intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách trồng cây trong bể nuôi cá

Chia sẻ: Kata_1 Kata_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

144
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mình đang quan tâm vấn đề này vì trong tương lai gần có thể sửa nhà, vẫn thích nuôi cá nhưng mà khả năng và thời gian không cho phép, thành ra quyết định chuyển sang nghiên cứu thủy sinh và nuôi cá nhỏ, vẫn đảm bảo sở thích của mình :D tuy nhiên vẫn còn phải nghiên cứu vầ phong thủy và kến trúc nữa để hài hòa cuộc sống, nói thì dễ nhưng mà tìm hiểu thì chắc là phê lắm nhỉ :D từ hôm nay mình sẽ sưu tầm các bài viết liên quan thủy sinh và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách trồng cây trong bể nuôi cá

  1. Cây trồng trong bể nuôi cá Mình đang quan tâm vấn đề này vì trong tương lai gần có thể sửa nhà, vẫn thích nuôi cá nhưng mà khả năng và thời gian không cho phép, thành ra quyết định chuyển sang nghiên cứu thủy sinh và nuôi cá nhỏ, vẫn đảm bảo sở thích của mình :D tuy nhiên vẫn còn phải nghiên cứu vầ phong thủy và kến trúc nữa để hài hòa cuộc sống, nói thì dễ nhưng mà tìm hiểu thì chắc là phê lắm nhỉ :D từ hôm nay mình sẽ sưu tầm các bài viết liên quan thủy sinh và phong thủy, phòng khi cần đến : Cây trồng trong bể nuôi cá [1] Để giữ cân bằng sinh thái giữa động vật với môi trường sống trong bể kính, người ta thường trồng các loại cây cỏ sống trong nước, thường gọi là thực vật thủy sinh bao gồm những loài chỉ ngập một phần và những loài ngập hoàn toàn. Do sống trong nước, nhất là trong các điều kiện của nhà ở và phải chịu phần lớn thời gian sống trong nước tù, tất nhiên là ít oxy, chúng có những nét đặc biệt về cấu tạo hình thể giúp cho việc tăng cường khả năng hấp thụ oxy và các khí khác. Chọn cây trồng: Các loài thực vật thủy sinh phân bố rất rộng. Đó là phần lớn các loài toàn cầu, tức là những cây thuộc các chi gặp khắp thế giới như bèo tấm chẳng hạn hay như loài rong lá liễu gặp trong nước ngọt ở hầu khắp địa cầu. Có thể là do sự đồng nhất của môi trường thủy sinh là nguyên nhân của sự phân bố hệt
  2. nhau của nhiều loài thực vật thủy sinh trên toàn thế giới. Nhiều loài chịu được những biên độ linh động của nhiệt độ mà không chết; một số khác không nhiều lại chịu được nhiệt độ quá thấp, như trường hợp của rau cần trôi, rong mái dầm, nếu nhiệt độ dưới 15 độ C, các loài cây này tàn lụi đi, còn nhiệt độ phù hợp với chúng là 25-28 độ C. Một số cây chịu được nhiệt lượng nước chảy hơn là nước tù. Bởi lẽ đó, khó có thể ấn định một cách chính xác nhiệt độ tối ưu đối với những loài cây thủy sinh. Một số khá lớn các loài cây thủy sinh có sự sinh trưởng liên tục khi mà nhiệt độ và sự chiếu sáng khá đầy đủ, phần lớn các cây nhiệt đới thuộc các chi Rong xương cá, Rau dừa, Rong lá ngò, Rau mác, Rong mái chèo … Môi trường thủy sinh tạo ra trên cây những sự thay đổi về hình thái khá quan trọng. Trước hết người ta nhận thấy là cấu tạo đơn giản của lá cây thủy sinh chìm ngập. Những sự biến đổi thường thể hiện trên hai loại lá: 1. Lá kéo dài hình dải lụa và không có cuống. 2. Lá chẻ sâu, chia nhỏ thành những phần dạng sợi mảnh. Các lá biến đổi có bề mặt tiếp xúc với nước rộng hơn. Trong lá, các khoang chứa khí và khoảng gian bào lớn phát triển mạnh. Lá của những cây ngập hẳn ở trong nước không có lỗ khí; các lá nổi lại chỉ có lỗ khí ở mặt trên; còn những lá nằm hoàn toàn trong không khí có lỗ khí ở cả hai mặt lá. Tỷ trọng lớn của môi trường nước khiến cho các yếu tố cơ học trong thân và lá thực vật thủy sinh phát triển yếu. Nhiều loài thực vật thủy sinh không có những hạt diệp lục trong tế bào biểu bì do cường độ chiếu sáng tự nhiên trong nước thấp. Hệ rễ phát triển kém, không có lông hút.
  3. Hầu hết thực vật thủy sinh sống nhiều năm đều sinh sản sinh dưỡng. Một số cây thụ phấn nhờ nước như Rong mái chèo, một số khác lại có hoa nhô lên khỏi mặt nước. Việc chọn lựa cây trồng trong bể kính để tạo ra một cảnh trí đẹp lại đảm bảo sự đa dạng và cân bằng sinh thái trong bể là cần thiết. 1. Trước hết, thực vật thủy sinh trong bể nuôi cá là, cho nó đẹp thêm, tạo cho cá có môi trường như trong thiên nhiên. 2. Một số loài có thể làm một phần thức ăn cho cá. 3. Những phần thối rữa làm thức ăn cho các loài động vật không xương sống, rồi đến lượt các loài này trở thành thức ăn cho cá. 4. Cây cỏ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc làm sạch thủy vực, sự phát triển của chúng bình thường chứng tỏ nước trong bể có tính an toàn cao. 5. Cây cỏ trong bể cũng là nơi trú, che bóng và làm chổ ẩn nấp cho cá nhỏ khi bị cá dữ tấn công. 6. Một số loại thân, lá cây dại lại là giá thể cho trứng bám khi cá đẻ vào mùa sinh sản. Trong bể nuôi cá, các loài cây được trồng, thường được phân biệt bởi cách tạo rễ: - Một số loài nổi trên mặt nước như bèo tấm, bèo dâu, bèo tai chuột và rêu bèo …
  4. - Một số loài có thể sống được cả hai môi trường như Rong ly ở trong nước lá biến đổi thành vẫy bắt mồi là những động vật thủy sinh nhỏ. - Một số lớn loài chịu ngập hoàn toàn như rong đuôi chó, rong đuôi chồn, rong lá liễu, rong lá ngò. Ở một số cây có lá chìa ra nhiều, còn hệ rễ ít phát triển hoặc không có như ở rong đuôi chó, lá có khả năng hấp thụ nước và thay thế vai trò của rễ. Điều đó giải thích được là tại sao những cây có lá chia ra như thế có thể cắt ra và cấy vào bể mà vẫn sống bình thường, như rong xương cá. Các loài cây này rất thường được lựa chọn trồng trong bể kính. - Có những loài có lá lớn thường sống ở mép các bờ nước trong tự nhiên nhưng có thể có phần gốc sống ngập trong nước, còn phần lá lại sống trong không khí. Phần lớn các loài cây được sử dụng là loại thảo hai lá mầm hoặc một lá mầm mà nhiều loài là cây một lá mầm. Một số loài là dương xỉ. Người ta thường chia ra làm 3 loại: cây có rễ, cây trôi nổi và cây có cành giâm. 1. Cây có rễ: Có những cây cao có sinh trưởng nhanh, tương tự như các cây thảo khác, ví dụ như cây rong mái chèo và rau mác là những loại cây rất lý tưởng để trồng để che phía sau và các cạnh của bể. Còn các cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở các góc (trước các cây cao hơn) như rau dừa, đình lịch, rau cần trôi. Lại có những cây nên trồng ở mặt tiền trong rất thú vị nếu chúng được đặt trước mảnh đá, phải là cây thấp hơn và sinh trưởng chậm hơn. Ta có thể chọn cỏ năng và thạch xương bồ. Để trang trí cho hồ cá được đầy đủ, cần chọn vài cây lạ như rong mái dầm trồng thành búi thấp và dày tạo nền cho vùng trống
  5. trong bể. Lá rộng và to của chúng là chỗ tốt cho cá đẻ trứng trên bề mặt thẳng đứng. Trong loại cây có rễ, thì loài dương xỉ ổ sao khó sắp xếp hơn, nó có những rễ nhỏ như tóc xuất phát từ thân rễ mọc trườn, tuy không đính vào đá nhưng cần có rễ cây làm giá tựa để phát triển. Các cây này hoàn toàn sống trong nước ngập nên có xu hướng nhân giống bằng hình thức dinh dưỡng, tạo ra những thân bồ từ đó sẽ phát triển thành cây mới. Lá của một số loài cũng có thể tạo ra cây. Một số loài có thể ra hoa và hình thành quả và hạt hoặc cơ quan sinh sản ngay trong bể kính, nhưng sự nở hoa này xảy ra phần lớn thời gian ở phía ngoài nước và cần thiết phải có nhiều ánh sáng. Hoa của cây này thường không lớn và không đẹp. 2. Cây mọc nổi: Các loại cây này có vai trò có ích rõ rệt trong hồ cá. Có thể dùng chúng để trang trí, tạo bóng mát cho cá (do bị đèn chiếu sáng), làm nơi trú ẩn cho cá con giữa các rễ thòng, làm giá thể cho các sinh sản và cũng dùng làm thức ăn cho cá. Lá của những cây này cũng như những phần vụn của chúng có khi được các loài cá sặc dùng để làm tổ nổi. Những loài thường trồng thuộc các chi bèo dâu, bèo tấm, bèo phấn, bèo tai chuột có kích thước nhỏ. Những loài có kích thước lớn hơn như bèo cái, rau cần trôi, bèo sen chỉ có thể trồng ở những bể nuôi lớn, hợp thời trang. Nếu có đèn chiếu sáng thường xuyên thì cần thiết phải có kính bảo vệ ở trên để tránh cho lá cây khỏi bị úa vàng do tác động của nhiệt lượng phát ra từ bóng đèn gần bề mặt nước.
  6. 3. Cây tạo cành giâm: Ta cắt những ngọn cây của cây có rễ rồi đem trồng lại trong nền đất của bể. tại chỗ cắt rễ cây sẽ được hình thành và ta sẽ có một cây mới. Việc cắt ngọn cây sẽ tạo cho cây chính phát triển những tược ngang, do vậy cây sẽ tạo ra dáng rậm rạp hơn. Có thể kể thuộc nhóm này những loài cây có lá mịn như rong lá ngò, rau ngổ, rong đuôi chó và rong xương cá. Cũng cần lưu ý là đình lịch cũng có thể nhân giống bằng cành giâm nếu người ta cắt vài cái lá rồi cho lên bề mặt nước, chúng sẽ tự tạo ra rễ. Cây cỏ sống trong bể kính nếu được chiếu sáng vẫn có thể tiến hành quang hợp. Mặt khác, những chất thải của cá cũng được cây hấp thu để sinh trưởng. Do vậy, nên chọn những loài cây có thể tiếp nhận chất dinh dưỡng qua lá thay vì qua rễ. Cây trồng trong bể nuôi cá [2] Trồng cây trong bể kính: Dựa vào đặc điểm sinh sản của các loài cây thủy sinh, ta có thể chọn nhiều cách nhân giống khác nhau: bằng hạt, bằng chồi, bằng cành giâm, tách cây, bằng lá, bằng chồi sinh sản. Tùy theo loại cây mà chọn cách trồng cho phù hợp. Trước tiên cần có sơ đồ phát thảo để xếp đặt các vật bám, đá sỏi cho cây. Đá sỏi và cát phải được rửa sạch để tránh gây ô nhiễm nước trong hồ. Có thể dùng đất sét trộn lẫn với
  7. cát tạo thành một lớp nền ở đáy hồ làm chỗ đính cây vào. Dĩ nhiên là đất hay phân dùng phải là những loại không hòa tan trong nước. 1. Đối với những cây nổi, ta chỉ cần tách những nhánh nhỏ hay phần phân cắt của cây và thả lên mặt nước. 2. Đối với những cây cứng có thể mọc thẳng lên không cần nước như dương xỉ hoặc những cây có hệ rễ phát triển như súng ta tiến hành như sau: gạt sỏi và đá ra. Trồng cây bằng cách đặt rễ và đất dinh dưỡng hay cát, phủ rễ lại, xếp một hay nhiều hạt sỏi bao quanh gốc cây để ngăn cho chúng khỏi bị bật rễ và nổi lên, nhất là đối với các loài có cổ rễ không được ấn sâu. Cũng có thể buộc gốc cây vào đá rồi lấp sỏi cát lên để che gốc và hệ rễ. 3. Với những cây trồng đã bén rễ từ thân, ta chọn những đoạn thân cây, rồi dùng các khúc này cắm vào nền bể kính. Chỉ chọn 2-3 đoạn hay hơn và xếp đặt theo sự phối hợp thẩm mỹ, để khi cây phát triển sẽ trông tự nhiên như đang ở dưới đáy nước trong thiên nhiên. 4. Có những loài có thể trồng trực tiếp trên đá và một số cây có hạt khác mọc được trên đá. Ta có thể gắn chúng lên trên hòn non bộ trong bể cá, hoặc có thể gắn trên một mảnh gỗ. Sau một thời gian, chúng sẽ phát triển trên đáy bể. Thông thường ta có thể trồng trực tiếp các loài thực vật thủy sinh trên nền đáy bể, tốt nhất là trồng trong những bình nhỏ và chôn ẩn sâu trong sạn sỏi hay cát. Cũng cần lưu ý là khi trồng, phải để một khoảng trống giữa gốc cây với phần lá cây để tránh các lá bị vùi sẽ mau bị hoại mục, sẽ làm ô nhiễm nước.
  8. Đối với những loại cây chỉ có thân mang lá không có rễ, các lá ở phía gốc phải được cắt đi và chỉ có thân là được ấn xuống nền của bể. Các đoạn thân này tuy không có rễ nhưng rễ sẽ hình thành nhanh chóng. Chăm sóc cây: Cây cỏ sẽ khó phát triển nếu không có những điều kiện phù hợp. Nhưng nếu có đủ các điều kiện để sinh trưởng thì thân cây thủy sinh sẽ mọc cao lên và nhô ra khỏi bề mặt nước hoặc nổi lên trên đó. Nếu đám rong này phát triển quá mạnh, phát tán và chia nhiều cụm, có xu hướng chiếm nhiều diện tích và khoảng không gian trong bể kính, nên tách bụi và lấy bớt ra, hoặc cần cắt tỉa thưa, loại bỏ bớt thân già, lá úa; có khi ta phải cắt sát góc cây để cho các chồi non lại mọc lên tạo thành cây mới. Có một số loài phát triển cây non trên hoa ở thân cây sau khi hoa nở và có khi cũng phát triển mà không có hoa. Khi những cây non này phát triển, ta có thể tách chúng ra và trồng riêng một cách dễ dàng. Một số ít cây sinh sản bằng cách tạo hạt trong bể kính. Loài cây tạo hạt chúng có thể mọc lên trên nền đất có hỗn hợp cát mịn, than bùn mịn và một ít đất sét trong một lớp nước mỏng. Khi cây mọc từ hạt phát triển chậm lại, có thể đem chúng ra trồng ở những bể khác một cách cẩn thận. Như hạt cây mã đề nước khi chín phải được giữ trong nước ở nhệit độ 18-20 độ C trong ít tháng mới mọc được thành cây. Một số ít cây thủy sinh như đình lịch có thể hình thành cây từ những phần lá bị gãy, những cây non sẽ phát triển ở những lá bị đứt. Một số cây khác như
  9. các loài dương xỉ thủy sinh, có thể sinh sản bằng những đoạn thân rễ tách ra nhưng phải giữ cho mỗi đoạn có một vài lá kèm theo. Để cây sinh trưởng bình thường, nên chọn số cây phù hợp với số lượng cá nuôi thì phân do cá thải ra cũng đủ cung cấp cho các loài thực vật thủy sinh có đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, lúc mới trồng người ta có thể dùng phân hóa học như urê, mỗi tuần dùng 2-3 hạt bón trực tiếp vào gốc mỗi cụm rong. Cũng có thể sử dụng phân NPK viên với lượng rất ít. Phân trộn: Trong bể nuôi, cá sống trong điều kiện có thức ăn thay đổi sẽ không nhất thiết có đủ N, P và K là những thành phần thông thường của phân bón nhân tạo. Do vậy, không nhất thiết thành quy luật là phải sử dụng phân nhân tạo cho thực vật thủy sinh như cây trồng trong chậu. Nhưng không thể thiếu sắt trong bể kính, bởi vì nó là thành phần cơ bản để tạo thành Chlorophyl, có thể dễ dàng tạo thành một hợp chất không hòa tan với Photpho. Nếu có hợp chất này trong bể nuôi, cây cỏ sẽ không hấp thụ sắt và khó tránh khỏi được bệnh úa vàng do thiếu sắt. Nhưng không phải thực vật thủy sinh nào cũng cần như vậy, ví dụ như cây mái dầm đòi hỏi chặt chẽ phải có nó, nhưng rong mái chèo và rong lá trầu và những loài cây mọc nhanh khác lại nhất thiết phải sử dụng sắt hạn chế. Cây ngả sang màu vàng và lá cũng như thân đều trở nên dòn. Một số chất giải độc có thể giúp cho bể kính tránh được một cách nhanh chóng và có hiệu quả tình trạng trên. Tuy nhiên, sự vệ sinh bể không thường xuyên cũng như thay nước lọc đều đặn chắc chắn làm cho trường hợp này dễ dàng phát sinh bởi vì trong điều kiện hoàn cảnh như vậy, hợp chất không tan lại có cơ hội hình thành. Mặt khác
  10. trong trường hợp có bệnh úa vàng ở bể nuôi, ở một số cây sẽ có chồi phát triển không bình thường và nếu không ngăn cản có hiệu quả thì sẽ nhanh chóng làm nghẽn tắc bề mặt. Trong bể nuôi nào cũng cần có một lượng thích ứng khí cacbonic, nếu thiếu cây sẽ không có đủ để sinh trưởng và cần thiết một phần nào cho việc giữ gìn sự cân bằng đối với oxy. Do vậy cần hòa tan khí cacbonic trong bể để đảm bảo nhu cầu của cây. Nhưng nếu dư thừa khí cacbonic trong nước thì sẽ xuất hiện những đốm trắng như bột đọng trên lá. Người ta dùng bơm làm nước di chuyển để rồi rút bớt nước cũ thay bằng nước mới đặng làm giảm lượng khí này. Cây trồng trong bể nuôi cá [3] Bệnh cây và vật ký sinh: Người ta biết rất ít về bệnh của cây trong bể nuôi. Một số ít bệnh đặc trưng đã được xác định. Loại trừ bệnh úa vàng sắt như đã nói ở trên, người ta chỉ biết về một số ít triệu chứng. Cây nếu thiếu ánh sáng sẽ phát triển không tốt. Có trường hợp xảy ra lá cây mái dầm được bao phủ bơi một lớp nhớt bẩn trên bề mặt nhưng chưa có cách chữa trị hữu hiệu. Có một số loài cá nuôi gây độc hại đối với một số loại cây. Một số loài cá ăn thực vật. Nếu muốn giữ cá lại thì trong bể nuôi không nên trồng cây đẹp và mảnh mai, mà thay vào là những cây ưa lầy to, khỏe, những cây này tốt nhất là nên trồng trong những chậu riêng đặt trong bể và được lấp kín đá, sỏi. Bằng cách này cá không thể cắn rễ của cây một cách dễ dàng. Một số mẫu cây nếu bị hư hại có thể thay thế mà không làm xáo trộn đáy của bể nuôi.
  11. Một số loại ốc sống được trong bể nuôi có thể cắn rễ và ăn lá cây, như các loài ốc nhồi, ốc quắn, ốc đĩa. Chỉ có những loại cá như cá nóc mới ăn được các loại ốc này. Người ta cũng nhắc đến các loài nhuyễn thể khác như ốc ao. Ốc này có vỏ nhọn, có vòng xoắn hướng qua bên phải, chúng đều ăn cây cỏ nhờ cái lưỡi như bào. Loài lưỡi này như một bản sụn có nhiều u lồi nhỏ có thể biến thức ăn thành bột nhão. Ốc ao ăn lá cây thủy sinh làm cho lá bị thủng lỗ khắp trên bề mặt. Ốc phổ biến trong nước ngọt, nhất là nước tù, cũng giống ốc ao nhưng vỏ có dạng hình cầu rõ hơn, vỏ ốc có vòng xoắn hướng qua trái. Các loài ốc này không phá tất cả các loại cây. Loại ốc đĩa có vỏ ốc dạng đĩa khá đặc trưng. Các loài nhuyễn thể này khi có số lượng ít trong bể nuôi không nguy hiểm bao nhiêu, ngược lại, chúng ăn đủ thứ bã và làm sạch hồ cá. Ngoài các loài nhuyễn thể, còn có những sâu thủy sinh của một số loài bướm cũng phá hoại cây trồng. Cây trồng trong bể nuôi cá [4] Tảo: Ít có bể cá nào tồn tại mà không có tảo. Một lượng nào đó là cần thiết, nhưng vấn đề là sự giữ cân bằng giữa tảo và những thực vật bậc cao khác sống trong bể nuôi.Một dạng tảo quan trọng nhất là tảo lục. Sự hiện diện của chúng có nghĩa là nước bị ô nhiễm nặng. Chúng bao phủ cây, bám vào các vách bể tạo thành những lớp màu xanh lục. Từ hồ toát ra một mùi khó chịu. Tảo xnah lục thường xuất hiện khi trong bể dư thừa thức ăn mà trong bể
  12. không thể hấp thụ hết được. Để tránh tình trạng này, cần làm sạch bể nuôi. Nếu hằng ngày thay đi 10% nước và lượng thức ăn dư thừa được hút ra; cá được cho ăn một cách giản đơn, và nước được lọc đều sẽ trong lại trong vài ba hôm. Nếu tiến hành liên tiếp như thế, tảo lục sẽ biến hết sau vài tuần. Khi ánh sáng quá nhiều, tảo sợi thường xuất hiện và làm cây nghẹt thở. Các tảo này rất nhạy cảm với các muối đồng, nhưng thứ này không sử dụng được vì có hại cho cá và nhiều cây thủy sinh không chống chịu được. Một dạng tảo khác hay gặp là dạng tảo lam. Tảo lam là tảo bậc thấp gần với vi khuẩn. Chúng đặc trưng bởi các khối dạng bông hay nhầy màu lam đen, có mùi đặc thù khá rõ. Chúng gây tác hại cho bể nuôi, nhất là đối với rau cần trôi. Người ta sử dụng xanh metylen với liều cao để trị. Rất tiếc là nhiều loài cây không chống chịu nổi với hóa chất này. Người ta cũng dùng axit tannic pha vào nước để giảm số lượng nhưng không phải là có hiệu quả. Tảo lam phát triển trong nước kiềm và tàn lụi trong nước axit. Chúng ta có thể dùng nước axit hoặc thay đổi độ pH của nước để diệt tảo lam. Cũng có thể thêm vào nước axit orthophosphoric với tỷ lệ thay đổi tùy theo độ pH ban đầu của nước. Một dạng tảo khác là tảo nâu. Nếu tảo này phát triển, chứng tỏ rằng nước đã bị ô nhiễm. Ta có thể vớt tảo ra hoặc dùng bơm hút nước và thay nước. Hồ nước được giữ cho trong và chiếu sáng đúng mức sẽ làm giảm, tiến tới tiêu diệt tảo. Bất cứ ở đâu, nếu tảo xuất hiện, tức là nước đã bị ô nhiễm bởi chất bẩn và thức ăn dư thừa. Các thức ăn tích tụ này đã trở thành nguồn thức ăn cho tảo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2