intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cái bắt tay đáng sợ Buñuel-Dalí

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

55
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ phim Un chien andalou Luis Buñuel, Salvador Dalí 17 phút Pháp, 1928 “Bộ phim ngắn nổi tiếng nhất từng được làm ra, bất kỳ ai đang ở nửa đường quan tâm tới phim ảnh đều sẽ xem nó không sớm thì muộn, thường là xem nhiều lần.” – Roger Ebert. .Một trong những bộ phim mang tính bùng nổ và lừng danh nhất của thế kỷ vừa qua, Un chien andalou là bộ phim siêu thực hoàn chỉnh nhất. Lần hợp tác đầu tiên của Buñuel và Dalí đã tạo ra bấn loạn trong những buổi chiếu đầu tiên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cái bắt tay đáng sợ Buñuel-Dalí

  1. Cái bắt tay đáng sợ Buñuel-Dalí Bộ phim Un chien andalou Luis Buñuel, Salvador Dalí 17 phút Pháp, 1928 “Bộ phim ngắn nổi tiếng nhất từng được làm ra, bất kỳ ai đang ở nửa đường quan tâm tới phim ảnh đều sẽ xem nó không sớm thì muộn, thường là xem nhiều lần.” – Roger Ebert.
  2. Một trong những bộ phim mang tính bùng nổ và lừng danh nhất của thế kỷ vừa qua, Un chien andalou là bộ phim siêu thực hoàn chỉnh nhất. Lần hợp tác đầu tiên của Buñuel và Dalí đã tạo ra bấn loạn trong những buổi chiếu đầu tiên vì hình ảnh khủng khiếp, sự tấn công vào cách kể chuyện thông thường và vào xã hội tư sản. Tính chất độc đáo tuyệt vời của các hình ảnh đã tạo ra cả một loạt ẩn dụ không thể nào quên: một lưỡi dao cạo cứa vào tròng mắt, những thây lừa, rồi nhất là những con kiến trên bàn tay người. Luis Buñuel (1900-1983) Tây Ban Nha Khi còn là sinh viên, ông đã gặp Dalí và nhà thơ Lorca tại Madrid. Năm 1925, ông chuyển đến sống ở Paris, nhanh chóng tham gia phong trào siêu thực, và cũng rất nhanh chóng trở thành một trong những đạo diễn rất hiếm hoi thực sự siêu thực trong toàn bộ lịch sử điện ảnh thế giới. Salvador Dalí (1904-1989) Tây Ban Nha Một trong những họa sĩ cần tính đến nhất khi muốn định nghĩa thế nào là một “họa sĩ hiện đại” của thế kỷ XX, nghĩa là khác rất xa hình ảnh “họa sĩ hiện đại” của thế kỷ XIX từng xuất hiện dưới ngòi bút
  3. Baudelaire. Là một họa sĩ đại tài và cũng đại tai tiếng, luôn bị coi là một kẻ thích phô trương tới mức bệnh hoạn, với những trò điên rồ khó có thể tưởng tượng hết. Họa sĩ Việt Nam có thể tham khảo cuốn sách kỳ lạ Đời bí ẩn của Xavado Daly, Phạm Hảo dịch, NXB Văn hóa, 1993, nơi Dalí hào hùng tuyên bố hồi còn bé ông luôn tè lên giường chỉ bởi vì ông thích thế; hoặc tốt hơn hết là cảm nhận Dalí qua tranh của ông, rất dễ tìm. Cho đến nay, người ta nghĩ Dalí mới là người chính yếu, chứ không phải Buñuel, trong công cuộc revolutionise cinema (cách mạng điện ảnh). * * * Ý tưởng về bộ phim xuất hiện khi Buñuel đang làm trợ lý đạo diễn cho Jean Epstein tại Pháp. Một hôm gặp nhau ở quán ăn, Buñuel kể cho Dalí về một giấc mơ, trong đó ông cắt đôi được mặt trăng giống như một lưỡi dao cạo rạch đôi con mắt. Dalí thì kể về giấc mơ với những con kiến và bàn tay. Hai người cùng phấn chấn vì sao mà tưởng tượng hay thế, và quyết định viết một kịch bản dựa trên các xung động tinh thần bị đè nén của con người.
  4. Trong phim, cảnh mở đầu đúng là cảnh con mắt bị rạch, mắt của một con lừa chết. Sử dụng ánh sáng rất mạnh, Buñuel muốn làm sao mặt con lừa trông thật là giống người. Ngoài những cảnh ghê rợn nổi tiếng, trong phim còn có sự tái hiện tác phẩm của Vermeer, họa sĩ mà Dalí rất ngưỡng mộ, nguyên mẫu cho nhân vật họa sĩ trong cuốn tiểu thuyết lừng danh Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai của Tracy Chavalier (đã có bản dịch tiếng Việt). Lẽ ra cảnh cuối phim, theo như kịch bản gốc của Buñuel, phải là trường đoạn mấy cái xác bị lũ ruồi xử lý tan biến, nhưng cảnh này đã bị cắt trong bộ phim, vì thiếu tiền. Ở buổi công chiếu đầu tiên, Buñuel và Dalí thủ sẵn đá trong túi quần để phòng thân, vì công chúng Pháp thời ấy có tiếng là ghét chủ nghĩa siêu thực. Họ vô cùng thất vọng vì hóa ra khán giả lại thích phim, mấy viên đá chẳng dùng làm gì được nữa bởi biết ném vào ai đây. Điều cuối cùng về bộ phim nhiều ẩn số này: cả hai diễn viên chính của phim sau này đều tự sát: Batcheff tự tử bằng dùng thuốc quá liều ngày
  5. 13 tháng Tư năm 1932 tại một khách sạn Paris, còn Mareuil tự sát ngày 24 tháng Mười năm 1954, tẩm ga vào người tự thiêu trên một quảng trường tại Périgueux, Dordogne.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2