intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cải thiện tính chất cao khô ngải trắng bằng phương pháp sấy phun làm nguyên liệu dập thẳng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngải trắng (Curcuma aromatica Salisb. – họ Zingiberaceae) là dược liệu đã được công bố có hoạt tính kháng viêm, giảm nguy cơ xơ vữa tim mạch, chống oxy hóa và kháng ung thư. Nhằm mục tiêu sản xuất viên nén Ngải trắng (NT), cao khô sấy phun NT đã được nghiên cứu điều chế. Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu cải thiện nhược điểm của cao khô sấy phun NT, ứng dụng làm nguyên liệu dập thẳng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cải thiện tính chất cao khô ngải trắng bằng phương pháp sấy phun làm nguyên liệu dập thẳng

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu CẢI THIỆN TÍNH CHẤT CAO KHÔ NGẢI TRẮNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY PHUN LÀM NGUYÊN LIỆU DẬP THẲNG Trần Toàn Văn*, Võ Thanh Hóa**, Nguyễn Đức Hạnh* TÓMTẮT Mở đầu: Ngải trắng (Curcuma aromatica Salisb. – họ Zingiberaceae) là dược liệu đã được công bố có hoạt tính kháng viêm, giảm nguy cơ xơ vữa tim mạch, chống oxy hóa và kháng ung thư. Nhằm mục tiêu sản xuất viên nén Ngải trắng (NT), cao khô sấy phun NT đã được nghiên cứu điều chế. Tuy nhiên, giống như các sản phẩm cao khô sấy phun khác trên thị trường, cao khô sấy phun NT hiện nay có một số nhược điểm như dễ hút ẩm và lưu tính kém. Vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu cải thiện nhược điểm của cao khô sấy phun NT, ứng dụng làm nguyên liệu dập thẳng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bảy mẫu cao khô sấy phun NT được điều chế bằng 2 phương pháp: trộn vật lý cao khô sấy phun NT với tá dược và phương pháp độn tá dược vào dịch sấy phun NT, sử dụng tá dược maltodextrin (MAL) hoặc silicon dioxid (SD) theo tỷ lệ 30% hoặc 10% (kl/kl). Các mẫu cao khô NT được khảo sát các đặc điểm như hình thái bột, tính hút ẩm và lưu tính (góc nghỉ, tốc độ chảy, chỉ số nén và tỷ số Hausner). Mẫu cao NT có sự cải thiện tốt nhất tính hút ẩm và lưu tính được chọn làm nguyên liệu để điều chế viên nén bằng phương pháp dập thẳng ở quy mô 500 viên. Viên nén được đánh giá các chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng, độ rã, độ cứng và độ mài mòn. Kết quả: Cao khô sấy phun NT nguyên bản (không phối hợp tá dược) có tính hút ẩm mạnh và lưu tính kém. Khi phối hợp với 30% tá dược MAL, cả hai phương pháp điều chế cao NT đều cải thiện tính hút ẩm so với cao nguyên bản. Phương pháp trộn vật lý cao khô sấy phun NT với MAL có lưu tính tốt hơn phương pháp độn MAL vào dịch sấy phun NT. Độn 30% SD hoặc 10% SD vào dịch sấy phun NT giúp cải thiện tính hút ẩm và lưu tính tốt hơn so với phương pháp trộn vật lý ở cùng tỷ lệ tá dược. Trong đó, phương pháp độn 10% tá dược SD vào dịch sấy phun (mẫu 10S) có sự cải thiện tốt tính hút ẩm, lưu tính và cao NT ít bị pha loãng bởi tá dược nên được chọn để điều chế viên nén bằng phương pháp dập thẳng. Viên nén NT được điều chế từ mẫu 10S đạt các chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng, độ rã (trong khoảng 8 - 11 phút), độ cứng (> 80 N) và độ mài mòn (< 0,2%). Kết luận: Cao khô sấy phun NT đã được nghiên cứu cải thiện tính hút ẩm và lưu tính. Sản phẩm cao khô sấy phun NT được chứng minh tính ứng dụng thực tiễn làm nguồn nguyên liệu dập thẳng thành viên nén đạt yêu cầu Dược điển Việt Nam V trên quy mô 500 viên. Từ khóa: Curcuma aromatica, cao khô sấy phun, lưu tính, tính hút ẩm, dập thẳng ABSTRACT IMPROVING PROPERTIES OF CURCUMA AROMATICA DRY EXTRACT BY SPRAY-DRYING METHOD FOR DIRECT COMPRESSION Tran Toan Van, Vo Thanh Hoa, Nguyen Duc Hanh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 2 - 2020: 193 - 200 Background – Objectives: Curcuma aromatica Salisb. (Zingiberaceae) is a precious herbal medicine with several known activities such as anti-inflammatory, reducing the risk of coronary artery disease, anticancer and antioxidant. For producing C. aromatica tablet, C. aromatica spray-dried extract (CSE) was employed. However, * Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ** Khoa Dược, Đại học Y Khoa Đài Bắc, Đài Loan Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Đức Hạnh ĐT: 0913576748 Email: duchanh@ump.edu.vn B – Khoa học Dược 193
  2. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh *Tập 24 * Số 2 * 2020 CSE as well as other spray-dried extracts in market possess some disadvantages such as high hygroscopicity and poor flowability. Therefore, this study aimed at improving the properties of CSE for direct compression. Methods: Seven CSE samples were prepared by 2 methods: physical mixing method and carrier addition to the feed for spray-drying method, using maltodextrin (MAL) or silicon dioxide (SD) at the ratio of 30% or 10% (w/w). All samples were evaluated their morphology, flowability (angle of repose, flow rate, Carr’s Index and Hausner ratio) and hygroscopicity. The sample showed good flowability and low hygroscopicty was chosen for preparing C. aromatica tablets by direct compression method with a batch size of 500 tablets. Tablets were evaluated their uniformity of weight, disintegration, hardness and friability. Results: The CSE (without carrier) showed the poor flowability and the high hygroscopicity. When using 30% MAL as carrier (by two methods), two extract samples were found to be less hygroscopic. Mixing 30% or 10% SD with C. aromatica concentrated liquid extract before spray-drying significantly improved its flowability and reduced the hygroscopicity. Sample prepared by adding 10% SD to the feed for spray drying (10S) showed the best flowability and low hygroscopicity. C. aromatica tablets prepared from 10S sample possessed the good uniformity of weight, disintegration (8 - 11 minutes), hardness (> 80 N) and friability (< 0.2%). Conclusion: It was the first report on improving the properties of C. aromatica spray-dried extract. The C. aromatica spray-dried extract was successfully demonstrated its application as direct compression materials. Key words: Curcuma aromatica, spray-dried extract, flowability, hygroscopicity,direct compression ĐẶTVẤNĐỀ phương pháp dập thẳng(8). Điều này thường dẫn đến khối lượng viên nén lớn và số lượng viên Ngải trắng (Curcuma aromatica Salisb – họ cần sử dụng trong 1 ngày tăng, bệnh nhân khó Zingiberaceae) là dược liệu đã được sử dụng từ tuân thủ trong điều trị. Vì vậy, đề tài được thực lâu đời(1,2). Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng hiện nhằm mục tiêu cải thiện tính hút ẩm và lưu minh các hoạt tính kháng viêm, giảm nguy cơ xơ tính của cao khô sấy phun NT, ứng dụng làm vữa tim mạch, chống oxy hóa và kháng khối u nguyên liệu dập thẳng. của Ngải trắng (NT)(3,4). Hiện nay, dược liệu NT được sử dụng chủ yếu dưới dạng thuốc sắc, gây ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU bất tiện trong lưu trữ và sử dụng. Với định Đối tượng nghiên cứu hướng phát triển sản phẩm viên nén từ dược Cao khô sấy phun NT. Các tá dược sử dụng liệu NT tại tỉnh An Giang, nguồn dược liệu NT gồm: tá dược MAL được cung cấp bởi công ty đã được định danh bằng phương pháp giải trình Roquette (Pháp) và tá dược SD được cung cấp tự gen(5), xây dựng quy trình chiết xuất(6) làm cơ bởi công ty Grace Davison (Grace GmbH Co. sở để sản xuất cao khô sấy phun NT, nguồn KG, Đức). Các tá dược đạt yêu cầu theo tiêu nguyên liệu đầu vào quan trọng và ổn định cho chuẩn USP. quy trình sản xuất viên nén NT. Tuy nhiên, Phương pháp nghiên cứu giống như các loại cao khô sấy phun trên thị trường(7), cao khô sấy phun NT rất dễ hút ẩm và Phương pháp điều chế các mẫu cao khô sấy đóng cứng trong quá trình bảo quản. Ngoài ra, phun NT lưu tính kém của cao khô sấy phun NT còn là Dược liệu NT khô (đã được định danh(9) và nguyên nhân chính hạn chế khả năng sản xuất đạt tiêu chuẩn cơ sở) được chiết bằng ethanol viên nén NT bằng phương pháp dập thẳng, một 10%(6) và cô dưới áp suất giảm (-25 cmHg) trên phương pháp sản xuất viên nén giúp tiết kiệm hệ thống chiết xuất đa năng (Việt Nam) ở quy chi phí. Thông thường, cao khô sấy phun cần mô 30 kg đến khi thu được dịch chiết đậm đặc được trộn vật lý với tỷ lệ tá dược độn lớn hơn NT (d = 1,04 g/ml). Chia dịch chiết đậm đặc 70% để có thể cải thiện lưu tính và dập viên bằng thành 4 phần. Một phần dịch chiết đậm đặc 194 B – Khoa học Dược
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu được sấy phun thu được mẫu cao khô sấy phun Anh). Mỗi thử nghiệm lặp lại 3 lần. Khối lượng NT nguyên bản, gọi tắt là mẫu NC. Mẫu NC riêng trước gõ (do), khối lượng riêng sau gõ (d), được trộn vật lý với 30% MAL hoặc 30% SD hoặc chỉ số nén (Carr’s Index - CI) và tỷ số Hausner 10% SD để thu được các mẫu cao 30MT, 30ST và (H) được xác định bằng công thức: 10ST. Các phần dịch chiết đậm đặc NT còn lại m; m ; (V  V f ) V được phối hợp với 30% MAL hoặc 30% SD hoặc do  d CI  o x100 ; H  o Vo Vf Vo Vf 10% SD (tính theo hàm lượng chất rắn trong dịch) và phun sấy, thu được 3 mẫu cao khô sấy Tính hút ẩm phun lần lượt là 30M, 30S và 10S. Quá trình sấy Cho vào đĩa petri (90 x 15 mm) chính xác phun được thực hiện trên máy Labplant (SD-05, khoảng 2 g mỗi mẫu cao khô NT, trải đều Anh) với kích thước đầu phun 0,5 mm, nhiệt độ khắp bề mặt đĩa petri. Cho đĩa petri vào môi khí vào 160 – 170oC, nhiệt độ khí ra 100 - 110oC, trường có nhiệt độ 40 ± 2oC và độ ẩm tốc độ bơm 4 - 5 ml/phút, áp suất 1,6 bar, lưu 75 ± 5%(11) trong tủ vi khí hậu KBF – S 240 lượng khí 32 – 33 m3/phút. (Binder, Đức). Cân và xác định sự tăng khối Khảo sát hình dạng và kích thước hạt cao khô lượng do hút ẩm của bột sau 4 ngày thử nghiệm. Mỗi thử nghiệm lặp lại 3 lần. Hình dạng và kích thước hạt cao khô được xác định bằng phương pháp kính hiển vi điện tử Tỷ lệ tăng khối lượng của mẫu cao (h) quét SEM (Scanning electron microscope) trên được tính theo công thức: máy JEOL (JSM - IT100, Nhật). Mẫu bột được 100  m' m  phân tán mỏng trên băng dính gắn trên đế mẫu, h (%). m gạt bỏ các hạt dư và tiến hành mạ mẫu bằng Trong đó, m và m’ lần lượt là khối lượng vàng với máy PELCO 91000 (Ted Pella, Inc., của mẫu cao ở thời điểm bắt đầu và sau 4 ngày Redding, Mỹ). Ghi nhận hình ảnh SEM dưới các thử nghiệm. độ phóng đại ×500, ×2000 và ×10000. Điều chế viên nén chứa cao khô sấy phun NT Xác định góc nghỉ và tốc độ chảy bằng phương pháp dập thẳng Cân chính xác khoảng 30 g (ghi nhận giá trị Mẫu cao NT cải thiện tốt đồng thời lưu khối lượng m) bột, cho chảy qua phễu trên máy tính và tính hút ẩm từ các thử nghiệm trên Copley Scientific (BEP2, Anh). Xác định chiều cao (h) và đường kính (d) của khối bột hình nón được trộn với magnesi stearat (1%) và dập và ghi nhận thời gian chảy (t) của khối bột(9). Mỗi viên bằng phương pháp dập thẳng trên máy thử nghiệm lặp lại 3 lần. Góc nghỉ (α) và tốc độ dập viên tâm sai Riva Minipress (Đức) trên chảy (v) được xác định bằng công thức: quy mô 500 viên. Viên nén được đánh giá các 2h m chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng, độ rã (theo tan   v quy định Dược điển Việt Nam V)(12), độ cứng d t và độ mài mòn trên 3 mẫu điều chế. Phân tích dữ liệu Kết quả được trình bày dưới dạng trung Chỉ số nén – tỷ số Hausner bình ± độ lệch chuẩn. Dữ liệu được phân tích Cân chính xác khoảng 20 g (ghi nhận giá trị bằng phần mềm SPSS 20. Sử dụng phép kiểm khối lượng m) bột, cho vào ống đong có dung phân tích phương sai một yếu tố (Anova) để tích 100 ml. Xác định thể tích biểu kiến khối bột so sánh các giá trị trung bình và sự khác biệt (Vo). Ống đong được gõ đến khi thể tích không đổi (Vf)(10) trên máy Copley Scientific (JV 1000, có ý nghĩa khi p < 0,05. B – Khoa học Dược 195
  4. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh *Tập 24 * Số 2 * 2020 KẾT QUẢ 5 - 10 µm (Hình 1). Như vậy, quá trình sấy phun làm thay đổi hình dạng và kích thước hạt MAL. Hình dạng và kích thước các hạt cao khô NT Tá dược SD Tá dược MAL Trước khi sấy phun, các hạt SD dạng hình Trước khi sấy phun, các hạt MAL dạng gần cầu, bề mặt gồ ghề và nhiều lỗ nhỏ. Khi nhiều góc cạnh và kích thước lớn khoảng 30 - 50 phân tán vào nước, SD không tan, tạo hỗn dịch µm (Hình 1). Khi hòa tan vào nước, MAL tạo sấy phun. Sau sấy phun, SD vẫn có hình dạng và thành dung dịch sấy phun đồng nhất. Sau sấy kích thước tương tự ban đầu (Hình 1). phun, MAL có dạng hình gần cầu bề mặt có nhiều vết lõm và kích thước nhỏ hơn khoảng Hình 1. SEM tá dược MAL và SD trước và sau sấy phun ở độ phóng đại ×500, ×2000 và ×10000 Mẫu NC mặt trơn láng, hơi gợn sóng và kích thước Các hạt cao có dạng hình cầu, bề mặt trơn khoảng 3 - 7 µm. Các hạt cao 30M có xu hướng láng và kích thước hạt cao khô sấy phun khoảng kết dính với nhau (Hình 2). 1 - 5 µm. Các hạt cao NC có xu hướng kết dính Mẫu 30ST và 10ST với nhau (Hình 2). Gồm có các hạt cao NC có hình dạng, kích Mẫu 30MT thước giống ban đầu và các hạt tá dược SD có Gồm các hạt cao NC có dạng hình gần cầu, kích thước nhỏ hơn, bám trên bề mặt các hạt cao kích thước nhỏ (khoảng 1 - 5 µm), kết dính lẫn NC. Mẫu 30ST có số lượng các hạt tá dược bao nhau và bám vào các hạt MAL có dạng nhiều phủ trên bề mặt hạt cao NC nhiều hơn mẫu 10ST góc cạnh, kích thước lớn hơn, khoảng 20 - 40 µm (Hình 2). (Hình 2). Mẫu 30S và 10S Mẫu 30M Các hạt cao 30S và 10S đều có dạng hình gần Các hạt cao hầu hết có dạng hình gần cầu, bề cầu, có kích thước tương đương (2 - 7 µm), nằm riêng rẽ và ít có sự kết dính (Hình 2). 196 B – Khoa học Dược
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu Hình 2. SEM các mẫu cao khô NT ở độ phóng đại ×10000 (riêng mẫu 30MT được chụp ở độ phóng đại ×500) Tính hút ẩm (Hình 3). Các mẫu trộn vật lý với tá dược SD Tại thời điểm ban đầu, các mẫu cao NT có (mẫu 30ST và 10ST) có mức độ hút ẩm mạnh màu nhạt, mịn và tơi xốp. Sau 4 ngày thử hơn các mẫu độn tá dược SD vào dịch sấy phun nghiệm, các mẫu cao hút ẩm và chuyển màu sậm (mẫu 30S và 10S). Cao khô NT trong các mẫu 30S hơn so với thời điểm ban đầu. và 10S được giữ trong cấu trúc xốp của tá dược SD nên giảm diện tích tiếp xúc với không khí ẩm Các mẫu phối hợp với tá dược MAL và dẫn đến giảm tính hút ẩm so với mẫu NC. Mẫu 30MT và 30M có thể chất thay đổi hoàn Như vậy, trong số 7 mẫu cao khô NT khảo toàn, các hạt cao kết tụ và màu sắc chuyển sang sát, mẫu 30MT, 30M, 30S và 10S có sự cải thiện nâu đậm. Tỷ lệ tăng khối lượng của các mẫu mức độ hút ẩm đáng kể (p < 0,05) so với mẫu cao giảm dần theo thứ tự: NC > 30MT > 30M (Hình 3). khô sấy phun không độn tá dược (mẫu NC). Tá dược MAL có tính hút ẩm thấp hơn mẫu Trong đó, mẫu 10S có tính hút ẩm thấp, đồng NC khoảng 6 lần. Mức độ hút ẩm của mẫu thời ít thay đổi về thể chất sau hút ẩm. 30M (độn 30% MAL vào dịch sấy phun) thấp hơn mẫu cao 30MT (trộn vật lý cao NC với Lưu tính 30% MAL). Các mẫu NC, mẫu 30M và mẫu 30ST có lưu tính rất kém, bột không thể chảy qua phễu Các mẫu phối hợp với tá dược SD nên không ghi nhận các chỉ số lưu tính và Mẫu 30S và 10S có thể chất ít thay đổi so với không so sánh với các mẫu cao khô NT còn lại. mẫu 30ST, 10ST và NC. Tỷ lệ tăng khối lượng Ghi nhận và so sánh giá trị góc nghỉ, tốc độ giảm dần theo thứ tự: NC≈30ST≈10ST >30S >10S B – Khoa học Dược 197
  6. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh *Tập 24 * Số 2 * 2020 chảy, chỉ số nén và tỷ số Hausner của 4 mẫu Tốc độ chảy trung bình của các mẫu cao cao còn lại (mẫu 30S, 10S, 30MT và 10ST). giảm dần theo thứ tự: 10S ≈ 30MT ≈ 30S > 10ST Góc nghỉ và tốc độ chảy (Hình 4). Kết hợp kết quả giá trị góc nghỉ và tốc độ chảy, lưu tính 4 mẫu cao giảm dần theo thứ Các mẫu 30S, 10S, 30MT và 10ST có góc tự: 10S ≈ 30S > 30MT > 10ST. nghỉ trung bình lần lượt là 11,19°, 13,16°, 25,45° và 27,46° nên khả năng chảy 4 mẫu cao Chỉ số nén và tỷ số Hausner này được xếp vào mức rất tốt (α < 30o) theo Chỉ số nén và tỷ số Hausner trung bình các USP 40 – NF 35. Góc nghỉ trung bình của các mẫu cao khô NT giảm dần theo thứ tự: mẫu cao tăng dần theo thứ tự: 30S > 10S ≈ 10ST > 30MT (Hình 5). 10S ≈ 30S < 30MT < 10ST (Hình 4). 21 Tỷ lệ tăng khối lượng (%) 18 15 12 9 6 3 0 MAL 30M 30MT NC 30ST 10ST 30S 10S SD Hình 3. Tỷ lệ tăng khối lượng các mẫu cao NT và tá dược sau 4 ngày thử nghiệm hút ẩm Hình 4. Góc nghỉ và tốc độ chảy các mẫu cao khô NT Hình 5. Chỉ số nén và tỷ số Hausner các mẫu cao khô NT Mẫu 30MT gồm các hạt cao NC (kích thước đồng đều nên có tính trơn chảy tốt. nhỏ) xen lẫn, kết dính và lắp đầy các khoảng Như vậy, trong 7 mẫu cao khô NT, mẫu không gồ ghề trên bề mặt của tá dược MAL (Hình NC, mẫu 30M và mẫu 30ST có lưu tính kém 2), làm tăng khối lượng riêng và tính trơn chảy nhất. Xét về góc nghỉ và tốc độ chảy, lưu tính của khối bột. Mẫu 10ST gồm các hạt tá dược SD giảm dần theo thứ tự: 10S ≈ 30S > 30MT >10ST. bám trên bề mặt hạt cao NC, giảm tương tác và Về chỉ số nén và tỷ số Hausner, lưu tính giảm tăng tính trơn chảy của khối bột. Các hạt cao sấy dần theo thứ tự: 30MT > 10S ≈ 10ST > 30S. phun 30S và 10S có dạng hình gần cầu, kích thước 198 B – Khoa học Dược
  7. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 2 * 2020 Nghiên cứu Kết hợp tất cả dữ liệu, mẫu 10S đã cải thẳng. Như vậy, cao khô sấy phun mẫu 10S là thiện đồng thời tính hút ẩm, lưu tính (góc nguyên liệu tiềm năng sử dụng cho phương nghỉ, tốc độ chảy, chỉ số nén và tỷ số Hausner) pháp dập thẳng để điều chế viên nén NT. và ít bị pha loãng cao NT bởi tá dược (chỉ pha BÀNLUẬN loãng với 10% tá dược SD) nên được chọn để điều chế viên nén NT. Hình 2 cho thấy các hạt cao 10S có bề mặt nhẵn hơn hạt cao 30S. Điều này có thể giải thích Điều chế và kiểm nghiệm viên nén NT bởi lý do mẫu 10S có tỷ lệ cao NT bị bắt giữ bởi 1 Tiến hành trộn mẫu cao 10S với 1% hạt tá dược SD lớn hơn mẫu 30S nên lượng cao magnesi stearat và dập viên bằng phương NT dư tiếp tục làm đầy cấu trúc hạt tá dược SD. pháp dập thẳng trên quy mô 500 viên. Lặp Mô hình cấu trúc các hạt cao 30 và 10S có thể lại quy trình trên 3 lô cao 10S khác nhau. Kết được đề xuất như Hình 7. quả kiểm nghiệm 3 lô viên nén NT được trình bày trong Bảng 1. Hình 7. Mô hình cấu trúc tá dược SD và các hạt cao mẫu 30S và 10S Khối lượng riêng trước gõ của mẫu 30S và mẫu 10S lần lượt là 0,25 ± 0,02 g/ml và 0,31 ± 0,01 g/ml. Điều này có thể giải thích do khi sử Hình 6. Viên nén NT dụng 10% SD (mẫu 10S) thì tỷ lệ cao khô NT bị bắt giữ trong hạt tá dược SD lớn hơn khi sử Bảng 1. Kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu của viên dụng 30% SD (mẫu 30S) nên khối lượng riêng nén NT trước gõ mẫu 10S lớn hơn mẫu 30S(9). Đồng Khối lượng Độ mài Lô Độ cứng (N) Độ rã (phút) thời, bề mặt các hạt cao mẫu 10S đầy đặn hơn viên (mg) mòn (%) 1 522,7 ± 4,70 96,33 ± 5,90 8,38 ± 0,20 0,083 mẫu 30S (Hình 2). Do đó, mẫu 10S có lưu tính 2 522,8 ± 2,91 91,07 ± 4,27 10,96 ± 0,71 0,061 tốt hơn mẫu 30S. 3 522,4 ± 4,17 96,31 ± 4,06 9,68 ± 0,41 0,127 KẾTLUẬN Các viên nén NT (Hình 6) của 3 lô được kiểm nghiệm đều có khối lượng viên nằm Ảnh hưởng của phương pháp trộn vật lý trong giới hạn cho phép theo quy định của cao khô sấy phun NT với tá dược và phương Dược điển Việt Nam V (± 5% so với giá trị pháp độn các tá dược MAL (tỷ lệ 30%) và SD trung bình khối lượng viên). Như vậy, cao khô (tỷ lệ 30% và 10%) vào dịch sấy phun lên lưu sấy phun NT mẫu 10S có lưu tính tốt, phù hợp tính và tính hút ẩm đã được khảo sát và đánh với kết quả đã khảo sát. Thời gian rã trung giá. Đồng thời, mẫu cao khô sấy phun được bình của 3 lô viên nén NT trong khoảng 8 - 11 điều chế bằng phương pháp độn 10% tá dược phút (đạt yêu cầu tiêu chuẩn Dược điển Việt SD (10S) đã cải thiện tính hút ẩm và lưu tính Nam V đối với viên nén không bao). Đồng của cao khô NT. Mẫu 10S được chứng minh có thời, viên nén có độ cứng cao (> 80 N) và độ khả năng làm nguồn nguyên liệu để sản xuất mài mòn thấp (< 0,2%), chứng tỏ mẫu 10S có viên nén NT bằng phương pháp dập thẳng, tính chịu nén phù hợp cho phương pháp dập đạt yêu cầu tiêu chuẩn viên nén không bao B – Khoa học Dược 199
  8. Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh *Tập 24 * Số 2 * 2020 theo Dược điển Việt Nam V. oleraceae Mart.) powder produced by spray drying. Journal of Food Engineering, 88(3):411-418. TÀILIỆUTHAMKHẢO 8. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa (2007). Bào chế và Sinh dược học, V2, pp.216-218. Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội. 1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương (2006). 9. Đỗ Đức Minh, Lê Kiều Minh, Nguyễn Đức Hạnh, Huỳnh Thị Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, V2, pp.392-393. Ngọc Huê, Võ Thanh Hóa, Huỳnh Thanh Tuấn (2018). Định Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. danh ngải trắng tại An Giang bằng phương pháp giải trình tự. Y 2. Ngyễn Thiệp, Lê Văn Thuần, Bùi Xuân Chương (2000). Cây Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 22(2):34-39. thuốc, bài thuốc và biệt dược, pp.199. Nhà Xuất Bản Y Học, Hà 10. United States Pharmacopeial Convention (2011). United States Nội. Pharmacopoeia 35-National Formulary 30, pp.801-803. Rockville, 3. Bing H, Ke-Ping S, Hong-Mei A, et al (2011). Aqueous extract of USA. Curcuma aromatica induces apoptosis and G2/M arrest in human 11. Suhag Y, Nanda V (2016). Optimization for spray drying process colon carcinoma LS-174-T cells independent of p53. Cancer parameters of nutritionally rich honey powder using response Biother Radio, 26(1):97-104. surface methodology. Cogent Food Agric, 2(1):1-12. 4. Kumar A, Deepak S, Susreekanth B, et al (2013). 12. Bộ Y Tế (2017). Dược Điển Việt Nam V, V2, pp.PL-249, PL-260. Comparative evaluation of effect of extracting solvents on Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội. therapeutic activities of Curcuma aromatica rhizomes. Iran J Pharm Sci, 9(4):83-97. 5. Đỗ Đức Minh, Lê Kiều Minh, Nguyễn Đức Hạnh, et al (2018). Ngày nhận bài: 22/11/2019 Định danh Ngải trắng tại An Giang bằng phương pháp giải Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/12/2019 trình tự. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 22(2):34-39. Ngày bài báo được đăng: 20/03/2020 6. Nguyễn Đăng Khoa, Nguyễn Đức Hạnh, Võ Thanh Hóa, et al (2018). Nghiên cứu mối liên quan nhân quả và tối ưu hóa quy trình chiết xuất dược liệu Ngải trắng. Dược học, 509(58):45-47. 7. Tonon RV, Brabet C, Hubinger M (2008). Influence of process conditions on the physicochemical properties of acai (Euterpe 200 B – Khoa học Dược
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1