Vị trí khu vực nghiên cứu Hệ thống tầng chứa nước tại đồng bằng ven biển Ninh Thuận gồm các tầng chứa nước lỗ hổng Đệ Tứ và các tầng chứa nước khe nứt của đá magma và đá trầm tích hình thành trong giai đoạn từ Jura giữa đến Pleistocen. Các tầng chứa nước khe nứt nghèo nước và nằm sâu, vì vậy có rất ít nghiên cứu được thực hiện để khảo sát trữ lượng và chất lượng các tầng chứa nước này và chúng cũng không phải là đối tượng trong nghiên cứu này. Các tầng trầm tích lỗ hổng Đệ Tứ gồm tầng chứa nước Pleistocen (qp) và Holocen (qh). Tầng chứa nước Holocen (qh) hình thành từ các trầm tích biển, đầm lầy, gió và sông phân bố rộng rãi tại đồng bằng Phan Rang, dọc theo thung lũng Sông Cái với tổng diện tích khoảng 315 km2. Tầng chứa nước Pleistocen (qp) hình thành từ trầm tích sông, hồ, biển và đầm lầy phân bố tại sân bay Thanh Sơn, huyện Tân Hải và phía Nam của đồng bằng Phan Rang, thuộc các xã Phước Hòa, Quang Sơn, tổng diện tích lộ ra của tầng chứa nước này là khoảng 364 km2 [22]. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thiết lập các kịch bản biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, kịch bản khai thác nước dưới đất Các kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng và sử dụng như dữ liệu đầu vào cho mô hình kiểm chứng đánh giá tác động và kiến nghị quản lý nước dưới đất bền vững. Các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016. Kịch bản 4.5 với phát thải khí nhà kính trung bình đã được lựa chọn cho nghiên cứu này. Các hình vẽ mô tả nhiệt độ, lượng mưa, và mực nước biển dâng trong kịch bản này chỉ ra rằng tới năm 2100 mực nước biển có Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 109
  4. thể dâng lên 74 cm, bên cạnh đó lượng mưa trung bình hàng năm tăng 12,3 % so với thời kỳ 1986- 2005 (thời kỳ cơ sở). Các kịch bản này trở thành dữ liệu đầu vào cho mô hình WESTPA nhằm xác định lượng bổ cập cho nước dưới đất, sau đó lượng bổ cập nước dưới đất từ mô hình WESTPA sẽ trở thành dữ liệu đầu vào cho mô hình SEAWAT để mô phỏng ranh giới mặn-nhạt của tầng chứa nước. 3.2. Xây dựng mô hình số dòng chảy với mật độ thay đổi và lan truyền chất trong tầng chứa nước lỗ hổng Mô hình nước dưới đất với tỷ trọng thay đổi SEAWAT được xây dựng để dự báo các tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng không xét đến sự thay đổi của lưu lượng khai thác nhằm tìm hiểu xu thế xâm nhập mặn của khu vực nghiên cứu. SEAWAT là mô hình mô phỏng dòng chảy 3 chiều với mật độ thay đổi và lan truyền chất trong tầng chứa nước lỗ hổng [27, 28]. Mô hình SEAWAT là sự tích hợp của MODFLOW với module MT3DMS bổ sung tính năng chuyển đổi từng bước tỷ trọng nước cho từng bước thời gian. Mô hình cấu trúc gồm 3 lớp tương ứng tầng chứa nước Holocen, Pleistocen và lớp đáy là đá gốc. Lưới sai phân của mô hình có kích thước 500 m × 500 m gồm 74 dòng và 93 cột. Cao độ bề mặt được mô phỏng dựa trên bản đồ số cao độ. Hệ số thấm theo phương đứng Kz được lấy bằng 1/10 của hệ số thấm theo phương ngang (Kx, Ky) đơn vị đo là m/ng. Lưu lượng khai thác tổng được sử dụng là 90,900 m3/ng. Lượng bổ cập nước mưa cho nước dưới đất phụ thuộc vào mỗi giai đoạn của mô hình được xác định bằng mô hình WESTPASS [21]. Điều kiện biên của mô hình được gán cho đường bờ biển, sông và sức cản thủy lực của đáy sông, biển dựa trên kết quả thực nghiệm. Mực nước dưới đất tại các hố khoan quan trắc từ tháng 6/2013 tới tháng 12/2019 được sử dụng để hiệu chỉnh mô hình. Các thông số lan truyền được gán cho mô hình như sau: Hệ số rỗng hữu hiệu được lấy bằng 0,30 cho cả tầng chứa nước Holocen và Pleistocen. Hệ số phân tan hữu hiệu được gán dựa trên kết quả tham khảo từ các nghiên cứu trước đây là 2,10-10 m2/s. Tỷ số phân tán dọc/ngang (TRPT) = 0,2; Tỷ số phân tán đứng/ngang (TRVT) = 0,1. Hệ số phân tán dọc αL = 30 [29]. 3.3. Đánh giá các tác động của các kịch bản khác nhau và đề xuất giải pháp quản lý bền vững tài nguyên nước Kết quả nghiên cứu các tác động do biến đổi khí hậu và nước biển dâng là cơ sở để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn của các tầng chứa nước [21], trên cơ sở đó thiết lập các kịch bản khai thác nước dưới đất và một vài giải pháp giảm thiểu xâm nhập mặn gồm đập ngầm, bồn thấm giúp bổ sung lượng nước dưới đất phục vụ nhu cầu cấp nước trong những năm tới. Dựa trên mô hình SEAWAT đã được hiệu chỉnh, các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã được sử dụng để đánh giá các tác động của nó tới hệ thống tầng chứa nước như mực nước dưới đất và xâm nhập mặn. Sau đó, các kịch bản khai thác và phát triển nguồn nước dưới đất như đập ngầm và bồn thấm trong bối cảnh các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng được dự đoán và điều chỉnh bằng mô hình. Mục tiêu của hiệu chỉnh là lựa chọn kịch bản tốt nhất với lượng bổ cập cao nhất và lưu lượng khai thác đạt được lớn nhất mà tầng chứa nước ít bị xâm nhập mặn nhất. 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Các kết quả dự báo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng tới xâm nhập mặn các tầng chứa nước Kết quả dự báo của mô hình nước dưới đất đến năm 2100 được xây dựng dựa trên mô hình hiệu chỉnh và các dữ liệu từ các kịch bản đã đề cập ở trên. Hình 2, 3 biểu diễn mực nước dưới đất trong các tầng chứa nước Holocen và Pleistocen tại đồng bằng Ninh Thuận vào mùa khô các năm 2020, 2040, 2080 và 2100 theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP 4.5. 110 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  5. (a) (b) (c) (d) Hình 2: Mực nước dưới đất trong tầng chứa nước Holocen vào mùa khô các năm: a) 2020, b) 2040, c) 2080, d) 2100 theo kịch bản RCP 4.5 (a) (b) (c) (d) Hình 3: Mực nước dưới đất trong tầng chứa nước Pleistocen vào mùa khô các năm: a) 2020, b) 2040, c) 2080, d) 2100 theo kịch bản RCP 4.5 Các kết quả dự báo chỉ ra rằng mực nước dưới đất trong các tầng chứa nước không thay đổi nhiều so với thời kỳ cơ sở. Tuy nhiên do tác động của biến đổi khí hậu, lượng mưa tăng trong các vùng dẫn đến lượng bổ cập cũng tăng lên, nhưng tác động của các hoạt động khai thác nước dưới đất cũng như mực nước biển dâng duy trì thay đổi mực nước ngầm nhưng sự thay đổi không quá nhiều. Dựa trên dự báo sự thay đổi của mực nước dưới đất theo thời gian, bản đồ phân bố mặn - nhạt được dự báo bằng phần SEAWAT vào mùa khô trong tầng chứa nước Holocen và Pleistocen được biểu diễn trong Hình 4 và 5. Sự thay đổi trong phân bố chỉ số TDS trong các tầng chứa nước được tổng hợp trong Bảng 1. (a) (b) (c) (d) Hình 4: Kết quả dự báo phân bố chỉ số TDS trong tầng chứa nước Holocen theo kịch bản RCP 4.5 vào mùa mưa các năm: a) 2020, b) 2040, c) 2080, d) 2100 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 111
  6. (a) (b) (c) (d) Hình 5: Kết quả dự báo phân bố chỉ số TDS trong tầng chứa nước Pleistocen theo kịch bản RCP 4.5 vào mùa mưa các năm: a) 2020, b) 2040, c) 2080, d) 2100 Bảng 1. Kết quả dự báo phân bố chỉ số TDS > 1 g/L trong các tầng chứa nước bằng phần mềm SEAWAT Diện tích phân bố nước dưới đất với TDS > Diện tích giảm của khu vực có Tầng chứa nước 1 g/L tại thời điểm kết thúc các năm (km2) TDS > 1 g/L tới năm 2100 (km2) so 2020 2040 2080 2100 với thời kỳ cơ sở Holocen (qh) 163,70 162,20 161,10 160,20 3,50 Pleistocen (qp) 526,25 523,40 519,80 517,32 4,70 Diện tích giảm của khu vực có TDS > 1 g/L tại thời điểm dự báo cuối cùng (2100) là nhỏ. Nói một cách khác, với tác động của nhiều nhân tố khác nhau xâm nhập mặn không thay đổi, mặc dù ảnh hưởng của nước biển dâng và khai thác nước dưới đất. Có nghĩa là lượng bổ cập nước dưới đất tăng đủ đảm bảo xâm nhập mặn không bị mở rộng. Thêm vào đó, đồng bằng ven biển khu vực có độ dốc địa hình tương đối, vì vậy vận tốc nước dưới đất đủ lớn để đẩy xâm nhập mặn khỏi tầng chứa nước. 4.2. Đánh giá tác động với các kịch bản khác nhau và đề xuất giải pháp quản lý bền vững nước dưới đất Để đảm bảo lượng nước cấp thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tới năm 2050 là 95.000 m3/ngày, các kịch bản quản lý bổ cập tầng chứa nước (Managed Aquifer Recharge - MAR) được phát triển với bồn thấm có kích thước 180 m × 150 m × 3,2 m tại Suối Chanh, xã An Hải, thành phố Phan Rang để giảm xâm nhập mặn và 03 giếng khoan khai thác G1, G2, G3 với lưu lượng khai thác 2.000 m3/ ngày. Bên cạnh đó, một đập ngầm thiết kế gần ranh giới mặn-nhạt với kích thước rộng 3.000 m và sâu 7-10 m để giảm lượng nước dưới đất thoát ra biển và ngăn xâm nhập mặn. Đập thiết kết vuông góc với dòng suối nhỏ tại Hồ Bình, huyện Ninh Hải và sử dụng vật liệu không thấm. Phía trên của đập, 05 giếng khoan G4, G5, G6, G7, G8 dự kiến khai thác với lưu lượng 2.000 m3/ngày. Các kết quả dự báo mực nước dưới đất tại các giếng khai thác đặt gần bồn thấm và phía trên của đập ngầm sau khi công trình hoàn thành là cao hơn so với trước khi có công trình và mực nước cao hơn và an toàn cho với lưu lượng bơm hút ổn định lâu dài như biểu diễn trong các Hình 6, 7. 112 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  7. Hình 6: Mực nước dưới đất tại giếng khai thác G1 gần với bồn thấm trước và sau khi có công trình vận hành. Khi mực nước được mô phỏng trong giếng khoan thấp hơn đáy của tầng chứa nước có nghĩa là tầng chứa nước khô hoàn toàn Hình 7: Mực nước dưới đất mô phỏng tại vị trí phía trên đập ngầm trước và sau khi công trình vận hành 5. Kết luận và kiến nghị Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước ven biển Ninh Thuận nói riêng và đồng bằng ven biển Việt Nam nói chung đã diễn ra với các mức độ khác nhau và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra năm 2016, nhóm tác giả đã lựa chọn kịch bản lượng phát thải nhà kính trung bình (RCP 4.5) để đánh giá tác động cho nghiên cứu này. Khi tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, lên xâm nhập mặn các tầng chứa nước ven biển thường là chậm và không khác biệt nhiều, lựa chọn như vậy là phù hợp. Do thiếu dữ liệu quan trắc, phân bố mặn, nhạt trong giai đoạn 2013-2020 đã được lựa chọn như dữ liệu cơ sở để tính toán cho các kịch bản. Mô hình WESTPA được sử dụng để xác định lượng bổ cập cho nước dưới đất trong các kịch bản khác nhau và mô hình SEAWAT được sử dụng để dự báo tác động của biến đổi khí hậu tới xâm nhập mặn các tầng chứa nước. Kết quả chỉ ra rằng, quá trình xâm nhập mặn trong các tầng chứa nước đồng bằng Ninh Thuận tiếp tục tăng lên nhưng không quá nhiều. Nghiên cứu này giúp hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới xâm nhập mặn tới tầng chứa nước, đồng thời với các đề xuất công trình nhằm giảm thiểu xâm nhập và tăng bổ cập nước dưới đất sẽ giúp cung cấp lượng nước đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của người dân và quản lý bền vững tài nguyên nước dưới đất của khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ouhamdouch S., Bahir M., Ouazar D., Carreira P. M., Zouari K. (2019). Evaluation of climate change impact on groundwater from semi-arid environment (Essaouira Basin, Morocco) using integrated approaches. Environ. Earth Sci. 78, 449. https://doi.org/10.1007/s12665-019-8470-2. Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 113
  8. [2]. Rakib M.A., Sasaki J., Matsuda H., Quraishi S.B., Mahmud M.J., Bodrud D.M., Bhuiyan M.A. (2020). Groundwater salinization and associated co-contamination risk increase severe drinking water vulnerabilities in the southwestern coast of Bangladesh. Chemosphere J. 2020, 246, 125646. https://doi. org/10.1016/j.chemosphere.2019.125646. [3]. Bani A., Daghari I., Hatira A., Chaabane A., Daghari H. (2020). Sustainable management of a cropping system under salt stress conditions (Korba, Cap-Bon, Tunisia). Environ. Sci. Pollut. Res. 2020, 1-8. https:// doi.org/10.1007/s11356-020-09767-0. [4]. Krishan G. (2019). Groundwater salinity. Curr. World Environ. 14, 186. http://dx.doi.org/10.12944/ CWE.14.2.02. [5]. Kammoun S., Trabelsi R., Re V., Zouari K., Henchiri J. (2018a). Groundwater quality assessment in semi-arid regions using integrated approaches: The case of Grombalia aquifer (NE Tunisia). Environ. Monit. Assess. 190, 87. https://doi.org/10.1007/s10661-018-6469-x. [6]. Kammoun S., Re V., Trabelsi R., Zouari K., Daniel, S. (2018b). Assessing seasonal variations and aquifer vulnerability in coastal aquifers of semi-arid regions using a multi-tracer isotopic approach: The case of Grombalia (Tunisia). Hydrogeol. J. 26, 2575-2594. http://dx.doi.org/10.1007/s10040-018-1816-0. [7]. Michael H.A., Post V.E.A, Wilson A.M. and Werner A.D. (2017). Science, society and the coastal groundwater squeeze. Water Resource. Res. 53 2610-7. https://doi.org/10.1002/2017WR020851. [8]. Bajjali W. and Al-Hadidi K. (2006). Recharge origin, overexploitation, and sustainability of water resources in an arid area from Azraq basin, Jordan: Case study. Nordic Hydrology, 37(3), 277-292. [9]. Closson D. and Abou Karaki N. (2009). Human-induced geological hazards along the Dead Sea coast. Environmental Geology, 58(2), 371-380. https://doi.org/10.1007/s00254-008-1400-3. [10]. Custodio E. (2002). Aquifer overexploitation: What does it mean? Hydrogeology Journal, 10(2), 254- 277. https://doi.org/10.1007/s10040-002-0188-6. [11]. Hsu K., Wang C., Chen K.C., Chen C. and Ma K. (2007). Climate-induced hydrological impacts on the groundwater system of the Pingtung Plain, Taiwan. Hydrogeology Journal, 15(5), 903-913. https://doi. org/10.1007/s10040-006-0137-x. [12]. Molina J.L., García Arístegui J.L., Benavente J., Varela C., de la Hera A. and López-Geta J.A. (2009). Aquifer overexploitation in SE Spain: A Proposal for the integrated analysis of water management. Water Resources Management, 23(13): 2737-2760. [13]. Rodríguez-Estrella T. (2014). The problems of overexploitation of aquifers in semi-arid areas: characteristics and proposals for mitigation. Boletín Geológico y Minero, 125 (1): 91-109 ISSN: 0366-0176. [14]. Zalewski M. (2002). Ecohydrology-the use of ecological and hydrological processes for sustainable management of water resources. Hydrological Sciences Journal, 47(5), 823-832. https://doi. org/10.1080/02626660209492986. [15]. Yang Y.S., Kalin R.M., Zhang Y., Lin X. and Zou L. (2001). Multi-objective optimization for sustainable groundwater resource management in a semi-arid catchment. Hydrological Sciences Journal, 46(1), 55-72. https://doi.org/10.1080/02626660109492800. [16]. Sivakumar B. (2011). Water crisis: From conflict to cooperation. Hydrological Sciences Journal. Volume 56, 2011 - Issue 4. https://doi.org/10.1080/02626667.2011.580747. 531-552. [17]. Cudennec C., Leduc C., Koutsoyianis D. (2007). Dryland hydrology in mediterranean regions-a review. Hydrological Scienes-Journal, 52(6). Special section: Dryland hydrology in Mediterrean regions. https://doi.org/10.1623/hỵ.52.6.1077. [18]. Mccarthy N., Sadoulet E., Janvry A.D. (2001). Common pool resource appropriation under costly cooperation. J Environ Econ Manag 42:297-309, Volume 42, Issue 3. https://doi.org/10.1006/ jeem.2000.1164. [19]. Ostrom E. (1990). Governing the commons: The evolution of institutions for collective action. Cambridge University Press, Cambridge. [20]. Ostrom E. (2010). Beyond markets and states: Polycentric governance of complex economic systems. Am Econ Rev 641-672. 114 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  9. [21]. Thoang T.T. et al. (2020). State research project “Investigation of saltwater intrusion mitigation strategies for the Central coastal aquifers of Vietnam in the context of climate change: An application to Ninh Thuan province”. Code BDKH16/16-20. Archives in MOST (in Vietnamese). [22]. Nguyen Van Hoang et al. (2022). Estimation of groundwater recharge from rainfall for arid coastal plain of Ninh Thuan province. Russ. J. Earth. Sci., Vol. 22, ES1001 https://doi.org/10.2205/2022ES000775. [23]. Nguyen Minh Khuyen et al. (2021). Using Visual MODFLOW model to assess the efficiency of subsurface barrier wall for groundwater flow regulation and reduction of saline intrusion. Journal of Environmental Science and Engineering A 10 (2021) 104-115. https://doi:10.17265/2162-5298/2021.03.002. [24]. Nguyen Minh Khuyen et al. (2009). Ministerial project “Research on relation-ship between aquifers, assessment of groundwater resource availability and proposal for groundwater artificial recharge. A case study in Cai River basin (Kinh Dinh), Ninh Thuan province”. Archives at MONRE. [25]. Phan Thanh Sang et al. (2012). Report on investigation and assessment of groundwater resources in water scarcity areas Ninh Thuan and Binh Thuan. Central Division of Water resources Planning and Investigation (in Vietnamese). [26]. Nguyen Quoc Dung et al. (2019). State research project “Research on building a model of water collection and storage for efficient supply of clean water to semi-arid and water-scarce area Ninh Thuan - Binh Thuan”. State research project. Code ĐTĐL-CN.63/15. Archives in MOST (in Vietnamese). [27]. Weixing Guo and C.D. Langevin (2002). User’s guide to SEAWAT; A computer program for simulation of three-dimensional variable-density ground-water flow. Techniques of Water-Resources Investigations Book 6, Chapter A7, 77 p. [28]. Christophe Cudennec, Christian Leduc, Demetris Koutsoyiannis (2008). Dryland hydrology in Mediterranean regions-a review. Hydrological Sciences Journal.  52(6). Volume 52, Issue 6. 1077- 1087 https://doi.org/10.1623/hysj.52.6.1077. [29]. Flemming Larsen, Long Vu Tran, Hoan Van Hoang, Luu Thi Tran, Anders Vest Christiansen and Nhan Quy Pham (2017). Groundwater salinity influenced by Holocene seawater trapped in incised valleys in the Red River delta plain. Nature Geoscience, 376-381F. https://doi.org/10.1038/ngeo2938. BBT nhận bài: 28/7/2023; Chấp nhận đăng: 15/9/2023 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 115
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2