Chương 11. RANH GIỚI ẢO<br />
TÍNH NHỊ NGUYÊN: THỂ XÁC - TINH THẦN <br />
Phải chăng ý thức chỉ là sự phản ánh của các quá trình vật lý? Nó là kết quả của sự<br />
phức tạp hóa của vật chất hay vốn dĩ hoàn toàn khác biệt với vật chất? Liệu bản thân khái<br />
niệm về tính nhị nguyên vật chất - tinh thần có nghĩ gì không? Phật giáo giải quyết sự<br />
lưỡng phân này như thế nào? Làm thế nào chuyển từ vô sinh sang hữu sinh? Nếu ý thức<br />
đột phát xuất hiện tử vô sinh thì liệu nó có thể tác động lên nó được không? Liệu người ta<br />
có thể đưa ra các lập luận ủng hộ sự tồn tại của một dòng liên tục của ý thức vốn không<br />
phụ thuộc vào thể xác trong mọi hòan cảnh?<br />
<br />
Trịnh Xuân Thuận: Theo Phật giáo, bản chất và nguồn gốc của ý thức là gì? Quan<br />
niệm của Phật giáo có phù hợp với các luận điểm của một số nhà sinh vật học đương đại<br />
cho rằng ý thức bắt nguồn từ sự tổ chức ngày càng phức tạp của các hạt vô sinh, nghĩa là<br />
nó là một tính chất đột phát xuất hiện của vật chất?<br />
Matthieu: Ngoại trừ khái niệm về “bắt đầu”, Phật giáo không bác bỏ quan điểm của<br />
khoa học về lịch sử và tiến hóa của vũ trụ, nhưng Phật giáo có một cách nhìn nhận khác về<br />
bản chất của ý thức.<br />
Trịnh Xuân Thuận: Phật giáo có cho rằng ý thức khác với vật chất về cơ bản và rằng<br />
nó không thể được sinh ra từ vật chất?<br />
Matthieu: Theo Phật giáo, ý thức chỉ là một chức năng hữu hiệu, một “vẻ bề ngoài<br />
thuần túy” không có hiện thực nội tại. Nói như vậy nhưng ngay cả khi khái niệm ý thức<br />
chỉ là một cái nhãn, thì trên phương diện tương đối, vẫn có một sự khác biệt giữa một “phi<br />
hiện thực, có ý thức (tinh thần được coi là một dòng các thời điểm của ý thức) và một phi<br />
hiện thực vô thức (thế giới vật chất mà ý thức lĩnh hội).<br />
Có nhiều cấp độ ý thức: thô, tinh và cực kỳ tinh. Ý thức thô tương ứng với sự hoạt<br />
động của não bộ. ý thức tinh tương ứng với cái mà chúng ta gọi một cách trực quan là ý<br />
thức, nghĩa là rất nhiều khả năng, trong đó có ý thức tự suy xét mình, tự vấn về bản chất<br />
của chính mình và thực hiện khả năng tự do ý chí của mình. Nó cũng bao hàm sự thể hiện<br />
các khuynh hướng khác nhau được tích lũy trong quá khứ. Cấp độ thứ ba quan trọng nhất<br />
được gọi là “sự sáng suốt nền tảng của ý thức”. Nó tương ứng với một sự hiểu biết thuần<br />
khiết không hoạt động theo mô thức nhị nguyên chủ thể- khách thể và không biết đến tư<br />
duy lôgíc.<br />
Ba khía cạnh này không tương ứng với các dòng tách rời nhau của ý thức, mà tương<br />
ứng với các cấp độ ngày càng sâu sắc và cơ bản hơn. Cấp độ thô và cấp độ tinh, cả hai đều<br />
bắt nguồn từ cấp độ cơ bản mà người ta cũng có thể gọi là “rất tinh”. Cấp độ thô có<br />
nguyên nhân đầu tiên là cấp độ cơ bản, trong khi não bộ, thể xác và môi trường cung cấp<br />
cho nó các yếu tố phụ trợ. Điều này có nghĩa là cấp độ thô này bị não bộ làm cho thay đổi<br />
và nó cũng có thể làm thay đổi não bộ thông qua quy luật nhân quả tương hỗ. Hoạt động<br />
của nó tương liên với hoạt động của não bộ và không được thể hiện khi không có thể xác.<br />
Theo chân ngôn tông (tantras), quan điểm sâu sắc nhất của Phật giáo, thì ý thức cơ bản<br />
được gọi là “sự hiện diện danh thức” (rigpa). Không nhị nguyên và hoàn toàn không mập<br />
<br />
mờ, ý thức này vượt ra ngoài các khái niệm logíc và do đó vượt ra ngoài các tư tưởng tích<br />
cực và tiêu cực, vượt ra khỏi sai lầm tức luân hồi, và diệt trừ sai lầm tức niết bàn. Nó cũng<br />
được mệnh danh là “sự tiếp nối nguyên thủy của tinh thần”, là “sự sáng tỏ tự nhiên”, là<br />
“cốt lõi của Phật tính”, là “trạng thái tự nhiên của ý thức”, là “sự đơn giản cơ bản duy<br />
nhất”, là “sự thuần khiết cốt yếu”, là “sự hiện diện tự phát” và là “không gian tuyệt đối”.<br />
Sự hiện diện tỉnh thức, mà người ta có thể đồng nhất với ý thức rất tinh này, có một<br />
tiềm năng thể hiện, một “sức sáng tạo” (tséle) có các dạng tư duy khác nhau tạo thành “trò<br />
chơi (rolpa) của sự hiện diện tỉnh thức”. Nếu chúng ta thừa nhận chúng như thế, thì khi đó<br />
các tư tưởng chỉ là các “vật trang trí” (guién) làm cho sự hiện diện tỉnh thức này còn trở<br />
nên rõ ràng hơn. Nếu, ngược lại, chúng ta coi chúng là thực và độc lập, thì chúng ta sẽ rơi<br />
vào tính nhị nguyên chủ thể-khách thể và sẽ bị con sóng lầm lẫn cuốn đi. Trong trường<br />
hợp này, chỉ có các mặt tinh và thô của ý thức là có thể tri giác được, mặt cơ bản tạm thời<br />
bị tấm màn độc hại của vô minh che khuất, giống như Mặt trời bị các đám mây tạm thời<br />
che khuất.<br />
Trịnh Xuân Thuận: Vậy thì từ đâu sinh ra các hiện tượng có ý thức? Liệu có cần một<br />
“tia lửa” để khởi động sự sống và ý thức từ các nguyên tử vô sinh?<br />
Matthieu: Khái niệm “tia lửa” gây ra rất nhiều tranh cãi: ý thức có thể có một bắt đầu.<br />
Nếu đúng như vậy, thì hoặc là nó được tạo ra từ hư vô (tức không cần nguyên nhân hoặc<br />
qua sự nhào nặn của một Đấng Sáng thế, mà chúng ta đã giải thích Phật giáo bác bỏ cả hai<br />
khả năng này như thế nào rồi), hoặc nó được sinh ra một cách tuần tự từ các vật vô sinh,<br />
như suy nghĩ của hầu hết các nhà sinh vật học và vật lý học. Trong số các nhà vật lý đó,<br />
Brian Greene đã viết cho tôi như thế này: “Tôi cho rằng ý thức là sự phản ánh các quá<br />
trình vật lý vi mô vốn rất phức tạp và diễn ra cực kỳ nhanh. Mặc dù các khía cạnh về chất<br />
của ý thức cực kỳ khác với những tính chất của các cấu thành vật lý mà trên đó ý thức<br />
được tạo ra, nhưng tôi không nghĩ rằng điều đó là dấu hiệu chỉ ra sự tồn tại của một cái<br />
gì đó khác với cấu trúc vật lý vốn là cơ sở của nó”.<br />
Phật giáo trả lời rằng nguyên nhân và kết quả phải có một sự cộng thông về bản chất.<br />
Một khoảnh khắc của ý thức chỉ có thể được sinh ra từ một khoảnh khắc khác ngay trước<br />
đó của ý thức. Nếu một cái gì đó có thể được sinh ra từ một cái hoàn toàn khác nó về bản<br />
chất, thì tất cả đều có thể được sinh ra từ bất cứ thứ gì. Như vậy, mặt cơ bản của ý thức<br />
không thể được sinh ra từ vật chất vô sinh và trong mọi hoàn cảnh, không nhất thiết phải<br />
phụ thuộc vào sự hiện diện của một giá đỡ vật lý.<br />
Đạt lai Lạt ma đã giải thích điều đó như sau: “Hoàn toàn rõ ràng là ý thức [thô] phụ<br />
thuộc vào sự hoạt động của não bộ, như vậy hiển nhiên là có một mối quan hệ nhân quả<br />
giữa chức năng của não và sự đột phát xuất hiện của ý thức thô”.<br />
Nhưng có một vấn đề mà tôi vẫn băn khoăn: đó là một loại quan hệ nhân quả nào đây?<br />
Phật giáo nói đến hai loại nguyên nhân. Loại thứ nhất là nguyên nhân chú yếu trong đó<br />
“vật liệu” của nguyên nhân trở thành “vật liệu” của kết quả. Loại thứ hai là nhân tố bổ trợ,<br />
trong đó sự kiện này sinh ra một sự kiện khác mà không cần có sự chuyển hóa từ cái này<br />
sang cái kia. […] Vậy nguyên nhân khởi thủy của ý thức và mối quan hệ của nó với chức<br />
năng của não bộ là gì? Đó là quan hệ nhân quả gì? Về mặt thực nghiệm mà nói, có hai loại<br />
hiện tượng có vẻ khác nhau về chất: đó là vật lý và tưởng tượng. Các hiện tượng vật lý có<br />
<br />
thể định vị trong không gian, có thể đo được về lượng, và có các tính chất khác. Ngược<br />
lại, các hiện tượng tinh thần không định vị được trong không gian, cũng không đo được về<br />
lượng; về bản chất chúng là trải nghiệm đơn thuần. Dường như đây là hai loại hiện tượng<br />
rất khác nhau. Trong trường hợp này, nếu một hiện tượng vật lý phải tác động với vai trò<br />
là nguyên nhân chủ yếu của một hiện tượng tinh thần, thì có vẻ như là ở đây thiếu một sự<br />
ăn khớp giữa hai hiện tượng”.<br />
Để minh họa cho chứng minh của Đạt lai Lạt ma, chúng ta có thể sử dụng hình ảnh<br />
sau: hạt là nguyên nhân chủ yếu của mầm cây trong khi đó Mặt trời và độ ẩm là các nhân<br />
tố bổ trợ.<br />
Trịnh Xuân Thuận: Quan điểm duy vật “nhất nguyên” nói rằng con người chỉ là một<br />
cái búi nơron thần kinh và rằng ý thức chỉ là kết quả của các dòng điện chạy trong các<br />
mạch thần kinh. Bác sĩ Pierre Cabanis thế kí XVIII đã từng nói: “Não tiết ra ý thức giống<br />
như gan tiết ra mật”.<br />
Một số nhà sinh học thần kinh nghĩ rằng ý nghĩa của thế giới và của các vật xuất hiện<br />
từ hoạt động liên tục của cơ thể được đặt trong một môi trường cụ thể. Não tồn tại trong<br />
cơ thể, cơ thể tương tác với thế giới xung quanh. Chính từ sự tương tác liên tục này của cơ<br />
thể với thế giới bên ngoài mà sinh ra ý thức. Theo quan điểm này, ý thức đột phát xuất<br />
hiện từ vật chất vô sinh. Nó không hề cần một yếu tố bổ trợ nào.<br />
Khi phủ định quan điểm này, phải chăng Phật giáo không tán đồng với nhị nguyên<br />
luận thể xác-tinh thần của Descartes, người cho rằng hiện thực có hai dạng tách rời, hiện<br />
thực của tinh thần (hay của tư duy) và hiện thực của thế giới vật chất? Theo Descartes,<br />
tinh thần là ý thức thần túy, không trải rộng trong không gian và không thể chia nhỏ được.<br />
Ngược lại, vật chất không có ý thức, nó có một quảng tính và có thể chia nhỏ được. Như<br />
vậy, con người có tính hai mặt: con người tư duy, nhưng nó cũng có một quảng tính vật<br />
chất, đó là cơ thể.<br />
Matthieu: Có nhiều cách giải thích nhị nguyên luận này. Theo chủ nghĩa duy vật “quy<br />
giản”, thì ý thức không thực sự tồn tại theo nghĩa chúng ta vẫn thường hiểu. Nó không có<br />
bất kỳ tính chất đặc biệt nào ngoài những tính chất của các bộ phận cấu thành phức tạp<br />
của hệ thần kinh chúng ta. Chẳng hạn, theo quan điểm của Francis Crikc, nó chẳng qua chỉ<br />
là một hiện tượng tương quan của một số hoạt động đa nơron mà thôi.<br />
Trịnh Xuân Thuận: Quan điểm quy giản này vấp phải rất nhiều khó khăn, trong đó<br />
có một khó khăn cơ bản: nếu hành trạng của chúng ta hoàn toàn bị quyết định bởi các hoạt<br />
động thần kinh của não, thì người ta không thể nói đến tự do ý chí nữa. Những người phủ<br />
định sự tồn tại của ý thức sẽ vấp phải mâu thuẫn ngay khi họ cho rằng họ hành xử và thể<br />
hiện như những con người tự do.<br />
Matthieu: Phật giáo trả lời vấn đề này theo cách khác về cơ bản: vật chất và ý thức chỉ<br />
khác nhau một cách ước lệ bởi vì cả vật chất lẫn ý thức đều không có tồn tại độc lập. Vì<br />
vậy, thế giới mất đi tính hiện thực mà người ta vẫn thường gán cho nó. Như vậy, có một sự<br />
khác nhau cơ bản với quan điểm nhị nguyên của Descartes: Descartes gắn kết hai thực thể<br />
tương phản nhau, vật chất được coi là một hiện thực cụ thể và ý thức là phi vật chất. Phật<br />
giáo, như chúng ta đã thấy, bác bỏ hiện thực tối hậu của các hiện tượng, nhưng Phật giáo<br />
cũng bác bỏ giả thiết về một ý thức độc lập và tồn tại tự thân. Một trong các lập luận mà<br />
<br />
Phật giáo sử dụng ở đây liên quan đến khả năng của ý thức tự nhận biết chính nó. Một ý<br />
thức thực sự tồn tại không thể được coi là đối tượng của nhận thức, cũng giống như thanh<br />
kiếm không thể tự chém chính mình. Nếu người ta bác lại rằng ý thức có thể tự soi sáng<br />
chính nó giống như một ngọn lửa, thì Phật giáo đáp lại rằng bản chất của ngọn lửa là cháy<br />
sáng và nó không cần tự chiếu sáng cho mình. Nếu một ngọn lửa có thể tự chiếu sáng cho<br />
mình thì bóng tối cũng có thể sinh sự tối tăm riêng của nó.<br />
Khi chúng ta nhận thấy rằng chúng ta đang nghĩ đến một cái gì đó ví như một bông<br />
hoa chẳng hạn, thì ý thức của chúng ta không có ý thức về chính nó, mà về hình ảnh thần<br />
kinh được hình thành theo một chuỗi những tri giác về bông hoa. Ngược lại, khía cạnh<br />
nguyên thủy của ý thức, được coi không phải như một thực thể tách biệt mà như một dòng<br />
liên tục, điều mà chúng ta gọi là “sự soi sáng nền tảng” của ý thức, cố nhiên có chứa một<br />
phẩm chất tự ý thức vượt ra ngoài khuôn khổ của nhị nguyên luận chủ thể-khách thể. Như<br />
vậy, không nhất thiết phải nhờ đến sơ đồ bất tận về người quan sát kiểm tra người quan<br />
sát, người quan sát kiểm tra người quan sát… Một trong những tính chất của Giác ngộ là<br />
có khả năng giữ ở trạng thái “hiện diện tỉnh thức” bất nhị nguyên này, đây là trạng thái<br />
được thể hiện nhờ sự hiểu biết trực tiếp về bản chất “soi sáng” của ý thức, và không đòi<br />
hỏi sự hình thành các hình ảnh tinh thần. Dòng ý thức này và thế giới các hiện tượng bên<br />
ngoài gắn bó mật thiết với nhau thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau và tập hợp của chúng tạo<br />
nên thế giới “của chúng ta”, thế giới của kinh nghiệm từng trải. Nhị nguyên luận của<br />
Descartes làm xuất hiện các vấn đề vô tận: chẳng hạn, một ý thức phi vật chất có thể có<br />
liên hệ với thế giới vật chất như thế nào, nếu như cả hai là các thực thể vừa tương phân<br />
vừa tồn tại độc lập?<br />
Trịnh Xuân Thuận: Theo Descartes, giao diện này được tạo ra ở một điểm của não<br />
bộ, nó không có diện tích (như một điểm toán học), mà ông gọi là “tuyến tùng”. Thông<br />
qua tuyến này, tinh thần tác động đến các niềm đam mê và tính tình của thể xác, đồng thời<br />
vẫn giữ khả năng tự tách ra khỏi những xung động “thấp kém”, như ham muốn và hận thù,<br />
và hoạt động một cách độc lập với thể xác. Còn về thể xác, Descartes hình dung nó là một<br />
cỗ máy hoàn hảo hoàn toàn được chi phối bằng các định luật vật lý, giống như các cỗ máy<br />
tự động trong các khu vườn thượng uyển Saint-germaint-en-laye ở Paris đã từng cuốn hút<br />
ông. Sẽ chẳng có ích lợi gì khi nói rằng quan điểm theo đó tuyến tùng có thể là nơi sinh ra<br />
ý thức đã bị khoa học bác bỏ từ lâu. Vấn đề cơ bản của nhị nguyên luận Descartes là nhận<br />
diện cái tinh thần đó. “Con ma trong cỗ máy” này, nói theo cách chế giễu của những người<br />
phản đối nhị nguyên luận đó, chiêm ngưỡng từ bên trong cái sân khấu của hiện thực bên<br />
ngoài.<br />
Mặc dù một số người đã gợi ý rằng bất định lượng tử có thể cho phép một ý thức phi<br />
vật chất tương tác với thế giới vật lý, nhưng hiện nay, người ta cho rằng thuyết nhị<br />
nguyên, thuyết giả định rằng một thực thể phi vật chất có thể làm thay đổi hành trạng của<br />
một hệ thống vật chất, là không phù hợp với định luật bảo toàn năng lượng (không có gì tự<br />
nhiên sinh ra cũng không có gì tự nhiên mất đi), một trong những định luật thiêng liêng<br />
của vật lý học.<br />
Matthieu: Vật lý học cho chúng ta biết rằng khối lượng tương đương với năng lượng,<br />
và Phật giáo nói rằng “trống rỗng là hình thái và hình thái là trống rỗng”. Như vậy, sự<br />
tương phản vật chất - phi vật chất mất đi ý nghĩa bản thể của nó, và ngay cả khi tồn tại các<br />
<br />
khác biệt về chất giữa cái hữu sinh và cái vô sinh thì cũng không có một sự bất tương<br />
thích cơ bản nào cấm hành động tương hỗ giữa các hiện tượng bên ngoài và ý thức. Giao<br />
diện được đảm bảo bằng sự phụ thuộc lẫn nhau, vì tất cả những gì cùng tồn tại đều tương<br />
tác lẫn nhau.<br />
Như vậy người ta sẽ tránh được không bị rơi vào cái bẫy của hai thái cực duy vật và<br />
duy tâm. Một nhị nguyên luận bất khả quy của Descartes không cho phép tồn tại một giao<br />
diện giữa cái hữu sinh và cái vô sinh, vì giữa chúng không có gì chung hết. Ý thức không<br />
thể nhận biết được hiện thực bên ngoài, vì để nắm bắt được thế giới và chịu sự tác động<br />
của thế giới đó, ý thức nhất thiết phải duy trì với thế giới bên ngoài một mối quan hệ động.<br />
Tóm lại, lý do để nhị nguyên luận này không phải là bất khả quy là cả ý thức lẫn vật chất<br />
đều không có hiện thực nội tại, và vì cả hai đều thuộc cùng một tính tổng thể.<br />
Trịnh Xuân Thuận: Luận đề về “tính phi vật chất” của các hiện tượng cũng xuất hiện<br />
ở nhiều bối cảnh vật lý hiện đại: ví như trong bối cảnh của tính bổ sung sóng/hạt, cũng<br />
như trong thuyết tương đối rộng của Eistein, theo đó lực hấp dẫn do một khối lượng sinh<br />
ra không tồn tại tự thân, mà phụ thuộc vào bối cảnh mà nó ở đó. Chẳng hạn, chúng ta đều<br />
cảm thấy tất các hiệu ứng của lực hấp dẫn trên Trái đất. Chính lực hấp dẫn này đã làm cho<br />
chúng ta có trọng lượng. Nhưng khi một người nhảy dù từ máy bay, trước khi mở dù ra,<br />
anh ta rơi tự do và không cảm thấy trọng lượng của mình nữa, cũng giống như một nhà du<br />
hành vũ trụ ở trạng thái mất trọng lượng trong con tàu của mình. Điều đó cũng tựa như<br />
trường hấp dẫn của Trái đất không còn tồn tại nữa.<br />
Tóm lại, Phật giáo nói rằng sự phân chia giữa thế giới bên trong của tư duy và thế giới<br />
bên ngoài của hiện thực vật lý là giả tạo. Sự tương phản giữa hiện thực bên trong và bên<br />
ngoài chỉ là ảo giác thuần túy. Chỉ có một hiện thực duy nhất mà thôi.<br />
Matthieu: Hay nói chính xác hơn là chỉ có một phi hiện thực duy nhất? Trên quan<br />
điểm này, sự lưỡng phân ý thức/vật chất thể hiện một sự gắn bó với tính bền vững của vạn<br />
vật và chỉ là một khái niệm. Nhưng lại một lần nữa ở đây không nên nhầm lẫn quan điểm<br />
về một chân lý tối hậu, theo đó, cả ý thức lẫn các hiện tượng bên ngoài đều không có sự<br />
tồn tại nội tại, với quan điểm về chân lý tương đối hay ước lệ, chân lý của các vẻ bề ngoài,<br />
theo đó có một khác biệt về chất giữa cái hữu sinh và cái vô sinh. Ngay cả trong giấc mơ,<br />
một viên sỏi cũng khác với một sinh vật biết tư duy. Tuy nhiên, sự khác nhau này không<br />
bộc lộ một nhị nguyên luận cơ bản, vốn chỉ có thể tưởng tượng ra khi người ta quá ơ gắn<br />
bó với tính hiện thực của các hiện tượng.<br />
Trịnh Xuân Thuận: Nhị nguyên luận Descartes giữa khán giả và diễn viên, giữa “cái<br />
tôi” và hiện thực bên ngoài, giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài, cũng dựa trên ảo<br />
tưởng rằng thế giới bên ngoài không có thành phần chủ quan. Vậy mà chúng ta lại biết<br />
rằng hiện thực không thể hoàn toàn là khách quan. Trong một số trường hợp, như trong<br />
vật lý vĩ mô chẳng hạn, người ta có thể tiến hành một thí nghiệm một cách gần đúng như<br />
thể là có sự tách biệt rạch ròi giữa người quan sát và khách thể, nhưng ở cấp độ nguyên tử<br />
và dưới nguyên tử, cơ học lượng tử cho chúng ta biết rằng điều đó là không thể: người<br />
quan sát tham gia vào hiện thực rất rõ ràng và là một bộ phận của mạng lưới phụ thuộc lẫn<br />
nhau từ đó mà xuất hiện một hiện tượng trước mắt anh ta. Khi anh nói về tính bổ sung lẫn<br />
nhau giữa não và ý thức, tôi không thể không nghĩ đến nguyên lý bổ sung nổi tiếng do<br />
Niels Bohr phát biểu. Theo tôi, tinh thần bổ sung cho vật chất, giống như dạng “hạt “ của<br />
<br />