intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách xử lý khi trẻ đánh nhau

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

129
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi trẻ bất hòa, xẩy ra đánh nhau, bạn là bậc cha mẹ. Vậy bạn nên giải quyết sự việc như nào? Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đánh nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách xử lý khi trẻ đánh nhau

  1. Cách xử lý khi trẻ đánh nhau Khi trẻ bất hòa, xẩy ra đánh nhau, bạn là bậc cha mẹ. Vậy bạn nên giải quyết sự việc như nào? Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đánh nhau. Rắc rối nảy sinh - Trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân đánh nhau vì “không được động vào đồ của tôi”:
  2. Trẻ 2 tuổi đánh nhau luôn vì một lý do vô cùng đơn giản là lấy đồ của người khác hoặc bị người khác lấy đồ. Chúng sẽ không hiểu rõ được nhiều chuyện, chúng chỉ biết bảo vệ đồ của mình và sẽ cầm bất cứ cái gì trong tay mình để đánh người khác khi bị xâm phạm. Khi ấy, người lớn không chỉ ngăn lại mà còn phải chuyển sự chú ý của trẻ đến thứ gì chúng thích. Chẳng hạn có thể nói: “Con ơi, nhìn xem, con chó kia đáng yêu không?”. - Trẻ 3 tuổi: Nguyên nhân đánh nhau vì “con muốn mẹ ôm con”. Trẻ ở độ tuổi này rất quấn người khác, lúc nào cũng giơ tay ra đòi mẹ bế. Chúng đánh nhau với trẻ khác là để gây sự chú ý của người lớn. Thực chất thì đây là vấn đề mang tính sinh lý thôi, ôm sẽ kích thích đại não phát triển và giúp cho chúng bình tĩnh, giảm đau đớn. Lúc này bạn không được sao nhãng, hãy ôm lấy con mình ngay.
  3. - Trẻ 4 tuổi: Nguyên nhân đánh nhau vì “muốn có tình yêu của bố mẹ”. Những đứa trẻ bị mẹ xa lánh, lạnh nhạt, mắng mỏ sẽ không kiểm soát nổi bản thân mình. Những đứa trẻ như vậy sẽ thấy thích gây sự với bạn bè, ném hỏng đồ vật... một cách vô duyên cớ. Nếu thấy con mình có biểu hiện như vậy, bố mẹ cần kiểm điểm ngay cách đối xử của mình với con cái. - Trẻ 5 tuổi: Nguyên nhân đánh nhau vì “muốn có một tổ ấm”. Nhiều bà mẹ cho rằng con hay đánh nhau là vì xem quá nhiều truyện tranh bạo lực, nhưng thực tế thì sự ảnh hưởng ấy có hạn thôi, chủ yếu là do gia đình. Nếu gia đình quen sử dụng lời nói để giải quyết mâu thuẫn thì trẻ cũng sẽ như vậy. Nhưng ngược lại, trẻ thích đánh nhau khi gia đình hay xảy ra bạo lực. Nếu bố mẹ không làm gương được cho con thì con trẻ khó có thể thay đổi được.
  4. - Trẻ 6 tuổi: Nguyên nhân đánh nhau vì “muốn là chính mình”. Trẻ càng lớn thì nguyên nhân đánh nhau càng phức tạp. Có trẻ muốn đứng đầu lũ bạn bằng nắm đấm của mình. Đó cũng là vì trẻ thiếu cách sống, không biết chung sống hòa bình thế nào. Do đó, lúc này bố mẹ không nên chỉ biết bao che con mình, mà cần phải dạy cho con biết làm thế nào để các bạn tôn trọng mình, bầu mình làm thủ lĩnh. Chẳng hạn như con hãy học giỏi hơn, ăn mặc sạch sẽ hơn. Xử lý tình huống - Dùng sức mạnh kéo chúng ra khỏi nhau: Trẻ con đánh nhau, bố mẹ không thể khoanh tay đứng nhìn. Lúc ấy, bạn hãy tách chúng ra khỏi nhau để chúng bình tĩnh lại. Khi đã bình tĩnh rồi thì mới hỏi han chúng tại sao đánh nhau. Chỉ như vậy mới giải quyết được vấn đề. - Ôm chúng vào lòng: Khi chúng đang đánh nhau, bạn hãy đến gần và bất ngờ ôm chúng vào lòng mình. Sự dịu dàng
  5. ấy sẽ làm con trẻ khó hiểu, làm dịu bầu máu nóng của chúng, khiến chúng trở về trạng thái ban đầu. Đến lúc này bạn có thể khuyên giải con những điều thiệt hơn. - Làm hậu phương vững chắc của con: Bạn phải nhớ là ngoài bố mẹ ra thì con làm gì còn ai bảo vệ nữa. Cho dù con mình sai và bản thân con cũng biết lỗi của mình rồi thì bạn hãy làm chỗ dựa cho chúng. Đừng lên án, mắng mỏ chúng nữa. Có mặt mọi người thì nên ít mắng chúng, về nhà đóng cửa dạy con là được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2