Vô Tận trong lòng bàn tay<br />
Vietsciences- Đỗ Kim Thêm 27/09/2005<br />
Cảm tưởng về quyển “The Quantum and the Lotus”<br />
Vô Tận trong lòng bàn tay. Từ thuyết Ðại bùng nổ đến Giác ngộ<br />
Nguyên bản Pháp Ngữ:<br />
L’infini dans la paume de la main. Du Big Bang à l’Éveil Tác giả: Matthieu Ricard và<br />
Trịnh Xuân Thuận Nhà xuất bản: Fayard/Nil, Paris 2000 ISBN 2-84111-174-1.<br />
Bản dịch Anh Ngữ:<br />
The Quantum and the Lotus, A journey to the Frontiers where Science and Buddhism<br />
meet; Publisher Crown Pub, August 2001, 1st Edition ISBN 0-60960-854-1<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
ÐẠI Ý<br />
TÁC GIẢ<br />
NỘI DUNG TÁC PHẨM<br />
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI ĐỌC<br />
LỜI NÓI ĐẦU CỦA MATTHIEU RICARD<br />
Chương 1. NƠI GIAO NHAU NHỮNG CON ĐƯỜNG<br />
Chương 2. TỒN TẠI VÀ KHÔNG TỒN TẠI<br />
Chương 3. ĐI TÌM NGƯỜI THỢ ĐỒNG HỒ VĨ ĐẠI<br />
Chương 4. VŨ TRỤ TRONG HẠT CÁT<br />
Chương 5. NHỮNG ẢO ẢNH CỦA HIỆN THỰC<br />
Chương 6. NHƯ MỘT TIA CHỚP GIỮA ĐÁM MÂY MÙA HÈ<br />
Chương 7. MỖI NGƯỜI CÓ MỘT THỰC TẠI RIÊNG<br />
Chương 8. HÀNH ĐỘNG SINH RA TA<br />
Chương 9. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THỜI GIAN<br />
Chương 10. HỖN ĐỘN VÀ HÀI HÒA<br />
Chương 11. RANH GIỚI ẢO<br />
Chương 12. ROBOT CÓ NGHĨ RẰNG CHÚNG BIẾT TƯ DUY HAY KHÔNG?<br />
Chương 13. NHƯ NHỮNG CON SÓNG CỦA ĐẠI DƯƠNG<br />
Chương 14. NGỮ PHÁP CỦA VŨ TRỤ<br />
Chương 15. BÍ MẬT CỦA TOÁN HỌC<br />
Chương 16. LÝ TRÍ VÀ CHIÊM NGHIỆM<br />
Chương 17. NHỮNG PHẢN CHIẾU TRONG GƯƠNG<br />
Chương 18. VẺ ĐẸP NẰM TRONG MẮT NGƯỜI NGẮM<br />
Chương 19. TỪ THIỀN ĐỊNH ĐẾN HÀNH ĐỘNG<br />
KẾT LUẬN CỦA NHÀ SƯ<br />
KẾT LUẬN CỦA NHÀ KHOA HỌC<br />
THUẬT NGỮ KHOA HỌC<br />
THUẬT NGỮ PHẬT GIÁO<br />
<br />
o0o<br />
<br />
<br />
ÐẠI Ý<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và<br />
từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau được. Einstein<br />
khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp<br />
ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn<br />
nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo<br />
khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều.<br />
Ðúng như điều Einstein cảm nhận, Phật giáo là một tôn giáo có thể đối thoại với khoa<br />
học, cả hai không những không đối kháng mà còn bổ khuyết cho nhau trong việc tìm hiểu<br />
khoa học hiện đại và đời sống tinh thần của từng cá nhân cũng như trong nỗ lực chế ngự<br />
thiên nhiên và kềm chế bản ngã để tìm đường thoát khổ. Ðó là nội dung chính của cuốn<br />
sách sẽ được giới thiệu sau đây. Tác phẩm này là một công trình đáng kể nhằm đóng góp<br />
vào sự tìm hiểu tương quan giữa Khoa học hiện đại và Phật giáo và được hình thành trong<br />
khuôn khổ một cuộc hội thảo tại Ðại Học Andorre, Pháp, giữa một Phật tử người Việt đã<br />
trở thành nhà Khoa học và một nhà Sinh học người Pháp đã trở thành tu sĩ Phật giáo.<br />
<br />
TÁC GIẢ<br />
Ông Trịnh Xuân Thuận, giáo sư Ðại học Virginia Hoa kỳ ngành Vật lý thiên thể<br />
(Astrophysique), cũng là một người theo đạo Phật. Với hai tác phẩm khoa học là La<br />
Mélodie secrète và Le Chaos et l’Harmonie(nxb Fayard 1988 và 1998) ông là một tác giả<br />
nổi danh. (1)<br />
Ông Matthieu Ricard, Tiến sĩ Sinh học (Biologie), ngườì Pháp. Sau nhiều năm làm<br />
việc về Di truyền học tại Institut Pasteur, Paris, ông đã để tâm nghiên cứu Phật giáo và<br />
quyết định thoát tục, trở thành một tu sĩ Phật giáo. Ông hiện tu tập tại một thiền viện ở<br />
Schechen, gần Katmandou, Népal. Ông cũng là một tác giả nổi tiếng tại Pháp với tác<br />
phẩm Le Moine et le philosophe (Matthieu Ricard/Jean-François Revel , nxb NiL 1997) và<br />
nhiều tác phẩm khác.<br />
<br />