intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (P 3)

Chia sẻ: Lotus_7 Lotus_7 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

76
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (p 3)', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (P 3)

  1. Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy (P 3) Có những cành cây to quá, và rất dễ gãy, chúng ta không thể uốn theo vị trí mong muốn, vì vậy việc trước tiên là phải làm yếu cấu trúc của nó, rồi sau đó dùng dây quấn hay dây chằng để uốn. Sau đây là một số kỹ thuật "tạo rãnh" "khoét lỗ", "và xẻ cành"... Tạo rãnh
  2. Khoét lỗ và tạo rãnh là việc lấy đi phần gỗ trong giữa thân của cành cây mà bạn muốn uốn. Đó có thể là khoét lấy gỗ theo một đường rãnh chạy dọc cành cây, hoặc là tạo ra một cái lỗ để có thể tập trung lực uốn mà không phải chiế m nhiều diện tích trên cành cây. Trên đây là hình cây xô thơm (loại này hiếm khi được trồng làm bonsai, nó cũng gần giống như cây hoa oải hương và cây hương thảo). Gỗ của loài cây xô này rất giòn, chiếc cành dài 25cm, đường kính 1 inch này mọc quá thẳng, nó đã từng bị gọi là cái cành "trêu ngươi", vì chĩa thẳng vào hướng mắt nhìn của người xem. Nếu uốn mà chưa tạo rãnh cho nó, cành cây có thể bị gãy. Do đó, người ta tạo một đường rãnh, hay rạch một khía sâu vào thân của cành cây để làm cho nó mỏng hơn, từ đó sẽ dễ uốn hơn. Như các bạn đã thấy trong hình, sau khi tạo rãnh chúng ta có thể quấn dây và uốn cành được. Nhưng bạn cũng nên để ý vết thẹo của nó. Trong trường hợp đặc biệt này, cái rãnh trên cành cây có thể không lành lại được, và hiện rõ ra bên ngoài.
  3. Tuy nhiên, cành cây này cũng có nhiều vết tích của kỹ thuật "lột vỏ" và "làm chết" rồi, nên nó rãnh này có thể hòa hợp với toàn cảnh nhìn chung của cành cây. Bạn có thể thay thế chỗ rạch rãnh xuống phía bên dưới cành để ít ra nó không được nhìn thấy trực diện từ phía bên ngoài. Khoét lỗ Đối với cành cây táo gai trong hình trên, yêu cầu đưa ra là phải làm yếu cấu trúc của đoạn cành dài và thẳng đuột của nó, sau đó vít đầu cành xuống. Vì đây là cành cụt, do đó ta tránh không nên dùng biện pháp uốn mà phải tạo ra một vết thương dài (như kỹ thuật tạo rãnh), thay vào đó, ta tạo ra một cái lỗ trên cành cây.
  4. Để che đi vết thương sau khi uốn, người ta tạo một cái lỗ ở phía sau cành cây bằng cách dùng một chiếc máy quay với mũi khoan bào soi nhỏ. Bạn càng lấy được nhiều gỗ bên trong ra càng tốt, miễn là không làm tổn thương đến lớp gỗ thượng tầng là được. Sau khi khoan lỗ xong thì có thể dễ dàng uốn được cành cây xuống theo đúng vị trí mong muốn với hai sợi dây chằng. Sau khi đã uốn được cành vào đúng vị trí, ta trám đầy lỗ bằng rêu nước rồi lấy dây nhựa đen băng chặt lại. Cách làm này sẽ giúp bảo vệ được vết thương khi mùa đông đến. Xẻ cành
  5. Bản chất của kỹ thuật này là việc xẻ đôi một cành cây to để tao thành 2 nửa mỏng hơn, dễ uốn hơn. Tuy nhiên, những người chơi bonsai thường ít áp dụng kỹ thuật này vì hiệu ứng thẩm mỹ của nó. Sau khi viết thương đã liền lại trên cành cây luôn có xu hướng tạo thành vệt chai sần không đẹp mắt và thiếu tự nhiên. Đây là một trường hợp thực tế của một cành cây táo gai, nó đã được dùng cưa xẻ làm đôi và sẵn sàng chờ uốn. Tuy nhiên, kỹ thuật xẻ cành cũng khá quan trọng trong nghệ thuật bonsai. Nó rất hữu dụng khi bạn muốn uốn phần sống của một cành hay thân cây khác đi so với cấu trúc của phần lõi gỗ chết bên trong bằng cách dùng cưa hay dụng cụ xẻ cành. Những hình ảnh trên đây cho thấy áp dụng kỹ thuật xẻ cành, người ta đã tách được thân cây tùng cối ra xa phần gỗ chết, điều này là không thể làm được nếu chỉ dùng acc1 dụng cụ uốn, nắn thông thường.
  6. Lưu ý thêm Những kỹ thuật đã được mô tả trong loạt bài viết về chủ đề này, như: tách chữ V, khoét lỗ, tạo rãnh và xẻ cành..., tất cả đều có nguy cơ gây chết cành to, hoặc thậm chí làm chết cả cây nếu không được thực hiện đúng và có những biện pháp chăm sóc thích hợp sau khi thực hiện. Đây có thể gọi là những kỹ thuật cao cấp, và chỉ nên làm đối với các cây và cành đang khỏe mạnh, sung sức để chúng có thể chịu được những tổn thương nặng. Hãy bảo vệ vết thương bằng cách mà bạn vẫn hay dùng, hoặc có thể bọc vết thương lại (hiện đang có những tranh cãi về việc liệu có nên bọc hết tất cả hay chỉ vài vết thương thôi). Theo kinh nghiệm của một số người chơi bonsai thì có thể dùng dầu bôi đặc chiết xuất từ dầu hỏa, hoặc dùng dầu hôi để bôi vào những vết thương hở ở lớp gỗ thượng tầng. Khi bạn khoét lỗ hay tạo rãnh, nhớ chỉ lấy đi phần gỗ vừa đủ để uốn mà không cần phải xẻ cành, hoặc nếu không thì bạn có thể lấy đi phần vỏ cây hay lớp vỏ thượng tầng xung quanh, nhưng nhớ là chừa gỗ lại để đảm bảo cành cây vẫn đủ khỏe để đỡ lấy sức nặng của nó. Hãy kiểm tra độ dẻo của cây song song với quá trình khoét lấy gỗ. Nếu trong quá trình lấy gỗ từ giữa thân cây mà bạn thấy phần gỗ thượng tầng màu xanh thì có nghĩa là bạn đã
  7. khoan vào quá sâu rồi đấy. Bạn nên bịt kín chỗ đó lại, rồi tiến hành lấy gỗ ở chỗ khác. Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện những kỹ thuật đã mô tả ở loạt bài viết này là vào cuối hè, hoặc đầu tháng 8 khi cái nóng của mùa hè đã đi hết, và như vậy thì sẽ có nhiều thời gian hơn cho vết thương bắt đầu liền lại trước khi mùa đông băng giá đến. Hãy làm trong thời gian cây còn hoạt động (còn nhiều lá), cây sẽ có thể ghi nhận ngay lập tức các tác động và có phản ứng kịp thời. Hãy cẩn thận; nếu bạn vẫn còn nghi ngại gì thì hãy tạm thời tạo rãnh, khoét lỗ hay xẻ cành trước, rồi vài tuần hay vài tháng sau hãy tiến hành uốn cây. Cuối cùng, bạn phải chắc chắn là thật cần thiết phải làm thì hãy làm. Và nếu được thì luôn uốn cây bằng dây quấn, dây chằng hay các loại dây khác mà ít bắt cây phải chịu đựng thêm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1