Cách vệ sinh điều hòa mà không cần<br />
chuyên gia<br />
Hàng năm cứ đến mùa nóng là hầu hết các gia đình phải<br />
tìm đến dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa điều hòa nhiệt độ để<br />
kiểm tra kỹ thuật và vệ sinh điều hòa.<br />
Công việc vệ sinh, làm sạch chỉ là một công đoạn trong quy trình bảo dưỡng điều hòa tại nhà - Mời<br />
quý bạn đọc theo dõi từng bước vệ sinh điều hòa đúng cách, đơn giản, dễ thực hiện.<br />
<br />
1. Lau rửa mặt nạ lọc trong dàn lạnh:<br />
Trước hết, bạn nhấc mặt trước của điều hòa lên cao hơn chiều ngang và kéo ra. Sau đó, bạn dùng<br />
một miếng bọt biển nhỏ thấm nước rửa bát rồi lau rửa nhẹ nhàng. Khi rửa, bạn lưu ý không ấn tay<br />
quá mạnh làm nứt vỡ mặt nạ. Tiếp theo, bạn lau khô phần mặt nạ, không phơi dưới ánh nắng mặt<br />
trời rồi lắp vào máy. Điều hòa Daikin có phần mặt nạ phẳng nên rất dễ lau chùi, bạn có thể dùng<br />
khăn mềm để lau bụi bẩn bám vào.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có nhiều máy phần mặt nạ này tháo rời được nên bạn có thể tháo theo nấc lẫy bên cạnh thân máy<br />
để vệ sinh dễ dàng hơn.<br />
<br />
2. Cọ rửa lưới lọc không khí trong dàn lạnh:<br />
Thông thường, bạn nên rửa sạch lưới lọc không khí 2 tuần 1 lần. Cách làm: Tháo mặt trước của<br />
dàn lạnh rồi rút lưới ra. Sau đó, bạn phun nước để rửa sạch lưới lọc. Vì lưới lọc làm bằng nilon nên<br />
không được dùng nước nóng trên 40 độ C để rửa và sấy vì sẽ làm nó bị biến dạng. Cuối cùng, bạn<br />
để lưới khô hẳn rồi lắp trở lại máy. Khi phun nước rửa nhớ phun mặt phải để những bụi bẩn rơi ra<br />
từ mặt trái của lưới lọc.<br />
<br />
3. Xịt rửa dàn lạnh:<br />
Trước hết, bạn dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch dàn lạnh để tránh các tia nước<br />
trong quá trình xịt rửa bị bắn vào và treo máng tôn hoặc võng vải nilon ở phía dưới để hứng nước.<br />
<br />
Tiếp đó, bạn dùng bơm tăng áp hoặc bình xịt nước áp lực xịt nước vào các khe kim loại trên dàn<br />
lạnh một cách từ từ. Lưu ý: Chỉ xịt nước vào các khe kim loại, tránh xịt và các bộ phận khác sẽ làm<br />
hỏng máy.<br />
<br />
Công việc này cần sự khéo léo nhất định nên bạn cần cẩn thận khi thao tác để không làm hỏng thiết<br />
bị. Lưu ý nên ngắt điện trước khi làm đến khâu này để đảm bảo an toàn.<br />
<br />
4. Vệ sinh lau rửa dàn nóng (cây ngoài trời):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cần vệ sinh điều hòa thường xuyên<br />
<br />
Bạn tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện để tránh bị điện giật, hỏng máy. Tiếp theo,<br />
bạn dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt thẳng vào khe giữa các lá kim loại.<br />
Trong quá trình xịt rửa, cần tránh tối đa việc làm dàn nóng bị móp biến dạng. Nếu bạn lỡ tay làm<br />
biến dạng các lá kim loại thì dùng vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng lại nhưng phải<br />
nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá kim loại.<br />
<br />
5. Những lưu ý khi thực hiện tự về sinh máy điều hòa:<br />
- Trước khi vệ sinh máy, phải tắt máy lạnh, ngắt điện để đảm bảo an toàn.<br />
<br />
- Bạn nên dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch. Tuyệt đối không được để nước bắn<br />
vào và làm ướt bo mạch điện tử của máy lạnh (nằm ở phía trên máy nén). Vì khi xịt gần vị trí này có<br />
thể làm cho nước thâm nhập vào hộp đựng bo dẫn đến hư bo. Ví dụ: Điều hòa Daikin có cấu tạo<br />
khá phức tạp nên khi gặp trục trặc thì phải thợ có tay nghề cao mới khắc phục được.<br />
<br />
- Bạn nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên nếu thấy nó bám bụi bẩn, rửa dàn nóng và dàn lạnh định<br />
kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.<br />
<br />
- Thời điểm vệ sinh điều hòa tốt nhất là đầu mùa hè trước thời gian sử dụng nhiều và đầu mùa đông<br />
trước khi "cất" điều hòa không dùng 1 thời gian. Cũng ở 2 thời điểm trên, bạn nên kiểm tra và tự<br />
sửa chữa sự cố cho điều hòa để chúng không bị hỏng nặng tốn nhiều chi phí sau này.<br />
<br />
Nếu bạn không làm được hoặc máy bị hư hãy gọi cho chúng tôi<br />
xử lý kịp thời để tránh những hư hỏng nặng:<br />
hotline 0168 9594 173 A.Lực<br />