Cái hố ga
lượt xem 4
download
Buổi trưa mẹ con mụ Sáu chõ mồm sang nhà tổ phó dân phố chửi ông ổng: - Tổ cha, tổ mẹ nó chứ, ăn ca cứt lẫn đái, ăn quần què, máu đẻ của mẹ con tao… Ăn đi, ăn cho sướng cái miệng đi. Cứt đái của mẹ con tao còn nhiều lắm… Mụ đã ngoài sau chục, mà cái giọng lanh lảnh, chát chúa vang to khắp xóm. Cả xóm không lạ gì cái giọng như gõ phèng phèng, mỗi khi mụ chửi con dâu, hay cháu nội, hoặc chửi xiên, chửi xéo hàng xóm. Cả thằng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cái hố ga
- Cái hố ga TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MẠNH CƯỜNG Buổi trưa mẹ con mụ Sáu chõ mồm sang nhà tổ phó dân phố chửi ông ổng: - Tổ cha, tổ mẹ nó chứ, ăn ca cứt lẫn đái, ăn quần què, máu đẻ của mẹ con tao… Ăn đi, ăn cho sướng cái miệng đi. Cứt đái của mẹ con tao còn nhiều lắm… Mụ đã ngoài sau chục, mà cái giọng lanh lảnh, chát chúa vang to khắp xóm. Cả xóm không lạ gì cái giọng như gõ phèng phèng, mỗi khi mụ chửi con dâu, hay cháu nội, hoặc chửi xiên, chửi xéo hàng xóm. Cả thằng Hùng, con trai mụ cũng hùng hùng hổ hổ, đ … m, đ…m đứng trước căn nhà đang xây dở, chõ mõm sang mà chửi: - Đ…m chúng mày thấy tao xây nhà xây cửa, tức tối lắm hả, giở trò kiếm tí cứt, tí đái nhà tao. Tổ cha chúng mày… Chúng mày không ngóc đầu lên nổi, tức tối quá giở trò ăn bẩn phải không? Hai mẹ con thay nhau chửi ra rả cả tiếng đồng hồ. Trưa hôm sau lại ông ổng một tăng nữa. Xóm phố, nhà liền nhà. Mỗi dãy nhà cách nhau con hẻm rộng có vài ba mét. Nghe tiếng chửi, nhiều người ngơ ngác chả hiểu đầu cua tai ếch ra sao? Ông già Siêng, mái đầu bạc trắng ngó vô cửa nhà Hiệp tổ phó dân phố. Thấy ông già, Hiệp nói như reo: - A… ông già đây rồi, tôi đang rất muốn gặp cụ. Cụ đã nghe mẹ con nhà Sáu chửi xiên, chửi xéo rồi chứ? - Tôi cũng nghe mẹ con nhà nó chửi quang quác mấy bữa. Không biết mẹ con nhà này nhằm vào ai, mà dữ dằn vậy? Tôi thấy chúng cứ chõ mõm sang phía nhà chú ma chửi, nên ghé qua xem sao.
- Ông già Siêng ngồi xuong cái ghế thấp bằng nhựa. Hiệp nhấc cái ấm nhôm dưới cái bàn nhựa cũ kỹ, rót ly nước chè tươi mời cụ. Ông già thong thả uống nước. Hiệp liếc xéo sang vợ đang cắm cúi đạp máy may ở bên cửa sổ, nói giọng bực bội: - Cụ cũng biết đấy, hồi làm đường, làm hẻm bê tông, Phường hô hào nhà nước và nhân dân cùng làm. Hai tổ dân phố mình vận động mãi mới thu được hơn ba chục triệu. Ủy ban phường bù ra hai chục triệu, nên mấy con hẻm đường đất của xóm mình mới thành hẻm bê tông. Đồng thời có đường ống cống thoát nước ra chung với hệ thống tiêu thoát của thành phố. Nhờ vậy bà con mình mới hết cảnh lội sình bì bõm mỗi khi trời mưa. Bà con đã nhất trí nếu ai không đóng tiền làm đường sẽ không được xây hố ga, không được đặt đường ống tiêu nước sinh hoạt ra cống chung. Nhà cụ đóng góp một triệu, nhà cháu cũng nghiến răng đóng một triệu. Lúc này vợ Hiệp mới lên tiếng: - Hồi ấy vét hết cả túi vợ, túi chồng, nhà cháu cũng chỉ có tám trăm ngàn. Phải đi vay thêm hai trăm tiền trả góp mới đủ. Nhà nghèo, vợ đạp máy may vẹo xương cả ngày mới được vài chục ngàn, chồng chạy xích lô bữa có bữa không. Giá ảnh nhận cái mức đóng năm trăm, thì cũng có ai thắc mắc đâu? Ai sĩ cho, ra cái điều ta là cán bộ, gương mẫu đây, oai lắm. Ông tổ phó dân phố cơ mà. Gương với chả mẫu làm vợ con chạy quắn đít lên mới đủ tiền đóng góp cung bà con. Hiệp cười hì hì: - Có thế mới có đường, có hẻm bê tông mà đi chứ. Mưa to cỡ nào cũng không bị ngập. Sướng quá,tiền vay bạc mượn, từ tư rồi cũng trả xong. Vợ Hiệp lai ngừng máy nói róng riết: - Hồi ấy cụ cũng ở trong ban điều hành, giám sát làm hẻm bê tông. Anh Hiệp thì ghi sổ sách, tiền thì tổ trưởng giư. Nhà con mụ Sáu không chịu đóng góp đồng nào. Mụ ta dở giọng là mẹ goá con côi. Côi cái gì mà côi, thằng Hùng đã hơn hai mươi tuổi đã co con với con gái nhà Hướng. Không thấy ai dại khờ như con gái nhà Hướng, giám ăn cắp cả chục cây vàng, cung phụng cho mẹ con nó ăn chơi phè phỡn.
- Hết tiền mẹ con nó lại tống cổ ra đường, vợ chồng nhà Hướng lại phải nuôi cả con gái lẫn cháu ngoại. Nhờ tiền của con gái nhà Hướng mà thằng Hùng sắm xe gắn máy cả chục triệu, dân trong xóm lác mắt. Hiệp ngắt lời vợ: - Phải nói là thằng ấy cũng có tài, nó học chưa hết cấp một, mà khả năng tán gái của nó phải nói là siêu hạng. Nó cứ buông người nọ, cặp với người kia, toàn đàn bà bỏ chồng, vàng mang đỏ tay, hơn nó hàng chục tuổi đầu. Có người đàn bà anh em đi xuất ngoại nhường cho nó cái chân hốt xà bần nơi đang xây dựng, đem đến đổ cho nhưng nơi cần tôn nền lên cao. Vậy là nó được ăn tiền cả hai đầu. Công việc này phải làm vào đêm khuya. Thường thường hai ba giờ đêm khuya lắc khuya lơ nó mới về. Ai dám bảo đảm đêm khuya nó không cùng bọn xã hội đen làm những công việc mờ ám.Vừa rồi nó dỡ nhà cũ ra xây mới mấy tầng lầu. Vừa đổ được giằng móng và vài cái cột bê tong, thì bị đình chỉ thi công, té ra mẹ con nó chưa xin phép xây dựng. Bị đình chỉ xây dựng mấy tháng, phải đi mướn nhà ở, mẹ con nhà nó cắn cấu lẫn nhau dân trong xóm mới biết thằng Hùng muốn đi đường tắt. Nó chi cho tay trưởng khu phố mấy triệu, nói dối rằng chỉ sửa nhà qua loa. Bị thanh tra xây dựng tới lập biên bản chúng đành làm hồ sơ xin phép cho đàng hoàng. Vợ Hiệp ấm ức nói với cụ Siêng: - Cụ nghĩ coi nhà cháu có ăn cái giải gì chứ, một đồng, một cắc cũng không rớ tới, mà nghe chúng chửi xiên chửi xéo, tức đến cành hông. Hiệp lại đỡ lời vợ : - Chuyện là thế này cụ ạ, mẹ con mụ Sáu cho thợ đục đường bê tông để thả ống dẫn nước thải ra hố ga chính. Thấy thế tôi gọi tay tổ trưởng Tiến đến. Rõ ràng mẹ con mụ Sáu không thèm xin phép, trao đổi với ai đã dám phá đường của bà con. Lập tức tay tổ trưởng gọi điện thoại cho thanh tra xây dựng phường. Lúc đầu chỉ có tôi và tay Tiến ,mẹ con nó có vẻ hung hăng lắm. Thấy thanh tra xây dựng, mẹ con nó liền nhũn như bún. Tôi vội đi chở khách mối, thanh tra và tay Tiến ở lại lập biên bản xử phạt. Chắc mấy tay này thịt nó
- cũng nặng đây. Nên mẹ con nhà nó điên cuồng, cư chõ mõm sang đây mà chửi. Phải, phạt chúng nó thật nặng cũng là phải thôi. Bà con trong xóm rất bực bội với cách sống của mẹ con nhà ấy. Ai đời ngày nào mẹ con nhà ấy cũng đổ tràn nước dơ, nước bẩn ra đường. Cái hố ga chình ình ngay đó mà chúng không thèm đổ nước vô. Trước đây mẹ con nhà nó, cố tình không chịu đóng góp tiền làm đường với bà con, chúng nghĩ rằng cứ lì lợm là cả xóm phải thua. Chúng không biết rằng có nhiều gia đình kinh tế còn èo uột hơn nhà nó, mà họ vẫn xung phong đóng góp cả triệu rưỡi bạc. Một triệu rưỡi bạc hồi đó là mua được ba chỉ vàng bốn số chín. Không biết mấy ông nội này phạt nó bao nhiêu, mà nó cứ nhè tôi chửi bới dữ quá. Hồi hôm, gặp tay tổ trưởng tôi hỏi các ông phat mẹ con nhà ấy bao nhiêu, cứ quất cho thật nặng vào. Số tiền ấy phải dành để làm quỹ cho tổ dân phố chứ. Tay tổ trưởng nói chớt quớt: - Thanh tra xây dựng lập biên bản phạt, tiền thì phải nộp về phường. Ông già Siêng tủm tỉm cười ruồi: - Chúng nói nộp về phường hả! Bà con mình đóng góp tiền làm đường, bây giờ phạt mẹ con mụ Sáu chẳng qua cũng như la cho nó đóng trễ vậy thôi. Số tiền ấy phải để làm quỹ của tổ mới đúng, nộp về phường là sao? - Tôi thấy tay thanh tra và tay tổ trưởng làm ăn kỳ qua, nên mới bàn tính với cụ. Tổ mình chả có đong xu cắc bạc nào làm quỹ. Nếu có tiền, ta mua chục trái cây, ký đường, hộp sữa đem biếu các cụ già neo đơn, đau yếu, bệnh tật, có phải cái tình, cái nghĩa trong xóm phố nó ấm áp đẹp đẽ không! Hay khi các cụ nằm xuống, tổ ta phúng điếu đôi ba trăm ngàn, cũng là một chút giúp nhau lúc hữu sư, có phải nó tử tế không. Ông già Siêng có vẻ trầm ngâm, lát sau mới nói giọng đầy giận dữ : - Chúng nói nộp về phường, được, chúng tưởng mấy thằng già này không dám lên phường hỏi cho ra nhẽ chắc. Chúng chia nhau bỏ túi rồi, chúng tưởng dân mình rặt thứ ngu như bò, như heo chăng?
- Tôi tưởng ngày tách tổ, chú phải làm tổ trưởng mới đúng. Chú là người hiền lành, ngay thẳng, lại là lính từng kinh qua lửa đạn ở chiến trường Campuchia. Thế mà rồi chúng nó đem thằng cha Tiến, chủ xạp vải ngoài chợ lên làm tổ trưởng. Hiệp vội xua tay: - Không, không tôi đâu có ham mấy cái chân tổ trưởng, tổ phó làm chi. Chạy xe về, tối coi ti vi một lúc rồi ôm vợ chả sướng rên, quàng dây vô mình cho vướng làm quái gì. Nể chú công an khu vực quá,chú ấy vận động mãi tôi mơi nhận chân tổ phó an ninh, thỉnh thoảng bị dựng dậy giữa đêm khuya đi kiểm tra hộ khẩu cùng công an và dân phòng. Còn họp hành ở khu phố, ở phường, tay Tiến lãnh hết. Vợ con hắn trông coi sạp vải,han chủ yếu ăn chơi là chính. Người ta cũng tính hết đấy cụ ơi, tổ trưởng dân phố phải là những tay có tiềm lực kinh tế khá giả, có thế mới ung dung, yên tâm họp hành, để mà làm lãnh đạo chứ. Nói cho đúng ra thì phải cùng phe, cùng cánh, cùng ê kíp với nhau mới được. Bây giờ nói thiệt cho cụ hay, tay hai Long nhận thầu làm hẻm bê tông cho tổ mình, ngày trước cùng là lính đi Campuchia với tôi, hai thằng cùng đại đội. Mãi sau nó mới nói cho tôi hay, hai Long phải cúng cho bọn điều hành dân phố, tức tay Tiến và tay Ba trưởng khu phố, mười phần trăm, tức là năm trieu bạc, mới được nhận thầu. Mấy tay ấy chắc không ăn cả đâu, thế nào cũng phải chia chác cho bọn quan trên. Năm triệu hồi đó lớn lắm chứ, cả cây vàng. Cho nên thưa với cụ, niềng nào, vỏ đó. Liềng xe đạp ráp vô xe đạp. Niềng Honda phải ráp vỏ Honda. Có bộ, có sậu cả chứ. Nên sức mấy mà bọn họ dám để cho tôi làm tổ trưởng. Báo chí hàng ngày nói đầy ra đó, Tham nhũng đã thành quốc nạn, đã là giặc nội xâm. Người ta ra sức hô hào chống tham nhũng, nhưng chống bằng cách nào, khi cái bệnh ấy đã ngấm vào tận xương tan tuỷ rồi. Theo tôi chỉ có… đòm, hoặc treo cổ vài nghìn đứa, may ra chúng mới tởn. Cụ Siêng thở dài: - Thảo nào, mãi đến bây giờ, xây xong nhà gần hai năm rồi cô Út mới dám nói thật cho tôi biết. Nhà của cô ấy chỉ có hai nhăm mét vuông, nên không xin được giấy phép xây
- dựng, cho nên cứ đúc mỗi tấm cô ấy phải chi cho bọn nó mười triệu. Cô ấy đúc ba tấm, phải chi cho bọn chúng ba chục triệu. Con gái tôi, hồ sơ đầy đủ, chẳng thiếu thứ gì, mà cũng phải đưa cái phong bì mười triệu mới lấy được cái so hồng. Bọn nó ngày đêm toan tính làm sao kiếm chác được thật nhiều tiền từ trong túi của dân mình. Bọn quan to thì thò tay vô két bạc của nhà nước. Bọn quan bé thì nhắm vô cái túi của dân lành. Bởi vậy chúng mới đua nhau làm quan, tranh nhau làm quan. Vợ Hiệp lại dừng máy may, giọng vẫn còn hậm hực: - Người ta làm quan ra làm quan, cụ coi ông quan Hiệp nhà này, cứ như cục đất. Nghe mẹ con nhà Sáu chửi đổng, tôi tính lên tiếng chửi lại một tăng cho bõ ghét. Nhưng quan Hiệp này ra sức cản, bực ơi là bực. Cụ Siêng ôn tồn khuyên vợ Hiệp: - Chú ấy cản không cho thím chửi nhau với mẹ con nhà Sáu là đúng. Thứ nhất chú thím chẳng sơ múi đồng xu cắc bạc nào, thứ hai chú ấy là tổ phó an ninh lại để vợ chửi nhau loạn cả xóm, thế thì còn ra thể thống gì. Theo tôi chú thím cứ coi như mẹ con nó chửi cả thiên hạ. Cả khu phố này ai cũng biết vợ chồng chú thím là người hiền lành, đứng đắn, đàng hoàng. Còn mẹ con nhà nó hả, tôi thấy chúng mặt người nhưng long dạ chả khác gì thú vật. Chúng nó đúng là mot đống cặn bã của xã hội. Mẹ con nhà nó ăn xài hết tiền của của mấy người đàn bà nhẹ dạ, rồi kiếm đủ cớ đuoi người ta đi cho bằng được. Quân ác nhân thất đức, chả thế, chồng mụ ngày trước cũng là sĩ quan của ông Thiệu, di tản sang Mỹ. Mãi tới năm 1995 mới bảo lãnh cho thằng con lớn sang bên ấy. Còn hai đứa sau là con của những thằng đàn ông khác. Chồng đóng quân tận miền Trung, ở nhà mụ ấy chơi bời tới bến, sinh ra thằng Hùng và con Hương. Hai đứa nay đâu biết tía chúng là ai. Tíấ chúng là ai chắc mụ ấy cũng không nhớ, cũng chẳng biet họ còn sống hay đã chết. Nói theo cái kiểu của người Tầu thì mấy đứa con của mụ Sáu là thứ tạp chủng. Theo tôi chú thím chả thèm chấp với chúng nó làm chi.
- Hiệp thấy đôi mắt của cụ Siêng mới hơi mờ đục. Cụ là ông già co uy tín với bà con dân phố. Anh hay chuyện trò và được cụ góp cho nhiều ý hay trong cuộc sống. Hiệp hỏi: - Chuyện là như vậy, đầu cua tai ếch chỉ có thế, ý cụ tính sao? - Để tôi bàn với mấy lão già trong xóm. Cánh già chúng tôi thì rảnh rang, bọn tôi lên phường hỏi cho ra nhẽ. - Có nên không nhỉ? - Hiệp vẫn băn khoăn -Tôi nghĩ hay là nhờ cụ thông báo cho mấy cụ già trong tổ, đầu đuôi, sự việc là như vậy. Ta thống nhất với nhau, đến kỳ họp tới, tôi sẽ đưa vấn đề này ra, các cụ đồng thanh bắt bọn nó phải nôn tiền ra để làm quỹ cho bà con trong tổ. Làm như vậy mình không boi nhọ chúng ở trên phường. Làm rùm beng lên, rất có thể tay thủ quỹ của phường nhận đại là bọn nó đã nộp tiền. Thế là mình lại thua chúng nó. Bọn quan lai chúng có trăm mưu nghìn kế để bao che cho nhau. Khi hop, ta cứ công bố cho bà con biết, như vậy nó quang minh chính đại hơn. Nếu bọn nó cố tình nói đã nộp cho phường thì lúc đó chúng ta kéo nhau lên phường, đòi lại quyền lơi cho bà con cũng chưa muộn. Trầm ngâm một lát, ông già Sương gật gù: - Chú nghĩ thế cũng phải, để tôi đi nói trước với bà con, khi họp tất cả chúng ta cùng đồng thuận, lại hay đấy. - Dạ vậy việc này xin nhờ cụ, thôi tôi cũng phải ra bến kiếm ngày vài cuốc. Kỳ này nhiều xe buýt lắm, cánh xe ôm hẻo lắm cụ ơi. Chín giờ sáng, thanh tra xây dựng khoảng ba chục tuổi ngẩng mặt trước căn nhà đã đo được sàn bê tông thứ hai. Đám thợ hồ đang lốp cốp đóng cốp pha, chuẩn bị dựng cột. - Yêu cầu tất cả thợ hồ ngừng tay và xuống dưới này ngay. Nghe tiếng quát của thanh tra xây dựng, toán thợ hồ lục tục bước xuống cầu thang. Hách dịch đã là thuộc tính của các vị thanh tra xây dựng.
- - Rồi… ba người không đội nón bảo hiểm, hai bên tường không có đồ che chắn. - Thanh tra của phường rút trong cặp da ra tờ biên bản đã in sẵn. Điền những lỗi vi phạm xong, yêu cầu người trông coi thợ và chủ nhà ký tên. Phiếu ghi phạt một triệu đồng. Thanh tra tuyên bố tiếp: - Đây là phạt vi phạm an toàn lao động. Chúng tôi đình chỉ thi công vì gia đình tự ý đào đường bê tông làm hố ga và đặt ống cống. Các bác thợ tạm thời về nghỉ, để chúng tôi làm việc với chủ nhà roi các bác sẽ làm việc sau. Mẹ con nhà mụ Sau van xin rối rít. Tổ trưởng Tiến hạch thêm: - Cách đây dăm bẩy năm, khi làm đường, làm hẻm, gia đình bà cố tình không đóng góp cùng bà con. Có nhiều người nghèo hơn bà mà tự nguyện đong góp tới triệu rưỡi bạc. Triệu rưỡi lúc đó mua được ba chỉ vàng bốn số chín. Hồi ấy cái xe gắn máy của nhà bà là hạng sang nhất xóm. Bây giờ phạt bao nhiêu là do thanh tra quyết định. Thanh tra xây dựng nghiêm mặt: - Tính bằng ba chỉ vàng theo thời gia, lẽ ra hơn một chục triệu, nhưng thôi tôi ghi cho tròn số là mười triệu đồng nhá! Bỗng chuông điện thoại của thanh tra reo. - Được… được tôi tới ngay… Lại có người vi phạm xây dựng. Đây, biên bản đây, anh Tiến yêu cầu nhà chủ nộp tiền va ký vào. Tôi phải đi đây. - Xin các bác làm ơn, làm phúc. Chúng tôi không dám quên ơn các bác… - Bỏ ra may trăm triệu xây nhà được, có một chút xíu tiền phạt mà còn lèo nhèo. Không chịu nộp phạt hả, đình chỉ luôn. Nói xong thanh tra nổ máy xe Way chạy chầm chậm ra khỏi con hẻm. Mẹ con mụ Sắu cứ lèo nhèo, nhăn nhó mãi. Cuối cùng tổ trưởng Tiến với giọng miền Trung nằng nặng của độ tuổi bốn mươi, nói như đinh đóng cột: - Thôi nộp năm triệu ra, rồi ký vô đây, xong anh em thợ tiếp tục làm.
- Mẹ con mụ Sáu tiếc đứt ruột, nhưng cũng đành bỏ ra năm triệu, ký vào biên bản. Mẹ con mụ cũng chẳng đòi giữ một bản làm gì. Tổ trưởng Tiến nhét tiền và biên bản vô túi quần, miệng cười thông cảm: - Để tôi nói khó với tay thanh tra giúp cho. Bọn thanh tra xây dựng là ghê gớm lắm, chúng rắn lắm đấy, chớ có làm phật ý chúng. Năm giờ chiều Tiến ngồi cùng thanh tra xây dựng trong một quan bia kín đáo mà quen thuộc. Trên bàn là một đĩa bò nướng lá lốt, và một đĩa vịt quay, Cạn xong ly bia tổ trưởng Tiến chìa biên bản phạt ban sáng cho thanh tra coi. -Thôi tính nó năm triệu là quá rồi, ông hai triệu, tôi và anh Ba trưởng khu phố mỗi người triệu rưỡi. Anh Ba đang mắc về quê có đám giỗ. Thanh tra cười vui vẻ: - Chút xíu này có đáng gì, cà phê, nhậu nhẹt cho vui. Thôi tôi cũng cầm triệu rưỡi thôi, còn năm trăm chi bàn này, làm ở đây xương xương vài chai thôi. Lát đi Mây Chiều vừa uống vừa ôm mới đã. Quán Mây Chiều có mấy em mới tuyệt lắm. Tôi cam đoan với ông, gặp mấy em đó chắc chắn ông phải móc hầu bao ra mướn phòng ngay lập tức. Đời mà, ngu gì không hưởng, cho sướng. Vừa uống vừa gật đầu đồng tình cùng tay thanh tra, tự nhiên Tiến lại nhơ tới anh Ba trưởng khu phố. Giá hôm nay có cả anh Ba ở đây thì càng vui. Tiến nghĩ, lại sắp tới tết Trung thu, thể nào cũng kiếm được ít triệu đây. Năm ngoái Phường cho mỗi suất thiếu nhi mưới ngàn đồng mua bánh trung thu. Anh Ba và Tiến đi đặt bánh, roi mua thêm kẹo, cho vô bọc, tính ra mỗi suất hết có năm ngàn bạc. Vụ ấy mỗi người cũng kiếm được năm triệu… Thanh tra hô cạn nào… Mỗi người uống có hai chai bia, xong đứng dậy, nổ máy xe nhắm hướng quán Mây Chiều thẳng tới.
- Cơm tối xong, mấy má con sắp nho dán măt vô màn hình ti vi. Hiệp lững thững bước sang quán tap hoá của má con nhà Liễu. Ngày trước Hiệp và Liễu cũng đã từng cảm mến nhau, chỉ có điều chưa giám nói ra. Hiệp đi bộ đội rồi sang mặt trận Campuchia. Ở nhà Liễu lấy chồng. Năm ngoái chồng Liễu đã nhậu một tăng với bạn bè, hứng chí kéo nhau đi tăng hai ra tuốt mạn Bình Chánh. Có bia, có rượu sừng sừng rồi, tay lái loạng quạng, chồng Liễu tông vô xe ben chở đất. Xe gắn máy húc vô hung thần đường phố, chồng Liễu chết ngay. Thỉnh thoảng gặp Hiệp, ánh mắt Liễu đầy ắp nuối tiếc: - Vợ anh là người có phước, dân Nam bộ thứ thiệt mà ít nhậu như anh là hiếm lắm. Giá em đợi được anh… Tại tía má em hối quá… Ở cái tuổi bốn mươi, nhan sắc của Liễu đến mặn mà. Tất nhiên là ăn đứt vợ Hiệp rồi. Vài bữa lại gặp Liễu, lúc mua gói thuốc, lúc cái quẹt, nhìn ánh mắt Lieu vẫn ngời ngợi cảm thương, Hiệp đành thở dài: - Bởi vậy người ta mới có câu ca - Sao em vội lấy chồng? Thấy Hiệp còn chần chừ, Liễu hỏi: - Gói BasTo hả? - Không, cho một hộp sữa Ông Thọ. - Sang gớm, hôm nay mua sưa bồi đưỡng cho vợ kia đấy. - Đâu có, sang dì Bẩy, dì ấy mới ở bệnh viện về. Bả yếu lắm rồi, kỳ này chắc đi luôn. Làm gì còn tiền mà nằm bệnh viện. - Tội quá, Tư Hối chết ở Campuchia hả. - Ừ, Ba Sợi là con gái, may mướn khẩu trang nuôi sắp nhỏ. Chồng cô ấy làm phụ hồ cũng chịu nhậu lắm. Cũng dân gạo kí, rach mướp te tua. Trợ cấp cho mẹ liệt sĩ có đáng bao nhiêu. Con trai lớn của dì là Hai Lượng, lấy vợ miệt Long Xuyên, mần ruộng cũng chẳng khá giả gì. Vài năm mới thấy ảnh ghé về thăm má… À mà thiếu đấy nhá, mấy hôm nay hẻo quá,ế thê thảm.
- - Vậy đây, hai hộp - Liễu xếp hai hộp sưã vô bao xốp - Anh giúp em biếu dì thêm một hộp, ai lại cầm đi biếu ngưới benh có một hộp sữa bao giờ. - Ừ vậy thì tốt quá, thư thư vài bữa tôi trả nghe, đừng đòi ngang xương, mụ mắm nhà tôi nó biết lại càm ràm. - Bao năm rồi, bộ không biết tính người ta sao, thiếu gì cứ sang lấy, ghi sổ, có tiền thì trả… không có tiền thì trả bằng… hi hí. - Thôi, không dám đâu, nhà cửa banh chành hết bây giờ. Hiệp vừa cười vừa bước vội sang phía nhà dì Bẩy, cách nhau có mươi căn thôi mà. Tự nhiên Hiệp nhớ lại cái chết của thằng Hối, con trai dì Bẩy. Chiến tranh có quá nhiều cái chết lãng xẹt. Cả trung đội dừng chân nghỉ trong một cánh rừng rậm rạp. Thằng Hối báo với anh em nó cần phải di giải quyết nỗi buồn. Nó đi xuống phía cuối gió, cách anh em chừng hai chục thước, vừa tụt quần ra ị liền bị ăn ngay một loạt đạn. Trung đội bao vây diệt gọn cả một tiểu đội lính Pôn Pốt. Không cho một tên nào sống sót. Anh em chôn Hối trong cánh rừng âm u ấy. Bây giờ Hiệp cũng không tài nào nhớ nổi thực ra nó nằm ở vùng nào. Còn sống sót trở về, sau những trận chiến tàn khốc ở Campuchia, Hiệp thở phào sung sướng, nhảy lên cái xích lô thênh thang tự do trên những nẻo đường phố phường thân thuộc. Có khách thí chở, vắng khách thì ngồi tán dóc với anh em bên hông chợ. Bất giác Hiệp lại nhớ đến thằng Đen, cùng ở trong khu phố này, cùng nhập ngũ một ngày, cùng trở về Sài Gòn, nhưng chỉ vài năm sau nó mắc bệnh tâm thần. Nó cứ ngơ ngơ tha thẩn khắp phố phường. Có lúc nó đứng chắp tay như lễ , như lạy ai giữa trời nắng chang chang. Gia đình nó bán nhà ở đây, xuống Vĩnh Lộc, mua đủ đất chia cho mấy anh em. Thỉnh thoảng thằng Đen vẫn lang thang về xóm cũ. Gặp nó Hiệp đành kiếm ổ bánh mì thịt nhét vô tay nó. Mắt nó ngây ngây, miệng cười ngờ nghệch, rồi ngấu nghiến nhai từng miếng bánh to. Không biết nó có làm gì sai quấy với dân Campuchia không. Hay nó nhìn thấy quá trời cảnh chết chóc, những cái xác không đầu, những cái đầu không xác, lăn lóc bên đường, bên ruộng, mà tâm thần của nó sinh ra như vậy.
- Cung giống như nhà của Hiệp, nhà của dì Bẩy cũng thấp lè tè, hai bên là những căn nhà cao ba bốn tầng ngạo nghễ. Hiệp, Hối, Đen, ba thằng cùng xóm, ngày nhỏ cùng nghịch ngợm như quỷ. Thằng Hối đặc biệt có tài bốc đầu xe đạp, chạy một bánh ngon ơ cả quãng đường dài. Nhìn dì Bẩy thấy tội quá, nhưng Hiệp chẳng có cách nào giúp được dì. Thỉnh thoảng Hiệp ghé biếu dì chùm chôm chôm, hay vài trái soài, hoặc mấy trái cam, chuyện trò với dì cho vui một chút vậy thôi. Dì Bẩy mặt đã nằng nặng, da xám ngắt. Dì nói trong hơi thở khó nhọc: - Bác sĩ bảo dì bị bệnh thận rất nặng… Thôi dì cũng tới số rồi con ơi. Nhờ anh bảo ban cho các em nó mần ăn cho tử tế nghe… Thương thằng Hối quá, chưa vợ, chưa con, chưa biết mùi đàn bà, uổng quá Hiệp à… Hiệp cầm bàn tay nhăn nheo của dì, mắt anh cứ nhoà đi. Đứng ở cửa nhà mình, ngó xéo sang nhà mụ Sáu, Hiệp thấy cái rãnh đục ngang đường đã được lấp bằng cát và xà bần. Miệng cái hố ga được đậy tạm bằng miếng ván mỏng. Tự nhiên Hiệp nảy ra ý nghĩ, cái túi tham lam của bọn quan tham nhũng, nó không khác gì những cái hố ga. Bao nhiêu nước thải ra mà nó chẳng đầy. Bọn quan tham cũng thế, có vơ vét được bao nhiêu tiền của, với chúng cũng chẳng bao giờ là đủ… Rồi những hố ga hôi thối ấy sẽ đầy rác rưởi. Rồi chúng sẽ bị móc ra. Đã hơn một tháng nay vẫn chưa thấy tổ trưởng nhắc tới việc họp tổ dân phố.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Truyện cười "Lưu Linh Ký"
3 p | 625 | 72
-
Lucky luke - Tập 31 - Gã công tử bột
47 p | 161 | 63
-
Xác chết loạn giang hồ - Hồi 38
8 p | 92 | 8
-
Xác chết loạn giang hồ - Hồi 56
5 p | 77 | 7
-
Xác chết loạn giang hồ - Hồi 85
8 p | 88 | 7
-
Xác chết loạn giang hồ - Hồi 91
8 p | 73 | 7
-
Xuân Nồng
3 p | 69 | 6
-
vị bá tước thứ năm của giòng họ hauberk: phần 1
64 p | 44 | 5
-
Truyện ngắn Ba Người trên Sân Ga
9 p | 99 | 4
-
Ba Người Trên Sân Ga
10 p | 84 | 4
-
Xác chết loạn giang hồ - Hồi 13
8 p | 57 | 4
-
hẹn hò theo kiểu của em: phần 2
196 p | 40 | 4
-
Truyện ngắn Cuộc đời gã phụ hồ
12 p | 58 | 3
-
Những Khởi Đầu Của Một Gã Tha Hương
6 p | 57 | 3
-
CON GÀ TRỐNG CỦA NGƯỜI LÍNH TÙ
10 p | 89 | 3
-
Cái đùi gà
28 p | 45 | 3
-
Cuộc đời gã phụ hồ
13 p | 56 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn