NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN<br />
<br />
CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH:<br />
THÔNG ĐIỆP MỚI, QUYẾT TÂM CAO<br />
TS. NGUYỄN THỊ KIM LÝ<br />
<br />
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là nội dung có ý nghĩa<br />
quyết định đối với phát triển kinh tế-xã hội. Đất nước đã và đang hội nhập sâu rộng, thực hiện cơ<br />
chế thị trường ngày càng đầy đủ, vấn đề môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh<br />
tranh quốc gia càng có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định cho tăng trưởng bền vững và cạnh<br />
tranh hiệu quả. Đây là nội dung thông điệp được Chính phủ nhấn mạnh và quyết tâm tiếp tục đẩy<br />
mạnh thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh trong giai đoạn hiện nay… Điều này đã được<br />
khẳng định cụ thể qua các chương trình hành động trong thời gian qua, đặc biệt là qua Nghị quyết<br />
19/NQ-CP của Chính phủ…<br />
• Từ khóa: Môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc gia, đổi mới, cải cách, hội nhập.<br />
<br />
Những nỗ lực tạo chuyển biến tích cực<br />
Liên tục trong các năm 2014, 2015, 2016, Chính<br />
phủ đã ban hành 3 Nghị quyết số 19/NQ-CP về<br />
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi<br />
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh<br />
quốc gia, với những chỉ tiêu và biện pháp rất cụ thể.<br />
Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 đề ra<br />
mục tiêu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của<br />
nhóm nước ASEAN 6 trên 6 chỉ tiêu môi trường kinh<br />
doanh; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 đề<br />
ra mục tiêu đến năm 2016 đạt mức trung bình của<br />
ASEAN 4 trên 10 chỉ tiêu. Nhìn lại sau hai năm triển<br />
khai thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP (năm 2014,<br />
2015), môi trường đầu tư kinh doanh nước ta đã có<br />
bước được cải thiện mạnh mẽ, năng lực cạnh tranh<br />
được nâng lên và được các tổ chức quốc tế có uy<br />
tín ghi nhận, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đánh<br />
giá cao. Điều này khẳng định những nỗ lực, quyết<br />
tâm cao của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực<br />
cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh<br />
tế quốc tế ngày canh sâu rộng. Một số bộ, ngành và<br />
địa phương như: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu<br />
tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bảo<br />
hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam,<br />
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, TP.<br />
Hồ Chí Minh, TP.Hà Nội và một số địa phương khác<br />
đã tích cực triển khai và tổ chức kiểm tra, giám sát<br />
việc thực hiện nên môi trường đầu tư kinh doanh<br />
được cải thiện cả về điểm số và thứ hạng.<br />
Với sự quyết tâm cao từ Chính phủ, sự nỗ lực vào<br />
6<br />
<br />
cuộc của các bộ, ngành, địa phương, hàng nghìn thủ<br />
tục hành chính đã được cắt bỏ trong hai năm qua.<br />
Điều này giúp Việt Nam tăng 3 bậc trong bảng xếp<br />
hạng Môi trường Kinh doanh 2016 do Ngân hàng<br />
Thế giới khảo sát nghiên cứu thực hiện và Việt Nam<br />
cũng đang được kỳ vọng sớm lọt vào nhóm 4 nước<br />
ASEAN dẫn đầu về môi trường kinh doanh. Theo<br />
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện tại<br />
140 nước, Việt Nam đứng thứ 56 trên bảng xếp hạng<br />
Năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2015 – 2016,<br />
tăng 12 bậc trong giai đoạn 2014-2015. Đáng chú ý,<br />
chỉ số cạnh tranh của cơ sở hạ tầng giao thông Việt<br />
Nam tăng tới 9 bậc, từ vị trí thứ 76 trong giai đoạn<br />
2014 – 2015 lên vị trí 67 giai đoạn 2015-2016.<br />
Thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam<br />
theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới được cải<br />
thiện, tăng 3 bậc từ vị trí 93 lên vị trí 90. Trong đó,<br />
chỉ số khởi sự DN tăng 7 bậc; tiếp cận tín dụng tăng<br />
8 bậc và nộp thuế và bảo hiểm xã hội tăng 4 bậc.<br />
Điều này có được là sự nỗ lực đóng góp không nhỏ<br />
trong cải cách hiện đại hóa ngành Thuế, Hải quan<br />
của Bộ Tài chính. Theo đánh giá của Viện Nghiên<br />
cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong mấy<br />
năm gần đây, Bộ Tài chính đã có sự đầu tư thay<br />
đổi lớn trong cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế, tập<br />
trung hóa toàn bộ ứng dụng, tích hợp từ Tổng cục<br />
đến các Cục thuế, Chi cục thuế địa phương, nhờ đó<br />
có thể theo dõi tất cả các hoạt động, từng nghiệp vụ,<br />
từng giao dịch một. Đối với những DN nộp thuế thì<br />
đến thời điểm này, có thể thực hiện được các thủ tục<br />
đăng ký, kê khai, nộp thuế bằng điện tử.<br />
<br />
TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016<br />
Bên cạnh những nỗ lực trên, nhằm góp phần đẩy<br />
mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, thời gian<br />
qua Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với<br />
các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, với<br />
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Diễn<br />
đàn DN Việt Nam và các tổ chức quốc tế, các Hiệp<br />
hội, cộng đồng DN thu thập, tìm hiểu những khó<br />
khăn, vướng mắc của DN, đề xuất, xây dựng, triển<br />
khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, biện pháp<br />
hỗ trợ. Theo đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ,<br />
trình Quốc hội quyết định thông qua nhiều đề án lớn<br />
như Luật Hải quan; Sửa đổi bổ sung Luật Thuế thu<br />
nhập DN; Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Thuế giá<br />
trị gia tăng; Luật Thuế tài nguyên; Luật Quản lý thuế;<br />
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; trình Chính<br />
phủ ban hành một số Nghị định về thuế. Đồng thời,<br />
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung<br />
07 Thông tư về thuế và ban hành nhiều Thông tư<br />
khác hướng dẫn thực hiện các Luật và Nghị định về<br />
thuế, cũng như sửa đổi các quy định, hướng dẫn thực<br />
hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phù<br />
hợp với thực tế hoạt động của DN; Phối hợp cùng các<br />
cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, đề xuất với<br />
Chính phủ, với Quốc hội triển khai thực hiện nhiều<br />
giải pháp cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi<br />
trường đầu tư, kinh doanh.<br />
Kết quả, đến nay đã giảm được hơn 420 giờ/năm<br />
thời gian khai nộp thuế của DN; thời gian thực hiện<br />
thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu được giảm từ<br />
21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13<br />
ngày đối với nhập khẩu. Đồng thời rà soát, chuẩn<br />
hóa 70 quy trình, quy chế, cắt giảm 63 thủ tục và<br />
đơn giản hóa 50 thủ tục về thuế nội địa; ban hành<br />
mới 23 thủ tục, thay thế 128 thủ tục, bãi bỏ 84 thủ<br />
tục, đề xuất phương án đơn giản hóa 11 thủ tục<br />
trong lĩnh vực hải quan; kê khai thuế qua mạng đối<br />
với khoảng 99% số DN thuộc diện quản lý thuế nội<br />
địa và trên 90% số DN đã đăng ký nộp thuế điện<br />
tử với cơ quan thuế; triển khai hải quan điện tử tại<br />
100% cục và chi cục hải quan địa phương.<br />
Ngoài ra, một số chính sách tài chính đất đai<br />
và các chính sách tài chính khác như thực hiện tái<br />
cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu DN; tái cấu trúc thị<br />
trường tài chính; quản lý thị trưởng, giá cả, góp<br />
phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đổi<br />
mới cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập<br />
và các chương trình hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản<br />
xuất, xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm cũng được Bộ<br />
Tài chính triển khai, thực hiện hiệu quả trong thời<br />
gian vừa qua. Kết quả này góp phần quan trọng vào<br />
cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng<br />
lực cạnh tranh quốc gia.<br />
<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực<br />
trên, vẫn còn nhiều bộ, cơ quan và địa phương chưa<br />
tích cực triển khai và thực hiện nghiêm chế độ báo<br />
cáo định kỳ về kết quả thực thi (năm 2015 chỉ có 10<br />
bộ, cơ quan và 15 tỉnh, thành phố thực hiện chế độ<br />
báo cáo theo quy định). Người đứng đầu một số bộ,<br />
ngành và địa phương còn chưa nắm được cụ thể mục<br />
tiêu và nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết 19/NQ-CP<br />
nên chưa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc, kiểm<br />
tra, giám sát; thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp,<br />
phiền hà. Do đó, môi trường đầu tư, kinh doanh của<br />
nước ta tuy có được cải thiện, nhưng vẫn còn thấp<br />
cả về thứ hạng và điểm số so với yêu cầu đặt ra. Một<br />
số chỉ tiêu chưa đạt được mức cải thiện theo yêu cầu<br />
của Nghị quyết như: Cấp phép xây dựng, Đăng ký<br />
sở hữu và sử dụng tài sản, Giao dịch thương mại qua<br />
biên giới, Giải quyết phá sản DN... thấp khá xa so với<br />
trung bình của các nước ASEAN 6 và ASEAN 4. Một<br />
bộ phận DN vẫn còn phải chịu những loại chi phí<br />
không kiểm soát được như chi phí bôi trơn chiếm tới<br />
0,72-1% lợi nhuận… Bên cạnh đó, trong lĩnh vực bảo<br />
hiểm cũng đặt ra nhiều vấn đề tồn tại trong thủ tục<br />
và mất nhiều thời gian, chi phí đi lại… cho DN.<br />
<br />
Theo Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới<br />
thực hiện tại 140 nước, Việt Nam đứng thứ 56<br />
trên bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn<br />
cầu giai đoạn 2015 – 2016, tăng 12 bậc trong<br />
giai đoạn 2014-2015. Đáng chú ý, chỉ số cạnh<br />
tranh của cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam<br />
tăng tới 9 bậc, từ vị trí thứ 76 trong giai đoạn<br />
2014 – 2015 lên vị trí 67 giai đoạn 2015-2016.<br />
So với các quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á,<br />
khoảng cách giữa các chỉ số về năng lực cạnh tranh<br />
của Việt Nam vẫn còn khá xa. Thậm chí, vẫn còn<br />
một số lĩnh vực không có sự cải thiện hoặc giảm bậc.<br />
Chẳng hạn, thời gian thực hiện các thủ tục cấp phép<br />
xây dựng kéo dài thêm 52 ngày; đăng ký sở hữu tài<br />
sản thêm 1 thủ tục, điểm số về chất lượng thủ tục<br />
hành chính đất đai ở dưới mức trung bình...<br />
<br />
Thông điệp mới, quyết tâm cao<br />
Nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới được Chính<br />
phủ xác định là phấn đấu cải thiện cả về điểm số<br />
và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh. Với<br />
3 mục tiêu chính là môi trường kinh doanh đạt tối<br />
thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN-4;<br />
Đến năm 2017 đạt mức trung bình của nhóm nước<br />
ASEAN 4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh,<br />
thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả (theo đánh giá<br />
của Diễn đàn kinh tế Thế giới); mục tiêu đến năm<br />
7<br />
<br />
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN<br />
<br />
2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh<br />
đạt mức trung bình của các nước ASEAN-3 trên một<br />
số chỉ tiêu thông lệ quốc tế.<br />
Để thực hiện được các mục tiêu trên, Chính phủ<br />
yêu cầu người đứng đầu các bộ trực tiếp chịu trách<br />
nhiệm trước Thủ tướng về kết quả thực hiện Nghị<br />
quyết 19/NQ-CP. Đặc biệt, Nghị quyết nhấn mạnh<br />
đến việc đổi mới nhận thức của đội ngũ cán bộ,<br />
công chức về tinh thần phục vụ người dân và DN.<br />
Tinh thần phục vụ này được thể hiện rõ trong nội<br />
dung của Nghị quyết với hàng loạt giải pháp gỡ khó<br />
cho DN, người dân. Theo đó, Chính phủ kiên quyết<br />
thực hiện các việc sau:<br />
Thứ nhất, xử lý nghiêm người đứng đầu gây phiền<br />
hà cho người dân và DN. Để giảm phiền hà cho DN,<br />
Chính phủ yêu cầu điện tử hóa các thủ tục hồ sơ, kiểm<br />
tra chuyên ngành, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia<br />
và cơ chế một cửa ASEAN để giảm thiểu giấy tờ,<br />
hướng tới mục tiêu phi giấy tờ, rút ngắn thời gian thực<br />
hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Một hệ thống<br />
thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải<br />
quyết thủ tục hành chính cũng sẽ được thiết lập để<br />
người dân và DN đánh giá, phản ảnh về chính sách,<br />
thủ tục hành chính và việc thực thi công vụ của cán<br />
bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính.<br />
Thứ hai, bãi bỏ các quy định về điều kiện đầu tư<br />
kinh doanh không phù hợp. Chính phủ giao Bộ Kế<br />
hoạch & Đầu tư khẩn trương ban hành các Thông tư<br />
hướng dẫn thực hiện đúng và đầy đủ các quy định<br />
của Luật Đầu tư, Luật DN và các văn bản hướng<br />
dẫn thi hành, đặc biệt là thông tư hướng dẫn quy<br />
chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và<br />
đăng ký kinh doanh... Tất cả được thực hiện trên<br />
tinh thần đơn giản hóa và giảm tối đa thời gian cũng<br />
như số lượng các thủ tục. Đồng thời, Bộ Kế hoạch<br />
& Đầu tư phối hợp với Bộ Tư pháp kiến nghị bãi bỏ<br />
các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh không<br />
phù hợp hoặc các quy định đã được ban hành trái<br />
thẩm quyền. Củng cố và cải thiện thứ hạng và điểm<br />
số của khởi sự kinh doanh và bảo vệ nhà đầu tư.<br />
Cùng với đó, các bộ cũng cần lắng nghe, giải<br />
quyết các vướng mắc về đầu tư, kinh doanh, tạo sự<br />
liên thông giữa các thủ tục đầu tư với các thủ tục<br />
về đất đai, xây dựng, đấu thầu, môi trường. Triển<br />
khai thực hiện việc sử dụng mã số DN duy nhất.<br />
Rút ngắn thời gian thành lập mới DN xuống còn 3<br />
ngày theo quy định của pháp luật. Nâng cao năng<br />
lực phân tích chính sách cho khu vực tư nhân, nhất<br />
là các chính sách tác động tới hoạt động sản xuất,<br />
kinh doanh của DN.<br />
Thứ ba, mở diễn đàn tiếp nhận các ý kiến phản<br />
biện chính sách. Văn phòng Chính phủ được giao<br />
8<br />
<br />
mở diễn đàn tiếp nhận các ý kiến phản biện chính<br />
sách của DN và người dân tại Cổng Thông tin<br />
điện tử Chính phủ. Phòng Thương mại và Công<br />
nghiệp Việt Nam cùng các hiệp hội DN, hiệp hội<br />
ngành nghề tiến hành khảo sát, đánh giá độc lập<br />
về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, đưa ra<br />
các khuyến nghị với Chính phủ. Đồng thời, tổ chức<br />
thu thập ý kiến phản biện chính sách, những vướng<br />
mắc, khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính<br />
của các DN, các nhà đầu tư để phản ánh với cơ quan<br />
có thẩm quyền tháo gỡ kịp thời và công khai trên các<br />
phương tiện thông tin đại chúng.<br />
Thứ tư, đơn giản hóa thủ tục tranh chấp hợp đồng<br />
và giải quyết phá sản DN. Chính phủ giao Bộ Tư<br />
pháp phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát,<br />
kiểm tra báo cáo Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ hoặc<br />
đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản<br />
quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ<br />
quan ngang bộ trái Hiến pháp, luật và văn bản quy<br />
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên đặc<br />
biệt là các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh;<br />
Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hoàn thiện các<br />
văn bản pháp luật có liên quan đến thực thi Bộ luật<br />
tố tụng dân sự 2014, Luật Phá sản 2014 để đẩy nhanh<br />
việc giải quyết tranh chấp hợp đồng và giải quyết<br />
phá sản DN theo hướng đơn giản hóa thủ tục, quy<br />
trình và rút ngắn thời gian. Đặc biệt, tăng cường thực<br />
hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các<br />
hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân,<br />
DN trong giải quyết thủ tục hành chính...<br />
Thứ năm, cấp mã số tự động cho DN. Bộ Tài<br />
chính thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tối<br />
thiểu đạt 95% trong nộp tờ khai, nộp thuế, hoàn<br />
thuế. Công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm<br />
100% hồ sơ hoàn thuế được kiểm tra và 100% hồ sơ<br />
khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng<br />
hạn. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng<br />
hệ thống cấp mã số thuế tự động cho DN, ứng dụng<br />
công nghệ thông tin trong quản lý hàng hóa xuất<br />
khẩu, nhập khẩu.<br />
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng<br />
lực cạnh tranh quốc gia là nhiệm vụ dài hạn cần<br />
được tiến hành không ngừng nghỉ. Những quyết<br />
tâm ở cấp trung ương phải được lan tỏa tới tất cả<br />
các cấp địa phương.<br />
Tài liệu tham khảo:<br />
1. Ngân hàng Thế giới, Báo cáo xếp hạng Môi trường kinh doanh 2016;<br />
2. Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Báo cáo xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu<br />
giai đoạn 2015 – 2016;<br />
3. Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ qua các năm 2014, 2015, 2016;<br />
4. Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính; Tạp chí Tài chính số 624+625 năm2016.<br />
<br />